giúp em với

L

lonk

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1; Hãy cho biết mối liên hệ của electron lớp ngoài cùng vỏ nguyên tử với nguyên tố phi kim ,kim loại , khí hiếm .

a)nêu 3 ví dụ [tex]M^{n+}[/tex] có cấu hình khí hiếm .

b)nêu 3 ví dụ [tex]M^{n-}[/tex] có cấu hình khí hiếm.

c) KHÁI QUÁT : M + ne- tạo thành ion M^n- và M - ne- tạo thành ION M^n+
GIẢI THÍCH TẠI SAO.

BÀI 2; 1 ion M^n- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p^6 .hãy viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố M

Ý C BÀI 1 EM MONG ANH GIẢI THÍCH RÕ VÌ ÔNG THẦY DẠY EM BẢO RẰNG RẤT KHÓ:\">:\">:\">:\">
 
L

lehoanganh007

nguyên tử có từ 1>>3 e lớp ngoài cùng là kim loại
4>>>7 là phi kim
8 là khí hiếm
C/ M + ne >>> M^-n ( M nhận n e hay là thực hiện quá trình khử tạo thành ion M^-n )
M - ne >>> M^n ( M nhường e hay là thực hiện quá trình OSH tạo ion M^n )
 
L

lehoanganh007

rõ hơn thì là thế này
khi nhận e thì nguyên tố M sẽ trở thành 1 cấu hình bền hơn trước lúc nhận e
Khi M phóng e thì là M mang tính khử , e phóng ra là các e hoá trị bị bứt ra khỏi lớp e ngoài cùng
 
H

hihi18186

Lời giải của mình như sau:

bài 1; Hãy cho biết mối liên hệ của electron lớp ngoài cùng vỏ nguyên tử với nguyên tố phi kim ,kim loại , khí hiếm .

a)nêu 3 ví dụ [tex]M^{n+}[/tex] có cấu hình khí hiếm .

b)nêu 3 ví dụ [tex]M^{n-}[/tex] có cấu hình khí hiếm.

c) KHÁI QUÁT : M + ne- tạo thành ion M^n- và M - ne- tạo thành ION M^n+
GIẢI THÍCH TẠI SAO.

BÀI 2; 1 ion M^n- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p^6 .hãy viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố M

Ý C BÀI 1 EM MONG ANH GIẢI THÍCH RÕ VÌ ÔNG THẦY DẠY EM BẢO RẰNG RẤT KHÓ:\">:\">:\">:\">



Bài 1: liên hệ giữa số e lớp vỏ ngoài cùng với các nguyên tố phi kim, kim loại, khí hiếm như sau:
- Có 1, 2, 3 e lớp vỏ ngoài cùng: kim loại.
- Có 5, 6, 7 e lớp vỏ ngoài cùng: phi kim.
- Có 4 e lớp vỏ ngoài cùng: á kim.
- Có 8 e lớp vỏ ngoài cùng: khí hiếm.

a) [tex]M^{n+}[/tex] có cấu hình khí hiếm: [tex]Li^{+}[/tex] có cấu hình của khí hiếm He, [tex]Mg^{2+}[/tex] có cấu hình của khí hiếm Ne, [tex]Al^{3+}[/tex] có cấu hình của khí hiếm Ne.

b) [tex]M^{n-}[/tex] có cấu hình khí hiếm: [tex]F^{-}[/tex] có cấu hình của khí hiếm Ne, [tex]O^{2-}[/tex] có cấu hình của khí hiếm Ne, [tex]P^{3-}[/tex] có cấu hình của khí hiếm Ar.

c) Để đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm (theo nguyên tắc bát tử), các nguyên tử kim loại và phi kim có xu hướng cho đi và nhận thêm các e từ các nguyên tử khác. Do e mang điện tích âm nên khi cho/nhận e thì chúng sẽ biến thành các ion mang điện.
- Nếu cho đi e thì trở thành cation: M - ne ---> [tex]M^{n+}[/tex]
- Nếu nhận e vào thì trở thành anion: M + ne ---> [tex]M^{n-}[/tex]
Bài 2: ion [tex]M^{n-}[/tex] có cấu hình e lớp ngoài cùng là [tex]3p^{6}[/tex], điều đó có nghĩa là: sau khi nhận thêm 3 e thì nó mới có cấu hình ngoài cùng là [tex]3p^{6}[/tex], nên khi viết cấu hình e của nguyên tử M thì bạn phải bớt đi n electron.
 
Top Bottom