Hình ảnh trăng trong Đồng chí và Đoàn thuyền đánh cá

M

myhearthuyen98

N

noinhobinhyen

Bài Đoàn thuyền đánh cá

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

- Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ đây đã trở thành một con thuyền đặc biệt có gió là người cầm lái, còn trăng là cánh buồm. Con thuyền băng băng lướt sóng ra khơi để “dò bụng biển”. Công việc đánh cá được dàn đan như một thế trận hào hùng. Tư thế và khí thế của những ngư dân thật mạnh mẽ, đầy quyết tâm giữa không gian bao la của biển trời. Như vậy, tầm vóc của con người và đoàn thuyền đã được nâng lên hòa nhập vào kích thước của thiên nhiên vũ trụ. Không còn cái cảm giác nhỏ bé lẻ loi khi con người đối diện với trời rộng sông dài như trong thơ Huy Cận trước cách mạng. Hình ảnh thơ thật lãng mạn bay bổng và con người có tâm hồn cũng thật vui vẻ, phơi phới. Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên


Bài đồng chí

" Đầu súng trăng treo"

Ánh trăng gần như gắn liền với người lính:
" Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ"
( Ánh trăng- nguyễn Duy)
Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, thời gian,ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất Cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. người chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ sát cạnh vai nhau " kề vai sát cánh" cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập.

Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cungf một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.

bạn chú ý đề bài
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

* Điểm giống nhau:

- Đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng.

- Đều là người bạn tri kỷ với con người trong lao động, trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.

* Điểm khác nhau:

a) Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

- Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Trăng là là hình tượng hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh đất nước quê hương.

- Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: lạc quan và lãng mạn.

b) Trăng trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:

- Trăng như cánh buồm chuyên chở và nâng bổng niềm vui hào hứng của những người lao động.

- Trăng là nét vẽ tài tình tạo nên bức tranh sơn mài của biển đêm tráng lệ, rực rỡ sắc màu.

c) Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:

- Trăng trong quá khứ:

+ Gắn bó với tuổi thơ hạnh phúc.

+ Là người bạn tri kỷ.

- Trăng trong hiện tại:

+ Là “người dưng” đột ngột gặp lại trong một đêm thành phố mất điện khiến nhà thơ giật mình, day dứt, suy nghĩ về cách sống hiện tại của mình, thức tỉnh lương tâm, nhắc nhở con người không lãng quên quá khứ, sống ân nghĩa, thủy chung.

=> Vầng trăng trong Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá chỉ hiện lên chốc lát những vầng trăng trong Ánh trăng lại gắn bó với một đời người : Quá khứ, hiện tại và tương lai.

=> Nếu như vầng trăng trong Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá chỉ soi vào phần tươi đẹp cuộc sống con người, vào chính diện của cuộc đời, thì Ánh trăng lại soi rọi vào góc khuất tâm hồn của con người để thức tỉnh lương tri, giúp người ta biết sống ân nghĩa, thủy chung.

* Với sự sáng tạo tài tình của ba nhà thơ, hình ảnh trăng trong ba tác phẩm thật sự là hình ảnh đẹp, để lại trong lòng độc giả những cảm xúc dạt dào, sâu lắng.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom