chứng minh nói dối có hại cho mọi người

  • Thread starter chon_dethuong
  • Ngày gửi
  • Replies 3
  • Views 18,483

C

chon_dethuong

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

làm giúp mình bài chứng minh nói dối có hại cho mọi người, cảm ơn trước nhé!

~Nhắc nhở lần 1~
Viết tiêu đề và câu hỏi bằng tiếng Việt có dấu!
..........................................................~Thân~

.......................................................Thaihang99
 
Last edited by a moderator:
R

rancanheo

Vì sao mọi người nói dối?

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, mọi người nói dối là do họ sợ hậu quả khi nói ra sự thật. Khi một người bị mắc lỗi, họ sẽ cố gắng che dấu sự thật để không bị người khác cho rằng mình ngu ngốc, trình độ kém cỏi hay đơn giản là để người khác không trút cơn giận lên họ. Ngoài ra, có người nói dối là vì họ sợ bị phạt, bị khước từ những lợi ích cá nhân trong cuộc sống… Do đó, tùy vào hoàn cảnh mà mọi người viện đủ các lý do để che đậy tội lỗi của mình.

Như chúng ta đã biết, hệ thống thần kinh của chúng ta có sự liên quan chặt chẽ đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Mọi hoạt động, suy nghĩ, ý thức, cảm giác và xúc cảm của chúng ta đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân. Nói đơn giản hơn là cơ thể của bạn sẽ hành động theo những gì bạn suy nghĩ. Khi bạn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, cơ thể bạn sẽ tiết ra chất endorphins (hoóc môn giúp cơ thể phấn chấn và yêu đời hơn). Đây là hợp chất rất tốt cho cơ thể và góp phần tăng cường sức đề kháng cho hệ thống miễn dịch.
111120afamilysknoidoi_b689f.jpg

Những ảnh hưởng tiêu cực của việc nói dối

Khi nói dối, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, áy náy hay nói chung là stress về một vấn đề nào đó. Lúc này cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều loại hoóc môn khác nhau như cortisol và norepinephrine. Cortisol sẽ làm giảm thiểu sự sản sinh chất endorphins (hoóc môn hạnh phúc) trong cơ thể, làm tăng lượng đường trong máu và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Chất norepinephrine sẽ kích thích nhịp tim đập nhanh và dẫn đến bệnh cao huyết áp.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khoa học còn cho rằng, những người thường xuyên nói dối thường hay lo âu, suy nhược về thể chất lẫn tinh thần và dễ dẫn đến các chứng bệnh viêm loét, đau đầu, mất ngủ hay paranoia (chứng hoang tưởng bộ phận)

Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nói dối còn tác động tiêu cực đến đời sống hạnh phúc của bạn nữa. Có thể nói, uy tín của bạn sẽ trở thành con số 0 hay các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, hôn nhân, gia đình… có thể bị đổ vỡ do việc nói dối gây ra.

Bạn đừng quá lo lắng khi mắc lỗi mà nên nói ra sự thật và khắc phục chúng. Hãy luôn sống vui vẻ, lạc quan và chân thành để cơ thể luôn khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần.
 
L

luongvipproes

Nói dối là một thói xấu và là một căn bệnh của con người ngày nay. Nói dối cũng chính là sự không trung thực, hành động đó dần sẽ làm cho con người không sống thực với chính bản thân mình, làm mất đi lý trí và sẽ sống trong sự giả dối của chính lương tâm.

Việc nói dối còn gây ra nhiều tác hại xấu, nó làm ta mất đi sự tín nhiệm của mọi người xung quanh, làm mất đi tư chất và nhân cách của một con người. Nó còn có hại đối với công việc mà bạn đang làm, nói dối sẽ khến sự tín nhiệm trong công việc bạn mất đi. Liệu có ai trong chúng ta muốn giao công việc cho người không trung thực không? Trong tình yêu, nói dối sẽ làm cho người mình yêu tuyệt vọng và làm cho họ mất niềm tin vào một tình yêu chân thật, đó cũng là cách nhanh nhất để giết chết tình yêu.

Về Luật Nhân Quả:

- Người hay nói dối sống ở đời thường hay bị người ta nói xấu, hoặc mọi người sẽ không tin dù bạn nói sự thật. (Đạt Lai Lạt Ma)

- Nói dối là Nhân, người ta không còn tin tưởng mình nữa là Quả. (Phật học)
 
P

pethodangyeu2012

ói sai sự thật, là làm cho người khác hiểu sai sự thật khách quan. Và vì thế, trước hết nó khiến người khác có cái nhìn lệch lạc về cuộc sống. Nhưng nguy hiểm hơn, nói dối khiến ta làm mất lòng tin của mọi người, tự hạ uy tín của mình trước tập thể. Khi đó, trong mắt mọi người ta là một chú “Cuội” nói láo, lời nói của ta không còn trọng lượng nữa vì vậy, ta cô đơn trong tập thể. Chuyện rằng có chú bé chăn cừu rất thích thú với trò lừa gạt mọi người: cậu hét rất to là có chó sói đến khiến mọi người lo lắng bỏ hết việc chạy đến giúp chú. Nhưng đến nơi chẳng thấy chó sói đâu mọi người bực tức ra về. Hôm sau, chợt có chó sói đến thật, câu ta la hét nhưng mọi người chẳng ai đến. Kết cục là đàn cừu của cậu bị xơi sạch! Truyện dân gian Việt Nam cũng có câu chuyện tương tự về một cậu bé tên Ngỗ. Cậu cũng la hét là có chó dại đến khiến mọi người hốt hoảng ùa ra. Về sau, cậu phải nhận cái bi kịch xứng đáng là bị chó dại cắn thật. Lịch sử Trung Quốc cũng có vô vàn câu chuyện về những ông vua mất nước chỉ vì chiều ý mĩ nữ mà gây ra những sự dối trá tai hại. Ngày nay, có nhiều trường hợp nói dối dù có ác ý hay không đều gây những hiểu lầm tai hạn dẫn đến thái độ thiếu thiện ý trong các mối quan hệ giữa người với người. Đặc biệt, gầy đây rộ lên phong trào hưởng ứng “Ngày nói dối Cá tháng tư 1 – 4”. Bản chất của ngày lễ này là tạo ra tiếng cười giúp con người thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Nhưng lại có người lạm dụng nó mà khiến người khác mất việc, tiêu tốn thời gian, tiền của. Có người cha đang miệt mài làm ở công sở, cô con gái nhấc điện thoại: “Bố ơi, bà ốm nặng!”. Người cha hốt hoảng lao về thì gặp mẹ đang xén cỏ ngoài vườn còn đứa con đang cười ngặt nghẽo nhìn bố. Chưa nói đến cái ý bất hiếu trong lời bịa chuyện “bà ốm nặng” chỉ tính riêng việc người ta phải bỏ dở công việc bộn bề thì đứa con cũng đã đáng tội. Thậm chí, không ai nói trước được điều gì có thể xảy ra với người cha khi ông lái xe về nhà với vận tốc lớn và tâm trạng lo lắng, hốt hoảng như vậy. Sau sự việc ấy, người cha còn có thể yêu quý, tin tưởng con gái mìnrước…? Sau bao sự việc khẳng định tính có hại của nói dối, có lẽ chúng ta sẽ thận trọng hơn trong mỗi phát ngôn của mình!
 
Top Bottom