Văn Chuyên đề nghị luận xã hội

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 19: Con người có thể chết, nhưng tình yêu sẽ trường tồn vĩnh cửu. Bạn đồng ý chứ?

Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: giới hạn của tình yêu và con người
- Trích dẫn nhận định
Thân bài:
Giải thích:
  • Con người: thực thể sống, sinh vật trên Trái Đất. Con người có khả năng lĩnh hội và áp dụng tri thức tự nhiên và xã hội. Con người được phân biệt con vật ở tiếng nói, suy nghĩ, ngôn ngữ,.. Con người là sinh vật tiến hoá bậc cao có thể tác động đến các sinh vật khác.
  • Tình yêu: là cụm từ bao hàm tất cả mọi cảm xúc yêu thương, tích cực như tình bạn, tình yêu nam nữ, tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, tình yêu cuộc sống, tình làng nghĩa xóm, tình thầy cô, lòng tự hào, sự biết ơn,... Những cảm xúc, tình cảm có giá trị tích cực và tốt đẹp người ta tóm gọn lại là hai tiếng "Tình yêu". Tình yêu xuất phát từ con người và điểm đến cũng là con người
  • "Chết": là sự chấm dứt mọi hoạt động sống của các sinh vật.
=> Con người như bao loài sinh vật khác, có sự sống và cái chết. Trong đó, cái chết là giới hạn tồn tại. Còn tình yêu, là mạch nối tình cảm tươi đẹp được gắn kết bởi trái tim với trái tim, bởi tâm hồn với tâm hồn,... Từ đây, ta nhận ra giá trị con người nằm ở giá trị tình cảm. Lí trí có thể tiêu vong theo cái chết, nhưng tình cảm thì mãi tràn đầy, xuyên suốt.

Bàn luận:
  • Tình cảm là ngọn lửa khơi mào cho mọi giá trị sống.
  • Tình cảm là những cảm xúc vui tươi, hồn nhiên, giận hờn, thích thú, đau khổ, nuối tiếc,...
  • Tình cảm có tồn tại nhưng không nồng nhiệt cũng sớm vơi cạn, tiêu tan -> Phải luôn củng cố và hàn gắn đối phương, kết nối tình cảm thêm bền bỉ, lâu dài và trở nên có ý nghĩa
  • Con người dẫu có là sinh vật bậc cao, có khả năng tác động lên mọi sinh vật sống còn lại thì giới hạn đời người - cái chết cũng siết người ta vào chân tường, giới hạn được tạo ra không phải để chúng ta nhòm ngó cái chết hay thờ ơ với sự sống (Này kiểu như "Than ôi! Mai chết rồi, nói làm gì nữa!" hay "Dù gì rồi ai cũng chết"). Đúng, ai rồi cũng chết nhưng ngẫm kĩ lại, khi sống, ta đã làm gì, để lúc chết, ta không phải hối tiếc, đau khổ mà điều ta cần là một sự ra đi thanh thản, an nhiên, hài lòng với tuổi trẻ đã hừng hực ngọn lửa đam mê như thế nào...
Bài học:
  • Tạc vào trong lòng mình những ý nghĩa cao đẹp từ cuộc sống ban tặng, trân trọng hiện thực, trân trọng con người, tôn trọng cảm xúc của người khác và của bản thân.
  • Thể hiện cá tính, phá cách, thay đổi, bật lên tiếng nói yêu thương, nhiệt huyết, tránh bảo thủ, lầm tưởng, sai lệch làn, lối
  • Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp,...
Kết bài:
- Khẳng định vấn đề
- Liên hệ bản thân:
  • Suy nghĩ về xã hội: Uớc gì/ Mong sao/ Hy vọng rằng/... về thế giới tương lai
  • Suy nghĩ về bản thân Lời hứa với bản thân.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề 20: Viết đoạn văn 200 chữ về tinh thần đoàn kết.

Dàn ý:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích: tinh thần đoàn kết là gì?
- Biểu hiện
+ Trong lịch sử, đất nước ta đã phải trải qua biết bao gian lao, khó nhọc, bao cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đến cuối cùng, chúng ta vẫn vượt qua tất cả để trở thành một đất nước độc lập, tự do như ngày nay. Tất cả đều nhờ tinh thần đoàn kết của cả dân tộc
+ Tinh thần đoàn kết, đùm bọc đã đi vào trong thơ ca. Tiêu biểu đó là bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. Giữa cuộc chiến gian lao, khổ cực, những người lính vẫn đồng cam cộng khổ, san sẻ cho nhau niềm vui ít ỏi, cùng nhau vượt qua hết thảy khó khăn. Đặc biệt, khi chiến đấu, họ kề vai sát cánh bên nhau, luôn trong tư thế sẵn sàng....
+ Ngày nay, chiến tranh không còn, chúng ta vẫn giữ được tinh thần đáng quý ấy. Nó được thể hiện ngay trong những hành động nhỏ nhất: giúp đỡ bạn bè, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn,.... Đặc biệt, qua đợt dịch Covid-19, tinh thần ấy lại càng được thể hiện hơn nữa. Con người như xích lại gần hơn, thân thiết hơn, trao nhau những giá trị nhỏ bé mà mang ý nghĩa to lớn.....
- Vai trò, ý nghĩa
+ Tinh thần đoàn kết có ý nghĩa to lớn. Trong công việc, nếu biết sử dụng tinh thần đoàn kết thì sẽ dễ thành công hơn. Nhờ có tinh thần đoàn kết mà chúng ta đã tạo một nguồn sức mạnh lớn lao đánh đuổi biết bao kẻ thù xâm lược
+ Cũng bởi vậy, mối quan hệ giữa người với người cũng tốt hơn
+ Trong đại dịch ngày nay, tinh thần đoàn kết lại càng có ý nghĩa hơn. Chỉ là vài cử chỉ nhỏ bé, một chút vật chất nhưng đã làm ấm lòng biết bao con người, cứu sống hàng ngàn người....
- Mở rộng vấn đề
+ Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn những cá nhân sống ích kỉ, thu mình lại. Họ chỉ nghĩ tới bản thân, luôn làm mọi việc một mình, không muốn phải chia sẻ với người khác
+ Hành động đó đáng bị lên án, phê phán
- Liên hệ bản thân
 
  • Like
Reactions: Kitahara

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 21: "Nếu thành công đến với ta một cách dễ dàng nghĩa là bạn đi lạc đường rồi đấy" Trình bày cảm nhận của em về câu nói trên.

Mở bài:
- Gioi thiệu vấn đề: Sự chông gai trên con đường chinh phục thành công
- Trích dẫn nhận định: ''Nếu thành công đến với ta một cách dễ dàng nghĩa là bạn đi lạc đường rồi đấy"

Thân bài:
Giải thích:

  • ''Thành công'': Là điểm đến, đích đến của mọi sự cố gắng bao gồm lí tưởng, ước mơ, thất vọng, đau đớn, nước mắt, thất bại và hạnh phúc.
  • ''Dễ dàng'': là tính từ chỉ sự đơn giản, một công việc nhẹ nhàng về tính chất hay khối lượng có thể đạt được
  • ''Lạc đường'': là lệch về hướng đi, lầm lẫn về những hoạch định đã đặt ra hay chạy theo một cách thức mù quáng không hay biết. ''Lạc đường'' về nghĩa đen là hành động trẻ em đi nhầm đường, lạc khỏi cha mẹ mình.
=> Sự thành công là danh từ bao quát cả một quá trình, đó là sự công nhận, ghi nhận và là dấu mốc lịch sử cho chính bản thân. Nó còn đại diện cho lí tưởng, sự kiên định và mọi sự khó khăn phải trải qua. Người thất bại chưa chắc không cố gắng nhưng người thành công chắc chắn họ đã bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc, sức khỏe... Vì thế, ''Nếu thành công đến với ta một cách dễ dàng nghĩa là bạn đi lạc đường rồi đấy"

Bàn luận:
  • Vì sao nói ''Nếu thành công đến với ta một cách dễ dàng nghĩa là bạn đi lạc đường rồi đấy"?. Thành công không bao giờ từ trên trời rơi xuống, không bao giờ là một cơn mưa tiền, và cũng không bao giờ là bức tranh chỉ toàn màu hồng. Thành công, hạnh phúc là đấu tranh.
  • Nếu sự chinh phục vinh quang quá nhàn hạ và giản đơn thì chắc có lẽ mục tiêu ta đề ra cho bản thân đã quá nhỏ nhặt, không ai lại tự nhận bản thân chinh phục thành công chỉ bằng một chút thời gian, một chút tiền hay một chút địa vị. Nếu tồn tại địa vị, gia thế làm tiền đề thì đó chỉ là bàn đạp và sự phụ thuộc. Bước ra và giữ vững địa vị ta đang đứng mới thật sự khó khăn và đó mới là người thành công, và vì thế lại càng nhấn mạnh cho luận đề thành công không bao giờ là bức tranh toàn màu hồng
  • Bên cạnh đó, sự ảo tưởng cũng chính là lí do tiêu biểu, một chiếc thang với một trăm nấc thang, anh đi được tám mươi nấc và tự mãn với những gì mình đang sỡ hữu, chính cảm xúc bất chợt ấy được kéo dài thì thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi anh có thực sự là người thành công hay không
Bài học:
  • Mọi thành công đều bắt đầu bằng vấp ngã, không bao giờ ''dễ dàng'' đạt được
  • Gía trị của thành công không định đoạt bạn đang ở vị trí nào trong xã hội. Chỉ cần chinh phục được ước mơ bạn đặt ra, ngày hôm nay bạn làm được nhiều hơn hôm qua một chút tức bạn đang cố gắng. Hãy luôn cho mình cơ hội, sống vì mình và người thân, sống có lí tưởng tốt đẹp thì bạn sẽ không bao giờ ''lạc đường''
Kết bài:
- Khẳng định giá trị câu nói
- Liên hệ bản thân, nêu lên sự mong ước, niềm hy vọng
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 22: ''Dòng sông của chân lí chảy qua kênh đào sai lầm''. Phát biểu cảm nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

A. Mở bài:
- Gioi thiệu vấn đề nghị luận: Sự tôi luyện ý chí được tạo nên từ những thất bại và sai lầm góp phần đưa ta đến bến bờ thành công
- Trích dẫn nhận định

B. Thân bài
1. Giải thích:
- Dòng sông của chân lí là gì?Chân lý là khái niệm để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Nói cách khác chân lý là thực tại được nhận thức một cách đúng đắn. "Dòng sông của chân lý" là một sự thật của loài người luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian.
- Kênh đào của sai lầm là gì? Sai lầm là những quyết định được cho là không phù hợp, những hành động quá khích, chưa hiểu cặn kẽ,... Dẫn đến những hậu quả không thể biết trước, sai lầm là lúc con người ta khó nhận ra bản thân đang mắc phải điều đó.

2. Tại sao ta cần có nghị lực sau những sai lầm?
- Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công.
- Bản lĩnh, dũng cảm hơn
- Được mọi người yêu quý, tin tưởng, tạo những mối quan hệ tốt đẹp
- Tạo tinh thần lạc quan, thoải mái
- Tạo tiền đề cho những phẩm chất, đức tính quý giá khác,...

3. Nêu thực trạng hiện nay + dẫn chứng văn học/lịch sử/đời sống, phê phán hành động dựa dẫm, ỷ lại

4. Mở rộng: Nhưng có phải lúc nào ta cũng sai lầm để thất bại rồi mới vươn lên? Hạn chế sai lầm là yếu tố tiên quyết, sai lầm tạo nên kinh nghiệm, kinh nghiệm nên được vận dụng triệt để và rút ngắn quãng thời gian chinh phục ước mơ một cách tối đa

5. Phải làm gì?
- Thống nhất giữa suy nghĩ, thái độ, lời nói và hành động
- Chia nhỏ mục tiêu, thực hiện chậm rãi, kiên trì
- Tìm sự giúp đỡ từ mọi người
- Chọn một tấm gương sáng làm thần tượng, thúc đẩy bản thân hành động và làm việc có hiệu quả tốt nhất.
- Quan trọng nhất vẫn là ý thức cá nhân, phải rèn luyện ý chí, sống không buông thả, lạc quan và có niềm tin vào cuộc sống, vào thành công.
- Đừng quên rằng: Nếu tri thức là sức mạnh giúp ta chiến thắng sự ngu dốt thì ý chí nghị lực lại là vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù.

C. Kết bài
- Khẳng định vấn đề nghị luận, khẳng định giá trị nhận định
- Liên hệ bản thân: Niềm hy vọng về thế giới tương lai
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề 23: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày về ý nghĩa của lối sống nghĩa tình đạo lý

Gợi ý:
Mở đoạn: dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
Thân đoạn:
- Giải thích lối sống nghĩa tình đạo lý là gì? Là lối sống thuận theo lẽ phải, có trước có sau, luôn đùm bọc giúp đỡ người khác, luôn biết ơn những người từng cưu mang, giúp đỡ mình về vật chất và tinh thần
- Ý nghĩa của lối sống nghĩa tình đạo lý
+ Giúp con người vượt qua thử thách, gian khổ mất mát do thiên tai, dịch bệnh giặc giã,.... gây ra ra
+ Minh chứng: nhiều nghĩa cử cao đẹp trong nạn dịch Covid-19
  • Cây gạo ATM
  • Chủ nhà giảm tiền nhà cho sinh viên, công nhân
  • Bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch
  • Những công tác từ thiện cho vùng cao, miền Trung khi lũ lụt
+ Lối sống nghĩa tình đạo lý sẽ làm nên lối sống đúng đắn, cao đẹp cho mỗi con người, tạo dựng một môi trường sống lành mạnh
+ Sống nghĩa tình đạo lý là phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người
- Bài học nhận thức và hành động
+ Lối sống nghĩa tình đạo lý là lối sống cao đẹp mà mỗi chúng ta cần có hãy mở rộng lòng mình để yêu thương, sẻ chia nhiều hơn, biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc hoạn nạn
+ Là một học sinh chúng ta cần biết định hướng một lối sống cao đẹp, không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân, biết yêu thương, gắn bó mọi người xung quanh khiến cuộc đời này sống có ý nghĩa, không hoài phí
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 24: ''Cá tính là thứ gia vị cần thiết cho bữa tiệc của đời sống nhưng chủ nghĩa cá nhân là thứ thuốc độc giết chết con người ta''
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề
- Trình bày vấn đề: Sống ích kỉ
- Trích dẫn vấn đề: ''Cá tính là thứ gia vị cần thiết cho bữa tiệc của đời sống nhưng chủ nghĩa cá nhân là thứ thuốc độc giết chết con người ta''
II. Thân bài:
1. Gỉai thích:
  • Cá tính: là tính cách nổi trội, sự phá cách, sáng tạo lối đi, sự phân biệt rạch ròi giữa cá nhân và các bản thể khác, cá tính tạo nên sức hút cá nhân trong một tập thể, tạo nên nét đẹp văn hóa và sự đa dạng trong việc giao lưu, tiếp nhận và hài hòa các mối quan hệ xã hội. Như một ''thứ gia vị cần thiết'' cho ''bữa tiệc'', gia vị là là các thực phẩm làm tăng kích thích giác quan trong các món ăn, sẽ chẳng còn ngon nữa, sẽ chẳng có gì đặc biệt để lưu luyến một món ăn thiếu đi những hương vị đặc biệt
  • Chủ nghĩa cá nhân: Chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa vì cá nhân là sống và lao động cho bản thân đến mức vị kỷ hóa sự cho đi, không tạo nên những giá trị tốt đẹp xuất phát từ trái tim yêu thương, sống đầy lí trí đến mức thái quá, tự bó hẹp bản thân mình vào những góc tối vì sống xa rời thế giới, xa rời hiện tại, xa rời con người. Tác giả câu nói nhấn mạnh ''chủ nghĩa cá nhân là thứ thuốc độc giết chết con người ta'' thuốc độc là thứ thuốc được bào ché từ các hoạt chất độc dược, được tạo ra với chức năng giải thoát bản thân hay áp dụng cho các bản án pháp lí liên quan.
2. Bàn luận:
  • Sống vị kỉ khiến con người tha hóa, dần mất đi sự ràng buộc, kết nối với tập thể và cộng đồng, tạo nên sự chôn chặt ước mơ, lí tưởng, bị bỏ lại phía sau.
  • Sống vị kỉ khiến con người dần trở nên đơn độc, thu mình, không có chính kiến, trở thành cái bóng của người khác
  • Làm việc nhóm, làm việc cho công ty,.. mà có thành viên theo chủ nghĩa cá nhân thì tập thể đó sẽ khó đạt được sự kết nối nhuần nhuyễn, người theo chủ nghĩa cá nhân luôn đưa ra hoàn cảnh và nói bêg bản thân quá nhìu, không tiếp thu và lắng nghe người khác, tiếng nói vị kỉ luôn được tuôn ra làm trì trệ các hoạt động khác
  • Sống cá tính là sống có bản lĩnh, là những lãnh đạo cầm cán, là những nhân viên hết mình, luôn thay đổi, đổi mới, sống mạnh mẽ, lạc quan, kiên quyết, dứt khoát.
3. Bài học / Giaó dục:
  • Sống yêu thương và cho đi nhiều hơn, tránh sống theo chủ nghĩa cá nhân
  • Mạnh mẽ, dám đương đầu, luôn bản lĩnh và khiêm tốn
  • Mở rộng: Yêu thương bản thân mới có sức mạnh yêu thương người khác
III. Kết bài:
- Khẳng định vấn đè
- Liên hệ bản thân: Mong ước / Hy vọng,...
 
  • Like
Reactions: Beriberi and Heheli

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Đề 25: Ngạn ngữ có câu:
“Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”.
Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng:
“Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”.
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu nói trên.

Gợi ý:
a, Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề.
b, Thân bài:
- Giải thích:
  • Ý kiến 1: “Cuộc đời ngắn ngủi” được hiểu là thời gian dành cho mỗi con người luôn có hạn, không ai sống mãi được cùng với thời gian.
-> Câu ngạn ngữ đưa ra lời khuyên: Cuộc sống luôn có những giới hạn, con người sẽ không đủ thời gian để thực hiện ước mơ, vì vậy không nên quá tham vọng, mơ ước những điều viển vông.
  • Ý kiến 2: “Biến tương lai thành hiện thức”, biến những điều con người mơ ước, những điều chưa có trong hiện thực thành những thứ có thực.
-> Câu nói khuyên con người, phải có những ước mơ lớn lao, như vậy mới biến tương lai thành sự thật.
=> Hai ý kiến đưa ra hai quan điểm tưởng như đối lập nhưng thực chất là bổ sung cho nhau, thể hiện tọn vẹn hai mặt của một vấn đề. Con người phải viết vươn cao,vươn xa nhưng đồng thời cũng phải tỉnh táo lựa chọn cho mình những điều phù hợp, không chạy theo những giá trị phù du, viển vông, vô nghĩa.
- Phân tích, chứng minh (tính đúng đắn hoặc sai lầm hoặc vừa đúng vưà sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối hoặc vừa đồng tình vừa phản đối) đối với ý kiến:
  • Ước mơ và khát vọng sống làm nên vẻ đẹp cuộc sống: ước mơ là một trong những thước đo tầm vóc của con người, những người có ước mơ càng đẹp thì càng có khả năng tiến xa trong cuộc sống; người có ước mơ, hoài bão mới có động cơ, phương hướng tìm tòi, tự học và sáng tạo; khi sống và làm việc đề thực hiện ước mơ con người sẽ có niềm vui, niềm hạnh phúc, sẽ tìm thấy ý nghĩa, giá trị của sự sống, con người sẽ cảm thấy cuộc sống không trôi đi một cách vô nghĩa, lãng phí…
  • Ước mơ không đồng nghĩa với việc chạy theo những điều viển vông, phi thực tế: không nên ước mơ xa vời mà phải thiết thực vì cuộc sống là hữu hạn, con người không bao giờ đủ khả năng và thời gian để làm tất cả mọi việc; Cuộc đời được tạo nên từ những điều bình dị, do đó không nên chạy theo những ước mơ viễn vông mà đánh mất đi chân giá trị của cuộc ống; Đôi khi cần phải biết bằng lòng với những gì mình đang có, bằng lòng với cuộc sống con người sẽ cảm thấy thanh thản hơn, bình yên hơn.
=> Phải biết cân bằng giữa ước mơ và thực tại, ước mơ bắt nguồn từ cuốc sống. Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng mơ một cách hão huyền.
- Bàn luận, mở rộng:
+ Phê phán hai hiện tượng”
  • Những người sống không có hoài bão, không biết vươn lên để tạo ra một tương lai tốt đẹp. Cuộc sống của những con người này sẽ mãi trì trệ, dậm chân tại chỗ.
  • Ngược lại, có những kẻ quá tham vọng, ước mơ viễn vông mà chạy theo các giá trị phù du để rồi đánh mất mình
- Phần dẫn chứng:
  • Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên, chứng kiến cảnh cha bị bệnh nặng, chỉ cần 2 triệu để có thể chạy chữa bệnh cho cha, vậy mà vay mượn cả đại gia đình cuãng không đủ, cậu con trai 16 tuổi đã thề với lòng: “Một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình này”. Sau này, cậu bé ngày nào đã khời nghiệp bằng căn nhà thuê chỉ vài mét vuông để xay cà phê, đạp xe hàng cây số để giao hàng… lại trở thành ông chủ tập đoàn sản xuất cà phê lớn nhất Việt Nam
  • Walt Disney – giám đốc hãng phim truyền hình lớn nhất thế giới. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mê vẽ. Vì không có tiền nên đã dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này đã trở thành cái tên đình đám trong giới phim và các hãng truyền thông).
- Rút ra bài học
+ Bài học về nhận thức.
+ Bài học về hành động.
c, Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ và liên hệ bản thân.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 26: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn tạo nên thành tựu

Hướng dẫn làm bài
I. Mở đoạn: Dẫn dắt vào vấn đề "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn tạo nên thành tựu"
II. Thân đoạn:
1. Giải thích ý kiến:
- Kẻ cơ hội là những người sống chỉ biết lợi dụng thời cơ để mưu cầu danh lợi mà bất chấp luân thường đạo lý. Họ là những người bán rẻ tất cả chỉ để đạt được mục đích của mình trong thời gian sớm nhất, nhanh nhất
- Người chân chính là những người có lối sống đẹp. Đối với họ, thành tích chỉ là một cột mốc, là một đích đến sau một quá trình phấn đấu, nỗ lực dài lâu. Bởi vì vậy, họ luôn trân quý thành tựu của mình và trân trọng mối quan hệ giữa người với người.

2. Bàn luận về ý kiến:
- Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích:
+ Bởi vì hư danh, lợi lộc mà họ bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được thành tựu giả dối. Họ không quan tâm đến kết quả thực sự ra sao, càng không quan tâm hệ lụy mà kết quả ấy đem lại, điều họ quan tâm là bề ngoài ấy được đánh giá tốt. Họ chính là những con người mục rữa đã tạo ra trào lưu thành tích giả.
+ Họ luôn thấp thỏm vì những giá trị yếu kém của bản thân mình nên luôn tỏ ra nôn nóng, luôn mong những việc mình làm sớm có kết quả nên thường dùng mọi thủ đoạn hèn hạ để đạt được mục đích
+ Hành động ấy, cách sống ấy làm băng hoại nhân cách của con người và xa hơn là động cơ thúc đẩy căn bệnh thành tích trở nên khó kiểm soát hơn bao giờ hết. Một lối sống giả dối thật đáng chê trách!

- Người chân chính thì kiên nhẫn tạo nên thành tựu
+ Họ làm việc bởi vì họ nhận thức được tầm quan trọng của mỗi kết quả sẽ tác động đến tương lai của họ và mọi người như thế nào. Họ luôn coi trọng chất lượng quy chuẩn và cho rằng việc nỗ lực để đạt được kết quả đó mới là điều thiết yếu.
+ Họ luôn nỗ lực sau mỗi lần vấp ngã, luôn kiên trì trên mỗi chặng thử thách và hạnh phúc với những gì họ đã đạt được sau tất thảy những cố gắng thấm đẫm mồ hôi, công sức ấy
+ Họ chính là gương mặt đại diện cho những phẩm chất cao quý của con người, luôn tiên phong trong việc tạo ra những thành tựu đích thực đưa nền văn minh của nhân loại tiến lên một tầm cao mới

3. Bài học nhận thức và hành động:
- Đây là hai lối sống đối lập với nhau về tư tưởng lẫn nhân cách. Một bên là tiêu cực, đáng chê trách còn một bên là tích cực, đáng ngưỡng mộ
- Cần lên án lối sống giả tạo, tẩy chay trào lưu thành tích ảo và trân trọng thành tựu thật sự, noi gương để trở thành một công dân chân chính.

III. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: Kẻ cơ hội sẽ mãi không bao giờ được công nhận thật sự còn người chân chính mãi tỏa sáng với cống hiến của mình
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 27: Viết một đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc nhận thức đúng về công danh chân chính

Gỉai thích:
  • Công danh: công là sự nghiệp, danh là tiếng tăm. Công danh là con đường sự nghiệp
  • Chân chính: chính trực, không gian dối
=> Công danh là danh từ bao quát cả một quá trình, đó là sự công nhận, ghi nhận và là dấu mốc lịch sử cho chính bản thân. Nó còn đại diện cho lí tưởng, sự kiên định và mọi sự khó khăn phải trải qua. Người thất bại chưa chắc không cố gắng nhưng người thành công chắc chắn họ đã bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc, sức khỏe... Công danh chân chính là sự thành công liêm chính, tuân theo lẽ phải, quy tắc và tạo được giá trị tích cực cho cộng đồng

Bàn luận:
  • Thành công không bao giờ từ trên trời rơi xuống, không bao giờ là một cơn mưa tiền, và cũng không bao giờ là bức tranh chỉ toàn màu hồng. Thành công, hạnh phúc là đấu tranh.
  • Nếu sự chinh phục vinh quang quá nhàn hạ và giản đơn thì chắc có lẽ mục tiêu ta đề ra cho bản thân đã quá nhỏ nhặt, không ai lại tự nhận bản thân chinh phục thành công chỉ bằng một chút thời gian, một chút tiền hay một chút địa vị. Nếu tồn tại địa vị, gia thế làm tiền đề thì đó chỉ là bàn đạp và sự phụ thuộc. Bước ra và giữ vững địa vị ta đang đứng mới thật sự khó khăn và đó mới là người thành công, và vì thế lại càng nhấn mạnh cho luận đề thành công không bao giờ là bức tranh toàn màu hồng
  • Con người tạo nên công danh phải là con đường danh vọng không đạp lên nỗi đau, sự sợ hãi của người khác, không gian lận, không lừa đảo, làm ăn phải uy tín, đàng hoàng, chính trực, không dung túng cho kẻ xấu,..
Bài học:
  • Mọi thành công đều bắt đầu bằng vấp ngã, không bao giờ ''dễ dàng'' đạt được
  • Gía trị của thành công không định đoạt bạn đang ở vị trí nào trong xã hội. Chỉ cần chinh phục được ước mơ bạn đặt ra, ngày hôm nay bạn làm được nhiều hơn hôm qua một chút tức bạn đang cố gắng. Hãy luôn cho mình cơ hội, sống vì mình và người thân, sống có lí tưởng tốt đẹp
  • Công danh được xác định đơn giản nhưng công danh chân chính mới thực sự là sự thành công
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Đề 28: Trang phục và văn hóa
a, Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề:
+ "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân". Cách ăn mặc hiện đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về trang phục và văn hóa.
b, Thân bài:
- Trang phục là gì?

+ Trang phục là những thứ chúng ta khoác lên người hằng ngày để bảo vệ cơ thể khỏi nắng, gió hay se lạnh và giúp bản thân thêm phần lịch sự, đẹp đẽ hơn trong mắt người khác.
+ Trang phục cũng phản ánh một phần tính cách của người đối diện, họ luộm thuộm, không chăm sóc bản thân hay sạch sẽ, biết chu toàn.
- Văn hóa là gì?
+ Là những nét truyền thống của mỗi dân tộc từ bao đời nay thể hiện ở nhiều lĩnh vực: Món ăn, trò chơi dân gian hay cách ăn mặc đúng mực.
+ Đó còn là giá trị vật chất và tinh thần có giá trị to lớn do con người tạo ra trong quá trình phát triển nhân loại trong lịch sử.
- Mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa:
+ Trang phục và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau.
+ Dựa vào trang phục truyền thống mà ta có thể nhận diện được đó là quốc gia nào, con người đó đến từ đâu hay có quốc tịch gì.
+ Như Việt Nam thì người phụ nữ thướt tha bên chiếc áo dài đủ màu sắc, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng vốn có của người con gái Việt. Hay Nhật Bản thì nổi tiếng bởi trang phục kimono rực rỡ. Không chỉ nhận diện được văn hóa đại diện cho quốc gia hay dân tộc nào thông qua trang phục mà chúng còn phản ánh cuộc sống ở đó. Như trang phục Dirnidl của phụ nữ Đức nói lên cuộc sống của tầng lớp dành cho tầng lớp lao động bởi sự năng động, thoải mái.
+ Trang phục truyền thống còn góp phần thể hiện nét tinh tế trong cách phối, làm thế nào để tạo ra sự hòa hợp giữa nét đẹp văn hóa của đất nước và nét đẹp của người mặc trong một bộ quần áo mà vừa giữ được nét văn hóa quý báu vừa tôn lên nét đẹp hình thể, tính cách của người mặc.
- Dung hòa giữa văn hóa và trang phục:
+ Lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi, đúng chuẩn mực xã hội, hoàn cảnh và mục đích của trang phục.
+ Trước khi chọn phải xác định xem trang phục mình lựa cho dịp gì, có mục đích như thế nào, đi làm, đi học hay là đi chơi để chọn sao cho phù hợp nhất có thể.
+ Phải xét theo nhiều khía cạnh, chúng ta sẽ chọn được một bộ đồ ưng ý tạo được thiện cảm với người đối diện.
- Phản biện vấn đề:
+ Trái lai, có một số người hiểu sai ý về một bộ đồ đẹp và tế nhị là như thế nào.
+ Nói đơn giản thì một bộ đồ đẹp chỉ cần đúng đắn, lịch sự mà không làm lố bản thân, gây ra phản cảm với những người xung quanh.
+ Một số người trẻ vì chạy theo mốt này, mốt kia mà ăn mặc không đúng và phù hợp với xã hội cũng như văn hóa.
+ Hãy mặc những bộ trang phục không cần quá hở hang, chỉ cần bản thân cảm thấy thoải mái nhất có thể thì sẽ tạo được nét thanh lịch, duyên dáng và gợi cảm riêng cho người mặc.
c, Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 29 : Nhà văn V. HuyGô từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà người ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.
Anh/chị bình luận ý kiến trên.



1. Giải thích
  • Tài năng: Khả năng đặc biệt, năng lực độc đáo để phân biệt với các cá thể không có tài năng
  • Lòng tốt: Tình yêu, sự bao dung, vị tha
  • Cúi đầu thán phục và quỳ gối tôn trọng bộc lộ quan điểm về cách đánh giá con người: Chỉ đề cao, coi trọng tôn vinh những gì đẹp đẽ, có giá trị trong trí tuệ và phẩm cách của con người, coi đó là cái duy nhất đáng coi trọng, ngưỡng mộ.
=> Tài năng và lòng tốt là hai yếu tố quan trọng trong việc đánh giá trí tuệ và giá trị nhân cách con người, đây là cái đẹp, những giá trị Chân - Thiện - Mỹ

2. Bàn luận
  • Vì sao phải cúi đầu thán phục đối với tài năng:
    • Vì tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ của con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị của bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng.
    • Đối diện với tài năng, ta không chỉ được chiêm ngưỡng, thán phục mà còn được mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân.
  • Vì sao phải quỳ gối tôn trọng đối với lòng tốt:
    • Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh, dâng hiến cho người, cho đời trên cơ sở của tinh thần nhân đạo.
    • Để tốt với người, với đời, mỗi cá nhân cần biết vượt qua những nhu cầu cá nhân ích kỷ, biết đứng cao hơn chính bản thân mình để có thể yêu thương thật lòng, giúp đỡ chân tình, tha thứ thực sự. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng để tôn vinh.

3. Bài học
  • Vị thế của chủ thể câu nói: Một nhà văn lớn (hội tụ cả hai yếu tốt tài năng và tấm lòng), người hơn ai hết hiểu sâu sắc ý nghĩa, giá trị của tài năng, tấm lòng trong văn chương cũng như cuộc sống. Ở vị thế ấy, thái độ đề cao là một tất yếu.
  • Mặt tích cực: Đề xuất một cách đánh giá và một thái độ đúng đối với những giá trị tốt đẹp của con người. Tài năng bao giờ cũng cần được đề cao, và lòng tốt bao giờ cũng cần được coi trọng. Mọi biểu hiện miệt thị lòng tốt và phủ nhận tài năng đều cần phải lên án, phê phán.
  • Mở rộng, nâng cao:
    • Không nên tuyệt đối hoá vị trí của tài năng và lòng tốt vì trong cuộc sống, trong con người vẫn còn có nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng.
    • Cần xác lập mối quan hệ giữa tài năng và lòng tốt
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Đề 30: Vic-to Huy –gô cho rằng:
“Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời: không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”.
Suy nghĩ của em về ý kiến trên.


a, Giải thích:
- Tình thương: lòng nhân ái, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
- Vườn hoa: nơi nảy sinh, nơi hình thành cái tốt đẹp.
- Không ánh nắng mặt trời: không có ánh sáng, hơi ấm, không có nguồn sống.
- Không có gì: sự phủ định hoàn toàn và triệt để.
- Đẹp đẽ và hữu ích: cái đẹp và cái tốt, cái thiện, cái có ích.
- Nảy nở: nảy sinh, tồn tại và phát triển
=> Tóm lại, nếu không có tình thương thì cuộc sống của con người sẽ không thể có được những điều tốt đẹp và có ích. Nói cách khác, tình thương chính là thứ sẽ làm nảy sinh tất cả những điều tốt đẹp cho cuộc
sống.
b, Bình luận..
- Chứng minh vai trò của tình thương trong cuộc sống:
+ Trong cuộc sống, bên cạnh những người may mắn và hạnh phúc, còn có rất nhiều người gặp cảnh đau khổ, bất hạnh, luôn cần sự sẻ chia, giúp đỡ, cần tình thương yêu.
+ Nếu thiếu tình thương, con người sẽ không thể làm được những điều tốt đẹp, hữu ích cho người khác: không biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ và đồng cảm với người khác lúc họ gặp khó khăn, hoạn nạn; thậm chí còn làm những điều xấu xa, tàn ác khiến người khác phải chịu mất mát, đau khổ.
+ Khi thiếu tình thương, con người cũng không thể tạo ra và gìn giữ được điều tốt đẹp cho chính mình (biến thành người vô cảm, tàn nhẫn vàích kỉ, xấu xa) và cho người khác.
+ Ngược lại, con người có tình thương tạo ra nhiều điều tốt đẹp: sự đồng cảm, chia sẻ; sự bao dung,... Nói khác đi, tình thương là nền tảng nuôi dưỡng cho những phẩm chất, tình cảm, suy nghĩ tốt đẹp khác của con người.
+ Trong câu nói, Huy-gô có cái nhìn đầy tính nhân văn, vừa rất mực tin yêu cuộc sống vừa tỉnh táo, sâu sắc.
+ Trong xã hội ngày nay, có nhiều người biết mở rộng vòng tay yêu thương và nhân ái làm sáng ngời truyền thống “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc... Những người như thế đáng được ngợi ca và tôn vinh.
+ Song bên cạnh đó, vẫn còn có bao kẻ vô tâm, vô cảm, ích kỉ và xấu xa, độc ác để thỏa mãn những dục vọng tầm thường, đê hèn. Chúng phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc.
- Bài học:
+ Cuộc sống chỉ trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa khi con người biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với những số phận bất hạnh
+ Hãy yêu thương người khác . Đó là cách chăm sóc khu vườn tâm hồn của mỗi người.

 

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Đề 31 : Nghị luận về thái độ tự ti
*Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận

*Thân bài:
- Giải thích:Tự ti là thái độ tự đánh giá bản thân mình thấp bé và kém cỏi hơn so với người khác,đó còn được xem khiêm tốn quá mức.
- Biểu hiện:
+ Luôn thấy bản thân mình kém cỏi, thiếu năng lực, không bằng người khác.
+ Cảm thấy mình có rất nhiều khuyết điểm, và đồng thời chối bỏ đi ưu điểm của chính mình.
+ Thiếu ý chí, không giám nghĩ cũng chẳng dám làm, bởi họ luôn rằng bản thân sẽ thất bại , sẽ vấp ngã sẽ bị người khác chê bai , bái xích.
+ Sợ sệt, nhút nhát và trốn tránh những nơi đông người, những cuộc thảo luận, bàn bạc...vv không bao giờ gây sự chú ý , hay chủ động bắt đầu một cuộc hội thoại, trốn tránh ánh nhìn sự quan tâm của mọi người. Đôi khi còn tự tưởng tưởng người khác đang nói xấu và kì thị ngoại hình, tính cách của mình.
+ Hoài nghi về bản thân mình, về tất cả những việc làm hành động của bản thân, luôn tránh né sự giúp đỡ, góp ý và kết bạn từ phía mọi người
+ Luôn luôn cho mình thất bại, không dám thách thức hay vượt qua giới hạn của bản thân, luôn nép mình hạ giọng trước người đối diện.
=> Họ luôn khao khát bản thân được yêu thương, được người khác ngợi khen và yêu quý. Thế nhưng việc làm của họ lại trái ngược lại với những gì mà họ muốn. Họ cứ hèn nhát, sợ sệt suốt ngày trốn trong lớp vỏ bọc của sự thụ động, bi quan, cứ khép mình, thu nhỏ bản thân mình trước cộng đồng xã hội.
- Tác hại
+ Hình thành lối sống cô độc , tiêu cực và thụ động.
+ Dần dần người tự ti sẽ hoàn toàn tách biệt với cuộc sống, với mọi người xung quanh.
+ Vì sợ người khác chê bai, tự thấy bản thân kẻm cỏi nên luôn trong trạng thái sợ sệt, hoang mang, không dám làm gì, không giám thắc mắc hay nêu ra suy nghĩ của bản thân.=> Khuyến điểm của bản thân chẳng những không được cải thiện, khắc phục mà những ưu điểm vốn có cũng không có cơ hội phát huy.
+ Dần trở nên không muốn thay đổi hoặc đối diện với bất kì ai, chấp nhận lấy tự ti để làm lớp vỏ cho bản thân mình
+ Tinh thần trở nên bó buộc, u uất, chán nản, thất vọng, buồn bã=> có thể dẵn đến bệnh trầm cảm nặng, không thể khắc phục về sau
+ Trở thành một sự biệt dị, khác thường, bị mọi người cô lập và kì thị => điều được xem là nổi ám ảnh lớn nhất của những người mắc chứng tự ti.
+ Khiến người khác đánh giá sai năng lực cá nhân của bạn và kết quả là họ thực sự cho rằng bạn bất tài . Từ đó đánh mất đi những cơ hội tốt trong công việc cũng như cuộc sống.
+ Giết chết đi tâm hồn, sự hy vọng, mong ước, tài năng và ý chí cầu tiến của một con người.
+ Khiến bản thân đánh mất đi những mối quan hệ xung quanh.
- Biện pháp khắc phục:
+ Chấp nhận những mối quan hệ xung quanh, chủ động hơn trong việc giao tiếp .
+ Nhìn nhận khách quan hơn về bản thân mình, bởi vì mỗi chúng ta đều một cá thể đặc biệt không gì thay thế được. Và cuộc sống thì đâu ai là hoàn hảo. Chúng ta đều có những ưu điểm đáng để tự hào và phát huy. Đồng thời nếu có khuyết điểm thì cũng chẳng có gì cả, chỉ cần bản thân nổ lực , kiên trì để khắc phục là được. Mọi ngườu xung quanh sẽ luôn công nhận sự cố gắng của chúng ta.
+ Nhìn vào người giỏi hơn mình là để bản thân có thêm niềm tin và động lực chứ không phải là để thấy bản thân kém cỏi, thua thiệt.
+ Mở rộng phạm vi giao tiếp, mở rộng mối quan hệ, để thấy được cả mặt tích cực và tiêu cực của những người khác, để tự nhận ra rằng bản thân mình không hề tệ như mình đã nghĩ.
+ Cộng đồng cần quan tâm, hỗ trợ để tìm ra giải pháp giúp họ trở về cuộc sống bình thường.
+ Liên hệ với bản thân chính mình hoặc bạn bè xung quanh
- Mở rộng vấn đề: Bên cạnh những người có thái độ bi quan , tự ti về bản thân thì cũng có một số người với lối sống tự phụ luôn cho bản thân là tài giỏi , thẩm chí là chê bai đánh giá ngươf khác là kém cỏi.

* Kết bài: Nêu cảm nhận chung về vấn đề nghị luận.( nhận thức, nhìn nhận
..)
 
  • Like
Reactions: wyn.mai

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Đề 32 " Thực trạng đáng báo động về tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh"
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
*Thực trạng tai nạn giao thông ở tuổi học sinh:
-Rất nhiều học sinh, thanh niên trẻ tuổi hiện nay tham gia giao thông một cách cực kì thiếu ý thức :từ phóng nhanh, đánh võng đến đua xe vượt đèn ...vv bất chấp an toàn của bản thân và người đi đường khác
*Nguyên nhân
+ Ý thức tham gia giao thông của học sinh còn rất hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, suy nghĩ bồng bột hiếu thắng
+Sự quản lý chưa nghiêm ngặc từ phía nhà trương và phụ huynh
+Sự buôn lỏng của các cơ quan ,cán bộ giao thông trong việc xử lý các trường hợp vi phạm
* Hậu quả
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng. Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
+ Đánh mất cả tương lai,cả một cuộc sống tốt đẹp đang còn dang dở
* Bàn luật :Ở một gốc độ khác đây còn có thể được xem là một sự suy giảm ý thưca và đạo đức xã hội, bởi chính người tham gia giao thông đang tự xem thường tính mạng của chính mình và cho cả người khác. Đấy là sự vô trách nhiệm, bồng bột và thiếu ý thức
*Hành động
+ Tham gia học luật giao thông đường bộ ở trường . Tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Có ý thức và thái độ nghiêm chỉnh, trách nhiệm khi tham gia giao thông
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn...
+ Tuyên truyền luật giao thông.
+Tố cáo các hành vi vi phạm
Kết bài
Nêu nhận thức và bài học rút ra ra
 
Last edited:
  • Like
Reactions: iwasyourfriend

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Đề 33 : Tình trạng bạo lực mạng xã hội hiện nay ở giới trẻ.
●Đánh giá, nhìn nhận vấn đề:
- Mạng xã hội là một phương tiện kết nối con người với con người, nhờ có mạng xã hội mà những thông tin mới hay những điều tốt đẹp và tích cực được chia sẻ rộng rãi.
- Tuy nhiên, mạng xã hội cũng là một con dao hai lưỡi có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần, thậm chí đe doạ đến tính mạng con người. Và đặc biệt là hiện tượng nhục mạ nói xấu người khác trên mạng đang diễn ra ngày càng phổ biến.
- Hiện tượng này đang ngày một nhiều và có dấu hiệu biến tướng:
+ Từ việc bóc phốt bạn bè, thầy cô, người quen lên mạng xã hội để giải tỏa tâm trạng của bản thân.
+ Đến việc sẵn sàng ùa theo số đông để nhục mạ một người mà mình không quen biết, sẵn sàng bàn luận lên án một câu chuyện nào đó mà trong khi bản thân còn chưa hiểu gì về nó
=> Chúng ta đang tự biến mình thành các"anh hùng bàn phím" , khiến bản thân trở thành người thiếu văn hóa, kém văn minh trong mắt người khác.​
●Thực trạng của vấn đề
+ Làm nhục là hành vi xúc phạm danh dự, làm tổn hại đến nhân phẩm, xúc phạm thân thể của người khác, là hành vi vô đạo đức, gây ảnh hưởng đến uy tín và để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng cho người bị hại.
+ Nhiều người dùng mạng xã hội làm phương tiện để giải toả những bức xúc, dùng làm phương tiện để nói xấu, làm nhục người khác.
+ Phương tiện thực hiện hành vi làm nhục: sử dụng lời nói hoặc hành động trái lại với thuần phong mĩ tục​
● Biểu hiện: ( Lấy dẵn chứng để chứng minh)
+ Lăng nhục, bôi xấu bạn bè trên mạng xã hội
+ Lôi bè khéo phái để cùng nhau lăng mạ, phỉ bán người khác.
+Lan truyền thông tin không chứng thực hay các video hạ danh dự người khác.
+Hùa theo ý kiến số đông, ăn nói vô cân cứ.​
● Hậu quả: Hành vi đó đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng :
+ Người bị hại : ảnh hưởng lớn đến tâm lý , khiến họ cảm thấy tổn thương, áp lực...vv, có thể dẵn đến trầm cảm và thẩm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
+Người đăng : Đánh mất đi giá trị của bản thân và lòng tôn trọng của người khác đối với mình. Trong trường hợp sự việc nghiêm trọng thì rất có thể người đăng bài sẽ bị truy cứu trách nhiệm​
● Hướng giải quyết
+ Mỗi chúng ta hãy là những người hành xử văn minh và tôn trọng người khác.
+Hãy suy nghĩ thận trọng trước khi phán xét, đánh giá một người hoặc một sự việc nào đó.
+ Tập cho mình một cách sống tích cực, bao dung.
+ Nhìn nhận vấn đề bằng cái nhìn khách quan, không nên bị ảnh hưởng bởi định kiến số đông.
+ xây dựng một môi trường xã hội mạng văn hoá, an toàn, thân thiện và phát triển​
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 34: “Bạn không thể bắt tay với một bàn tay nắm chặt”. Trình bày cảm nhận của anh chị về câu nói trên

Gỉai thích:
  • “Bạn không thể bắt tay với một bàn tay nắm chặt”: một bàn tay nắm chặt là bàn tay không mở lòng bàn tay -> Ân dụ: những người không chịu mở lòng, đón nhận những con người mới, cái nhìn mới
  • Bạn không thể đi vào được thế giới của một người, không thể tìm hiểu sâu, không thể trở thành bạn hay những mối quan hệ tốt khi người kia không chịu mở lòng chào đón bạn, cánh cửa người kia khép lại như một minh chứng rõ ràng người ta không thích bạn, từ đây, bạn cần biết chấp nhận và từ bỏ, rút lui
Phân tích:
  • Người mở lòng là người sẵn lòng dẹp đi quá khứ, cất gọn quá khứ để chào đón những sự kiện mới, những cột mốc khác cần đạt được trong cuộc đời bao gồm: bạn bè, tình yêu, cuộc sống,..
  • Chỉ khi ta cảm nhận được hơi âm đồng điệu từ người còn lại, ta mới có thể hòa nhập, dung hợp bản thân với người kia, chỉ khi cả hai có tiếng nói chung và suy nghĩ tích cực về nhau, bấy giờ, mối quan hệ lành mạnh được xác lập
  • Đừng lãng phí thời gian vô ích cho người không thích bạn, người không muốn hợp tác hay người có ý chống đối, hạ thấp giá trị của bạn. Chỉ có trái tim được mở lòng từ hai phía mới dẫn đến tình yêu
Bài học:
  • Yêu bản thân nhiều hơn, học cách mở lòng với mọi người xung quanh, xây dựng những mối quan hệ lành mạnh, bềnh vững
  • Bài trừ mối quan hệ độc hại, có tư tưởng bị trục lợi, ...
 

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Đề 35 : Trân trọng giá trị riêng biệt của mỗi con người.
Giới thiệu dẵn dắt vào vấn đề nghị luận
Mỗi người trong chúng ta chính là một bản thể riêng biệt và duy nhất, mỗi người lại có những ưu và yếu điểm khác nhau , đều có những mặt tích cực và hạn chế của riêng mình.Bởi thế việc tôn trọng sự riêng biệt, không phân biệt đối xử với người khác dù họ có là ai, hay họ đang làm công việc gì đi nữa..​
*Nhận định giải thích ý kiến
+ Tạo hóa đã ban cho mỗi người chúng ta những hình hài, trí tuệ và tính cách hoàn toàn khác biệt nhau. Sự khác biệt đấy được thể hiện thông qua các yếu tố như: ngoại hình, thể chất, sở thích, năng khiếu, suy nghĩ ..vv​
* Bàn luận, phân tích
+ Mỗi người lại có thế mạnh, có năng khiếu riêng trong một lĩnh vực nào đó...không có ai thật sự hoàn hảo và cũng chẳng có một ai là bất tài, vô dụng cả.
=> Bởi thế chúng ta không nên đánh đồng hoặc so sánh giữa các cá nhân khác nhau, vì điều đấy là vô cùng khập khễnh .
+ Ai cũng có những giá trị riêng của mình, và bản thân chúng ta cũng không phải là ngoại lệ. Nên đừng đánh giá hay xem thường một ai thông qua cái nhìn phiến diện của bản thân, hay thông qua nghề nghiệp của họ.
+ Dù họ là ai , họ có vị trí ra sao trong xã hội thì điều đấy làm sao quan trọng bằng những nét đẹp tâm hồn và nhân cách, dù họ khuyết tật thì đã sao, thiểu năng thì đã sao, xấu xí thì đã sao họ cũng có trái tim chứ , họ cũng biết buồn, cũng cảm thấy tự ti trước sự kinh biệt từ người khác.
+ Thiếu tôn trọng chưa bao giờ là thái độ ứng xử văn minh cả, đấy là sự khuyết thiếu về tâm hồn, là sự méo mó về nhân cách sống
+ Mỗi người chúng ta đều có một giá trị riêng, khi ta chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, giá trị của người khác cũng là khi ta trân trọng chính mình. Và như thế ta không cần phải chỉ trích ai để khẳng định giá trị của bản thân nữa.
+Tôn trọng sự khác biệt là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người sống trong xã hội này.​
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 36. Tiết kiệm thì giờ

  • Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận
  • Thân đoạn:
    • Gỉai thích: tiết kiệm thời giờ là tiết kiệm thời gian lao động và làm việc. Làm hạn chế mức phát sinh thời gian lao động dư thừa tồn tại trong công việc.
    • Bàn luận
      • Tiết kiệm thời giờ giúp người lao động giảm phát sinh thời gian dư thừa, từ đó, tận dụng thời gian hợp lí vào những công việc hay hoạch định khác
      • Tiết kiệm thời giờ không chỉ đem lại hiệu quả tích cực cho cá nhân mà còn là hiệu quả tích cực cho toàn đội, toàn nhóm hay một tập thể, cộng đồng tham gia
      • Trong mối quan hệ tập thể, việc tiết kiệm thời giờ, xúc tiến và đẩy nhanh tiến độ công việc hợp lí sẽ đem lại động lực thôi thúc hoàn thành, các thành viên càng hiểu rõ tâm tư và tính chất công việc, nâng cao tinh thần đồng đội, xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị,..
    • Bài học:
      • Tiết kiệm thời giờ, vô cùng quan trọng
      • Cần chọn lọc, điều chỉnh, thay đổi tính chất công việc hay nhân lực, nhân sự,... để gia tăng khả năng làm việc chung bằng cách tiết kiệm thì giờ
  • Kết đoạn: Khẳng định giá trị nghị luận
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Đề 37: Lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên sẽ mang đến cho con người bao điều kì diệu.

- Giải thích:
+ Thiên nhiên: Thiên nhiên là những gì ở xung quanh chúng ta nhưng không do con người tạo ra và là nơi nảy sinh sự sống, cũng như là nơi kết thúc của sự sống.
+ Lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên: Tức là mỗi người trong chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên bằng những hành động thiết thực, có ý nghĩa cũng như cách thiên nhiên đã và đang bảo vệ con người. Biết lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên sẽ tạo ra một môi trường đáng sống với bầu không khí trong xanh, yên bình.
-> Thiên nhiên cũng có tri giác, tâm hồn giống chúng ta. Cũng biết buồn, biết đau khi con người tàn nhẫn với thiên nhiên và cũng biết hạnh phúc khi mỗi người biết bảo vệ thiên nhiên. Thật sự lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên sẽ mang đến cho con người biết bao điều kì diệu.

- Chứng minh, bình luận:
+ Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên đã có từ rất lâu trước đây. Thiên nhiên cung cấp cho con người những gì mà chúng ta cần như: Các loại lá thuốc quý là nguyên liệu tạo ra nhiều loại dược phẩm chữa trị bệnh, gỗ tạo ra nhiều đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, thức ăn dồi dào và đặc biệt là bảo vệ cuộc sống con người khỏi bão lũ, thiên tai.
+ Còn con người phải có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, không chặt phá rừng, đổ chất thải xuống môi trường nước, thôi đánh bắt động vật hoang dã nghiêm trọng đến nhiều loài bị tuyệt chủng.
-> Cả hai dựa vào nhau để cùng phát triển.

- Phản biện vấn đề:
+ Thiên nhiên ngày nay đã chịu không ít tổn thương do chính chúng ta gây ra bởi sự lạnh lùng, tàn nhẫn khi thiên nhiên cần sự giúp đỡ hay nhẫn tâm gây ra bao vết thương lên chính thiên nhiên mà chưa một lần nào có dấu hiệu của sự sửa chữa, ăn năn hối lỗi.
+ Thay vì thế, hãy thử một lần hòa mình vào thiên nhiên và căm nhận tiếng nói của thiên nhiên.
+ Ngày nay, nhận thức của không ít người đã được khai sáng, lối sống vì thiên nhiên ngày càng được phát triển hơn ở nhiều nơi trên thế giới. Tất cả đang cùng nhau nỗ lực để đưa thiên nhiên trở về như chính sự tỏa sáng tuyệt vời của nó lúc trước.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Đề 38: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết sống cống hiến.

a, Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
  • Peter Marshall - thượng nghị viện Mĩ thường nói:"Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến". Cống hiến chính là một hành trang mà mỗi con người không thể thiếu trên con đường hoàn thiện chính mình hay thậm chí đó còn là một người bạn tri kỉ theo sát ta suốt hành trình làm người.
b, Thân đoạn:
- Giải thích vấn đề nghị luận: Cống hiến là gì?
  • Cống hiến là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho lợi ích chung.
  • Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người.
  • Hơn nữa, đó còn là một động lực giúp con người vươn lên, góp phần không nhỏ vào con đường thành công của mỗi người.
- Bàn luận, chứng minh về vấn đề nghị luận:
  • Cống hiến ư? Nghe thì có vẻ rất to tát, cao siêu nhưng thực chất lại chỉ là những hành động hết sức bình thường mà ai cũng có thể hoàn thành tốt. Như học sinh chăm ngoan, lễ phép, chăm học đã là cống hiến rồi. Hay các công nhân trong công xưởng hoàn thành đúng tiến độ sản xuất thì đó cũng chính là sự cống hiến.
  • Cống hiến không phải cứ đao to búa lớn mà thật ra lại vô cùng đơn giản, thậm chí ta đã làm được từ rất lâu rồi.
  • Trong các cuộc chiến tranh, không chỉ có những người lính cầm súng, vũ khí lên đường ra trận mới được gọi là cống hiến mà cả những hậu phương vững chắc, những người vận chuyển lương thực, những bà mẹ ngày đêm tần tảo gánh vác ruộng nương cũng được gọi là cống hiến.
  • Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.
  • Sự cần thiết của việc cống hiến, nếu như mọi quốc gia, từng cá nhân không chỉ sống vì lợi ích bản thân, không biết nghĩ đến lợi ích của tập thể thì đó luôn là một đất nước thiếu lòng nhân ái, thiếu tinh thần đoàn kết. Sự cống hiến sẽ làm cho cuộc sống của mỗi người trở nên có ý nghĩa hơn, tạo động lực cho từng con người phát huy hết năng lực của mình.
- Phản biện vấn đề:
  • Có rất nhiều người ngày đêm cống hiến hết sức mình thì trái lại vẫn có những cá nhân ích kỉ, vụ lợi, chỉ biết có bản thân mình, nhận lại quá nhiều sự tốt đẹp từ người khác mà chưa một lần nào cho đi. Những người như thế cần được phê phán và lên án gay gắt.
  • Cũng như Eleanor Roosevelt nói rằng :"Khi bạn không còn cống hiến nữa, bạn bắt đầu chết dần." Vậy nên hãy thay đổi trước khi quá muộn, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất mà mình có thể làm.
  • Nhưng cũng phải biết phân biệt đâu là sự nhu nhược, nhượng bộ người khác và sự cống hiến. Đúng! Cống hiến là một việc làm vô cùng tốt nhưng không có nghĩa là chúng ta luôn luôn phải làm vừa lòng người khác.
c, Kết đoạn:
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
- Rút ra bài học về hành động và nhận thức.
- Liên hệ bản thân.
 
Top Bottom