Văn 12 Giới thiệu một số dạng đề nghị luận văn học

DOANTHUHIENBACSI

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2017
104
62
36
24
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào mọi người, mình muốn chia sẻ với mn dạng đề nghị luận văn học thường gặp. Mong bài viết sẽ hữu ích đối với mn
Mình rất mong nhận được sự góp ý, sẻ chia thêm.
1: Dạng đề phân tích nhân vật (trong tác phẩm thơ, văn xuôi)
Đây dạng đề quen thuộc và phổ biến trong bất cứ kì thi văn nào.
A: Phân tích nv trong tác phẩm văn xuôi
VD: Phân tích nv Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
-Tiến trình làm bài
+Mở bài: Có 2 cách
Cách 1: Giới thiệu tg, tp và nv cần phân tích
Cách 2: Đi từ nd tư tưởng của tp, rồi dẫn dắt ra nhân vật cần phân tích
Lưu ý: Không giới thiệu quad dài dòng về năm sinh, mất, quê quán của tg. Chú trọng và linh hoạt đến phong cách nghệ thuật của tg đó.
+Thân bài:
Xuất xứ, hcst tp
Giới thiệu nv: lai lịch, ngoại hình, tích cách, số phận... Vai trò của nv trong tp ( nv chính, phụ? nv tư tưởng? nv tính cách?)
Phân tích: Nêu từng đặc điểm của nv, ứng với mỗi đặc điểm là những dẫn chứng liên quan và có những phân tích, kiến giải hợp lý. Ngườu làm bài có thể so sánh, liên hệ đến nhân vật ở những tp khác có liên quan để bổ sung, làm sáng rõ nv mình đang phân tích.
Nghệ thuật xd nv: nv đc xây dựng thông qu những biện pháp nghệ thuật nào? nó tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả đó hay k?
Giá trị, ý nghĩa của nv: Nv góp phần thể hiện nd, tư tưởng, chủ đề nào trong tp. Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua nv là gì?( cần khái quát thành gt hiện thực, gt nhân đạo, nhân văn, chủ nghĩa yêu nước)
+Kết bài:
Khái quát về nhân vật
Nêu cảm nhận của bản thân về nv và tp

B Phân tích nv trong tp thơ
Vd: Phân tích nv Tôi trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Tiến trình làm bài:
+MB: có 2 cách
Cách 1: Giới thiệu tg, tp, nv cần phân tích
Cách2 : Đi từ nd tư tưởng, cảm hứng chung của tp, dẫn ra nv trữ tình cần pt
+TB:
Xuất xứ, hcst
Cấu tứ của bài thơ, cảm hứng chung về bài thơ
* phân tích:
Xác định nv trữ tình trong tp? Đc xưng hô ntn? Cách giói thiệu nv như thế có tác dụng gì?
Thông qua các tín hiệu nghệ thuật( từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nhịp điệu..) để tìm ra tâm trạng của nv trữ tình. Phân tích qua các câu thơ, các khổ thơ để thấy đc mạch vận động trong cảm xúc của nv.
Khái quát lại diễn biến tâm trạng của nv trữ tình, khái quát lại giá trị nghệ thuật tp
* Cần rút ra
Vẻ đẹp tâm hồn nv, vẻ đẹp con người mà tg muốn gửi gắm thông qua nv
Những yếu tố thời đại trong đoạn thơ ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc của nv trữ tình
+KB: Cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp tâm hồn nv

C: Dạng đề pt 1 đoạn văn trong tp
Vd: phân tích đoạn văn tronv tp: Chữ ng tử tù của Nguyễn Tuân
"Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn...run ein bừn chậu mực"
Lưu ý: Cần đi sâu tìn hiểu cả gt nd và nghệ thuật
Về nd: Đvan trên nằm ở tp nào? Các tg nào? Vị trí đoạn văn trong tp đó?
Nd của đoạn văn là gì? Nv có những hành động, diễn biến tâm lý ra sao? lý giải?
Đề tài , tư tưởng toát lên từ đoạn văn là gì? tg là ng như thế nào?
Về nghệ thuật:
Kết cấu của đvan?
Nghệ thuật xd nv? Phong cách nghệ thuật của tg?

D: Dạng đề phân tích, bình luận ý kiến về 1 tp văn học
Thông thường, với những đề có 2 ý kiến đánh giá thì xảy ra 2 trường hợp sau đây:
Cả 2 ý kiến đánh giá đều đúng, song chưa đủ. Chúng mới chỉ đưa ra từng khía cạnh về nhân vật, tp mà thôi.
Một trong 2 ý kiến là sai, ý kiến còn lại đúng
Việc loại bỏ ý kiến sai, giữ lại ý kiến đúng đòi hỏi chúng ta phải nắm vững cơ bản về tp
Với đề này, chúng ta sẽ có phương pháp làm như sau:
MB: Giới thiệu về tác giả, tp
Đưa ra 2 ý kiến đánh giá
TB:
Hcst
Giải thích 2 ý kiến: Nếu cả 2 đề đúng thì 2 ý kiến trên đã nêu lên 2 bình diện khác nhau về nv, tp, nó có tác dụng bổ sung, soi chiếu để đem đến cái nhìn đầy đủ hơn cho ng đọc
Nếu 1 trong 2 ý kiến là sai chỉ cần loại bỏ ý kiến sai giữ ý kiewan đúng và giải thích ý kiến đó.
Phân rích nv/đoạn thơ trên cơ sở các ý kiến đánh giá
Bình luận 2 ý kiến: tổng hợp, rút ra góc nhìn chính xác nhất, khẳng định nd tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tp, hình tượng nv
KB:
Khẳng định lại vấn đề
Phát biểu suy nghĩ của bản thân về gt của tp, hình tượng nv

Dạng đề cuối cùng khá quan trọng và nó xuất hiện trong kì thi đh 2018 là:
Dạng đề phân tích kết hợp so sánh tp văn học :
MB: Dẫn dắt mở bài trực tiếp
Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
TB:
Xuất xứ, hcst
Phân tích:
Làm rõ đối tượng t1: Vận dụng nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luânn phân tích
Làm rõ đối tượng t2: Vận dụng nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích
So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa 2 đối tượng trên cả 2 bình diện nd và nghệ thuật (chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh)
Lý giải sư khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: Bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại, phong cách nhà văn, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học
KB:
Khái quát lại nét giống và khác nhau
Nêu lên những cảm nghi của bản thân
Hết
 
Top Bottom