Đề thi chuyên Hoá Tổng Hợp

B

bluesky_hvt

tui có 1 quyển toàn đề thi Chuyên Hoá thui, nhưng lười post ghê! chẹp thôi được, hi sinh một chút vậy (nhớ thanks nhá!)

bài 1: đốt cháy cácbon trong ko khí ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với Fe2O3(r) nung nóng thu được hỗn hợp khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dd Ca(OH)2, thu được kết tủa D và dd E. Cho dd NaOH vào dd E lại được kết tủa D. cho C tan hoàn toàn trong dd HCl, thu được khí và dd F. Cho F tác dụng với dd NaOH dư, thu được hỗn hợp kết tủa G. Nung G trong ko khí được một oxit duy nhất. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Bài 2: Từ nguyên liệu Fe3O4(r) hãy trình bày chách điều chế :
a) FeCl3 b) FeCl2
viết các ptpu xảy ra

bài 3: Có 5 lọ ko nhãn đựng các dd ko màu sau : NaCl, Na2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, BaCl. Chỉ dùng một oxit (rắn), làm thế nào để nhận biết dd trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học? Viết các ptpu xảy ra.
 
Last edited by a moderator:
B

bachocanhxtanh_450

Câu 1: (2,25điểm)
Cho một luồng khí H2 (dư) lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp (như hình vẽ) đựng các oxít được nung nóng sau đây:
Ống 1 đựng 0,01mol CaO,ống 2 đựng 0,02mol CuO,
ống 3 đựng 0,02mol Al2O3,ống 4 đựng 0,01mol Fe2O3
và ống 5 đựng 0,05mol Na2¬O. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy từng chất rắn còn lại trong mỗi ống lần lượt cho tác dụng với dung dịch: NaOH, CuCl2. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 2: (2điểm)
a.Từ Tinh bột và các chất vô cơ cần thiết khác hãy điều chế: poliEtylen, axit axetic.
b.Chỉ dùng một kim loại duy nhất hãy phân biệt các chất lỏng chứa trong các ống mất nhãn sau: K¬2SO4 , FeCl3 , Al(NO3)3, NaCl.

Câu 3: (2,25điểm)
Hỗn hợp khí X gồm CxHy (A) và oxi ( có thể tích gấp đôi thể tích oxi cần để đốt cháy A). Đốt cháy hỗn hợp X đến khi kết thúc phản ứng thì thể tích khí sau thí nghiệm không đổi ( các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ), nhưng nếu cho ngưng tụ hơi nước thì thể tích giảm 40%.
a. Xác định A.
b. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí A (đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch chứa 11,1 gam Ca(OH)2. Hỏi sau khi hấp thụ hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?

Câu 4: (2,5 điểm)
Đốt 40,6 gam hợp kim gồm Al và Zn trong bình đựng khí Clo dư. Sau một thời gian ngừng phản ứng thu được 65,45gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp rắn này tan hết vào dung dịch HCl thì được V (lít) H2 (đktc). Dẫn V(lít) khí này đi qua ống đựng 80gam CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy trong ống còn lại 72,32 gam chất rắn và chỉ có 80% H2 đã phản ứng. Xác định % khối lượng các kim loại trong hợp kim Al – Zn.

Câu 5: (1điểm)
Một dãy hydrocacbon được biểu diễn bởi công thức chung CnH2n+2 . Hãy cho biết thành phần % của Hidro biến đổi như thế nào khi giá trị n thay đổi.
 
B

bachocanhxtanh_450

Câu 1:
a.Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất lỏng sau chứa trong các ống mất nhãn: Rượu Etylic, axit Axetic, Tinh bột và Benzen.
b. Người ta có thể điều chế Cl2 bằng cách cho HCl đặc, dư tác dụng với m1 gam MnO2, m2 gam KMnO4, m3 gam KClO3.
+ Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
+ Nếu lượng Cl2 thu được trong các trường hợp đều bằng nhau, hãy tính tỷ lệ: m1: m2 : m3 . Nếu m1 = m2 = m3 thì trường hợp nào thu được nhiều Cl2 nhất.

Câu 2:
Đốt cháy một Hydrocacbon CxHy (A) ở thể lỏng thu được CO2 và hơi nước theo tỷ lệ khối lượng 4,89 : 1.
a. Xác định công thức phân tử của A. Biết MA = 78.
b. Cho A tác dụng với Brôm theo tỷ lệ 1:1 có mặt bột sắt thu được chất B và khí C. Khí C được hấp thụ bởi 2 lít dung dịch NaOH 0,5M. Để trung hoà NaOH dư cần 0,5lít dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng A phản ứng và khối lượng B tạo thành.

Câu 3:
Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl trong 2 trường hợp sau:
a. Thả một viên bi (hình cầu) bằng sắt kim loại nặng 7 gam vào 250ml dung dịch HCl. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy còn lại m gam sắt không tan. Cho m gam sắt trên vào 122,5 gam dung dịch H2SO4 20%, sau một thời gian khi nồng độ dung dịch H2SO4 còn lại 15,2% thì lấy miếng sắt ra.
b. Thả viên bi sắt (hình cầu) nặng 5,6gam vào 200ml dung dịch HCl. Sau khi đường kính viên bi chỉ còn lại ½ thì thấy khí ngừng thoát ra.

Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 hydrocacbon CxH2x+2 và CyH2y+2 (y = x + k) thì thu được b gam CO2. Chứng minh:
[TEX] \frac{b}{22a - 7b} - k < x < \frac{b}{22a - 7b}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
B

bossquanganh1

viết sai đề này bạn Ba ht II mà phải là BaCl2
bài 3: Có 5 lọ ko nhãn đựng các dd ko màu sau : NaCl, Na2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, BaCl2. Chỉ dùng một oxit (rắn), làm thế nào để nhận biết dd trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học? Viết các ptpu xảy ra.
chắc là lấy BaO
cho vào các ống nghiệm, lọ nào chỉ thấy kết tủa trắng => Na2SO4

còn 2 lọ xuất hiện kết tủa trắng lọc ra chắt nước đi, thấy có 2 kết tủa khác, kết tủa có màu là Mg(OH)2 và Al(OH)3 đốt nóng 2 kt này kt nào ra màu trắng(Al2O3) tạo ra
=>Al(OH)3=>lọ vừa rồi là Al2(SO4)3, kt còn lại là Mg(OH)2=>lọ đó là MgSO4
còn lại là NaCl và BaCl2 cho Na2SO4 vào thấy kt =>BaCl2
còn lại là NaCl:cool::cool::cool:
pt:Na2SO4+BaO--->BaSO4+Na2O ,Na2O+H2O--->2NaOH(vì Na2SO4 ở dd mà)
MgSO4+BaO--->BaSO4+Mg(OH)2
Al2(SO4)3+BaO--->Al(OH)3+BaSO4
Al(OH)3--T*->Al2O3+H2O
BaCl2+Na2SO4--->BaSO4+2NaCl
 
B

bluesky_hvt

Xướng nhất là lý thuyết, nhàn
Fe3O4+4CO--> 3Fe+4CO2
a)
2Fe+3Cl2-->2FeCl3
b)
Fe+2HCl--> FeCl2+H2

Em đoán mò, đúng thì thanks cho em 1 cái, em đang nghèo :x:-*
Sai tha hồ mà chém
còn cách nữa nè!
a)Fe3O4 + 8HCl -> 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
FeCl2 + Cl2 -> FeCl3
b)pt1 tương tự,
pt 2 : Fe + 2FeCl3 -> 3FeCl2
 
B

boycuchuoi

đề thi chuyên hoá tổng hợp đây cả nhà làm thử nha :
Bài 1 viết pt :? + 2NaOH --> CaCl2 + ? + ? + ?H2O


Bài 2: 1 bình kín dung tích 10 lít không có không khí , chứa 500 ml dd H2SO4 1M t/d vừa hết với 55 gam hh gồm Na2CO3 và NảO . Sau p/ứ thu được hh khí A gồm SO2 và CO2 , nhiệt độ trung bình là 47 độ C . Giả thiết V bình thay đổi không đáng kể , độ tan của các khí trong nước không đáng kể
a, nếu trộn hh khí A với o2 thu được hh khí B có tỉ khối so với H2 la 21,71 . Cho hh khí B qua ống sứ nung nóng có xt V2O5 thì thu dược hh khí C có tỉ khối so với H2 là 22,35 . Tính H=? của quá trình chuyển hoá SO2 thành SO3 và thành phần % của V các khí trong hh C


Bải 3: Hh A gồm Fe , FeCO3 , Fe3O4 . Cho m gam hh A vào 896 ml dd HNO3 o,5 M thì thu được dd B và hh khí C gồm NO và CO2 , cho toàn bộ hh C vào 1 bình kín chứa kk , dung tích 4,48 lít ở O độ C áp suất 0,375 atm .Sau khi cho hh C vào bình thì ở o độ C áp suất gây ra trong bình là 0,6 atm và trong bình không còn O2 . Cho dd B t/d với CaCO3 thì thấy hoà tan được 1,4 gam CaCO3 . Mặt khác , nếu cho m gam hh H2SO4 97,565 % thì sau tn C% dd H2SO4 giảm đi 2,265 % . Tính tp % theo khối lượng của hh A?


Bài 4: hh A gồm 2 chất hữu cơ mạch hở khi đun nóng 47,2 gam hh A với lượng dư dd NaOH thì thu được 1 rượu đơn chức và 38,2 gam hh muối của 2 axit hữu cơ đơn chúc , kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng . Mặt khác nếu đốt cháy 9,44 gam hh A thì cần vừa đủ 12,096 lít O2 thu được 10,304 lít khí CO2 (Các V khí đo được ở DKTC)
a, x/d CTPT và viết CTCT của các chất có trong hh A
b, tính % khối lượng các chất có trong hh A
 
T

tokerin

Đề thi 2006
I:
1)Cho hỗn hợp gồm có 3 chất rắn: [TEX]Al_2O_3[/TEX], [TEX]SiO_2[/TEX] và [TEX]Fe_2O_3[/TEX] vào dd chứa 1 chất tan A thì thu được 1 chất rắn B duy nhất. Hãy cho biết A,B có thể là những chất gì? Cho VD và viết các ptpư minh họa
2)Dẫn hỗn hợp khí gồm có [TEX]CO_2[/TEX], [TEX]SO_2[/TEX] và [TEX]C_2H_4[/TEX] vào dd chứa 1 chất tan C thì còn lại một chất khí D duy nhất đi qua dd. Hãy cho biết C,D có thể là những chất gì? Cho VD và viết các ptpư minh họa
II. Hòa tan hoàn toàn 3 gam hỗn hợp E gồm đồng và bạc vào 50 ml dd [TEX]H_2SO_4[/TEX] (d=1.84 g/ml) thu được dd F trong đó lượng [TEX]H_2SO_4[/TEX] còn dư bằng 92.4% lượng ban đầu. Đổ từ từ dd F vào 107.24 ml nước cất thì vừa đủ tạo thành 200g dd G
1) Xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi KL trong hỗn hợp E
2) Tính nồng độ C% các chất tan trong dd G và của dd [TEX]H_2SO_4[/TEX] ban đầu. Cho biết khối lượng riêng của nước là 1 g/ml
III. Chia hỗn hợp H gồm sắt (II) oxit và đồng (II) oxit thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 pư vừa đủ với 200 ml dd [TEX]H_2SO_4[/TEX] 2M. Cho phần 2 vào ống sứ, đốt nóng và dẫn 1 dòng khí [TEX]CO[/TEX] đi qua ống. Sau pư thấy trong ống còn lại 28 gam hỗn hợp K gồm 4 chất rắn và 10.2 gam khí đi ra khỏi ống. Cứ 1 lít khí này nặng gấp 1.275 lần 1 lít khí oxi đo ở cùng đk
1) Xác định % khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp H
2) Cho toàn bộ 28 gam hỗn hợp K ở trên vào cốc dư [TEX]HCl[/TEX], khuấy đều cho các pư hoàn toàn. Tính số gam chất rắn tối đa không bị hòa tan
IV. Cho một hỗn hợp P gồm có 2 este được tạo bởi 2 axit với cùng 1 rượu, trong ptử mỗi chất chứa 2 nguyên tử oxi. Cho 2.08 gam hỗn hợp P tác dụng vừa hết với 50 ml dd [TEX]NaOH[/TEX], sau đó cô cạn dd thu được 2.32 gam muối khan
1) Xác định công thức của rượu và nồng độ mol của dd [TEX]NaOH[/TEX] đã dùng
2) Giả sử số mol của muối hơn kém nhau 2 lần, xác định CTCT của các este
V.2 hợp chất hữu cơ X và Y (mạch thẳng chứa [TEX]C[/TEX],[TEX]H[/TEX],[TEX]O[/TEX]). Một lít hơi của chất Y nặng gấp 2 lần một lít hơi của chất X và gấp 4.138 lần 1 lít không khí. Khi đốt cháy hoàn toàn chất Y tạo ra thể tích khí [TEX]CO_2[/TEX] bằng thể tích hơi nước và bằng thể tích khí oxi đã dùng để đốt cháy. Cho biết các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng 1 đk
1) Lập CTPT của các chất có thể là X,Y. Viết CTCT tất cả các chất có cùng CTPT tìm được của X
2) Hòa tan 7.2 gam hỗn hợp M gồm X,Y vào dung môi trơ (là dung môi không tham gia pư) được dd Z. Chia Z làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với lượng dư [TEX]NaHCO_3[/TEX] thu đước 1.12 lít [TEX]CO_2[/TEX] (đktc) và thấy rằng số mol [TEX]CO_2[/TEX] bằng tổng số mol của X và Y. Phần 2 tác dụng hết với Na tạo ra 784 ml [TEX]H_2[/TEX] (đktc). Xác định % khối lượng mỗi chất trong M và viết CTCT X,Y
 
Top Bottom