Sinh [Hội Sinh Học K9] Thảo luận Chuyên đề I: Quy luật di truyền Menđen

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hongnhung.97

Cả nhà yêu dấu. Rất vui vì trở lại với cả nhạ ah . Tình hình là bà con đều đã, đang và sắp bước vào năm học mới, nhưng tình hình Chuyên đề I không khả quan cho lắm :M025:. Nên tạm thời phương hướng sẽ thế này nhé:

(*) Bà con nào còn thắc mắc hay chưa hiểu phần nào của Chuyên đề I pm cho mình hen: traucon_n ~~> Có kinh nghiệm "chiến đấu" nào mình tiết lộ cho bà con :M013:.
(*) Để đảm bảo chắc chắn kiến thức Chuyên đề I hơn [ca_noc - P.Anh có góp ý ^^], chúng ta sẽ:

- Ôn luyện kiến thức trọng tâm + nâng cao cả bài tập và lý thuyết theo từng dạng
- Từ nay câu hỏi sẽ đưa ra dưới dạng trắc nghiệm khách quan để tiện cho bà con làm bài. Tuy nhiên đối với:
+ Lý thuyết: Cần giải thích hoặc đưa dẫn chứng phù hợp [ở các định nghĩa thì không cần thiết ^^]
+ Bài tập: Giải bài bình thường sau đó suy đáp án ;))
- Tới ngày 20 [hoặc cũng có thể 30 - phụ thuộc vào tiến độ], mình sẽ làm một đề kt Chuyên đề I và gửi đến cả nhà. Ai muốn được sửa bài kỹ lưỡng hơn thì send bài cho mình, mình sẽ nhờ các anh/chị giúp cho ah. Sau đó Sẽ post đáp án để bà con dò thử ;))
- Còn bà con thắc mắc gì hỏi tại đây, cả nhà sẽ hết lòng giải đáp :x
- Ai có kinh nghiệm học tập thì chia sẻ cùng cả nhà nhé ;)

031840_237271773_ljpvmtza.jpg


BẮT ĐẦU nào:

1. Tính trạng là:
a. Kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật
b. Các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật
c. Những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình
d. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hóa, di truyền... bên trong, bên ngoài Sinh vật, nhờ đó phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác
e. Là những đặc điểm có thể cân, đo, đong, đếm được của cơ thể Sinh vật

2. Thế nào là tính trạng tương phản:
a. Các tính trạng khác biệt nhau
b. Tính trạng do một cặp alen quy định
c. Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau
d. Những tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
e. Là những tính trạng được các nhà nghiên cứu sử dụng làm thế hệ ban đầu

3. Tính trạng trội là:
a. Tính trạng luôn luôn biểu hiện ở F1
b. Tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ: 3/4
c. Là tính trạng biểu hiện ở cá thể đồng hợp trội hay dị hợp
d. Là tính trạng có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn
e. Câu a và b đúng

4. Tính trạng lặn là:
a. Tính trạng không được biểu hiện ở F1
b. Tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ 1/4
c. Tình trạng được biểu hiện ở thể đồng hợp
d. Tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn
e. Là tính trạng bị tính trạng trội lấn át

[Trích trong: Ôn thi đại học Sinh học].
Đây đều là những kiến thức khá nâng cao đối với chúng ta. Chính vì thế việc làm không được là chuyện rất bình thường. Nhưng qua một vài câu trắc nghiệm này cả nhà sẽ vững hơn phần lý thuyết. Để làm được, bà con đọc lại Chuyên đề tại đây. Ngoài ra nghiên cứu sách giáo khoa và tìm kiếm thêm tài liệu sẽ là một giải pháp tốt ;)). Có phần nào chưa hiểu trong đề bà con hỏi, nhà mình cùng giải đáp hen :x
 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

[

BẮT ĐẦU nào:

1. Tính trạng là:
a. Kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật
b. Các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật
c. Những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình
d. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hóa, di truyền... bên trong, bên ngoài Sinh vật, nhờ đó phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác
e. Là những đặc điểm có thể cân, đo, đong, đếm được của cơ thể Sinh vật

2. Thế nào là tính trạng tương phản:
a. Các tính trạng khác biệt nhau
b. Tính trạng do một cặp alen quy định
c. Các tính trạng cùng một loại nên biểu hiện trái ngược nhau
d. Những tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
e. Là những tính trạng được các nhà nghiên cứu sử dụng làm thế hệ ban đầu

3. Tính trạng trội là:
a. Tính trạng luôn luôn biểu hiện ở F1
b. Tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ: 3/4
c. Là tính trạng biểu hiện ở cá thể đồng hợp trội hay dị hợp
d. Là tính trạng có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn
e. Câu a và b đúng

4. Tính trạng lặn là:
a. Tính trạng không được biểu hiện ở F1
b. Tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ 1/4
c. Tình trạng được biểu hiện ở thể đồng hợp
d. Tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn
e. Là tính trạng bị tính trạng trội lấn át

[Trích trong: Ôn thi đại học Sinh học].
Đây đều là những kiến thức khá nâng cao đối với chúng ta. Chính vì thế việc làm không được là chuyện rất bình thường. Nhưng qua một vài câu trắc nghiệm này cả nhà sẽ vững hơn phần lý thuyết. Để làm được, bà con đọc lại Chuyên đề tại đây. Ngoài ra nghiên cứu sách giáo khoa và tìm kiếm thêm tài liệu sẽ là một giải pháp tốt ;)). Có phần nào chưa hiểu trong đề bà con hỏi, nhà mình cùng giải đáp hen :x
[/QUOTE]
 
K

khackhiempk

2. Thế nào là tính trạng tương phản:
a. Các tính trạng khác biệt nhau
b. Tính trạng do một cặp alen quy định
c. Các tính trạng cùng một loại nên biểu hiện trái ngược nhau (phải là "nhưng"
d. Những tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
e. Là những tính trạng được các nhà nghiên cứu sử dụng làm thế hệ ban đầu
=> Đáp án c bạn nhé

3. Tính trạng trội là:
a. Tính trạng luôn luôn biểu hiện ở F1
b. Tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ: 3/4
c. Là tính trạng biểu hiện ở cá thể đồng hợp trội hay dị hợp
d. Là tính trạng có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn
e. Câu a và b đúng
=> Câu này trong quyên 965 câu hỏi trắc nghiệm của thầy Nguyễn Viết Nhân
đáp án là C, nhưng đề này không chặt chẽ, vì có thể tính trạng đó ko hoàn toàn lấn át tính trạng lặn, tạo ra trường hợp trội không hoàn toàn. Còn câu D thì chỉ nói về tính chất biểu hiện của tính trạng trội thôi, chứ không được coi là khái niệm của tính trạng trội
4. Tính trạng lặn là:
a. Tính trạng không được biểu hiện ở F1
b. Tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ 1/4
c. Tình trạng được biểu hiện ở thể đồng hợp
d. Tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn
e. Là tính trạng bị tính trạng trội lấn át
Thế bạn đã xét trong trường hợp tương tác át chế chưa.
Theo tôi phải là đáp án c
 
H

hongnhung.97

Câu trả lời của anh khackhiem đúng rồi ah :x. Em xin lỗi cả nhà vì đánh ẩu quá :p. Câu hỏi có hơi nâng cao so với chương trình Sinh 9, nên bà con sai cũng là khó có thể tránh khỏi. Anh khackhiem cũng đã giải thích rồi, còn gì không hiểu bà con cứ hỏi cả nhà mình cùng trả lời :x. Câu hỏi kì này căn bản hơn chút hen ;))

Câu 1: Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen là:
a. Sinh sản và phát triển
b. Tốc độ sinh trưởng nhanh
c. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn cao
d. Có hoa lưỡng tính
~~> Câu này bà con nên đọc thêm sách giáo khoa để hiểu hơn phần nào nghiên cứu của Menđen. Điều đó sẽ giúp bà con dễ dàng hơn để trả lời câu hỏi này ;)

Câu 2: Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là:
a. Con lai phải luôn có hiện tượng đồng tính
b. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
c. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
d. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trạng trội
~~> Bà con để ý kĩ các thí nghiệm của Menđen [có trong sgk] thì làm câu này sẽ dễ hơn ah ;)

P.s Kiến thức có thể hơi mở rộng + nâng cao chút ít. Nhưng nắm được thì việc vượt qua các kì thi của trường + làm các bài toán lai sẽ trở nên đơn giản hơn "phần nào" ;)). Cả nhà cùng cố gắng nhé :x.
Bà con ai có bí quyết gì nhớ chia sẻ với mọi người nha :x. Kiến thức mình không nhiều nên không ổn chỗ nào bà con phải chém liền đó ;))
 
K

khackhiempk

Câu 1: Đặc điểm " giải phẫu" của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen là:
a. Sinh sản và phát triển
b. Tốc độ sinh trưởng nhanh
c. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn cao
d. Có hoa lưỡng tính
Bổ sung thêm một số đặc điểm về di truyền của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho nghiên cứu của Mendel:
- Số cặp NST ít,
- Nhiều cặp tính trạng tương phản,
- Các tính trạng mà Mendel nghiên cứu là các tính trạng đơn gen,
- Mỗi gen quy định 1 cặp tính trạng và nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
Câu 2: Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là:
a. Con lai phải luôn có hiện tượng đồng tính
b. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
c. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
d. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trạng trội
=> Câu này hơi lạ, không biết làm có đúng không, thôi, cứ làm đại vậy
Suy luận theo hướng loại trừ:
- Loại trừ ngay đáp án b
- Trong phép lai của Mendel sử dụng các cây có cặp tính trạng tương phản -> loại d
- Câu a thì nếu đọc kĩ sẽ thấy không hợp lí, do Mendel chỉ xét trên một số cặp tính trạng nên không thể nói chung chung là con lai phải đồng tính được, phải nói là con lai đồng tính về các tính trạng đang xét
Tuy nhiên theo tôi thì trong thí nghiệm kiểm chứng (phép lai phân tích) thì trong trường hợp cơ thể dị hợp lai phân tích thì con lai không thể đồng tính được
 
H

hongnhung.97

;)). Anh ấy tham gia cũng giúp tụi mình nhiều mà :x. Cả nhà cố lên nào. Học hỏi hết mình ;).

Tiếp nào:

Câu 1: Đặc điểm của giống thuần chủng là:
a. Có khả năng sinh sản mạnh
b. Có đặc tính di truyền thống nhất và cho các thế hệ sau giông với nó
c. Dễ gieo trồng
d. Nhanh tạo ra kết quả cho thí nghiệm
~~> Vận dụng đặc điểm của các phép lai + thông tin sách giáo khoa cả nhà nhé ;). Đây là một câu hỏi mở

Câu 2: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra
a. Định luật đồng tính
b. Định luật phân li
c. Định luật đồng tính và định luật phân li
d. Định luật phân li
~~ Cái này là kiến thức chúng ta đã đang và sẽ được học ở trường ah ;)). [trong Chuyên đề cũng có chút thông tin đó ah ;;)]

P.s Cố lên cả nhà ơi :-*
 
A

anhvodoi94

Câu 1: Đặc điểm của giống thuần chủng là:
a. Có khả năng sinh sản mạnh
b. Có đặc tính di truyền thống nhất và cho các thế hệ sau giông với nó
c. Dễ gieo trồng
d. Nhanh tạo ra kết quả cho thí nghiệm
~~> Vận dụng đặc điểm của các phép lai + thông tin sách giáo khoa cả nhà nhé ;). Đây là một câu hỏi mở

Câu 2: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra
a. Định luật đồng tính
b. Định luật phân li
c. Định luật đồng tính và định luật phân li
d. Định luật phân li

P/s: cấu 2 đáp án B,D giống nhau kìa em.
 
H

hongnhung.97

Ôn chút bài tập không lỡ may bà con quên mất :-S

Bài: Gà lông đen và lông trắng đều thuần chủng giao phối với nhau được F1 đều lông đốm. Cho gà F1 giao phối với nhau thì được F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào? Cho biết màu lông do một gen chi phối
a. 2 lông đen : 1 lông đốm : 1 lông trắng
b. 1 lông đen : 2 lông đốm : 1 lông trắng
c. 1 lông đen : 1 lông đốm : 2 lông trắng
d. 3 lông đen : 2 lông đốm : 3 lông trắng

P.s Trình bày ra luôn nha cả nhà :-*. Yêu cả nhà nhiều nhiều. Chưa kt đề nên bà con xem thử lại nhé ;)
 
T

tsukushi493

Ôn chút bài tập không lỡ may bà con quên mất :-S

Bài: Gà lông đen và lông trắng đều thuần chủng giao phối với nhau được F1 đều lông đốm. Cho gà F1 giao phối với nhau thì được F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào? Cho biết màu lông do một gen chi phối
a. 2 lông đen : 1 lông đốm : 1 lông trắng
b. 1 lông đen : 2 lông đốm : 1 lông trắng
c. 1 lông đen : 1 lông đốm : 2 lông trắng
d. 3 lông đen : 2 lông đốm : 3 lông trắng

P.s Trình bày ra luôn nha cả nhà :-*. Yêu cả nhà nhiều nhiều. Chưa kt đề nên bà con xem thử lại nhé ;)

P thuần chủng : đen x trắng => F1 đồng tính mà tính trạng này do 1 gen qui định => đen trội hoàn toàn so với trắng,
Qui ước : AA :đen aa :trắng A a : đốm ( viết SĐL từ P sẽ thấy rõ điều này => di truyền trội k hoàn toàn )
Loại D vì 2 alen A, a cho tối đa 4 KH.

SĐL : P : AA ( Đen ) x aa ( trắng )
F1: A a ( đốm) x A a ( đốm )
F2 : 1AA : 2A a: 1a a
TLKH : 1 đen : 2 đốm : 1 trắng
 
T

tsukushi493

Thêm mấy bài để ôn tập và luyện công cũng như tạm gói gọn cất đi nhé.
Các em cứ làm đi, buổi sau sẽ có lời giải cụ thể. :)


Bài 1 :
Cho cây cà chua quả đỏ x cây cà chua quả vàng đc F1 toàn quả đỏ. F1 tự thụ phấn đc F2: 152 đỏ, 50 vàng.
1, Xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2,Chọn 2 cây F2 cho giao phấn. Xác định KG của 2 cây đó trong trường hợp:
a, F3 phân tính tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng.
b, F3 phân tính tỉ lệ 1 đỏ : 1 vàng
c,F3 đồng tính đỏ.
3, Nếu k rõ 2 cây bố mẹ có thuần chủng hay không thì pải chọn KH 2 cây bố mẹ thế nào để đc F1 chắc chắn đồng tính.

Bài 2:
Ở bò, A_lông đen trội hoàn toàn so với a_lông vàng.
Một bò đực x bò cái thứ nhất long vàng đc 1 bê đen. Cũng bò đực đó x bò cái thứ 2 lông đen đc 1 bê đen, giao phối với bò cái thứ 3 đc 1 bê vàng.
Xác định KG của tất cả những con bò và bê trên.

Bài 3:
Cho thứ đậu Hà Lan than cao, hoa trắng, hạt vàng x thân thấp, hoa đỏ ,hạt xanh đc F1 toàn cây cao, hoa đỏ, hạt vàng, F1 tự thụ phấn với cây chưa biết KG đc F2 phân ly TLKH : 3:3:3:3:1:1:1:1. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng.
1, Giai thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2,Nếu muốn ở F1 thu đc 75% cao, đỏ,xanh : 25% cao,trắng, xanh thì pải chọn các cây bố mẹ như thế nào?
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Mấy bài này khó quá, sức em chắc không làm nổi :">. Em chỉ nêu khái quát qua bà con xem thử rùi giải ra cho em tham khảo với ah :x
Bài 1:
Cho cây cà chua quả đỏ x cây cà chua quả vàng đc F1 toàn quả đỏ ~~> Lai phân tích mà F1 toàn quả đỏ ~~> Đỏ trội, vàng lặn [Ngay bước này xác định được kiểu gen của P - AA x aa]
F1 tự thụ phấn đc F2: 152 đỏ, 50 vàng. ~~> Tỉ lệ 3:1 [Aa x Aa]

F3 phân tính tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng. ~~> Tỉ lệ của định luật phân tính ~~> F2: Aa x Aa
F3 phân tính tỉ lệ 1 đỏ : 1 vàng ~~> Tỉ lệ của phép lai phân tích ~~> F2: Aa x aa

Bài 2: Sơ đồ phả hệ ^^ [Cái này mình chưa nói với bà con nhỉ ;)). Để dịp nào rảnh mình nói luôn về phương pháp làm bài dạng sơ đồ phả hệ ^^]

Bài 3: Bài tập lai 3 cặp tính trạng ;)). Dạng này nhà mình chưa thử làm nên hôm nào có điều kiện em sẽ nói luôn dạng này cho cả nhà ợ :x. Cái này thường rất ít ra, thậm chí đề thi hsg hay là đề tuyển chuyên Sinh cũng hiếm khi ra vì điều kiện chấm bài rất khó ^^. Nhưng làm dạng này quen lên cấp 3 học sẽ đỡ hơn ah :x
 
C

coimom2009

Mình không hiểu bài 5 lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) có thể giảng cho mình nghe được không?

coimom2009 said:
nay tui day k hieu bai 5 lai hai cap tinh trang(tiep theo)
co the giang cho tui dc k

co ai giup tui voi k? sap thi hoc sinh gioi Sinh roi

hongnhung.97 said:
Chú ý viết bài bằng tiếng Việt có dấu^^! + đăng kí thành viên trước khi post bài!
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Bạn chú ý đăng kí thành viên tại đây nha^^! Sau 24 giờ không đăng kí bài post sẽ chuyển thành topic riêng ^^
Phần này giải thích trên này nói không thế này khá khó + đây là 1 bài quan trọng ~~> Bạn có thể pm yh cho mình: traucon_n . Hy vọng có thể giúp bạn ^^. [Mình onl từ 20.30h - 22h hàng ngày ^^]. Nói trực tiếp sẽ dễ hơn :D.
 
T

tsukushi493

Bài 3:
Cho thứ đậu Hà Lan than cao, hoa trắng, hạt vàng x thân thấp, hoa đỏ ,hạt xanh đc F1 toàn cây cao, hoa đỏ, hạt vàng, F1 tự thụ phấn với cây chưa biết KG đc F2 phân ly TLKH : 3:3:3:3:1:1:1:1. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng.
1, Giai thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2,Nếu muốn ở F1 thu đc 75% cao, đỏ,xanh : 25% cao,trắng, xanh thì pải chọn các cây bố mẹ như thế nào?


Bài 3: Bài tập lai 3 cặp tính trạng . Dạng này nhà mình chưa thử làm nên hôm nào có điều kiện em sẽ nói luôn dạng này cho cả nhà ợ . Cái này thường rất ít ra, thậm chí đề thi hsg hay là đề tuyển chuyên Sinh cũng hiếm khi ra vì điều kiện chấm bài rất khó ^^. Nhưng làm dạng này quen lên cấp 3 học sẽ đỡ hơn ah

Đây là 1 bài khó em à, cơ mà em chịu nghĩ vẫn có thể làm đc.

Gơi ý : Em làm từ những bài có 2 tính trạng ví dụ cho tỉ lệ 3:3:1:1 ......

Hướng làm của bài này cũng như vậy thôi. :D.

Cố nghĩ xem thành tấm thành món k nào ;))
 
H

hongnhung.97

Nếu anh rảnh anh hướng dẫn luôn dạng này hộ em với nha anh :x. Em dạo này hơi bận :((. Thời gian không nhiều :(. Phần lai phả hệ hay ra trong thi hsg. Mà cũng gần bồi dưỡng rồi nên có điều kiện anh post lên cho bà con nắm luôn phần này luôn nha :x. Thank anh nhiều.
 
T

tsukushi493

Nếu anh rảnh anh hướng dẫn luôn dạng này hộ em với nha anh :x. Em dạo này hơi bận :((. Thời gian không nhiều :(. Phần lai phả hệ hay ra trong thi hsg. Mà cũng gần bồi dưỡng rồi nên có điều kiện anh post lên cho bà con nắm luôn phần này luôn nha :x. Thank anh nhiều.

OKIE em. Sẽ có bữa anh post phần bt phả hệ có gắn thêm xác suất nữa. Hay pải biết ;))
 
K

khanhtoan_qb

Bà con có thể giúp tui bài này được không :D (Tui làm ra rùi nhưng sợ nó bị sai)
Ở đậu Hà lan, Hạt trơn (Hạt trơn kí hiệu là A) trội hoàn toàn so với Hạt nhăn (hạt nhăn kí hiệu là a)
Viết sơ đồ lai trong các TH sau:
TH1: trơn lai với trơn
TH2: trơn lai với nhăn
TH3: nhăn lai với nhăn
p/s Cố giúp tui ngen :D
 
Z

zotahoc

TH1:
P: Trơn X Trơn
AA AA
G: A A
F1: AA (100% trơn)

TH2
P: Trơn X Nhăn
AA aa
G: A a
F1: Aa ( 100% trơn)
F1 X F1 : Trơn X Trơn
Aa Aa
G: A , a A ,a
F2: AA ,Aa, Aa aa
Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa :1aa
Tỉ lệ kiểu hình: 3trơn : 1 nhăn
TH3:
Tương tự TH1.

Đúng Không Nhỉ?

THIẾU RỒI EM À :D.
 
Last edited by a moderator:
T

tsukushi493

Bà con có thể giúp tui bài này được không (Tui làm ra rùi nhưng sợ nó bị sai)
Ở đậu Hà lan, Hạt trơn (Hạt trơn kí hiệu là A) trội hoàn toàn so với Hạt nhăn (hạt nhăn kí hiệu là a)
Viết sơ đồ lai trong các TH sau:
TH1: trơn lai với trơn
TH2: trơn lai với nhăn
TH3: nhăn lai với nhăn


Qui ước : A_trơn trội hoàn toàn so với a_nhăn.

TH1: P: Trơn (A_) x trơn(A_) => KG P: A A x A A hoặc A A x A a hoặc A a x A a

TH2: P: Trơn(A_) x nhăn => KG P: A A ( trơn) x a a (nhăn ) hoặc A a (trơn ) x a a ( nhăn)

TH3: P: Nhăn ( a a) x nhăn ( a a)






Anh chữa lại bài đó :).
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom