cho em hỏi về......vấn đề rất tế nhị

A

arxenlupin

vđ 1 thì tại vì nó ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản, cái nèy thì gây ra đúng là vô sinh nhưng mà mức độ tác động của nó đến sức khoẻ ko lớn lắm như mọi người nghĩ, tuy nhiên theo mình thì phòng trước cũng ko sao :D
vđ 2 thì ko biết, thông cảm
vđ 3 nói thật là mấy cái nèy chả tế nhị gì cả, cái ông đả đảo này cứ lập ra toàn mấy cái linh tinh
 
L

longtony

dadao_hochanh said:
tại sao người ta hok đeo di động ở hông, có phải có gì đó nguy hiểm?
nếu bị quai bị , sởi lúc nhỏ thì có sao hok?
1/ Trước kia mình cũng thấy người ta hay đeo di động bên hông, bữa nì thì ít, không biết tại sao, nghe anh kia nói là bị vô sinh, nhưng mình nghĩ là không đúng, bởi nếu vô sinh thì để dtdd trong túi quần cũng bị vô sinh à (vì hiện nay người ta hay để dt trong túi quần mà!). Vả lại mình thấy để di động ở bên hông, cũng làm dáng người ta trở phong độ, lịch lãm hơn, nhất là đàn ông chứ. Chắc là để bên hông dễ bị giật cướp nên ng ta không đeo.
2/ Mình chưa bị sởi nên hok biết, còn bị quai bị (má chàm bàm) thì mình bị rồi. Nếu ai đã bị quai bị một lần thì suốt đời sẽ không bị nữa (nếu có bị lại thì rất nhẹ), vì cơ thể đã tạo kháng sinh. Bệnh quai bị khá nguy hiểm đấy, nếu bị nặng thì gây ảnh hưởng đến tinh hoàn (tinh hoàn teo), và buồng trứng, gây vô sinh sau này, cho nên khi bị bệnh không nên chạy nhảy, làm việc nặng.
 
A

arxenlupin

longtony said:
dadao_hochanh said:
tại sao người ta hok đeo di động ở hông, có phải có gì đó nguy hiểm?
nếu bị quai bị , sởi lúc nhỏ thì có sao hok?
1/ Trước kia mình cũng thấy người ta hay đeo di động bên hông, bữa nì thì ít, không biết tại sao, nghe anh kia nói là bị vô sinh, nhưng mình nghĩ là không đúng, bởi nếu vô sinh thì để dtdd trong túi quần cũng bị vô sinh à (vì hiện nay người ta hay để dt trong túi quần mà!). Vả lại mình thấy để di động ở bên hông, cũng làm dáng người ta trở phong độ, lịch lãm hơn, nhất là đàn ông chứ. Chắc là để bên hông dễ bị giật cướp nên ng ta không đeo.
2/ Mình chưa bị sởi nên hok biết, còn bị quai bị (má chàm bàm) thì mình bị rồi. Nếu ai đã bị quai bị một lần thì suốt đời sẽ không bị nữa (nếu có bị lại thì rất nhẹ), vì cơ thể đã tạo kháng sinh. Bệnh quai bị khá nguy hiểm đấy, nếu bị nặng thì gây ảnh hưởng đến tinh hoàn (tinh hoàn teo), và buồng trứng, gây vô sinh sau này, cho nên khi bị bệnh không nên chạy nhảy, làm việc nặng.
cái bệnh quai bị theo như nhiều người nói là gây ra vô sinh, thực ra thì nguy cơ này ko cao, rất nhỏ, nó chỉ xảy ra đó là gây ra viêm tinh hoàn là cùng thôi, cơ hội kia thực ra rất ít
 
M

Moderator


1. Việc dùng các thiết bị điện tử đối với cơ thể con người là không tốt do có phát ra các sóng điện từ mà chúng ta không biết.
Vì thế, lời khuyên đưa ra là các em hạn chế được bao nhiêu sẽ tốt bấy nhiêu.
Lưu ý: không nên để điện thoại ở túi áo ngực vì rất hại cho tim.

2.
Virus quai bị được lây truyền chủ yếu do các chất tiết của đường hô hấp. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thời kỳ niên thiếu. Ở người trưởng thành, bệnh thường có khuynh hướng nặng nề hơn bao gồm viêm tinh hoàn. Tử vong do quai bị rất thấp, ước tính khoảng 1,6 đến 3,8 trên 10 000 trường hợp nhiễm bệnh. Hơn một nửa số trường hợp tử vong xảy ra ở người trên 19 tuổi. Nhiễm quai bị trong quý 1 của thai kỳ có thể làm tăng khả năng sẩy thai tự nhiên. Mặc dù virus quai bị có thể đi xuyên qua nhau thai, không có bằng chứng cụ thể nào chứng tỏ nhiễm virus quai bị trong thai kỳ có thể gây nên dị tật bẩm sinh.
Bệnh thường thấy ở lứa tuổi từ 5 đến 14 tuổi.
 
A

arxenlupin

anh chưa nói đến những di chứng do quai bị đem lại như là viêm tinh hoàn và việc lo ngại của nhiều người về biến chứng vô sinh
em nói về cái biến chứng ấy đúng ko anh, thực sự đúng là nó xảy ra với xác suất rất nhỏ, hầu như ko đáng lo
 
M

marukokeropi

dadao_hochanh said:
tại sao người ta hok đeo di động ở hông, có phải có gì đó nguy hiểm?
nếu bị quai bị , sởi lúc nhỏ thì có sao hok?
vj` đeo ở hông thj` dễ bj cướp giật em ạ
đặc bjt có móc khóa thj` càng dễ
có bj giật cũng hok bjt
quai bj thì hay bj vô sinh
còn sởi nếu hok biết kiêng thj` dễ dẫn đến bj di chứng
chj mày bj lớp 9 nhưng kiêng nước ,gió...
nên hok sao
 
D

dadaohocbai

arxenlupin said:
anh chưa nói đến những di chứng do quai bị đem lại như là viêm tinh hoàn và việc lo ngại của nhiều người về biến chứng vô sinh
em nói về cái biến chứng ấy đúng ko anh, thực sự đúng là nó xảy ra với xác suất rất nhỏ, hầu như ko đáng lo
DÙ tỉ lệ có là 1% thì đối với 1 người thì đó là 50 : 50 hoặc có hoặc không thế thôi ->Đừng tưởng bở
 
A

aqnacm

Chưa có bất cứ cơ sở khoa học nào chứng minh việc để điện thoại di động trong túi quần dẫn đến vô sinh cả
Tất cả chỉ là phỏng đoán

Sóng điện từ thì con người luôn ngập trong đủ các loại sóng điện từ trên đời này, sóng điện từ mà gây vô sinh thì vô sinh tất à =))
 
N

nguyentheanh2008

em cảm ơn mọi người, thế thằng bạn em bị thủy đậu vừa hết nốt chảy mủ, nó lên lớp ngồi cạnh em, em thấy người nổi mẩn ngứa những chỗ da bị hở, liệu em có bị lây không ạ? Rõ ràng nó bảo là hết chảy nước là không bị lây, nhưng tại sao em lại ngứa (mấy đứa xung quanh cũng thế)? liệu bệnh này có nguy hiểm hok???
 
D

dadao_hochanh

aqnacm said:
Chưa có bất cứ cơ sở khoa học nào chứng minh việc để điện thoại di động trong túi quần dẫn đến vô sinh cả
Tất cả chỉ là phỏng đoán

Sóng điện từ thì con người luôn ngập trong đủ các loại sóng điện từ trên đời này, sóng điện từ mà gây vô sinh thì vô sinh tất à =))
quan trọng là sóng dài hay sóng ngắn
tính chất sóng mạng hơn hay tính hạt mạnh hơn
tia cực tím, Rơn ghen đều là sóng điện từ đó thôi, thử xem có ung thư hok ? =))
 
M

Moderator

nguyentheanh2008 said:
em cảm ơn mọi người, thế thằng bạn em bị thủy đậu vừa hết nốt chảy mủ, nó lên lớp ngồi cạnh em, em thấy người nổi mẩn ngứa những chỗ da bị hở, liệu em có bị lây không ạ? Rõ ràng nó bảo là hết chảy nước là không bị lây, nhưng tại sao em lại ngứa (mấy đứa xung quanh cũng thế)? liệu bệnh này có nguy hiểm hok???

Đây là thông tin mà anh được biết, em có thể tham khảo nhé

Bệnh thủy đậu (trái rạ) do virus Varicelle Zoster gây nên, có thể bị quanh năm nhưng thường gặp nhiều khi thời tiết thay đổi. Bệnh xảy ra phần lớn ở trẻ em (90%), lây lan cao qua đường hô lấp (80-90%) và chỉ lây cho người lần đầu mắc bệnh vì có tính miễn dịch rất cao, ít khi bị bệnh lần 2. Bệnh thường lành tính ở trẻ em..

Thời kỳ ủ bệnh thủy đậu chừng 10-21 ngày, sau đó là 1-2 ngày sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, khó chịu, kém ăn... Dấu hiệu để nhận biết bệnh là các nốt ban hồng đường kính vài mm, sau đó xuất hiện các phỏng nước trên toàn thân của trẻ. Đặc biệt, các nốt phỏng có thể có ở niêm mạc miệng, thực quản đường hô hấp trên và kết mạc, rất ngứa rối sẽ xẹp dần và khô sau chừng 4 ngày do nước bị cơ thể hấp thu lại.

Các nốt thủy đậu mọc làm nhiều đợt nên ta có thể thấy đồng thời trên cơ thể nhiều giai đoạn khác nhau của ban phỏng nước, tập trung ở thân mình nhiều hơn ở chi và mặt (đây là điểm khác biệt so với bệnh đậu mùa). Bệnh rất dễ lây do tiếp xúc trực tiếp hay lan truyền qua đường hộ hấp bởi nước bọt và các chất tiết đường hô hấp do người bệnh ho, hắt hơi... trong thời gian 2 - 5 ngày trước khi phát ban và kéo dài đến khi nốt đậu đóng vẩy.
 
M

mimosa_769

Em có người em họ đang bị sởi
Bệnh này có nguy hiểm và lây lan j` ko ạh??????
 
D

Dadao_hocbai

à, quên mất, anh giúp lần cuối: nếu bị ho vào buổi chiều, cơ thể cực kỳ mệt mỏi thì có phải bị lao không ạ? làm sao để phòng tránh bệnh này? em nghe nói thức khuya là bị nhưng bi giờ thi đến nơi rồi hok thức khuya hok đc anh ạ!!!
 
M

Moderator

mimosa_769 said:
Em có người em họ đang bị sởi
Bệnh này có nguy hiểm và lây lan j` ko ạh??????

Chào em,
Đây là các thông tin hữu ích về bệnh sởi, em xem chi tiết nhé!
Sởi thường xuất hiện nhiều vào cuối năm cũ, đầu năm mới. Không chỉ gây các biến chứng như kiết lỵ ra máu mũi, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi, sởi còn có thể là nguyên nhân gây còi xương, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi nếu không được điều trị đúng.

Cách đề phòng tốt nhất là cho trẻ đi tiêm văcxin sởi. Về cuối năm, nên mua nhiều cây mùi già có quả rắn chắc, buộc treo ở đầu nhà, hong gió cho khô giòn, vò lấy hột và lá khô cho vào lọ đậy kín. Đến thời kỳ hay có bệnh sởi thì lấy một nắm nhỏ hạt và lá mùi già cho vào 3 gáo nước đun sôi để gần nguội tắm cho trẻ. Trước khi tắm, nên cho trẻ uống một thìa nước mùi. Cứ cách nửa tháng lại tắm một lần. Cách này có thể đề phòng được bệnh sởi phát sinh, lại sạch và thơm. Nếu cẩn thận thì quần áo của các cháu cũng thỉnh thoảng cho vào nồi nước mùi già để đun sôi.

Khi có bệnh sởi lan tràn, các bà mẹ nên cho trẻ cách xa nơi có bệnh. Những người thân, cha mẹ có việc cần phải đến nơi có bệnh sởi thì khi vừa về tới nhà phải thay giặt quần áo bằng nước sôi và tắm rửa sạch sẽ rồi hãy tiếp xúc với trẻ. Gia đình nào đông các cháu mà lỡ có một cháu bị lên sởi thì phải ở riêng, không cho nằm chung, chăn màn, giường chiếu phải giặt sạch.

Đang mùa sởi, nếu trẻ nào có vẻ kém vui đùa, không chịu chơi như mọi ngày thì các bà mẹ nên lưu ý theo dõi ngay xem có phải bị lên sởi hay không. Nếu thấy trán âm ấm lại có mụn lờ mờ ở dưới da, da mắt, da trán, dái tai hơi man mát thì đó là dấu hiệu sắp mọc sởi. Lúc này nên kiêng nước, tránh gió và ủ cho ấm. Đồng thời, có thể dùng một trong các bài thuốc dưới đây:

Hạt lá tía tô 30 g; sắn dây 25 g; kinh giới, mạch môn mỗi thứ 20 g; cam thảo 5 g. Tất cả sấy khô, tán bột mịn đóng gói 3 g. Trẻ em một tuổi uống ngày hai gói, 3 tuổi uống ngày 4 gói, 5 tuổi uống ngày 6 gói: Hãm thuốc với nước sôi lọc trong hoặc uống cả bã. Thuốc chỉ dùng trong 3 ngày, chỉ uống giai đoạn đầu, khi sởi đã mọc đều hoặc trẻ bị tiêu chảy không nên uống.

Củ sắn dây một miếng to bằng hai bao diêm (gọt vỏ thái mỏng), cánh bèo cái lấy độ năm cây (vặt bỏ rễ), kinh giới 10 ngọn (khô hoặc tươi, nếu có hoa càng tốt). Cả ba thứ trên cho vào với nửa bát nước, đun sôi kỹ, gạn ra còn âm ấm cho uống rồi đắp chăn cho kín gió. Đây là liều lượng thuốc của các cháu 1-3 tuổi. Nếu trẻ lớn hơn thì tăng số lượng lên gấp hai; nếu dưới một tuổi thì chỉ cho uống một nửa số lượng trên. Mỗi ngày sắc một thang cho uống. Uống hai ngày liền, sởi mọc ra đều thì thôi.

Lấy 5-6 lá cây hoa nhài, hoặc lấy một cái nấm hương, cho vào một chén nước, đun sôi kỹ, để gần nguội cho uống. Trong khi mới lên sởi một hai ngày đầu, nếu trẻ có tiêu chảy mỗi ngày 3-4 lần cũng không ngại, khi sởi mọc sẽ bớt tiêu chảy. Sởi mọc được hai, ba ngày mà các cháu ho nhiều, có khi ho khản cả tiếng thì nên lấy độ 10 lá diếp cá hoặc độ 20 lá cúc mốc, rửa sạch bằng nước muối, giã nhừ, vắt lấy nước cốt cho uống từng thìa nhỏ, uống dần dần.

Những cháu có mụn sởi lờ mờ đã hai ba ngày không mọc ra được rõ, nên lấy một nắm lá mùi già, đổ vào với hai bát nước đun sôi kỹ, để cho âm ấm, rồi lấy khăn mặt sạch thấm nước đó lau cho cháu từ đầu đến chân. Hoặc lấy một nắm mùi già với một chén rượu đun sôi để nguội rồi phun từ cổ đến chân và lưng bụng (tránh đầu, mặt). Phun xong ủ ấm cho ra mồ hôi. Tiếp đó cho uống những vị thuốc đã nói trên. Chỉ nên uống độ 2-3 thang. Thấy sởi đã mọc được rồi thì thôi.

Sau 3-4 ngày, sởi đã bay thì nên cho trẻ ăn các thứ dễ tiêu như: cháo đường, canh rau ngót nấu cá trê, hoặc cá rô. Không nên cho ăn nhiều thịt. Nếu ăn thịt, chỉ nên cho ăn thịt nạc, không nên cho ăn quá no. Nấu nước lá thơm gồm lá sả, lá kinh giới, lá mùi già để lau cho sạch, không phải xông.
 
Top Bottom