Sử 10 Lịch Sử Việt Nam tk 10-18

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu1:Tình hình giáo dục Đại Việt trong các thế kỉ 10 đến 15
- Do nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí nên các triều đại rất quan tâm đến giáo dục. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức
-Năm 1070 ,vua Lý Thánh Tông cho lập Văn miếu ở kinh đô Thăng Long. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành
-Thời Trần ,các khoa thi tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy "Tam khôi", quy định rõ nội dung học tập, mở rộng quốc tử giám cho con em quý tộc và quan chức tới học. Nhiều trí thức tài giỏi như Nguyễn Hiền, Mạc Đỉnh Chi, Phạm Sư Mạnh .....được đào tạo để giúp nước
-Thời Lê sơ ,giáo dục nho học Thịnh đạt.Các khoa thi tổ chức đều đặn , quy chế thi thi cử được ban hành rõ ràng những người có lý lịch xỏ đều được đi thi số người đi học ngày càng đông trình độ dân trí nâng cao năm 1484 vua Lê Thánh Tông cho xây dựng bia ghi tên Tiến sĩ nhằm đề cao khuyến khích việc học trong nhân dân đồng thời ghi nhận công sức của những người Tày có thành tích cao trong học tập nhắc nhở những người có học đem Tài năng và sức học của mình đóng có xây dựng đất nước
-Nội dung học tập và thi cử chủ yếu là sách kinh điển nho giáo như tớ thư ngũ kinh bắc sử
=>Như vậy trong các thế kỉ 10 đến 15 giáo dục từng bước hoàn thiện và phát triển dần trở thành nguồn đào tạo quan lại và người ta cho đất nước vị trí của nho giáo theo đó cũng được nâng lên vị trí độc tôn
*Điểm tích cực và hạn chế nền giáo dục nước ta trong giai đoạn này
-Tích cực: giáo dục được nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển. Dân Trí ngày càng được nâng cao. Hàng loạt tí thức tài giỏi được đào tạo, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Giáo dục phát triển góp phần nâng cao vị trí nho giáo
-Hạn chế: Nội dung giáo dục chủ yếu thiên về các lĩnh vực như thiên văn tiết học đạo đức chính trị mà không chú trọng đến khoa học tự nhiên vì thế giáo dục nho học không tạo điều kiện cho sự phát triển về kinh tế
Câu 2: Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước trong các thế kỉ 16- 18.
-Do các tập đoàn phong kiến tranh chấp quyền lực đã tiến hành các cuộc chiến tranh phong kiến gây nên tình trạng chia cắt đất nước.
*Thời Nam Bắc triều
Đầu thế kỷ 16, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu các thế lực phong kiến tuổi dậy tranh chấp quyền lực mạnh nhất là thế lực của Mạc Đăng Dung
-Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế Truất vua Lê lập nên nhà Mạc đóng đô ở Thăng Long gọi là Bắc Triều
-Nguyễn Kim 1 tướng cũ của nhà Lê chạy vào Thanh Hóa, xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua lập lại tiêu Lê đóng đô ở thanhhóa gọi là năm Triều cuộc chiến Nam Bắc triều kéo dài gần 50 Năm 1545 đến 1592
*Sự chia cắt đàng trong ,đàng ngoài
-Do mâu thuẫn trong nội bộ triều đình: Trịnh Kiểm, thâu tóm mọi quyền hành trong tay ,tìm cách loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn
-Trước tình hình đó Nguyễn Hoàng con trai Nguyễn Kim đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa ,sau là cả Quảng Nam ,biển vùng này trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn, ra sức xây dựng lực lượng để chống họ Trịnh .
-Chiến tranh trịnh-nguyễn bùng nổ từ năm 1627 đến 1672 cuối cùng hai bên giảng hòa lấy Sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến đất nước bị chia cắt làm hai đàng: đàng trong đàng ngoài
* Hậu quả của việc chia cắt đất nước đối với tiến trình phát triển lịch sử đất nước
-Đất nước bị chia cắt khối đoàn kết dân tộc bị chia rẽ kẻ thù bên ngoài dễ lợi dụng để xâm lược
- Làm tiêu tốn sức người ,sức của, tàn phá nền kinh tế , làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa dân tộc, xã hội không ổn định đất nước suy yếu .
-Chiến tranh liên miên, nhân dân phải gánh chịu hậu quả nặng nề ,đồng ruộng, xóm làng bị tiệt phá .Chính quyền phong kiến không quan tâm đến sản xuất, nền kinh tế sút kém, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ .
-Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm ,cuộc xây dựng đất nước bị gián đoạn, tâm lý chia rẽ vùng miền, ảnh hưởng đến quá trình thống nhất đất nước.
Câu 3:Lập bảng so sánh bộ máy nhà nước thời Lý-Trần và bộ máy Nhà nước Lê sơ dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Nội dung
Thời Lý -TrầnThời Lê Thánh Tông
Tổ chức bộ máy nhà nước-Ở Trung ương: chính quyền từng bước được tổ chức hoàn chỉnh
+Vua đứng đầu đất nước năm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp ,quân sự, nghi lễ đối ngoại
+Giúp vua có tể tướng và các đại thần, các chức hành khiển ,và các cơ quan khác như sảnh, viện,đài
+Ở địa phương: đất nước được chia thành nhiều lộ, dưới lộ là phủ, Huyện, Châu, Hương, xã, quan đứng đầu gọi là xã quan
-ở Trung ương: vua đứng đầu trực tiếp quyết định mọi công việc của đất nước
+Bãi bỏ các chức thừa tướng ,Đại hành khiển ,lập ra 6 bộ( lại, hộ ,lễ ,binh ,hình, công) do thượng thư đứng đầu trực tiếp cai quản và chịu trách nhiệm trước vua
+Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước
+Ở địa phương:
Bỏ các đạo, lộ cũ ,chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti phụ trách về quân sự ,dân sự ,an ninh
+Dưới đạo là phủ, huyện, Châu, xã ,xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở ,do xã trưởng đứng đầu
Tuyển chọn quan lại-Ban đầu chủ yếu được tuyển chọn từ con em gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại
-Về sau, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan nắm giữ một số chức vụ quan trọng .
-Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử
Những người đỗ đạt, dần trở thành tầng lớp thống trị ,và được ban cấp nhiều ruộng đất
Luật pháp-Thời Lý có bộ Hình Thư
- Thời Trần có bộ Hình Luật
Mục đích:: bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, một số quyền chân chính của nhân dân và bảo đảm an ninh đất nước
-Bộ Quốc triều hình luật ( hay luật Hồng Đức) gồm hơn 700 điều
-Đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc
Quân đội-Được tổ chức quy cũ gồm cấm binh và lộ Binh tuyển chọn theo chế độ "ngụ binh ư nông"-Quân đội được tổ chức chặt chẽ theo chế độ "ngụ binh ư nông
-Được trang bị vũ khí đầy đủ
[TBODY] [/TBODY]
 
Top Bottom