Sử 7 [ Lịch sử 7] Topic bài kiểm tra

Status
Không mở trả lời sau này.
T

tuananh1203

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tôi lập topic này để các bạn nào có đề hay thì gửi tại đây sau đó chúng ta sẽ cùng trả lời.
Chúng ta hãy cố gắng biến nơi đây thành kho tàng nhé ! Bạn nào trả lời cho đề cương nào thì trích dẫn đề cương đó cho mọi người rõ.
Nghiêm cấm spam
 
Last edited by a moderator:
T

tuananh1203

Đây là đề cương cho cả năm
Câu 1: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1424 đến cuối 1426?
Trả lời:
-12/10/1426 hạ đồn Đa Căng
-12/1424 hạ thành Trà Lân, tiến đến giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá.
-8/1425 nghĩa quân giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
-Khu vực hoạt động của nghĩa quân( từ tháng 10/1424 đến tháng 8/1425) từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
-9/1426 nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc
Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
*Nguyên nhân thắng lợi:
-Lòng yêu nước, ý chí bất khuất đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu.
-Đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của Ban chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
*Ý nghĩa lịch sử:
-Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
-Mở ra một thời kỳ phát triển mới: Thời Lê Sơ.
Câu 3:Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ?
Trả Lời:
a/Nông nghiệp:
-Cho quân lính, kiêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.
-Đặt các chức quan chăm lo nông nghiệp.
-Thực hiện phép quân điền.
-Bảo vệ sức sản xuất.
->Nông nghiệp nhanh chống phục hồi và phát triển
b/Thủ công nghiệp:
-Các nghề thủ công cổ truyền phát triển
-Xuất hiện nhiều làng, phường thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng.
-Thủ công nghiệp của nhà nước(Cục bách tác) được mở rộng.
c/Thương nghiệp:
-Khuyến khích lập chợ mới, họp chợ
-Ban hành điều lệ quy định việc thành lập chợ và hợp chợ.
-Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì: ở Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống,….
Câu 4: Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều? Và cuộc chiến tranh diễn ra như thế nào? Hậu quả của nó?
*Nguyên nhân: Triều đình nhà Lê suy yếu, tranh chấp giữa các phe phái diễn ra quyết liệt:
-Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc (Bắc triều)
-Năm 1533 Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoá, khôi phục dòng họ Lê, lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” (Nam triều)
*Diễn biến:
-Hai tập đoàn phong kiến Nam-Bắc triều đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm
-Chiến trường: Vùng Thanh - Nghệ ra Bắc.
-Kết quả: Năm 1592 Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc rút lên Cao Bằng.
*Hậu quả:
-Nạn đói, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh
-Đời sống nhân dân khốn khổ.
-> Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 5: Em hãy trình bày chiến tranh Trịnh - Nguyễn và hậu quả của nó?
Trả lời:
a/Sự hình thành các thế lực Đàng trong – Đàng ngoài.
-Năm 1545, Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền.
-Nguyễn Hoàng( con thứ của Nguyễn Kim) vào trấn thủ vùng Thuận Hoá, Quảng Nam
b/Diễn biến:
-Cuộc chiến tranh diễn ra giữa hai thế lực kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627-1672).
-Vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh hiện nay trở thành chiến trường ác liệt.
-Kết quả: Lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt đất nước(Đàng Ngoài: vua Lê, chúa Trịnh; Đàng Trong: chúa Nguyễn)
c/Hậu quả:
-Đất nước bị chia cắt kéo dài
-Cản trở sự phát triển của đất nước về mọi mặt.
Câu 6: Quân Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê như thế nào?
Trả lời:
-Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đem quân vào đánh Phú Xuân. Chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.
-Nguyễn Nhạc tạm hoà với Trịnh để đánh Nguyễn.
-Năm 1777, quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền phong kiến Đàng Trong.
-6/1786 Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân , sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”
-Giữa năm 1786, bắt chúa Trịnh, giao chính quyền cho vua Lê
-Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê, tự tay xây dựng chính quyền mới.
-> Quân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê thối nát và đã hoàn thành được sứ mệnh lịch
 
T

tuananh1203

Đây là một số câu hỏi chính cho kì II
Câu 1:
Em hãy nêu những chính sách của nhà Nguyễn trên lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, thương nghiệp? Nêu những tích cưc và hạn chế của chính sách đó?
Câu 2:
Nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có những nét gì đặc sắc so với các thế kỉ trước?
Câu 3:
So sánh chính sách ngoại giao, ngoại thương của thời Nguyễn có gì khác so với thời Quang Trung?
Câu 4:
Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc sống khổ cực của nhân dân ta cuối thế kỉ XVIII đến đầu thé kỉ XIX?
Ai đăng nhiều đề và trả lời đúng sẽ được những cái thanks nhé
 
T

tuananh1203

Đây là câu hỏi chính ôn thi học kì 1 Nói thế thôi nhưng phải học đầy đủ đó đừng chỉ học cái này là đủ đâu
C1, Tại sao Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La?
C2, Trình bày vài nét về giáo dục thời Trần? NHẬN XÉT?
C3, Sau chiến tranh Mông nguyên Nhà Trần thực hiện NHỮNG CHÍNH SÁCH GÌ để phát triển NÔNG NGHIỆP?
C4, Nêu chủ trương biện pháp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng nhà trần? Kết quả?
 
T

tuananh1203

1.Trình Bài nguyên nhân,diễn biến,ý nghĩa của chiến thắng rạch gầm xoài mút
2.chiến tranh nam bắc triều
3.Trình bài ý nghĩa lịch sử của phong trào tây sơn
4.Nguyễn ánh đã làm gì để lập lại và củng cố chế độ phong kiến tập quyền
5.Trình bày diễn biến trận chiến Quang Trung đại phá quân thanh
 
T

tuananh1203

Đề kiểm tra kì 1 trắc nghiệm
Nước Đại Việt dưới thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thời nhà Lý
B. Thời nhà Hồ
C. Thời nhà Trần
D. Thời Đinh - Tiền Lê
2,
Nguyên nhân dẫn đến ''loạn 12 sứ quân'' ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nhà Ngô suy yếu (Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi) (1)
B. Nội bộ chính quyền trung ương lục đục (2)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng
D. Một số thế lực địa phương nổi dậy (3)
3,
Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (thế kỉ XI) tại:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Ải Chi Lăng
B. Cửa sông Bạch Đằng
C. Dọc sông Cà Lồ
D. Dọc sông Cầu (sông Như Nguyệt).
4,
Đời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Đó là ai ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Phạm Sư Mạnh
B. Chu Văn An
C. Lê Qúy Đôn
D. Mạc Đĩnh Chi
5,
Năm 1075, nhà Lý tổ chức cuộc thi nổi tiếng gì ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thi Đình
B. Thi Hương
C. Thi Hội
D. Thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường
Số câu hỏi ngẫu nhiên được yêu cầu thì nhiều hơn danh mục này chứa đựng ! ()

7,
Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Các bậc phụ lão có uy tín (2)
B. Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân (3)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng
D. Các vương hầu, quý tộc (1)
8,
Thời Tiền Lê, nước ta đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của triều đại nào ở Trung Quốc?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nhà Tống
B. Nhà Hán
C. Nhà Minh
D. Nhà Nguyên
9,
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Sự lãnh đạo sáng suốt, tài giỏi của Lê Hoàn (3)
B. Đường lối tổ chức cuộc kháng chiến đúng đắn (2)
C. Sự đồng lòng, quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Cồ Việt (1)
D. Cả (1), (2), (3) đều đúng
10,
Nhà Tiền Lê được thành lập trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nội bộ triều đình hỗn loạn
B. Đang bị quân nhà Tống xâm lược
C. Thế lực phong kiến phương Bắc ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta
D. Đất nước thanh bình
11,
Vị vua nào cho "lập Văn miếu" ở kinh đô Thăng Long, "đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế cho Hoàng thái tử đến học" vào năm 1070 ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Lý Thái Tổ
B. Lý Thái Tông
C. Lý Thánh Tông
D. Lý Nhân Tông
12,
Nước nào đi đầu trong cuộc phát kiến địa lí?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
B. Pháp, Bồ Đào Nha
C. Anh, Pháp
D. Đức, Ý
13,
Đặc điểm quá trình phát triển xã hội phong kiến Tây Âu là:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản
B. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm
C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn
D. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản
14,
Thành thị Tây Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Kìm hãm sự phát triển của kinh tế lãnh địa
B. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển
C. Là tiền đề làm tiêu vong các lãnh địa
D. Làm cho lãnh địa thêm phát triển
15,
Ngành sản xuất nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các lãnh địa phong kiến?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Công nghiệp
B. Thương nghiệp
C. Nông nghiệp
D. Thủ công nghiệp
16,
Nhà nước Lý, Trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Cả (1), (2), (3) đều đúng
B. Chú ý công tác thủy lợi, đẩy mạnh sản xuất (2)
C. Có những chế độ ruộng thưởng cho những người có công và cấp cho chùa chiền (3)
D. Không ngừng khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất (1)
17,
Vai trò của thành thị Tây Âu thời trung đại được thể hiện như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa (3)
B. Cả (1), (2), (3) đều đúng
C. Sự phát triển kinh tế hàng hóa đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia (1)
D. Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới (2)
18,
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, chiến thắng nào vang dội, mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước bất khuất, quật cường của dân tộc ta?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Chiến thắng Vân Đồn
B. Chiến thắng Bạch Đằng
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng
D. Chiến thắng Vạn Kiếp
Số câu hỏi ngẫu nhiên được yêu cầu thì nhiều hơn danh mục này chứa đựng ! ()

20,
Tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân Trung Quốc dưới thời Đường như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nông dân được cấp ruộng, sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu
B. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất, sản xuất nông nghiệp trì trệ
C. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút
D. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển
Qúa trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu có đặc điểm gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc sớm nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản
B. Hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc muộn
C. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm
D. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản
22,
Tổ chức phường hội ở các thành thị trung đại được tầng lớp nào lập nên?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nông nô (3)
B. Thợ thủ công (2)
C. Thương nhân (1)
D. Cả (1), (2), (3) đều đúng
23,
Điểm chung giống nhau trong cải cách tôn giáo của Lu-thơ và Can-vanh là gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Bãi bỏ những lễ nghi phiền phức
B. Đưa giáo lí mới, nghi lễ mới vào đời sống tinh thần xã hội
C. Quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy
D. Triệt để thủ tiêu Ki-tô giáo
24,
Dưới thời Lý - Trần, quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Con em các gia đình quý tộc
B. Con em quần chúng nhân dân
C. Con em các gia đình quý tộc và con cháu quan lại
D. Con cháu quan lại
25,
Ai là người đến châu Mĩ lần đầu tiên nhưng lại cho rằng đó là Ấn Độ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. C. Cô-lôm-bô
B. Ph.Ma-gien-lan
C. Va-xcô đơ Ga-ma
D. B. Đi-a-xơ
26,
Trong thời kì Văn hóa Phục Hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta thường gọi là?
Chọn câu trả lời đúng:
A. "Những người thông minh"
B. "Những người vĩ đại"
C. "Những người khổng lồ"
D. "Những người xuất chúng"
27,
Sau cuộc phát kiến thế kỉ XV, người nông nô như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Bị trở thành những người nô lệ
B. Được hưởng thành quả do phát kiến mang lại
C. Bị thất nghiệp và phải làm thuê cho tư sản
D. Được ấm no vì của cải xã hội ngày càng nhiều
28,
Dưới thời Lý - Trần, nhà nước bước đầu lấy một số ruộng thưởng và cấp cho đối tượng nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa chiền
B. Thưởng cho quý tộc và cấp cho dòng tộc
C. Thưởng cho quân đội và cấp cho làng xã
D. Thưởng cho những người có công và cấp cho hộ nông dân nghèo
29,
Người đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước ta vào thế kỉ X là:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Đinh Bộ Lĩnh
B. Lê Hoàn
C. Nguyễn Huệ
D. Ngô Quyền
30,
Từ thời nào ở nước ta, nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất đai canh tác, phát triển nông nghiệp?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thời Đinh - Tiền Lê
B. Thời Lý - Trần
C. Thời Lý
D. Thời Trần
 
O

one_day

29,
Người đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước ta vào thế kỉ X là:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Đinh Bộ Lĩnh
B. Lê Hoàn
C. Nguyễn Huệ
D. Ngô Quyền
30,
Từ thời nào ở nước ta, nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất đai canh tác, phát triển nông nghiệp?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thời Đinh - Tiền Lê
B. Thời Lý - Trần
C. Thời Lý
D. Thời Trần
29) A. Đinh Bộ Lĩnh
B. Lê Hoàn
C. Nguyễn Huệ
D. Ngô Quyền
30) A. Thời Đinh - Tiền Lê
B. Thời Lý - Trần
C. Thời Lý
D. Thời Trần
 
T

tuananh1203

29 bạn làm đúng
30 bạn làm sai
Thời lý là phát triển nhất.............................. bạn nhé
 
O

one_day

3,
Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (thế kỉ XI) tại:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Ải Chi Lăng
B. Cửa sông Bạch Đằng
C. Dọc sông Cà Lồ
D. Dọc sông Cầu (sông Như Nguyệt).
4,
Đời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Đó là ai ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Phạm Sư Mạnh
B. Chu Văn An
C. Lê Qúy Đôn
D. Mạc Đĩnh Chi
 
T

tuananh1203

3 Đúng
4 Đúng
Tham khảo thêm
có ba người được xưng tặng là "Lưỡng quốc Trạng nguyên", đó là:
Mạc Đĩnh Chi triều vua Trần Anh Tông
Nguyễn Trực triều vua Lê Thái Tông
Nguyễn Đăng Đạo triều vua Lê Hy Tông
 
P

pro3182001

Nước Đại Việt dưới thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thời nhà Lý
B. Thời nhà Hồ
C. Thời nhà Trần
D. Thời Đinh - Tiền Lê
2,
Nguyên nhân dẫn đến ''loạn 12 sứ quân'' ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nhà Ngô suy yếu (Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi) (1)
B. Nội bộ chính quyền trung ương lục đục (2)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng
D. Một số thế lực địa phương nổi dậy (3)
3,
Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (thế kỉ XI) tại:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Ải Chi Lăng
B. Cửa sông Bạch Đằng
C. Dọc sông Cà Lồ
D. Dọc sông Cầu (sông Như Nguyệt).
4,
Đời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Đó là ai ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Phạm Sư Mạnh
B. Chu Văn An
C. Lê Qúy Đôn
D. Mạc Đĩnh Chi
5,
Năm 1075, nhà Lý tổ chức cuộc thi nổi tiếng gì ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thi Đình
B. Thi Hương
C. Thi Hội
D. Thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường
1C
2C
3D
4D
5A
 
S

sieutrom1412

Theo phân phối chương trình thì chắc các bạn đã học bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ
Mình muốn các bạn ôn lại kiến thức để chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết nhé.
Câu 1: Em hãy thử trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp.
Câu 2:Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ.
Câu 3: Em hãy viết những điều em biết về vua Lê Thánh Tông.
 
S

smile_a2

Em hãy thử trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp.
- Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:
+ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp chủ yếu làm cho bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ.Vua Lê Thái Tổ và vua Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên.
+ Vua Lê Thánh Tông là người soan thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến VN.
Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ.
- Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng, nhờ nhà nước có những biện pháp tích cực để khuyến khích nông nghiệp phát triển: thực hiện phép quân điền, cấm mổ giết trâu, bò, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt, khai phá vùng đất ven biển…
- Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công cổ truyền, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và ngoài nước.
Em hãy viết những điều em biết về vua Lê Thánh Tông.
- Lê Thánh Tông húy là Tư Thành, sinh ngày 20 tháng 7 năm nhâm Tuất (28- 8-1442), con thứ tư của vua Lê Thái Tông và mẹ là Lê Thị Ngọc Giao. Năm 1445, ông được phong là Bình Nguyên Vương. Năm 1460, được lên ngôi vua khi 18 tuổi.
- Lê Thánh Tông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở TK XV. Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.


 
Last edited by a moderator:
S

sieutrom1412

Kiễm tra


A . Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm )
(Hãy đánh dấu X vào----- đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất )
1 / Nói về nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn , có thể đưa ra một số ý sau:
-----Sự ủng hộ nhiệt tình, toàn diện của nhân dân
-----Xây dựng được khối đoàn kết, nhất trí, quy tụ được sức mạnh của cả nước
-----Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có bộ tham mưu tài giỏi, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn trãi
----- Cả ba ý trên
2 / Để nhanh chóng phục hồi và phát triển nông nghiệp, vua Lê Thái Tổ đã có những biện pháp gì?
-------Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, số còn lại ( 10 vạn ) được thay nhau về quê sản xuất.
------- Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng.
-------Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp.
-------Cả 3 ý trên.
3 / Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nam Triều, Bắc Triều là:
-------Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê.
-------Nguyễn Kim ( một võ quan triều Lê ) không chịu thần phục nhà Mạc.
-------Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiếm lên thay nắm toàn bộ binh quyền.
-------Nguyễn Hoàng công khai đối địch với họ Trịnh.

B . Phần tự luận (8 điểm)
1 / Hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang? Kết quả?
2 / Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn học, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ
 
Z

zoro153

1c
2c
3c
Câu 1
* Diễn biến:
- 8/10/1427, quân của Liễu Thăng tấn công ồ ạt vào nước ta, ta phục kích ở cửa ải Chi Lăng, Liễu Thăng bị giết,1 vạn tên giặc bị tiêu diệt







- Lương Minh lên thay,dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, tiêu diệt 3 vạn tên. Lương minh bị giết
- Số địch còn lại co cụm giữa cánh đồng ở Xương giang, ta tấn công từ nhiều hướng , diệt gần 5 vạn tên, số còn lại bị bắt sống.
- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội vàng rút quân về nước


- Vương Thông xin hoà, chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan và rút quân ra khỏi nước ta.
 
S

satthuphucthu

câu 1 C:
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (chữ Hán: 藍山蜂起 - Lam Sơn phong khởi) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu, nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh. Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa. Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Họ thu được nhiều chiến mã, lại còn bắt sống và tiêu diệt được nhiều tướng Minh. Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng. Một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa là Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.
 
S

satthuphucthu

Câu 2: C
Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎太祖) tên húy là Lê Lợi (chữ Hán: 黎利), là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Lê, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam (tính cả Lê sơ và Lê Trung hưng). Ông sinh năm 1385[2] và mất năm 1433, ở ngôi gần 6 năm, thọ 49 tuổi.
 
S

sieutrom1412

[Sử 7] Topic bài kiểm tra

Năm nào Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long lần thứ hai ?
a.1786 b. 1787 c. 1788 d.1789
 
K

key_bimat

Năm nào Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long lần thứ hai ?
a.1786 b. 1787 c. 1788 d.1789
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom