Địa [ĐỊA 11] - Xu hướng toàn cầu hoá

N

nhjngjc0

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giúp mình với :
1: Xu hướng toàn cầu hoá của các nhóm nước đang phát triển
2: Những cơ hội và thách thức của các nước đang phát triển
3: Đặc điểm cuar nghanhf giao thông vận tải
4: Đặc điểm của mỏ địa chất
Nếu có tư liệu hoặc hình ảnh thì càng tốt . Thx cả nhà nhiều :)


-----------------

P/s: Chú ý đến việc đặt tên cho bài viết em nhé?

Hãy tham khảo cách đặc tên cho bài viết:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=26801
 
Last edited by a moderator:
A

aqnacm

tớ sẽ gợi ý thôi chứ không làm thành bài hoàn chỉnh đâu, cụ thể tự search thì hay hơn

1 - Toàn cầu hoá được coi như là một xu thế chung của toàn thế giới và muốn phát triển hay muốn có cơ hội phát triển nhanh thì các nuớc phải tham gia vào quá trình này. Toàn cầu hoá làm cho các nước đang phát triển phải mở cửa hơn nữa mậu dịch tự do toàn cầu, tức phải giảm bớt hàng rào thuế quan cho hàng hoá nước ngoài nhập vào. Ngược lại cũng thuận lợi hơn cho xuất khẩu và gia công sản phẩm. Ví dụ như việc gia nhập WTO Việt Nam đạt kỉ lục thu hút vốn nước ngoài suất khẩu cũng rất lớn nhưng hàng rào thuế quan bảo hộ cho một số sản phẩm trong nước khác cũng không còn. Toàn cầu hoá tạo một môi trường chung lớn hơn và tự do hơn cho tất cả các nước

2 Về cơ hội mà toàn cầu hoá đem lại là:
- Vốn đầu tư của nước ngoài
- Khoa học kĩ thuật hiện đại
- Qui trình công nghệ tiên tiến
- Cách quản lý hiệu quả
- Giảm các qui định và hạn chế khi xuất khẩu sang các nước phát triển

Về thách thức thì tớ xin phân tích kĩ hơn 1 chút:
- Sự lệ thuộc về kinh tế đối với các tập đoàn và công ty nước ngoài .
Khi các tập đoàn lớn nắm các ngành kinh tế quan trọng trong nước thì sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc về kinh tế mà sự lệ thuộc về kinh tế thường sẽ gây ra các vấn đề lệ thuộc về chính trị. Ví dụ điển hình có lẽ là các nước Mĩ La Tinh, được coi như thuộc địa kiểu mới của Mỹ
- Dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các biến động trên thị trường thế giới
Năm 1998 xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nhưng Việt Nam gần như không bị ảnh hưởng, còn ngược lại năm nay xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự đi xuống của nền kinh tế thế giới
- Bị lợi dụng tài nguyên
Các nước đầu tư các ngành sản xuất ở Việt Nam sử dụng nhân công Việt Nam, các nguồn tài nguyên khác của Việt Nam nhưng tạo ra sản phẩm bán cho cả thế giới, điều này làm Việt Nam phải khai thác mạnh hơn tài nguyên của mình trong khi nước đầu tư vào Việt Nam vẫn bảo toàn được tài nguyên
- Phải rỡ bỏ hàng rào thuế quan để bảo hộ một số ngành trong nước
Điều này có thể bóp chết một số ngành trong nước khi hàng nước ngoài có mẫu mã công nghệ và giá thành thấp hơn sản phẩm trong nước, thực ra mà nói điều này dẫn đến sự chuyên môn hoá cao hơn của từng quốc gia trong việc sản xuất
- Các vấn đề môi trường
Gần đây nhất là vụ công ty bột ngọt Vedan, việc sản xuất gây ô nhiễm các nước phát triển không thực hiện ở nước họ mà đem sang các nước đang phát triển thực hiện. Điều này khiến các nước đang phát triển phải chịu sự ô nhiễm. hay việc nhập khẩu đồ điện tử cũ, xe hơi cũ và các dây chuyền công nghệ cũ, vô hình chung biến các nước đang phát triển thành bãi rác của các nước phát triển
- Sự phân chia không công bằng về lợi nhuận
Không bao giờ có sự ăn chia công bằng giữa các nước trong quá trình này, thường thì các nước nhận được đầu tư đều là vì nhân công và tài nguyên rẻ mạt. Một hãng thời trang nước ngoài sản xuất 1 cái áo ở Việt Nam với chi phí khoảng 10 USD nhưng họ đem bán với giá 50-100 USD là chuyện bình thưởng. Toàn bộ khoản tiền ở giữa chính là sự không công bằng về lợi nhuận
 
H

hoangtien_115

bạn tìm thấy gì vậy cho mọi người học hỏi với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
M

mrclang90

giúp mình với, giải thích câu nói:trong bảo vệ môi trường, cần phải "tư duy toàn cầu,hành động địa phương"
 
A

aqnacm

Câu này mình cũng không chắc lắm nhưng mình hiểu thế này:
Vấn đề môi trường là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng của nó là ảnh hưởng trên toàn thế giới, các vấn đề ô nhiễm không gây tác hại trong một khu vực như kiểu cháy rừng ở indonexia thì việt nam vẫn thấy khói, nó ở tầm lớn hơn nhiều tức là nước biển dâng làm toàn bộ hệ thống đồng bằng ven biển ngập chìm trong nước hay việc bão lũ xảy ra thường xuyên hơn ở qui mô toàn cầu. Tất cả các vấn đề tác động đến môi trường đều có ảnh hưởng đến toàn cầu, không phải là người việt nam bảo là tôi vứt rác bừa bãi thì tôi ô nhiễm tôi chịu mà phải hiểu việc việt nam gây ô nhiễm môi trường như xả khói gây hiệu ứng nhà kính có thể ảnh hưởng toàn thế giới, việc thải các chất độc hại xuống nước của thể làm giảm sản lượng cá của biển đông làm cả TQ và ĐNÁ chịu ảnh hưởng ....
Do đó cần phải tư duy vấn đề dưới 1 góc nhìn toàn cầu, mọi tác động xấu đến môi trường đều gây những tác động toàn cầu nhưng hành động thì phải cụ thể và đồng bộ, nói một cách đơn giản nếu vấn đề toàn cầu thì để thế giới giải quyết, bắt tôi giải quyết làm gì. Việt Nam bé tí giải quyết sao được. Cách hành động đó là sai, mà mọi quốc gia mọi địa phương đều phải có những biện pháp hành động cụ thể và thích hợp với địa phương mình để giải quyết vấn đề môi trường.
 
M

mrclang90

"các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sốngvà nền văn hóa của mình dối với các nước khác, các giá trị đạo đức của nhân loại dược xây dựnghàng chục thế kỉ nay dang co nguy co bị xói mòn" giúp mình lấy ví dụ giải thích vớiiiiiiiiiii
 
A

aqnacm

Kinh tế Văn hóa và Chính trị là 3 vấn đề luôn có mối liên quan chặt chẽ lẫn nhau. Khi một quốc gia có thể áp đặt một quốc gia khác về chính trị thì họ phải kiểm soát về kinh tế và văn hóa. Về ví dụ ở chính Việt Nam thôi, cách đây cũng không lâu lắm Việt Nam bị xâm chiếm của văn hóa Hàn. Các bé teen thi nhau mơ về các sao Hàn, rồi sống theo kiểu Hàn này nọ.... điều đó giúp cho hàng hóa và các công ty của Hàn Quốc thâm nhập rất nhanh vào thị trường Việt Nam.

Hiện nay thì phim Mỹ, âm nhạc Mỹ vẫn đang thống trị thế giới, điều đó cũng có ảnh hưởng 1 phần nhưng nó sẽ đần dần thay đổi văn hóa và lối sống của các quốc gia. Các giá trị bản sắc dân tộc bị mất mát đi nhiều. Giới trẻ ở các nước phương Đông giờ sống "Tây" hơn nhiều. 1 ví dụ đơn giản như sự thành công của hệ thống KFC ở Hà Nội cho thấy giới trẻ Việt Nam bây giờ thích phong cách nào. Hay các trò manga, amine hoặc cosplay của Nhật đang du nhập vào nước ta cũng vậy ....

Giá trị đạo đức của nhân loại trong mệnh đề bạn nói đến có lẽ là truyền thống dân tộc và bản sắc văn hóa riêng. Điều này có nguy cơ bị san phẳng trong xu thế toàn cầu hóa. Một nền văn hóa toàn cầu, và như vậy thì sẽ chẳng còn bản sắc văn hóa riêng nữa .

Những ví dụ của mình cũng không quá lớn và không quá rõ ràng bởi đây mới chỉ là bước đầu mới chỉ là "nguy cơ xói mòn"
nhưng nếu không có biện pháp cụ thể thì không chỉ là xói mòn đâu :D
 
Top Bottom