Công nghệ đang ảnh hưởng lớn tới Euro 2016

katarina123

Học sinh
Thành viên
8 Tháng năm 2014
11
0
41
bongda24h.vn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cuộc chơi công nghệ đang có sức ảnh hưởng lớn đến chuyên môn trong bóng đá nói riêng và thể thao đỉnh cao nói chung. Nhưng công nghệ chỉ góp phần chứ không phải là yếu tố quyết định đến thành công.

Từ vài chục năm trước, con người đã tự đặt ra câu hỏi liệu loài người có trở nên lạc hậu, thua sút và bị công nghệ bỏ xa? Câu trả lời là không. Garry Kasparov không có khả năng phân tích cả triệu phương án chiến thuật trong một giây như máy tính Deep Blue của IBM, nhưng vẫn có khả năng đánh bại nó hay nhiều siêu máy tính cờ vua khác.

Lý do là con người tạo ra công nghệ chứ không phải ngược lại, và công nghệ không có linh hồn như con người. Nó chỉ là một cỗ máy khô khốc, không thể có những suy nghĩ và ứng biến bất ngờ ngoài sách vở như con người. Chính vì thế khi Kasparov đi một nước cờ độc mà máy tính chưa được lập trình, sự lúng túng của công nghệ sẽ bị khai thác triệt để.

Môn bóng chày tại Mỹ cũng từng chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ. Đội Oakland Athletics từng gây đình đám với thành công nhờ công nghệ, thậm chí sự kiện ấy được viết thành sách và dựng thành phim ăn khách (Moneyball). Nhưng sự thật là Athletics không thể vô địch bóng chày ở Mỹ, thường gây thất vọng khi vào vòng play-off và dần tuột khỏi nhóm hàng đầu của môn này.

Công nghệ, suy cho cùng, chỉ là công cụ chứ không thể là yếu tố quyết định tất cả. HLV Arsene Wenger, một nhà cách mạng trong bóng đá đỉnh cao, từng nói: “Tôi sẽ không phải là tù nhân của công nghệ”. Chính Wenger đã áp dụng công nghệ để thành công trong huấn luyện ở CLB Arsenal.

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện và điểm mạnh về tốc độ của huyền thoại Arsenal, Thierry Henry có một phần đóng góp của công nghệ. Nhưng yếu tố tiên quyết biến Henry thành siêu sao lại là trí thông minh và khả năng ứng biến tình huống của cựu tiền đạo người Pháp. Điều đó, không công nghệ nào có thể lập trình được, và đó cũng là sự khác biệt giữa con người và cỗ máy.

Ngày nay, khi công nghệ ngày càng được phát triển với mức độ chóng mặt, mọi dữ liệu thống kê đều trở nên quá đơn giản và dễ dàng được sử dụng. Các hãng chuyên thống kê mọc lên như nấm sau mưa, ngay cả giới hâm mộ cũng có thể tra cứu thống kê về chuyên môn (tuy không quá chuyên sâu) hoàn toàn miễn phí. Ví dụ, một cầu thủ chuyền bao nhiêu lần với tỷ lệ chính xác bao nhiêu trong một trận. Một đội bóng dứt điểm bao nhiêu lần, chính xác bao nhiêu phần trăm.

Hãy coi chừng bị công nghệ đánh lừa! Michael Ballack, cựu danh thủ Đức, nói rằng thống kê đối với anh… vô nghĩa. Lý do là với Ballack, một pha dứt điểm ra ngoài nhưng sạt cột dọc hay xà ngang có giá trị hơn hẳn (về khả năng thành bàn) so với một cú dứt điểm nhẹ trúng mục tiêu nhưng hoàn toàn không có khả năng đánh bại thủ môn của đội bị tấn công. Ballack luôn chấp nhận mạo hiểm dứt điểm khó để hy vọng thành bàn cao, thay vì dứt điểm dễ để có được những thống kê “đẹp”, kiểu 4 lần dứt điểm một trận trúng mục tiêu cả 4 nhưng không có chút hy vọng gì để ghi bàn.

Tương tự, một ví dụ khác là một cầu thủ, nhất là tiền vệ trung tâm, đá cho Barcelona hay Bayern (khi 2 đội bóng này do Pep Guardiola dẫn dắt) thường chuyền hơn 120 lần mỗi trận với tỷ lệ chính xác có thể lên đến hơn 90%.

Zinedine Zidane khi còn thi đấu hiếm khi chuyền hơn 90 lần mỗi trận, tỷ lệ chính xác cũng dưới 80% nhưng là một siêu sao đích thực, bởi anh luôn nguy hiểm và khiến đối phương sợ hãi, chứ không chỉ chuyền ngắn an toàn đôi khi đến mức lạm dụng như cách chơi của tiqui-taca.
 
Top Bottom