[Hóa học]Ôn luyện hóa vô cơ 2

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 735
  • Views 444,551

Status
Không mở trả lời sau này.
L

li94

C1: Hoà tan 4,5 gam glucozo vào nước , sau đó thêm 3,2 g Br2 vào dd thu được dd X.Thêm lượng dư NaHCO3 vào X thì thể tích khí thoát ra (đktc) = ?



C2:Đun nóng toluen với KMnO4 tới hết màu tím .Thêm lượng dư ax HCl đặc vào hh sau pư thấy thoát ra 4,48 lit khí.Số mol HCl pư = ?


C3: Nhỏ từ từ 500 ml dd hh gồm Na2CO3 0,21M và KHCO3 0,18M vào cốc chứa 100 ml dd HCl 1,5M, thu được V lit khí bay ra ở đktc.V = ?
 
N

namnguyen_94

Bài 1: n(glucozo) = 0,025 mol ; nBr2 = 0,02 mol
[TEX]C_5H_11 O_5-CHO + Br_2 + H_2O --> C_5H_11 O_5-COOH + 2 HBr[/TEX]
--> n[TEX]H^+[/TEX] = 0,02 + 0,02.4 = 0,06 mol
--> nCO2 = 0,06 mol --> V = 1,344 lít
Bài 2: [TEX]C_6H_5CH_3 + 2 KMnO_4 ---> C_6H_5COOk +2 MnO_2 + KOH + H_2O[/TEX]
[TEX]MnO_2 +4 HCl ---> MnCl_2 + Cl_2 +2 H_2O[/TEX]
--> nHCl = 4.nCl2 = 0,8 mol
Bài 3: Ta có n[TEX]CO_3^{2-} [/TEX] = 0,105 mol ; n[TEX]HCO_3^-[/TEX] = 0,09 mol ; n[TEX]H^+[/TEX] = 0,15 mol
--> nCO2 = n[TEX]H^+[/TEX] - n[TEX]CO_3^{2-} [/TEX] = 0,15 - 0,105 = 0,045 mol
--> V = 1,008 lít
 
D

domtomboy

đây là mấy câu trong đề thi thử Nguyễn Huệ (2011)
:D làm hết nhé

Câu 9: Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần.
Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04g chất rắn không tan.
Phần 2 có khối lượng 29,79gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là:
A. 39,72 gam và FeO B. 39,72 gam và Fe3O4
C. 38,91 gam và FeO D. 36,48 gam và Fe3O4


Câu 12: Có 6 ống nghiệm đựng 6 dung dịch loãng FeCl3, NH4Cl, Cu(NO3)2, FeSO4, AlCl3, (NH4)2CO3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để nhận biết được cả 6 dung dịch trên:
A. Quỳ tím B. Dung dịch AgNO3 C. Dung dịch BaCl2 D. dung dịch NaOH


Câu 21: Để hòa tan một mẩu Zn trong dung dịch HCl ở 250C cần 243 phút. Cũng mẩu Zn đó tan hết trong dung dịch HCl như trên ở 650C cần 3 phút. Để hòa tan hết mẩu Zn đó trong dung dịch HCl có nồng độ như trên ở 450C cần thời gian bao lâu:
A. 9 phút B. 81 phút C. 27 phút D. 18 phút


Câu 31: Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4 sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn. Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,344 lít SO2 (đktc). % khối lượng Mg trong X là:
A. 52,17% B. 39,13% C. 28,15% D. 46,15%


Câu 44: Dung dịch X chứa các ion : Ba2+, Na+, HCO3-, Cl- trong đó số mol Cl- là 0,24. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 9,85g kết tủa. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76g kết tủa. Nếu đun sôi dung dịch X đến cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
A. 15,81 B. 18,29. C. 31,62 D. 36,58


Câu 48: Hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Mg. Nếu cho 10,88 gam X tác dụng với clo dư thì sau phản ứng thu được 28,275g hỗn hợp muối khan. Mặt khác 0,44 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 5,376 lít H2 (đktc). % khối lượng của Cu trong X là:
A. 67,92% B. 58,82% C. 37,23% D. 43,52%
 
H

huyhoang94

\RightarrowCâu 9:

xét phần 1, vì có khí thoát ra \Rightarrow Al dư =x =0.03 mol

m rắn = m Fe = 5.04g \Rightarrow n Fe =y=0.09 mol

vì ko pít 2 phần có bằng nhau ko nên ta giả sử n Fe=0.09k và n Al =0.03k (mol)

dùng bte \Rightarrow K=3 \Rightarrow n Fe =0.27 mol , n Al dư =0.09 mol

\Leftrightarrow phần 2 = 3 phần 1 \Rightarrow m =9.93 + 29.79 =39.72

và FexOy là Fe3O4 \Rightarrow B

C 48

gt --> 3 pt sau

64a + 56b + 24c =10.88

btkl --> a + 3/2b + c =0.242

6a -5b -5c =0

--> a= 0.1 , b= 0.05 , c= 0.07 mol --> % Cu =58.82%

Câu 12 D

Câu 31 B

bt kl ---> n O2 = 0.12 mol

gọi a, b là số mol bd của Mg và Fe

hỗn hợp sau pứ có Mg dư (x mol), Fe3O4( b/3 mol) MgO (a mol)

cho qua H2SO4 , dùng bte --> b + 6x = 0.36 (1)

m rắn = 13.04 + (1) --> 240a + 440b =69.6 gt --> 3a + 4b =0.72

--> a= 8/75 mol , b= 0.1 mol --> x=13/ 300 mol

--> % Mg= 39.13% --> B
 
Last edited by a moderator:
H

huyhoang94

C 48

từ gt \Rightarrow 64a + 56b +24c =10.88

Dùng btkl \Rightarrow a + 3/2b +c =0.242

6a -5b -5c =0

\Rightarrowa =0.1 mol \Rightarrow% Cu =58.82%
 
N

namnguyen_94

hj,mấy bài này vừa làm xong mấy hôm trước:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
+ Dễ thấy nhiệt độ tăng [TEX]40^oC[/TEX] thì thời giản giảm [tex]\frac{243}{3}[/tex] = 81 lần
--> nhiết dộ giảm từ [TEX]25^oC[/TEX] --> [TEX]45^oC[/TEX] thì thời gian giảm = 9 lần
--> t = [tex]\frac{243}{9}[/tex] = 27 phút

Câu 44:
+ Khi cho 1/2 dd X tác dụng với NaOH thì ta có do NaOH dư nên n[TEX]Ba^{2+}[/TEX]=2.n(kết tủa) =0,1mol
+ khi cho 1/2 dd x phản ứng với Ba(OH)2 thì ta có n[TEX]HCO_3^{-}[/TEX]=2.nkết tủa ) =0,16mol
+ Áp dụng bảo toàn điện tích ta có:
--> n[TEX]Na^{+}[/TEX]=n[TEX]HCO_3^{-}[/TEX] + n[TEX]Cl^{-}[/TEX] - 2n[TEX]Ba^{2+}[/TEX]=0,2mol
+ Do khi đun nóng thì [TEX]HCO_3^- ---> CO_3^{2-}[/TEX]
--> m = 0,1.137+0,2.23+0,24.35,5+0,08.60=31,62 gam
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

Mình xin post mấy bài thi thử trường Nguyễn Huệ ( 2011) mà mình thấy hay:D:D:D:D:D:D:D:D:D
Câu 1: Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M,sau phản ứng thu được 3,88 gam chất rắn X và dung dịch Y.cho 2,925 gam Zn vào dung dịch Y sau phản ứng thu được 5,265 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất.giá trị của m là:
A.3,17 gam B.2,56 gam C.1,92 gam D.3,2 gam
Câu 2: Lắc 13,14 gam Cu với 250 ml AgNO3 0,6M một thời gian thu được 22,56 gam chất rắn A và dung dịch B.Nhúng 1 thanhh kim loại M nặng 15,45 gam vào dung dịch B khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu dduwowcj dung dịch chỉ chứa 1 chất muối duy nhất và 17,355 gam chất rắn Z.Kim loại M là:
A.Zn B.Mg C.Pb D.Fe
Câu 3: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức.cho 0,5 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thi được 43,2 gam Ag.cho 14,08 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp và 8,256 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức đồng đẳng kế tiếp,mạch hở.Công thức của 2 ancol là:
A.C4H9OH vaf C5H11OH B.CH3OH và C2H5OH
C.C2H5OH và C3H7OH D.C3H7OH và C4H9OH
 
L

li94


Bài 2: [TEX]C_6H_5CH_3 + 2 KMnO_4 ---> C_6H_5COOk +2 MnO_2 + KOH + H_2O[/TEX]
[TEX]MnO_2 +4 HCl ---> MnCl_2 + Cl_2 +2 H_2O[/TEX]
--> nHCl = 4.nCl2 = 0,8 mol


Bài này thiếu KOH trung hoà HCl nữa --> V = 1 lit




Bài 3: Ta có n[TEX]CO_3^{2-} [/TEX] = 0,105 mol ; n[TEX]HCO_3^-[/TEX] = 0,09 mol ; n[TEX]H^+[/TEX] = 0,15 mol
--> nCO2 = n[TEX]H^+[/TEX] - n[TEX]CO_3^{2-} [/TEX] = 0,15 - 0,105 = 0,045 mol
--> V = 1,008 lít


Bài này kết quả ko đúng rồi

 
L

li94

Câu 1: Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M,sau phản ứng thu được 3,88 gam chất rắn X và dung dịch Y.cho 2,925 gam Zn vào dung dịch Y sau phản ứng thu được 5,265 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất.giá trị của m là:
A.3,17 gam B.2,56 gam C.1,92 gam D.3,2 gam


khi cho Cu vào dd AgNO3 thì AgNO3 còn dư --> dd Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 dư.

số mol điện tích + trong dd luôn bằng 0,04 mol

Dd muối cuối cùng là Zn(NO3)2 : 0,02 mol

Vậy rắn Z gồm Zn dư (0,025 mol) và Cu, Ag.

bảo toàn khối lượng với Cu, Ag, Zn sẽ có :

m - 3,88 + 108.0,04 = 5,265 - 0,025.65 --> m = 3,2 gam.





Câu 2: Lắc 13,14 gam Cu với 250 ml AgNO3 0,6M một thời gian thu được 22,56 gam chất rắn A và dung dịch B.Nhúng 1 thanhh kim loại M nặng 15,45 gam vào dung dịch B khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu dc dung dịch chỉ chứa 1 chất muối duy nhất và 17,355 gam chất rắn Z.Kim loại M là:
A.Zn B.Mg C.Pb D.Fe


theo bài thì chất rắn sẽ chứa toàn bộ Cu, Ag, và Zn dư

mà Cu + Ag = 29,34 mà trong A có 2,.56 --> còn 6,78 g

mà Z = 15,45 + 6,78 - mKl pứ --> mKL= 4,875 g

n e = 0,15 --> Zn






Câu 3: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức.cho 0,5 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thi được 43,2 gam Ag.cho 14,08 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp và 8,256 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức đồng đẳng kế tiếp,mạch hở.Công thức của 2 ancol là:
A.C4H9OH vaf C5H11OH B.CH3OH và C2H5OH
C.C2H5OH và C3H7OH D.C3H7OH và C4H9OH



X chứa HCOOH --> nHCOOR = 0,2 --> n este A = 0,3

este A là CH3COOR'

bảo toàn KL

14,08 + 5a.56 = 462a + 8,256

a = 0,032

--> M tb= 88

nhìn vào đáp án --> B thoả ( 2 chất là đp )

Thay vào cũng tìm ra nhưng lâu hơn. :)



 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

Mình xin post thêm vài bài nữa !!!:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D

Câu 35: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm
chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại
đó là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137)
A. Be và Mg.
B. Mg và Ca.
C. Sr và Ba.
D. Ca và Sr.

Câu 36: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung
dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được
lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là (Cho H = 1; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; K = 39;
Ba = 137)
A. 1,59.
B. 1,17.
C. 1,71.
D. 1,95.

Câu 37: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4NO3, NaHCO3 và Ba(NO3)2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa
A. NaNO3, NaOH, Ba(NO3)2.
B. NaNO3, NaOH.
C. NaNO3, NaHCO3, NH4NO3, Ba(NO3)2 .
D. NaNO3.

Câu 38: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm
H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7.
B. 2.
C. 1.
D. 6.

Câu 39: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. Na2CO3.
B. HCl.
C. H2SO4.
D. NaHCO3.

Câu 40: Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lít khí CO2 (ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là
 
H

hoi_a5_1995

Mình xin post thêm vài bài nữa !!!:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D

Câu 35: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm
chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại
đó là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137)
A. Be và Mg.
B. Mg và Ca.
C. Sr và Ba.
D. Ca và Sr.

n([TEX]R[/TEX]) = n[TEX]H_2[/TEX] = 0,03 mol

=>[TEX]M_R[/TEX] = 1,67 / 0,03 = 55,66
=> hai kilm loại : [TEX]Ca [/TEX] [TEX]Sr[/TEX]
Đáp án D







:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:):D:D:D:D:D:D



/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)....................................................................................................
 
L

li94

C3: Nhỏ từ từ 500 ml dd hh gồm Na2CO3 0,21M và KHCO3 0,18M vào cốc chứa 100 ml dd HCl 1,5M, thu được V lit khí bay ra ở đktc.V = ?

Làm lại cả bài này nữa nhá. tớ vẫn chưa hiểu pư xảy ra lần lượt tn
 
N

namnguyen_94

..

C3: Nhỏ từ từ 500 ml dd hh gồm Na2CO3 0,21M và KHCO3 0,18M vào cốc chứa 100 ml dd HCl 1,5M, thu được V lit khí bay ra ở đktc.V = ?

Làm lại cả bài này nữa nhá. tớ vẫn chưa hiểu pư xảy ra lần lượt tn

trong dd có ion [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] và [TEX]HCO_3^{-}[/TEX] thì [TEX]H^{+}[/TEX] phản ứng trước với [TEX]CO_3^{2-}[/TEX]
[TEX]CO_3^{2-} + H^+ ---> HCO_3^-[/TEX]
[TEX]HCO_3^{-} + H^+ ---> CO_2 + H_2O[/TEX]
 
H

heobig

Mình xin post thêm vài bài nữa !!!:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D

Câu 35: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm
chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại
đó là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137)
A. Be và Mg.
B. Mg và Ca.
C. Sr và Ba.
D. Ca và Sr.

Câu 36: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung
dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được
lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là (Cho H = 1; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; K = 39;
Ba = 137)
A. 1,59.
B. 1,17.
C. 1,71.
D. 1,95.

Câu 37: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4NO3, NaHCO3 và Ba(NO3)2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa
A. NaNO3, NaOH, Ba(NO3)2.
B. NaNO3, NaOH.
C. NaNO3, NaHCO3, NH4NO3, Ba(NO3)2 .
D. NaNO3.

Câu 38: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm
H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7.
B. 2.
C. 1.
D. 6.

Câu 39: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. Na2CO3.
B. HCl.
C. H2SO4.
D. NaHCO3

Câu 40: Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lít khí CO2 (ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là


mình cứ thử làm không biết có đúng không
39-A

38
tổng nOH- =0.03
tổng nH+ =0.035

ta thấy nH+ dư ,nOH- hết tính theo nOH-

ta có Vhỗn hợp =0,5
======>[H+]=0,03/0.5=0.06=>pH=-log0.06=1
===>C
 
H

huyhoang94

C3: Nhỏ từ từ 500 ml dd hh gồm Na2CO3 0,21M và KHCO3 0,18M vào cốc chứa 100 ml dd HCl 1,5M, thu được V lit khí bay ra ở đktc.V = ?

" Làm lại cả bài này nữa nhá. tớ vẫn chưa hiểu pư xảy ra lần lượt tn "


đây là trường hợp cho muối vào axit \Rightarrow sau phản ứng có khí lun

2H(+) + CO3(2-) \Rightarrow CO2 + H2O
2x---------x----------x
H(+) + HCO3(-) \RightarrowCO2 + H2O
y----------y--------y

theo gt \Rightarrow 2 pt sau : 2x+ y =0.15 , x/y =7/6

\Rightarrow x=0.0525 , y =0.045 mol --> V= 2.184 l

Gặp bài toán ngược cho axit vào muối

Cách làm : ban đầu chưa có khí , Na2CO3 \Rightarrow NaHCO3

khi axit dư thì H (+) + HCO3 (-) ---> CO2 + H2O
 
N

namnguyen_94

Cảm ơn các bạn đã tham gia trả lời,cùng chia sẻ những thắc mắc!!!!!!:D:D:D:D:D:D:D
Mình xin post thêm bài tập rèn luyện
Câu 1: (ĐH A-09)Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8gam. B. 8,3gam. C. 2,0gam. D.4,0gam.
Câu 2(ĐH A-09):Cho 3,024gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là :
A. NO và Mg. B. N2O và Al. C. N2O và Fe. D. NO2 và Al.
Câu 3(CĐ 08) :Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là :
A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Ag.
Câu 4:Hòa tan m gam hỗn hợp X (gồm Al, Fe, Zn và Mg) bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch axit tăng thêm (m - 2) gam. Khối lượng (gam) của muối tạo thành trong dung dịch là :
A. m + 34,5 B. m + 35,5 C. m + 69 D. m + 71
Câu 5:Cho 16,2 gam kim loại M (hóa trị không đổi n) tác dụng với 0,15 mol O2. Hòa tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy bay ra 13,44 lít khí H2 (đkc). Kim loại M là
A. Al B. Fe C. Mg D. Cu
 
H

heartrock_159

trong dd có ion [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] và [TEX]HCO_3^{-}[/TEX] thì [TEX]H^{+}[/TEX] phản ứng trước với [TEX]CO_3^{2-}[/TEX]
[TEX]CO_3^{2-} + H^+ ---> HCO_3^-[/TEX]
[TEX]HCO_3^{-} + H^+ ---> CO_2 + H_2O[/TEX]

Sao lại thế được:
- Nếu cho dd muối vào acid thì phản ứng đồng thời
- Nêu cho acid vào muối thì phản ứng với CO3(2-) trước
:):):)
 
H

heartrock_159

Câu 1: (ĐH A-09)Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8gam. B. 8,3gam. C. 2,0gam. D.4,0gam.

nCuO = x mol = nO(pư) = 0.05
--> mCuO = 4

Câu 2(ĐH A-09):Cho 3,024gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là :
A. NO và Mg. B. N2O và Al. C. N2O và Fe. D. NO2 và Al.

M NxOy = 44 ---> N2O --->nN20 = 0.042 mol ---> n e = 0.336 mol
Ta có : M:n= 9 ---> M = 27 và n = 3
Vậy M là Al

Câu 3(CĐ 08) :Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là :
A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Ag.

Loại trừ: Ag ( không tác dụng HCl)
Fe và Al ( thụ động trong HNO3 đặc nguội)
Vậy đáp án là Zn
 
H

hoi_a5_1995

Cảm ơn các bạn đã tham gia trả lời,cùng chia sẻ những thắc mắc!!!!!!:D:D:D:D:D:D:D

Câu 5:Cho 16,2 gam kim loại M (hóa trị không đổi n) tác dụng với 0,15 mol O2. Hòa tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy bay ra 13,44 lít khí H2 (đkc). Kim loại M là
A. Al B. Fe C. Mg D. Cu

2[TEX]M[/TEX] + [TEX]n/2 O_2[/TEX] ----> [TEX]M_2O_n[/TEX]
0.6/n-------------------->0,15
[TEX]M_2O_n[/TEX] + 2n[TEX]HCl[/TEX] ---->2[TEX]MCl_n[/TEX] + n[TEX]H_2O[/TEX]

2[TEX]M du[/TEX] + 2n [TEX]HCl[/TEX] ---->2[TEX]MCl_n[/TEX] + n[TEX]H2[/TEX]
1,2--------------------------------------------------------------------------------0,6

[TEX]M[/TEX] = 16,2 / (1,2 / n + 0,6 )

=> n = 3 [TEX][COLOR="Blue"][/COLOR]M[/TEX] = 27

Al


:khi (21)::khi (21)::khi (21)::khi (21)::khi (21)::khi (21)::khi (21)::khi (21)::khi (21):
 
H

huyhoang94

Bài tập về chuyển dịch nè, mọi nguời tham khảo nha.

1,Cho cân bằng : 2A + B \Leftrightarrow 2X + 2Y . Người ta trộn 4 chất mỗi chất 1 mol vào bình

kín dung tích 2 lít ( ko đổi ) . Khi cân bằng lượng chất X là 1.6 mol. Hằng sô cân

bằng của phản ứng là ?

a, 33.44

b,40.96

c,58.5

d,29.26

2, Xét cân bằng H2O + CO \Leftrightarrow H2 + CO2 . Tại 700 độ hằng số cân bằng K =1.873. Biết nồng độ ban đầu của H2 và CO đều bằng 0.03 mol/l. Nồng độ CO ở trạng thái cân bằng là :

a , 0.0173 M ----b, 0.1733 M

c,0.0127 M ------d, 0.1267 M
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom