Sử Đề ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH.
NĂM HỌC 2021-2022
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Câu 1 (4,0 điểm).
Có ý kiến cho rằng: "Một phong trào đấu tranh sẽ không thể đi đến thắng lợi nếu thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo phong trào
Từ nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896), anh/chị hãy làm tố quan điểm trên.
Câu 2 (4,0 điểm).
Vì sao năm 1929 ở Việt Nam diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập đảng cộng súng. Anh chị hãy cho biết kết quả ý nghĩa của cuộc đấu tranh này,
Câu 3(4,0 điểm).
Trình bày và nhận xét phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam được đề ra trong các hội nghị do Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trì vào tháng 11- 1939, tháng 5-1941 và tháng 3 - 1945
Câu 4 ( ( 4₫ )
Xuất phát từ những lí do nào Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định "đánh lâu dài" là một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954)
Câu 5 (4₫ )
Vì sao những năm 40 của thế kỉ XX. Hiệp hội cho quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuyển trong tâm hợp tác sang lĩnh vực kinh tế
Đáp án tham khảo
Câu 1: Có ý kiến cho rằng: “Một phong trào đấu tranh sẽ không thể đi đến thắng lợi nếu thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo phong trào". Từ nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 – 1896), anh chị hãy làm rõ quan điểm trên.
Trả lời
- “Một phong trào đấu tranh sẽ không thể đi đến thắng lợi nếu thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo phong trào" là ý kiến chính xác
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là do thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Lãnh đạo phong trào là tầng lớp văn thân, sĩ phu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi ý thức hệ phong kiến lỗi thời, do vậy không thể tránh khỏi những hạn chế trong tư tưởng. Một bộ phận thủ lĩnh kháng chiến dễ dao động, đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bắt lợi cho nghĩa quân: khi bị dồn vào thế bị thường tìm đến cái chết một cách mù quáng.
Kết quả là lực lượng khởi nghĩa bị hao mòn, dễ bị đàn áp.
- Họ không đại diện cho một lực lượng sản xuất tiên tiến. Do bị chi phối quan điểm Nho giáo nên những người lãnh đạo ít chú ý đến điều kiện vật chất đảm bảo thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa.
- Họ chưa đưa ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn.
+ Họ chỉ đề cao mục tiêu độc lập dân tộc mà chưa quan tâm đến giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Vì thế, không thể lôi cuốn dòng đảo nông dân tham gia. Khi quyền lợi của nông dân không được giải quyết thì sức mạnh không thể phát huy.
+ Họ chủ yếu quan tâm đến hình thức khởi nghĩa vũ trang, chưa kết hợp các hình thức đấu tranh khác, chưa chú trọng kết hợp kháng chiến với kiến quốc.
+ Hầu hết những người lãnh đạo khởi nghĩa không thể vượt qua được những hạn chế của lịch sử, không có khả năng lãnh đạo một phong trào mang tính toàn quốc, chưa gắn kết các cuộc khởi nghĩa thành một phong trào lớn.
Câu 2 ( 4 điểm ) Vì sao năm 1929 ở Việt Nam diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng cộng sản? Anh/ chị hãy cho biết kết quả, ý nghĩa của cuộc đấu tranh này.
Trả lời
Nguyên nhân diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập đảng cộng sản:
- Năm 1920, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp yêu nước khác phát triển mạnh mẽ, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng
- Hội Việt Nam Cách mạng Thành niên không còn đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Yêu cầu đặt ra phải thành lập một chính đảng nhưng nhận thức đó điều ta không đồng đều trong các hội viên của tổ chức này.
- Bắc Kì là nơi phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất cả nước, có số lượng hội viên đồng...Vì vậy, họ sớm nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một chính đảng vô sản.
- Phong trào cách mạng ở Trung Kì, Nam Kì không phát triển mạnh như Bắc kì do đó những người đứng đầu tổ chức Thanh niên chưa nhìn thấy yêu cầu cấp thiết phải thành lập chính đảng vô sản.
- Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (5 1929) ở Hương Cảng (Trung Quốc) diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập Đảng. Đại biểu Bắc Kì đưa ra yêu cầu thành lập đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận, họ bỏ đại hội ra về
* Kết quả của cuộc đấu tranh
- Tháng 6 - 1929, dại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kỳ hợp tại số nhà 512, phố Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đảng Cộng Sản
- Khoảng tháng 8 - 1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì cũng đã nhận thức được yêu cầu phải thành lập đảng cộng sản nên quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng.
- Tháng 9 - 1929, những người giác ngộ cộng sản trong tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
* Ý nghĩa
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin đã thấm sâu vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam.
- Ba tổ chức cộng sản ra đời là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản, điều kiện cho sự thành lập Đảng đã chín muồi.
Sự ra đời tổ chức cộng sản nửa sau năm 1929 là bước chuẩn bị ra cho sự thành công của cách mạng tháng Tám.
 
Top Bottom