Sinh 11 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ II - SINH HỌC 11 (Phần 1)

jagbaskerville2001

Cựu TMod Sinh
Thành viên
28 Tháng hai 2022
219
287
66
22
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ÔN TẬP CUỐI KỲ SINH HỌC 11
I. Cảm ứng ở động vật
1. Điện thế nghỉ


1653124341073.png

- Khái niệm: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với bên ngoài mang điện dương.

- Cơ chế hình thành điện thế nghỉ: gồm 3 yếu tố sau:

+ Sự phân bố ion ở 2 bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào: nồng độ K+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào.

+ Tính thấm có chọn lọc của màng đối với ion (cổng ion mở hay đóng): kênh K+ trên màng mở nên các K+ sát màng tế bào đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung sát mặt ngoài màng tế bào --> mặt ngoài màng tích điện dương, mặt trong màng tích điện âm.

+ Bơm Na-K vận chuyển K+ từ bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào, do vậy duy trì nồng độ bên K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào.


1653124579064.png

2. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

- Khi bị kích thích, tế bào thần kinh hung phấn và xuất hiện điện thế hoạt động.

- Các giai đoạn biến đổi từ điện thế nghỉ thành trạng thái điện thế hoạt động:

+ Khử cực: chênh lệch điện thế ở 2 bên màng tế bào tang nhanh từ -70mV đến 0mV

+ Đảo cực: điện thế bên trong trở nên dương hơn so với bên ngoài tế bào (+30mV)

+ Tái phân cực: khôi phục lại sự chênh lệch điện thế màng giữa 2 bên màng như ban đầu

- Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin vs không có bao myelin


Sự lan truyền không có bao mielinSự lan truyền có bao mielin
Đặc điểm lan truyềnXung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng kề bênLan truyền từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác
Tiêu tốn năng lượngChậm hơn (3-5 m/s)Nhanh hơn nhiều lần (100-120 m/s)
Vận tốc truyền xung thần kinhNhiều hơn do cần nhiều bơm Na-K hơnÍt hơn do cần ít bơm Na-K hơn


1653124474234.png

3. Truyền tin qua xinap

- Xung thần kinh được lan truyền dọc theo chiều thần kinh đến cuối sợi trục và tiếp tục lan truyền qua xinap đến tế bào khác

- Xynap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh – tế bào thần kinh, tế bào thần kinh – tế bào khác.

- Có 2 loại xynap: xinap hóa học (phổ biến ở động vật), xinap điện

- Cấu tạo của xinap và dẫn truyền xung thần kinh qua xinap:


1653124600596.png

+ Cấu tạo xinap hóa học: màng trước xinap, túi chứa chất trung gian thần kinh, kênh Ca2+, khe xinap, màng sau xinap, thụ thể màng sau xinap.

+ Dẫn truyền xung thần kinh qua xinap


  • Xung thần kinh dẫn truyền đến đầu tận cùng xynap à mở kênh Ca2+ và Ca2+ đi vào trong chùy xynap.
  • Ca2+ kích hoạt quá trình túi chứa acetylcholine gắn vào màng trước xynap và giải phóng acetylcholine và khe xinap
  • Acetylcholine gắn vào thụ thể màng sau xinap à làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
4. Tập tính ở động vật

- Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống.

- Phân loại:

+ Tập tính bẩm sinh: là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

+ Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được

Một hình thức học tập của động vật:

+ Quen nhờn: là hình thức học tập đơn giảm nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu không kèm theo sự nguy hiểm nào.

+ In vết: VD: đi theo các vật chuyển động nhìn thấy đầu tiên sau khi trứng nở ở gà, vịt, ngỗng à đi theo bố mẹ và được bố mẹ chăm sóc hơn.

+ Điều kiện hóa: bao gồm điều kiện hóa đáp ứng (hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của kích thích kết hợp đồng thời) và điều kiện hóa hành động (liên kết hành vi của động vật với 1 phần thưởng/phạt sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó).

+ Học ngầm: học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Sauk hi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự.

Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật:

+ Tập tính kiếm ăn: đa số các tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển là tập tính bẩm sinh. Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, phần lớn tập tính kiếm ăn là học tập từ bố mẹ, đồng loại hoặc kinh nghiệm bản thân.

+ Tập tính bảo vệ lãnh thổ: động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở, sinh sản.

+ Tập tính sinh sản: tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.

+ Tập tính di cư: một số loài chim, cá,.. thay đổi nơi sống theo mùa. Có thể di cư 1 chiều hoặc 2 chiều, phổ biến ở chim hơn các loài động vật khác. Động vật trên cạn định hướng di cư nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. Chim bồ câu dựa vào từ trường Trái Đất. Động vật sống ở dưới nước như cá định hướng nhờ thành phần hóa học của nước và hướng dòng chảy.

Ứng dụng tập tính: dạy chim, thú biểu diễn trong rạp xiếc, đi săn, bắt tội phạm.


II. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

1. Sinh trưởng ở thực vật

- Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

- Mô phân sinh là mô chưa phân hóa và có khả năng phân chia nguyên phân, có 4 loại mô phân sinh


Mô phân sinh đỉnhMô phân sinh bênMô phân sinh lóng
Ở lớp thực vậtMột lá mầm và Hai lá mầmHai là mầm, số ít Một lá mầmMột lá mầm
Vị tríTận cùng chồi, ngọn, chồi bên, đỉnh rễThân cây, tầng phát sinh mạch giữa mạch gỗ và mạch rây.Ở gốc của các đốt cây 1 lá mầm
Vai tròCây phát triển về chiều cao, rễ dài ra.Thân và rễ phát triển theo chiều ngangPhát triển lóng à làm dài thân.
* Sinh trưởng sơ cấp: là hình thức sinh trưởng của mô phân sinh đỉnh làm cho cây lớn lên và rễ dài:

+ Thực vật 1 lá mầm: đa số là sinh trưởng sơ cấp.

+ Thực vật 2 lá mầm: sinh trưởng sơ cấp ở phần non, sinh trưởng thứ cấp ở phần già.

* Sinh trưởng thứ cấp

+ Chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm

+ Làm tăng đường kính thân, tăng bề ngang của thân và rễ.

+ Hai mô phân sinh bên bao gồm: tầng phát sinh mạch dẫn và tầng phát sinh vỏ

+ Sinh trưởng thứ cấp hình thành các thân cây gỗ lớn với nhiều vòng gỗ và lớp bần bên ngoài (vỏ thân cây)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật: đặc điểm di truyền của loài cây và giống cây, hormone, các yếu tố ngoại cảnh: nhiệt độ, nước, ánh sáng, oxi, muối khoáng,...

2. Hormone thực vật

- Là chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

- Đặc điểm:

+ Được tạo ra ở một nơi và được đáp ứng tại một nơi khác

+ Chỉ cần nồng độ thấp đã gây ra biến đổi mạnh trong cơ thể

+ Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hormone ở động vật bậc cao

Phân loại: hormone kích thích và hormone ức chế


HormoneTác dụng
Hormone kích thíchAuxin (được tổng hợp ở đỉnh, chồi, ngọn)- Kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào
- Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, kích thích ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thế ngọn.
- Kích thích sinh trưởng quả.
Giberelin được tổng hợp ở lá và rễ- Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dài của mỗi tế bào.
- Kích thích nảy mầm của hạt, chồi củ.
- Kích thích sinh trưởng chiều cao của cây.
- Tăng tốc độ phân giải tinh bột.
Xitokinin được tổng hợp chủ yếu ở rễ- Kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già hóa tế bào
- Kìm hãm hóa già cơ quan
- Tác động lên sự nảy mầm hạt, củ, quả.
Hormone ức chếEthylene được hình thành trong các mô héo, bị bệnh, đang hóa già.- Hormone kích thích chin quả.
- Kích thích sự ra hoa của 1 số thực vật
Axit abxixic (ABA) được tổng hợp hầu hết các bộ phận của cây- Kích thích sự rụng
- Điều chỉnh sự ngủ của hạt
- Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng
- Hormone của sự già hóa
Tương quan giữa hormone kích thích và hormone ức chế:

+ GA/ABA điều tiết trạng thái ngủ hay nảy mầm của hạt.

Tương quan giữa các hormone với nhau:

+ Auxin/Xitokinin: điều tiết phát triển của mô callus

3. Phát triển ở thực vật có hoa

- Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm 3 quá trình: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả)

- Những nhân tố chi phối sự ra hoa:

+ Bao gồm tuổi cây, xuân hóa, quang chu kì

+ Hormone ra hoa là các chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.

+ Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì của thực vật và là sắc tố nảy mầm đối với các loại hạt mẫn cảm với ánh sáng.


  • Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển: là 2 quá trình liên quan với nhau, là 2 mặt của chu kì sống của cây.
  • Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng để thúc đẩy hạt hay củ nảy mầm sớm khi chúng đang trong trạng thái ngủ, trong điều tiết sinh trưởng của cây.
  • Ứng dụng kiến thức về phát triển: dựa vào tác động của nhiệt độ, quang chu kì sử dụng trong công tác chọn cây trồn theo vùng địa lí, theo mùa, xen canh, chuyển – gối vụ cây nông nghiệp,…
Chúc các em ôn tập tốt! Phần Sinh sản ở thực vật và động vật sẽ được tóm tắt trong bài tiếp theo!
 
Top Bottom