Hóa 8

P

professional2365

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

8/ Hoà tan một oxit của kim loại (có hoá trị không đổi) bằng dung dịch axit sunfuric có nồng độ 39,2 % vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 40,14%.
Tìm công thức của oxit trên.

9/ Hòa thu được dung dịch Y và 22,4 lít H2 (đktc). Nồng độ của ZnSO4 trong dung dịch Y là 11,6022%. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%.

10/ Hoà tan 7 gam một kim loại R trong 200 gam dung dịch HCl vừa đủ, thu được 206,75 gam dung dịch A. Xác định kim loại R.

11/ Hoà tan hết hỗn hợp X gồm oxit của một kim loại có hoá trị II và muối cacbonat của kim loại đó bằng H2SO4 loãng vừa đủ, sau phản ứng thu được sản phẩm gồm khí Y và dung dịch Z. Biết lượng khí Y bằng 44% lượng X. Đem cô cạn dung dịch Z thu được một lượng muối khan bằng 168% lượng X. Hỏi kim loại hoá trị II nói trên là kim loại gì? Tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp X.

13/ Dẫn luồng khí H2 đi qua ống thuỷ tinh chứa 28,0 g bột oxit đồng nung nóng. Sau một thời gian thu được 24,0 g chất rắn. Xác định khối lượng hơi nước tạo thành?

14/ Hoà tan 1,18 g hỗn hợp A gồm bột lưu huỳnh và bột nhôm trong 375 ml dung dịch HCl 0,2M thu được 0,672 lit khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch B.
a) Xác định nồng độ mol các chất trong dung dịch B.
b) Nung nóng 3,54 g cũng hỗn hợp A nói trên ở nhiệt độ cao thích hợp trong bình kín không có oxi cho đến khi phản ứng xong thì thu được chất rắn C. Xác định phần trăm khối lượng các chất trong chất rắn C.

15/ Đốt cháy hoàn toàn 27,8 g hỗn hợp Fe, C, S bằng khí O2 (lấy dư), kết thúc phản ứng thu được 32,2 g chất rắn X và 13,44 lit hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thì thu được 55 g chất kết tủa, thể tích khí còn lại là 2,24 lit.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu.

c) Tìm công thức của chất rắn X.
16/ Hợp chất A là một oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi, 1 gam khí A chiếm 0,35 lít ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc).
1. Tìm công thức hóa học của chất khí A.
2. Oxi hóa hoàn toàn 8 lít khí A (đktc). Sản phẩm thu được hòa tan hoàn toàn vào 85,8 gam dung dịch H2SO4 60% .Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit thu được.

17/ Đốt m gam bột Fe trong oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa đủ 120 ml dung dịch H2SO4 1M tạo ra 0,224 lít khí H2 (đktc).
a)Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Giả thiết không có phản ứng của Fe và Fe2(SO4)3
b) Tính giá trị m gam.
 
T

tiendat102

Câu 11: [TEX]RO+H_2SO_4 \rightarrow \ RSO_4+H_2O[/TEX] (1)
[TEX]RCO_3 +H_2SO_4 \rightarrow \ RSO_4+CO_2+H_2O[/TEX] (2)
Đặt a là khối lượng hỗn hợp X.
x,y là số mol RO và [TEX]RCO_3[/TEX]
Ta có : [TEX](R+16)x+(R+60)y =a[/TEX] (*)
Từ (1) và (2) \Rightarrow (R+96)(x+y)=1,68a (**)
Từ (2) \Rightarrow y=0,01a (***)
Giải (*),(**) và (***) \Rightarrow x=0,004a : R=24
Vậy R là Mg
[TEX]%m{MgO}=\frac{40.0,004a.100}{a}=16% \Rightarrow %m_{MgCO_3} = 84%[/TEX]
 
L

leductoanabc10

8/ Hoà tan một oxit của kim loại (có hoá trị không đổi) bằng dung dịch axit sunfuric có nồng độ 39,2 % vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 40,14%.
Tìm công thức của oxit trên.

Gọi x là hóa trị của kim loại
Giả sử khối lượng oxit tham gia pư là 1mol
R2Ox + xH2SO4 ----> R2 (SO4)x +x H2O
1mol x mol 1mol
mR2Ox=(2R+16x)g
mH2SO4=98x g
mddH2SO4=98x*100/39,2=250x g
mdd(spư)=2R+266x g
mR2(SO4)x=2R+96x g
Nồng độ muối sau pư:
(96x+2R)/(2R+266x)=40,14/100
\Leftrightarrow 119,72R=1077,24x
\Leftrightarrow R=9x
Ta thấy x=3, R=27 là thõa mãn
Vậy CT oxit là Al2O3

10/ Hoà tan 7 gam một kim loại R trong 200 gam dung dịch HCl vừa đủ, thu được 206,75 gam dung dịch A. Xác định kim loại R.

mH2=207-206,75=0,25g
nH2=0,25/2=0,125mol
Gọi x là hóa trị của R
2R+ 2xHCl -----> 2RClx+ xH2
2Rg xmol
7g 0,125mol
\Rightarrow 0,25R=7x
\Leftrightarrow R=28x
ta có x=2, R=56 là thỏa mãn
Vậy kim loại R là Fe

xmol
0,125mol nằm dưới H2

13/ Dẫn luồng khí H2 đi qua ống thuỷ tinh chứa 28,0 g bột oxit đồng nung nóng. Sau một thời gian thu được 24,0 g chất rắn. Xác định khối lượng hơi nước tạo thành?

Gọi x là số mol CuO tham gia pư
ylà số mol CuO dư
CuO+H2----->Cu+H2O
x x x
Ta có hệ PT:
(x+y)80=28
64x+80y=24
\Leftrightarrow x=0,25;y=0,1
mH2O=0,25*18=4,5g
Nếu đúng nhớ thanks dùm nha. Cảm ơn nhiều

x nằm dưới Cu,CuO,H2O

14/ Hoà tan 1,18 g hỗn hợp A gồm bột lưu huỳnh và bột nhôm trong 375 ml dung dịch HCl 0,2M thu được 0,672 lit khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch B.
a) Xác định nồng độ mol các chất trong dung dịch B.
b) Nung nóng 3,54 g cũng hỗn hợp A nói trên ở nhiệt độ cao thích hợp trong bình kín không có oxi cho đến khi phản ứng xong thì thu được chất rắn C. Xác định phần trăm khối lượng các chất trong chất rắn C.

nH2=0,672/22,4=0,03mol
nHCl=0,075mol
2Al+6HCl----->2AlCl3+3H2 (1)
nH2=0,03\Rightarrow nAlCl3=0,02mol
nHCl=0,06mol
CM(ddAlCl3)=0,02/0,375=0,05M
CM(dd HCl dư)=0,015/0,375=0,04M
Từ (1)\Rightarrow nAl=0,02mol
mAl=0,02*27=0,54g
Trong 1,18g hh có 0,54 g Al
3,54g hh có 1,62g Al
nAl=1,62/27=0,06mol
mS=1,92g
nS=0,06mol
2Al+3S----> Al2S3
Theo pt ta có Al dư
\Rightarrow nAl2S3=0,02mol
mAl2S3= 3g
\Rightarrow %mAl2S3=3*100/3,54=84,7%
%mAl=100-84,7=15,3%

17/ Đốt m gam bột Fe trong oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa đủ 120 ml dung dịch H2SO4 1M tạo ra 0,224 lít khí H2 (đktc).
a)Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Giả thiết không có phản ứng của Fe và Fe2(SO4)3
b) Tính giá trị m gam.

Giả sử hỗn hợp X chỉ gồm Fe và Fe3O4 (vì Fe3O4 là hỗn hợp của FeO và Fe2O3)
nH2=0,224/22,4=0,01mol
Fe + H2SO4----->FeSO4+H2
nH2 = nFe=0,01mol
mFe=0,01*56=0,56g
mFe3O4=7,36-0,56=6,8g
nFe3O4=6,8/232=0,03mol
3Fe+2O2-----> Fe3O4
nFe=3nFe3O4=0,03*3=0,09mol
mFe=0,09*56=5,04g
\Rightarrow mFe ban đầu=5,04+0,56=5,6g
Bạn tham khảo thôi nha mình cũng ko chắc :D
 
Last edited by a moderator:
Y

yhoo2811

Chỉ hộ em mấy bài này với ạ:
1. Để khử một oxit kim loại cần 2,688 lít khí H2(đkc). Nếu lấy lượng kim loại đó tác dụng với đ HCl dư thì thu được 1,792 lít H2(đkc). Tìm kim loại đó.
2. Dẫn CO qua hỗn hợp m(g) gồm Fe2O3,Fe3O4,Fe. Sau một thời gian được hh rắn nặng 3,6g và khí CO2 thoát ra. Dẫn lượng khí CO2 qua 4l dd Ca(OH)2 0,01M được 2,5g kết tủa. Tính m
3. Cho m(g) hh gồm Mg và R tan hoàn toàn trong 25,55g dd HCl 10% thu được dd A và 6,72l khí(đkc). Cô cạn A được 29,1g muối khan.
a) tìm m
b) Biết số mol Mg gấp đôi số mol R. Tìm R và C% dd sau phản ứng
4. Khử 24g một hh X gồm CuO và 1 oxit sắt bằng H2 thấy còn lại 17,6g chất rắn. Nếu lấy chất rắn đi hòa tan bằng g(g) HCl thì thấy thoát ra 4,48l khí (đkc)
a) Xác định oxit sắt. Biết số mol 2 oxit bằng nhau
b) Tính g
c) Tính % khối lượng mỗi oxit trong hh
5. Cho 14,3g hợp chất natri cacbonat ngậm nước (Na2CO3.xH2O) được đun nóng để khử nước. Kết qua thấy muối nhẹ hơn 9g. Xác định CT muối ngậm nước ban đầu.
6. Một kim loại tạo được 2 oxit. Khi đun nóng 3g mỗi oxit với luồng H2 đi qua trong ống thủy tinh, người ta lần lượt thu được 0,679g và 0,377 H2O. Xác định KL đó
7. Một oxit của nguyên tố A được phân tích và cho thấy oxi chiếm 56,33% khối lượng. Xác định nguyên tố đó
8. Nhiệt phân 150g CaCO3 thu được V(lít) CO2(đkc) và 97,2g chất rắn
a) Xác định V
b) Tính H
 
U

ulrichstern2000

Bài 2:
nCa(OH)2 = 0,04 (mol)
nCaCO3 = 0,025 (mol)
PTHH:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
0,04//////////0,04/////////0,04/////////////
CaCO3 + CO2 + H2O→ Ca(HCO3)2
0,015///////0,015//////////////0,015
=>nCO2 = 0,055 (mol) = nCO
=>mCO2 = 2,42 (g); mCO = 1,54 (g)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
m(Hỗn hợp) + mCO = m(rắn) + mCO2
=> m(hỗn hợp) = 4,48 (g)


Bài 8:
nCaCO3 = 1,5 (mol); nCaO = 243/140 (mol) > nCaCO3 => chất rắn gồm CaCO3 và CaO
Gọi x là số mol CaCO3 phản ứng
CaCO3 → (nhiệt độ) CaO + CO2
x/////////////////////////////////x////////x
nCaCO3 dư = 1,5 – x
nCaO = x
Ta có: 100(1,5 – x) + 56x = 97,2
=> x = 1,2 (mol)
=> nCO2 = x = 1,2 (mol) =>
=> V(CO2) = 28,8 (lít)
nCaO (lý thuyết) = 1,5 (mol) =>mCaO (lý thuyết ) = 84 (g)
nCaO (thực tế) = 1,2 (mol) => mCaO (thực tế) = 67,2 (g)
=> H = (mCaO (thực tế)/mCaO (lý thuyết)).100% = 80%


3. Cho m(g) hỗn hợp gồm Mg và R tan hoàn toàn trong 25,55g dung dịch HCl 10% thu được dung dịch A và 6,72l khí (đkc). Cô cạn A được 29,1g muối khan.
a) Tìm m
b) Biết số mol Mg gấp đôi số mol R. Tìm R và C% dung dịch sau phản ứng
Giải bài 3:
a) PTHH:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
2a//////////////////////2a///////2a
2R + 2nHCl → 2RCln + nH2
a/////////////////////////a/////////an/2
nH2 = 0,3 (mol) => mH2 = 0,6 (g)
mHCl = 2,555 (g)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m(hỗn hợp) = m (muối) + mH2 – m (axit) = 27,145 (g)
b) Gọi a là số mol R (a > 0) => 2a là số mol Mg
Ta có phương trình theo khối lượng:
48a + Ra = 27,145 => a(48 + R) = 27,145 (I)
PT theo số mol H2:
2a + an/2 = 0,3 (mol) => 4a + an = 0,3 (II)
+ Thử với n = 1 (kim loại hóa trị từ I → III)
=> 5a = 0,3 => a = 0,06
Thay vào I ta có:
R ≈ 404,42 => loại
+ Thử với n = 2 => a = 0,05
=> R = 494,9 => loại
+ Thử với n = 3 => a = 3/70
=> R ≈ 585,38 => loại
* Thử với khối lượng muối khan A là 2,91 (g) (chuyển dịch 1 dấu phẩy thập phân)
=> m (hỗn hợp) = 0,955 (g)
PT số (I) thay đổi:
a(48 + R) = 0,955 (I)
+ Với n = 1 => a = 0,06
=> R≈ - 32,08 => loại
+ Với n = 2 => a = 0,05 => R = -28,9 => loại
+ Với n = 3 => a = 3/70 => R ≈ -25,72 (loại) => Đề có chính xác không bạn?


4. Khử 24g một hỗn hợp X gồm CuO và 1 oxit sắt bằng H2 thấy còn lại 17,6g chất rắn. Nếu lấy chất rắn đi hòa tan bằng g(g) HCl thì thấy thoát ra 4,48l khí (đkc)
a) Xác định oxit sắt. Biết số mol 2 oxit bằng nhau
b) Tính g
c) Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp
Giải bài 4:
Gọi công thức tổng quát oxit sắt là Fe2Ox ( x > 0)
Gọi a là số mol của CuO, Fe2Ox trong hỗn hợp
CuO + H2 → (nhiệt độ) Cu + H2O
a//////////////////////////////////a
Fe2Ox + xH2 → (nhiệt độ) 2Fe + xH2O
a/////////////////////////////////////////2a
Khối lượng oxi có trong hỗn hợp hai oxit:
mO = 24 – 17,6 = 6,4 (g) =>
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
nH2 = 0,2 (mol) = nFe
=> nFe2Ox = 0,1 (mol)
PT theo khối lượng chất rắn:
64a + 112a = 17,6
112a = mFe = 11,2 (g) => mCu = 6,4 (g) => nCu = nCuO = 0,1 (mol)
=> mCuO = 8 (g) => nO (CuO) = 1,6 (g)
=> mFe2Ox = 16 (g) => mO (Fe2Ox) = 6,4 - 1,6 = 4,8 = 0,3 (mol)
Xét tỉ lệ: nFe : nO = 0,2 : 0,3 = 2: 3
=> Công thức oxit sắt: Fe2O3
b) nFe = 0,2 (mol) => nHCl = 2nFe = 0,4 (mol) => mHCl = 14,6 (g) = g
c) mCuO = 8 (g); mFe2O3 = 16 (g)
=> %mCuO ≈ 33,33%
=> %mFe2O3 ≈ 66,67%


5. Cho 14,3g hợp chất natri cacbonat ngậm nước (Na2CO3.xH2O) được đun nóng để khử nước. Kết qua thấy muối nhẹ hơn 9g. Xác định CT muối ngậm nước ban đầu.
Giải bài 5:
nH2O = 9: 18 = 0,2 (mol)
mNa2CO3 = 14,3 – 9 = 5,3 (g)
=>nNa2CO3 = 5,3/106 = 0,05 (mol)
Xét tỉ lệ: nNa2CO3 : nH2O = 0,05 : 0,2 = 1 : 4 => x = 4
Vậy công thức muối ngậm nước ban đầu là: Na2CO3.4H2O
 
Last edited by a moderator:
S

skipper145

ai giúp mik bài này với : để hòa tan hoàn toàn 8g một oxit kim loại cần dùng dung dịch chứa 10,95g HCl. Xác định công thức oxit
 
Top Bottom