Địa 6 Đề ôn tập HKII

Kiều Anh.

Cựu TMod Địa
Thành viên
30 Tháng mười hai 2020
1,208
5,411
511
Hà Nội❤️
Hà Nội
..................
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hello các cao nhân, lại là mềnh đây!!
Mình biết là vào thời gian này, hầu như tất cả mọi người đều thi xong hết ròi đúng khum nhỉ?
Cơ mà mình thì tuần sau mới thi á, đăng lên đây cho các bạn tham khảo đề ôn tập cụa trường mình nè
Mọi người thử trả lời câu hỏi ở phần bên dưới đi nhó, dễ lém á
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Sông và hồ
2. Biển và đại dương
3. Đất. Các nhân tố hình thành đất
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguyên nhân sinh ra thủy triều?
A. Động đất ở đáy biển. B. Núi lửa phun.
C. Do gió thổi. D. Sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời.
Câu 2: Trên Trái Đất, nước mặn chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên
Trái Đất?
A.82% B. 97% C. 79% D. 70%
Câu 3: Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?
A. Dòng biển Gơn-xtrim B. Dòng biển Bra-xin
C. Dòng biển Ca-li-phóc-ni-a D. Dòng biển Đông Úc
Câu 4: Độ muối hay độ mặn trung bình của nước biển và đại dương là bao nhiêu?
A. 35% B. 35‰ C. 25‰ D. 25%
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do?
A. Gió B. Động đất C. Núi lửa phun D. Thủy triều
Câu 6: Độ muối của nước biển và đại dương là do?
A. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.
B. Sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra.
C. Động đất, núi lửa ngầm dưới đáy biển và đại dương sinh ra.
D. Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.
Câu 7: Biển Ban-tich có độ muối rất thấp là do?
A. Biển rất ít mưa, độ bốc hơi lớn.
B. Nhiều sông đổ vào, độ bốc hơi rất lớn.
C. Biển đóng băng quanh năm.
D. Biển kín, có nguồn nước sông phong phú.
Câu 8: Độ muối của biển Hồng Hải lên tới
A. 33‰ B. 35‰ C. 41‰ D. 47‰
Câu 9: Độ muối của biển nước ta là
A. 35‰ B. 35% C. 33‰ D. 33%
Câu 10: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Biển Hồng Hải có độ muối cao là do?
A. Biển có độ bốc hơi lớn và có nhiều sông đổ vào.
B. Biển rất ít mưa, độ bốc hơi lớn.
C. Biển có ít sông chảy vào, độ bốc hơi lớn.
D. Biển kín, có nguồn nước sông phong phú.
Câu 12: Sóng biển là
A. hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
B. dòng chuyển động trên biển và đại dương.
C. hình thức dao động dưới đáy biển sinh ra.
D. hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền.
Câu 13: Hồ có nguồn gốc từ
A. vết tích của một khúc sông cũ.
B. miệng núi lửa đã tắt.
C. hồ nhân tạo
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 14: Hồ là
A. khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền
B. khoảng nước đọng tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
C. khoảng nước đọng trong đất liền
D. khoảng nước đọng tương đối rộng trên bề mặt lục địa.
Câu 15: Lưu vực của một con sông là?
A. Diện tích nơi bắt nguồn của sông.
B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
C. Diện tích đất sông chảy qua.
D. Một diện tích đất nào đó.
Câu 16: Thủy chế của sông tương đối đơn giản nếu sông phụ thuộc vào?
A. Một nguồn cấp nước.
B. Nguồn nước mưa và băng tuyết tan.
C. Nhiều miền khí hậu khác nhau.
D. Nhiều nguồn cấp nước khác nhau.
Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do
A. gió B. động đất
C. núi lửa phun D. thủy triều
Câu 18: Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào
đó trong
A. 1 giờ đồng hồ B. 1 phút đồng hồ
C. 1 ngày D. 1 giây đồng hồ
Câu 19: Hồ nước mặn thường có ở những nơi?
A. Có nhiều sinh vật phát triển trong hồ.
B. Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn.
C. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhưng có độ bốc hơi lớn.
D. Gần biển do có nước ngầm mặn.
Câu 10: Dựa vào tính chất của nước, người ta phân thành mấy loại hồ?
A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại
Câu 20: Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?
A. Hồ Tây B. Hồ Trị An
C. Hồ Gươm D. Hồ Tơ Nưng
Câu 21: Sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất nước ta là
A. sông Đồng Nai B. sông Hồng
C. sông Đà D. sông Cửu Long
Câu 22: Nguyên nhân sinh ra độ muối của nước biển là do?
A. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.
B. Sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra.
C. Động đất, núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra.
D. Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.
Câu 23: Cửa sông là nơi dòng sông chính
A. tiếp nhận các sông nhánh. B. đổ ra biển (hồ).
C. phân nước ra cho sông phụ. D. xuất phát.
Câu 24: Chi lưu là?
A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông.
B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
D. Các con sông đổ nước vào con sông chính.
Câu 25: Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là?
A. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút Mặt Trời.
B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm.
C. Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm.
D. Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm.
Câu 26: Các hồ móng ngựa được hình thành do?
A. Sụt đất B. Núi lửa
C. Băng hà D. Khúc uốn của sông
Câu 27: Biển Hồng Hải có độ muối cao là do?
A. Biển có độ bốc hơi lớn và có nhiều sông đổ vào.
B. Biển rất ít mưa, độ bốc hơi lớn.
C. Biển có ít sông chảy vào, độ bốc hơi lớn.
D. Biển kín, có nguồn nước sông phong phú.
Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do?
A. Động đất ngầm dưới đáy biển B. Sự thay đổi áp suất của khí quyển
C. Chuyển động của dòng khí xoáy D. Bão, lốc xoáy
Câu 29: Dựa vào nguồn gốc hình thành có thể chia thành:
A. Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa.
B. Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt.
C. Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn.
D. Hồ nước mặn và hồ nước ngọt.
Câu 30: Căn cứ vào tính chất của nước, có hồ?
A. Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa.
B. Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt.
C. Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn.
D. Hồ nước mặn và hồ nước ngọt.
Câu 31: Sông ngòi nước ta giàu phù sa, nguyên nhân là do
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.
C. trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau.
D. diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.
Câu 32: Hai thành phần chính của lớp đất là:
A. Hữu cơ và nước B. Nước và không khí
C. Cơ giới và không khí D. Khoáng và hữu cơ
Câu 33: Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là?
A. Sinh vật B. Đá mẹ
C. Khoáng D. Địa hình
Câu 34: Thành phần khoáng của lớp đất có đặc điểm là?
A. Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong đất.
B. Gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
C. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng là sinh vật.
D. Tồn tại trên cùng của lớp đất đá.
Câu 35: Đặc điểm nào không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?
A. Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.
B. Có màu xám thẫm hoặc đen.
C. Tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất.
D. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.
Câu 36: Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có:
A. Màu nâu hoặc đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng.
B. Màu xám thẫm, độ phì cao.
C. Màu xám, chua, nhiều cát.
D. Màu đen hoặc nâu, ít cát, nhiều phù sa.
Câu 37: Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm là?
A. Đất cát pha B. Đất xám
C. Đất phù sa bồi đắp D. Đất đỏ badan
Câu 38: Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là?
A. Đất cát pha B. Đất xám
C. Đất phù sa bồi đắp D. Đất đỏ badan
Câu 39: Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm là?
A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
B. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.
C. Tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất.
D. Gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
Câu 40: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là
A. đá mẹ. B. địa hình.
C. khí hậu. D. sinh vật.
 
Top Bottom