Sử [ Lịch sử 8] Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.

H

hocmai.lichsu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.

1. Nguyên nhân sâu xa.

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.

2. Nguyên nhân trực tiếp.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ.

- Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc.

- Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới.

-[FONT=&quot]
Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới.

Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.
[/FONT]
 
L

lykem_1997

[lich sử 8]chiến tranh thế giới

Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc xung đột vũ trang lớn nhất lịch sử. Không cuộc xung đột nào trước đó hay sau đó bao gồm số nước tham gia nhiều hơn, ảnh hưởng diện tích đất lớn hơn, hay giết nhiều mạng nguời và phá hoại nhiều hơn. Tuy nhiên, sự lớn lao của cuộc chiến này chỉ là một trong nhiều khía cạnh nổi bật nhất của nó. Một số khía cạnh khác đáng được chú ý là:
  • Ảnh hưởng thế giới lâu dài: Hầu hết các quốc gia đã theo phía này hay phía kia trong chiến tranh. Một số quốc gia theo cả hai phía vào các thời điểm khác nhau. Mọi lục địa có người ở, trừ Nam Mỹ, đều có trận chiến. Ngay cả các nước trung lập cũng bị ảnh hưởng sâu sắc trong chiến tranh và sau chiến tranh.
  • Phát triển kỹ thuật: Trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật, sự tiến triển rất nhanh chóng vì chiến trường có nhu cầu cải tiến kỹ thuật. Diễn tiến này có rất rõ trong trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự, từ máy bay đến xe cộ và máy tính.
  • Bom nguyên tử: Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến một cuộc cạnh tranh giữa một số nước để khai thác năng lượng nguyên tử và phát triển vũ khí hạt nhân. Nước Mỹ thắng cuộc trong cạnh tranh này và đã sử dụng vũ khí nguyên tử lần đầu tiên trên thế giới để tạo ra ưu thế trong việc phân chia thế giới sau chiến tranh.
  • Chiến tranh tổng lực: Chiến tranh này đã trở thành chiến tranh đầu tiên phổ biến cách chiến tranh tổng lực (strategic warfare). Chiến tranh nay không những chỉ là để đánh bại quân địch và chia cắt vật chất, mà còn phải tấn công thẳng vào các khu vực người ở và công nghiệp để phá hủy khả năng sản xuất và ý chí của địch.
  • Kháng cự của người dân: Chiến tranh du kích không phải mới, nhưng trong hầu hết những nước bị quân địch (đặc biệt là ĐứcNhật) chiếm giữ , nhiều cuộc nổi dậy kháng chiến đã nổ ra. Mặc dù các phong trào này thường không tự giải phóng được đất nước, họ cũng đã làm quân chiếm đóng phải hao tổn công sức, và lãnh thổ không bao giờ bị chiếm giữ toàn bộ. Việc này đã chứng minh rằng, việc chinh phục và lôi kéo một dân tộc đối nghịch bằng vũ lực là một chuyện không dễ dàng.
So sánh 2 cuộc chiến tranh thế giới để thấy được tính chất và hậu quả của Chiến tranh

--------------------------------------------------------------------------------

1,Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
+Số nước tham chiến :36.
+Số người ra nhập quân đội :74 triệu người .
+Số người chết vì chiến tranh :13,6 triệu người .
+Số người bị tàn phế :20 triệu người .
+Thiệt hại vật chất (tỉ đô la ):338.
*Chi phí quân sự trực tiếp (tỉ đô la):208.
2,Chiến tranh thế giới thứ 2(1939-1945).
+Số nước tham chiến :76
+Số người ra nhập quân đội :110 triệu người .
+Số người chết vì chiến tranh :60 triệu người .
+Số người bị tàn phế :90 triệu người .
+Thiệt hại vật chất (tỉ đô la ):4000.
*Chi phí quân sự trực tiếp (tỉ đô la):1384.
===>Chiến tranh thế giới thứ 2 :

+Là cuộc chiến tranh lớn nhất ,khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người .
+Hơn 70 quốc gia với 1700 người bị lôi vào vòng chiến ,90 triệu ngừơi bị tàn phế .
*Tội phạm gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu và đau thương này là phát xít Đức ,Italia,Nhật bản .Nhưng chiến tranh đã kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chúng .
*Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã kiên cường chống lại chủ nghĩa phát xít ,mà 3 cường quốc Liên Xô ,Anh ,Mĩ là lực lượng trụ cột ,giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt Chủ Nghĩa Phát Xít .
*Thắng lợi này có ý nghĩa lịch sử trọng đại ,làm thay đổi căn bản tình hình thế giới .
==>Chiến trang thế giới thứ 2 là cuộc đụng đầu và thử thách quyết liệt ,toàn dựa trên 2 thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới .Mở ra một thời kì mới mới của lịch sử thế giới hiện đại .
 
Last edited by a moderator:
M

meogu0

Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ Nhất:
Do mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa dẫn đến sự hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau là Liên minh Đức , Áo- Hung và Hiệp ước Anh-Pháp –Nga. -Hai khối này ráo riết chạy đua vũ trang , tích cực chuẩn bị chiến tranh, để chia lại thuộc địa , làm bá chủ thế giới .

1. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh :
- Sự phát triển không đồng đều của tư bản chủ nghĩa .
- Ngược lại Anh , Pháp nhiều thuộc địa và thế giới đã phân chia xong.
- Đế quốc thuộc địa: các cuộc chiến tranh đế quốc :
+Mỹ – Tây Ban Nha 1898:Mỹ chiếm Cu ba và Phi líp pin .
+ Anh và Bô ơ 1899-1902àAnh thôn tính 2 nước của người Bô ơ sát nhập vào Nam Phi .
+Nga- Nhật 1904-1905.
-Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa dẫn đến sự hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau là Liên minh Đức , Áo- Hung và Hiệp ước Anh-Pháp –Nga.
-Hai khối này ráo riết chạy đua vũ trang , tích cực chuẩn bị chiến tranh, để chia lại thuộc địa , làm bá chủ thế giới .

* Duyên cớ của chiến tranh của chiến tranh:
-28-6- 1914 thái tử Áo- Hung bị phần tử khủng bố ở Xéc- bi ám sát-
Nhân cớ đó , Đức , Áo -Hung gây chiến .

II NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ .
-Ngày 28-7-1914 Áo -Hung tuyên chiến với Xẹc bi.
-1-8 Đức tuyên tuyên chiến Nga
-3-8 tuyên chiến với Pháp .
-4-8 tuyên chiến với Đức , chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng thành chiến tranh thế giới ..
1 Giai đọan thứ nhất (1914-1916)
- Lúc đầu Đức tập trung lực lượng ở phía Tây nhằm đánh bại Pháp, Pa ri bị uy hiếp.
-Nhưng ở phía Đông quân Nga tấn công quân Đức cứu nguy cho Pháp , từ năm 1916 cả 2 phe ở thế cầm cự .
* Gọi là chiến tranh thế giới :
Chiến tranh lan ra cả thế giới ,lôi cuốn 38 nước vào vòng chiến , kéo thuộc địa tham chiến ,Pháp mộ 300.000 lính thuộc địa chủ yếu ở Việt Nam .


2/ Giai đoạn II (1917-1918)

- Tháng 4-1917 Mỹ tham chiến về phe Hiệp ước.
-7-11-1917 Cách mạng tháng Mười Nga Nga thắng lợi , Nga rút khỏi chiến tranh .
-7-1918 Anh – Pháp phản công.
-9-1918 Anh –Pháp- Mỹ tổng tấn công ,đồng minh của Đức đầu hàng.
-9-11-1918 cách mạng Đức bùng nổ, lật đổ nền quân chủ.
-11-11-1918 Đức hàng không điều kiện , Đức ,Áo -Hung thất bại hoàn toàn.

III.KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
-Gây thảm họa cho nhân loại :10 triệu người chết ,20 triệu ngưới bị thương .
- Thành phố làng mạc bị phá hủy ; chiến phí 85 tỷ đô la .
- Các nước thắng trận thu lợi lớn , bản đồ thế giới được chia lại .
-Cao trào Cách mạng vô sản phát triển , nhân dân thuộc địa thức tỉnh đó là Cách mạng tháng Mười Nga .

NHỚ THANKS NHAK CÁC BẠN….. ^^ :) :) :)
 
Last edited by a moderator:
H

hoang20152016

Nguyên nhân sâu xa của chiến tranh thế giới 2 chính là việc tranh giành thuộc địa. Sau khủng hoảng kinh tế, trong khi các nước như Anh, Pháp...đưa ra những chính sách phát triển kinh tế thì Đức, Ý lại phát xít hóa bộ máy cầm quyền, các lực lượng phản động lên nắm chính quyền. Đức, Ý ,Nhật là những quốc gia công nghiệp trẻ nhưng lại ít thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ là các đế quốc già nhưng lại có nhiều thuộc địa. Vì thế nên chiến tranh xảy ra. Lúc đầu, cuộc chiến này là cuộc chiến phi nghĩa, đơn thuần là giành thuộc địa, nhưng sau đó là chính nghĩa, đánh đổ chế độ tàn bạo phát xít trên thế giới.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom