Đoạn văn nêu cảm nhận của em về sự ra đi của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Q

quynhchungbk@gmail.com

đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP

*ban tham khao doan sau de viet nhe)
Không chỉ có những bài phân tích, ca ngợi tài năng quân sự của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, những ngày qua, báo giới quốc tế còn bị ấn tượng mạnh bởi tình cảm mà người dân Việt Nam dành cho vị Đại tướng.

“Những người tới viếng mang theo hàng bó hoa màu vàng và hương xếp hàng hàng giờ đồng hồ để được vào căn biệt thự kiểu Pháp cũ tại trung tâm Hà Nội”, hãng tin AFP của Pháp phản ánh. Trong đó tác giả bài viết gọi Đại tướng là “nhân vật được tôn kính nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ sau Bác Hồ”.

“Tôi chưa bao giờ thấy nhiều người tới viếng đến vậy kể từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969”, bài báo dẫn lời đại tá quân đội về hưu Nguyen Van Hieu, 72 tuổi, khẳng định. “Đây là lần đầu tiên gia đình một nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam mở cửa cho công chúng tới thăm và bày tỏ sự thành kính”.

Bài viết sau đó đã được nhiều tờ báo lớn trong khu vực như Thời báo Ấn Độ, Thời báo Oman, the Star của Malaysia… đăng lại. Kèm theo bài viết là nhiều bức ảnh những cựu chiến binh, người cao tuổi, thanh thiếu niên bùi ngùi vào viếng Đại tướng tại ngôi nhà số 30 phố Hoàng Diệu.

Cùng chung sự khâm phục, tôn kính dành cho người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã có bài phân tích với tiêu đề: “Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp sẽ sống mãi trong tim người Việt Nam”.

Khẳng định Đại tướng là “vị tư lệnh xuất sắc, người đã lãnh đạo quân đội Việt Nam tới chiến thắng, đánh bại hai cường quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới là Pháp và Mỹ”, tác giả bài viết dường như đã xúc động khi được một vị cựu chiến binh Việt Nam chia sẻ rằng, Tướng Giáp đã khóc khi hay tin nhiều chiến sỹ của mình hy sinh trong trận đánh Đồi A1, chiến dịch Điện Biên Phủ.

“Tôi đã chiến đấu tại Điện Biên Phủ. Nhưng giờ ông đã ra đi. Tôi cảm thấy quá thương tiếc. Ông ấy là một nhà lãnh đạo vĩ đại. Toàn thể người Việt Nam đều yêu mến ông ấy”, bài viết dẫn lời một cựu chiến binh có tên Tran Quy, 83 tuổi, đứng bên ngoài ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu.

“Theo ông Quy, có quá nhiều câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Tướng Giáp. Ông yêu thương mọi chiến sỹ của mình. Thực tế là, vị Đại tướng đã khóc khi hay tin hơn 2000 binh sỹ Việt Nam hy sinh tại mặt trận Đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ”, bài báo viết.

Ngoài lời chia sẻ đầy cảm xúc của vị cựu chiến binh, tác giả còn dẫn chứng câu chuyện của một chàng sinh viên 18 tuổi đến viếng Tướng Giáp để minh chứng cho nhận định vị “Đại tướng huyền thoại sẽ sống mãi trong tim người Việt Nam”.

“Hôm nay tôi quay trở lại đây từ sáng sớm để xếp hàng. Tôi thấy rất buồn. Tôi tự hào vì Việt Nam có một anh hùng vĩ đại như Tướng Giáp”, bài báo dẫn lời chàng sinh viên Tran Anh Duc. Duc cho biết ngày trước đó em phải quay về vì có quá nhiều người xếp hàng chờ vào viếng.

“Bố tôi và ông nội tôi đều kể cho tôi nghe về Đại tướng khi tôi còn nhỏ. Ông đã cống hiến cuộc đời mình cho đất nước. Ông từng nói rằng mỗi ngày trong đời mình là dành cho đất nước. Tôi thực sự kính trọng ông”.

Theo tác giả, càng tiếp xúc với những người từng làm việc hoặc được gặp gỡ với Tướng Giáp, cảm xúc được ghi nhận càng sâu đậm hơn. “Tướng Giáp ra đi là một tổn thất lớn cho quân đội Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi đều rất buồn”, bài báo dẫn lời Nguyen Tien Chinh, một cựu chiến binh từng hai lần gặp Tướng Giáp chia sẻ.

“Hàng nghìn người đã đứng xếp hàng trong im lặng, lặng lẽ đi qua khu vườn đầy hoa, nơi Tướng Giáp đã sống hơn nửa thế kỷ cùng gia đình. Nhiều người đã khóc khi đi qua khu vườn này để bày tỏ sự thành kính cuối cùng”, tác giả thuật lại
ĐOẠN 2=BÀI VIẾT
Tôi tin rằng đối với đa số những người đang mang dòng máu Việt, dù hài lòng với chế độ hiện tại hay không, thì cũng đều cảm thấy một sự trống vắng và tiếc nuối trước cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ý nghĩ trên được suy ra từ cảm xúc tương tự của chính bản thân tôi khi nghe tin Tướng Giáp từ trần.
Mặc dù vậy, cái cảm giác nao nao buồn trong tôi khi nghe tin ông mất chưa đến mức làm tôi phải khóc, bởi ông đã ra đi thật nhẹ nhàng vào cái tuổi mà người đời ít ai dám mơ ước được sống tới đó.
Nhưng khi nhìn thấy hàng đoàn người không ai bảo ai cùng xếp hàng vào viếng ông thì nước mắt tôi cứ tự nhiên trào ra. Đã lâu lắm rồi mới thấy cảnh người dân tự nguyện “tụ tập” đông như thế để bày tỏ một thái độ chính trị. Bày tỏ sự tiếc thương đối với một nhân vật chính trị lỗi lạc như Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể được gọi là gì cho chính xác hơn nếu không phải là một sự bày tỏ thái độ chính trị của người dân?
Tôi cảm thấy xúc động vì đã lâu lắm rồi mới thấy một cuộc tụ tập thật sự đông đảo một cách tự nguyện của người dân và mang ý nghĩa chính trị như vậy, dù vẫn biết rằng sở dĩ nó có thể được phép diễn ra đông đảo như thế cũng là vì chỉ để thể hiện sự tiếc thương một con người mà chế độ hiện tại cũng phải vinh danh. Từ đã lâu lắm, tôi có cảm giác những thất vọng đối với hiện tại dường như đang làm dân mình chai lỳ cảm xúc trước những sự kiện không liên quan thiết thân lắm đến miếng cơm manh áo của họ, khi họ còn mải lo cho chính bản thân mình, cho gia đình mình trong khung cảnh xã hội mà tinh thần cộng đồng ngày càng suy giảm và sự bon chen, giành giật và thói đạo đức giả đang ngày càng được phát huy một cách cao độ như hiện nay…
Hóa ra lâu nay mình nhầm? Hay phải chăng chính những thất vọng, sự khủng hoảng niềm tin vào thực tại mới lại làm cho con người ta có nhu cầu tự thân muốn tìm lại những thần tượng, tìm lại những gì mà người ta còn coi là thiêng liêng, đơn giản là để tìm lại ở đó niềm tin của chính bản thân mình? Viết đến đây, tự nhiên tôi lại chợt nhớ ra rằng số người Việt Nam đi lễ bái trên các đền chùa những năm gần đây có xu hướng càng ngày càng tăng. Niềm tin nếu mất đi ở chỗ này thì nó phải xuất hiện ở chỗ khác, nếu không thì cuộc sống sẽ chông chênh lắm, tôi nghĩ thế.
Nước mắt tôi cũng tự nhiên trào ra khi đọc được ý kiến của hàng loạt những chính khách nổi tiếng, những bài viết của các nhà báo nước ngoài bày tỏ sự khâm phục và ngưỡng mộ đối với Tướng Giáp được đăng lại tràn ngập trên các trang báo chính thống mấy ngày hôm nay. Hiếm khi hai tiếng Việt Nam lại được đồng thanh nhắc đến trên các phương tiện truyền thông nổi tiếng khắp thế giới như những ngày qua. Tôi nghĩ, bất kỳ người nào đã mang trong mình dòng máu Việt thì dù không cùng chia sẻ ý thức hệ với Đại tướng, thậm chí đã từng ở phía chiến tuyến đối nghịch với ông, chắc từ trong sâu thẳm trái tim mình cũng phải cảm thấy đôi chút tự hào vì đã có một người đồng bào được thế giới kính phục, ngưỡng mộ, hoặc ít nhất cũng được nhắc đến với sự tôn trọng như thế.
Nhưng dù thế nào thì chúng ta cũng không thể trốn tránh được thực tại.
Sau cuộc chiến đấu cuối cùng hơn 1500 ngày để giành giật lại cuộc sống, Tướng Giáp đã ra đi trong sự tiếc thương và ca ngợi của dân chúng, kèm theo một nghi lễ quốc tang mà chế độ không thể không giành cho ông. Nếu coi cái chết tự nhiên do tuổi già mà ngập tràn sự vinh quang như thế là một chiến thắng thì tiếp theo những chiến thắng đã ghi tên ông vào trong sử sách, với chiến thắng cuối cùng này, thì nói như blogger Lê Mai, Tướng Giáp có thể được coi là “người chiến thắng vĩnh cửu”.
Nhưng rồi liệu sau những lời ca ngợi, sau đám tang chắc chắn sẽ rất hoành tráng của ông, cuộc sống đầy những bất trắc và u ám này liệu có được tiếp thêm luồng sinh khí mới nào không?
Có những người Việt đã tự hào trước câu nói sắc sảo với hàm lượng trí tuệ cao của Tướng Giáp rằng “Nhưng người Việt đã thắng cả cuộc chiến tranh” để đáp lại giọng điệu có phần kiêu ngạo của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara trong một cuộc gặp với ông rằng “quân đội Mỹ đã thắng tất cả các trận trên chiến trường”.
Nhưng niềm tự hào ấy cũng chỉ tồn tại một lúc nào đó. Còn bao nhiêu nỗi lo vẫn còn nằm ở phía trước.
Có những dân tộc không thắng trong cuộc chiến tranh nào cả, thậm chí là những kẻ bại trận, nhưng lại được cả thế giới nể sợ trong hòa bình vì đã thành công trong việc xây dựng đất nước họ trở thành những cường quốc hùng mạnh về kinh tế và đầy tính nhân bản.
Có gì để so sánh Việt Nam với nước Nhật ở thời điểm hiện tại – một nước được coi là thắng trận năm 1975 và một nước thực sự bại trận năm 1945?
Khi còn sống, một trong những nỗi lo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là lo đất nước bị tụt hậu.
Không biết có bao nhiêu người trong số hàng chục ngàn người đi viếng ông hôm nay thực sự chia sẻ nỗi lo ấy của ông?
Nhưng mà thôi…
Trong giờ phút ngập tràn không khí tang lễ này, thiết tưởng nói thêm những chuyện này sẽ là không thích hợp.
Mọi vinh quang, trách nhiệm, cũng như đời người đều không phải là vô hạn.
Thôi thì xin dừng lại ở đây để thắp một nén nhang thơm cầu mong linh hồn Đại tướng được siêu thoát nơi Cõi Phật!


Bạn nên trinh bay cac y sau trong bai viết:
1-cảm nhận về sự ra đi của đại tướng:sự mất mát,thương đau,.....
2-hình ảnh đại tướng trong tim người dân
3-lồng cảm xúc của mình vào bài viết để tạo điểm nhấn
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Xem trên các phương tiện thông tin đại chúng để mà rơi nước mắt, nhân dân ta đến viếng Đại tướng đứng hàng dài, ngày một đông, bất kể nắng nóng, với tình yêu dành cho vị tướng tài của dân tộc, con người đã có công lớn trong việc đem lại hòa bình cho nhân dân.

Mất đi một người mà mình thương yêu, kính trọng thì luôn là sự mất mát khiến ta phải đau khổ, ngậm ngùi.

Đã có những bài thơ được viết dành riêng cho Người.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một điều rằng, Đại tướng là chỗ dựa lớn của dân tộc về sức mạnh của tình yêu nước lớn lao, của lòng trung kiên, trí tuệ, ... , trong khi đất nước đang đối mặt với những vấn đề đáng lo ngại như nạn tham nhũng, quan liêu, những sự đe dọa đang rình rập trên biển,... thì chỗ dựa ấy mất đi cũng khiến cho nhân dân ta phần nào cảm thấy hụt hẫng và thiếu sót.

Tuy nhiên, Người ra đi nhưng hình ảnh Người vẫn sống mãi, sẽ là bài học lớn cho mỗi người dân Việt sống tốt hơn, là bài học quý giá để giáo dục thế hệ tương lai của đất nước sau này.
 
Top Bottom