Sử 12 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ 1945 - 1954

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
Câu 1: Sự kiện nào sau đây trực tiếp đưa đến quyết định phải phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp (12/1946) của Đảng và Chính phủ?
A.
Pháp chiếm trụ sở Bộ Tài chính.
B.
Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.
C.
Hội nghị Phôngtennơblô thất bại.
D.
Pháp tiến hành khiêu khích, tấn công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
Câu 2: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của Đảng được nêu trong văn kiện lịch sử nào sau đây?
A.
Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945).
B.
Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (1946).
C.
“Quân lệnh số 1” của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc (1945).
D.
Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng (1945).
Câu 3: Một trong những trận đánh tiêu biểu của quân dân ta trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 là
A.
trận Him Lam.
B.
trận Mường Sài.
C.
trận Đông Khê.
D.
trận Bông Lau.
Câu 4: Một trong những nội dung của đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong những năm 1946 - 1947 là
A.
tiến hành khởi nghĩa vũ trang.
B.
xây dựng nền an ninh nhân dân.
C.
tự lực cánh sinh.
D.
khởi nghĩa toàn dân.
Câu 5: Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là
A.
Chiến dịch Thượng Lào năm 1954.
B.
Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950.
C.
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
D.
Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
Câu 6: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), trận đánh nào mở đầu chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950?
A.
Trận đánh ở Thất Khê.
B.
Trận đánh ở Đông Khê.
C.
Trần đánh ở Cao Bằng.
D.
Trận đánh ở Đình Lập.
Câu 7: Khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” (SGK- Lịch sử 12, trang 131) thể hiện điều gì?
A.
Tính chất lâu dài, gian khổ của cuộc kháng chiến.
B.
Thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam.
C.
Tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.
D.
Quyết tâm lấy sức ta đề giải phóng cho ta.
Câu 8: Trong cuộc khủng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954), chỉ thị “Phải phá tan Cuộc tiến công thu đông của giặc Pháp” của Đảng Cộng sản Đông Dương đem đến thắng lợi của chiến dịch nào?
A.
Chiến dịch Tây Bắc đầu tháng 12 năm 1953.
B.
Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950.
C.
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
D.
Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947.
Câu 9: Phương châm kháng chiến lâu dài trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1946) của nhân dân Việt Nam không xuất phát từ nguyên nhân nào?
A.
Chống lại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
B.
Làm cho tương quan lực lượng thay đổi theo chiều hướng có lợi.
C.
Để tranh thủ sự giúp đỡ của tất cả các nước trên thế giới.
D.
Để vừa tiến hành kháng chiến vừa kiến quốc.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là lí do để Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950?
A.
Tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi cho Việt Nam.
B.
Làm thất bại âm mưu của Pháp - Mĩ trong kế hoạch Rơ-ve.
C.
Tạo thế và lực cho cuộc đấu tranh ngoại giao.
D.
Thế và lực của quân dân ta ngày càng lớn mạnh.
Câu 11: Chiến dịch nào của ta giành thắng lợi đã buộc Pháp phải thay đổi chiến lược từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta?
A.
Việt Bắc Thu - Đông 1947.
B.
Hoàng Hoa Thám 1950.
C.
Biên Giới Thu - Đông 1950.
D.
Điện Biên Phủ 1954.
Câu 12: Chiến dịch nào sau đây đã mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam?
A.
Cuộc chiến đấu ở đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
B.
Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
C.
Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950
D.
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 13: Âm mưu cơ bản của Pháp khi mở cuộc tấn công Việt Bắc vào Thu - Đông 1947 ở nước ta là
A.
tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B.
kết thúc nhanh chiến tranh, giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân.
C.
ngăn chặn con đường liên lạc của ta với quốc tế.
D.
giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A.
Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ các lực lượng hoà bình.
B.
Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C.
Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp.
D.
Toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 15: Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 của quân dân Việt Nam đã
A.
làm thất bại chiến tranh tổng lực.
B.
làm thất bại chiến tranh đặc biệt.
C.
làm thất bại cơ bản chiến lược chiến tranh cục bộ.
D.
cho thấy bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.
Câu 16: Nhiệm vụ trọng tâm của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là
A.
Bao vây, giam chân địch Pháp trong các đô thị.
B.
Đánh đuổi Pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
C.
Tiêu diệt toàn bộ sinh lực quân Pháp tại các đô thị.
D.
Xây dựng và củng cố toàn diện toàn dân kháng chiến.
Câu 17: Kết quả lớn nhất của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các độ thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là
A.
Tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng quân Pháp.
B.
Bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ và rút lên căn cứ an toàn.
C.
Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
D.
Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
Câu 18: Sau thất bại ở Việt Bắc Thu - Đông 1947, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương như thế nào?
A.
Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.
B.
Chuyển sang cầu viện sự giúp đỡ của Mĩ về quân sự.
C.
Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang chinh phục từng gói nhỏ.
D.
Chuyển sang chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
Câu 19: Đầu năm 1950, các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam chứng tỏ
A.
Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.
B.
Vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
C.
Các nước tư bản chủ nghĩa vẫn đối đầu căng thẳng với Việt Nam.
D.
Việt Nam chỉ đặt quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 20: Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950 đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vì
A.
quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.
B.
đã làm phá sản kế hoạch Rơve của thực dân Pháp có sự can thiệp của Mĩ.
C.
đã tiến hành giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn, đông dân.
D.
bộ đội chủ lực trưởng thành, khai thông được biên giới Việt - Trung.






ĐÁP ÁN
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
1​
B
5​
B
9​
C
13​
A
17​
B
2​
B
6​
B
10​
C
14​
B
18​
A
3​
D
7​
C
11​
A
15​
D
19​
B
4​
C
8​
D
12​
C
16​
A
20​
A
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
Câu 1: Để tăng cường xây dựng hậu phương kháng chiến, trong những năm 1951-1953, Nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ
A.
phát triển kinh tế thị trường.
B.
điện khí hóa nông nghiệp.
C.
bài trừ mê tín dị đoan.
D.
điện khí hóa nông thôn.
Câu 2: Nội dung nào phản ánh không chính xác về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1951 - 1953?
A.
Lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt.
B.
Quân dân ta giành được nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện.
C.
Ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
D.
Lực lượng vũ trang ba thứ quân của ta đã hình thành.
Câu 3: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2/1951) đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, vì đã
A.
quyết định thành lập khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương.
B.
xác định nhàng nhiệm vụ cơ bản trong tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội.
C.
chủ trương hoàn thành cải cách ruộng đất ở vùng tự do ngay trong kháng chiến.
D.
tiến hành thành đồng thời hai nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
Câu 4: Để tăng cường xây dựng hậu phương kháng chiến, trong những năm 1951-1953, Nhân dân Việt Nam không thực hiện nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ
A.
bài trừ mê tín dị đoan.
B.
phát triển kinh tế thị trường.
C.
thực hiện vệ sinh phòng bệnh.
D.
cải cách giáo dục.
Câu 5: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951), Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập riêng ở mỗi nước Đông Dương một
A.
Chính phủ liên hiệp.
B.
Đảng Mác - Lênin.
C.
lực lượng vũ trang.
D.
mặt trận thống nhất.
Câu 6: Đại hội nào của Đảng Cộng sản Đông Dương được đánh giá là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”?
A.
Đại hội đại biểu lần thứ II (2/1951).
B.
Đại hội đại biểu lần thứ I (3/1935).
C.
Đại hội đại biểu lần thứ VI (12/1976).
D.
Đại hội đại biểu lần thứ III (9/1960).
Câu 7: Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2/1951), Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định đổi tên Đảng thành
A.
Đảng Cộng sản Đông Dương.
B.
Đảng Lao động Việt Nam.
C.
Đảng Lao động Đông Dương.
D.
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 8: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951) được đánh giá là
A.
“Đại hội kháng chiến thắng lợi”.
B.
“Đại hội đổi mới đất nước”.
C.
“Đại hội xây dựng đất nước”.
D.
“Đại hội thống nhất đất nước”.
Câu 9: Kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhi được thực dân Pháp thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954) không có nội dung nào sau đây?
A.
Ra sức phát triển ngụy quân để xây dựng quân đội quốc gia.
B.
Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
C.
Tăng cường phòng ngự trên “Hành lang Đông - Tây”.
D.
Thành lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 10: Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam những năm 1950 - 1953 là
A.
“phục vụ nhân dân”.
B.
“phục vụ kháng chiến”.
C.
“dân tộc hoá”.
D.
“đại chúng hoá”.
Câu 11: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi với mong muốn
A.
Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B.
Kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C.
Tiến tới kí một hiệp định có lợi cho Pháp.
D.
Giữ vững quyền chủ động về chiến lược.
Câu 12: Tháng 9/1951, Mĩ kí với chính phủ Bảo Đại văn bản nào dưới đây?
A.
Hiệp ước tương trợ lẫn nhau.
B.
Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
C.
Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ.
D.
Hiệp ước kinh tế Việt - Mĩ.
Câu 13: Trong những năm 1950 - 1953, “phục vụ kháng chiến” là một trong ba phương trâm được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xác định trong
A.
Công cuộc cải cách giáo dục.
B.
Công cuộc cải cách văn hoá.
C.
Đề cương văn hoá Việt Nam.
D.
Sự nghiệp phát triển văn hoá.
Câu 14: Để bồi dưỡng sức dân, đầu năm 1953 Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quyết định
A.
Đầy mạnh cải cách ruộng đất và thực hành tiết kiệm.
B.
Đẩy mạnh sản xuất và chấn chỉnh chế độ thuế khoá.
C.
Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
D.
Mở cuộc vận động tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.
Câu 15: Mục tiêu cốt lõi của công cuộc cải cách giáo dục năm 1950 là gì?
A.
Kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến.
B.
Phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất.
C.
Đẩy lùi nạn thất học.
D.
Xoá bỏ nạn mù chữ.
Câu 16: Kế hoạch quân sự Đờ Lát đơ Tátxinhi đã gây ảnh hưởng tới cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta như thế nào?
A.
Chung ta rơi vào thế bị động.
B.
Bị bao vây, cô lập.
C.
Lực lượng kháng chiến bị ảnh hưởng.
D.
Vùng sau lưng địch khó khăn, phức tạp.
Câu 17: Trong các sự kiện chính trị sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) tiến lên?
A.
Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951).
B.
Hội nghị thành lập liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào (3/1951).
C.
Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh và Hội liên Việt (3/1951).
D.
Đại hội chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (5/1952).
Câu 18: Năm 1950, Mĩ kí với Pháp bản Hiệp ước “Phòng thủ chung Đông Dương” vì muốn
A.
Tăng cường tiềm lực chiến tranh cho Pháp.
B.
Câu kết với nhau xâm lược Đông Dương.
C.
Ngăn chặn cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
D.
Can thiệp sâu hơn vào chiến tranh Đông Dương.
Câu 19: Năm 1951, Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào được thành lập trên cơ sở
A.
Đảng Lao động Việt Nam giữ quyền lãnh đạo tối cao.
B.
Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam là nòng cốt.
C.
Tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau.
D.
Chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí của ba nước.
Câu 20: Để đánh phá hậu phương của ta, ngoài biện pháp quân sự, Đờ Lát đơ Tátxinhi còn sử dụng biện pháp
A.
Chiến tranh tâm lí, chiến tranh kinh tế.
B.
Chiến tranh chính trị, chiến tranh kinh tế.
C.
Chiến tranh kinh tế, chiến tranh ngoại giao.
D.
Chiến tranh kinh tế, chính sách bình định.




ĐÁP ÁN
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
1​
C
5​
B
9​
C
13​
A
17​
A
2​
C
6​
A
10​
B
14​
C
18​
D
3​
B
7​
C
11​
A
15​
B
19​
C
4​
B
8​
A
12​
C
16​
D
20​
A
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I và Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam năm 1946 có tác dụng như thế nào đối với việc củng cố chính quyền nhân dân sau Cách mạng tháng Tám thành công?
A.
Làm cho bộ máy nhà nước từng bước được kiện toàn.
B.
Đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C.
Làm cho các cơ quan tư pháp ở địa phương được hoàn thiện.
D.
Nâng cao uy tín quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Câu 2: Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là
A.
phát xít Nhật-Pháp.
B.
đế quốc Anh.
C.
Trung Hoa Dân quốc.
D.
thực dân Pháp.
Câu 3: Đảng Cộng sản Đông Dương xác định quân Trung Hoa Dân quốc không phải là kẻ thủ chính của Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công vì chúng
A.
không phải là một nước đế quốc, thực dân nên chưa lo ngại.
B.
vào Việt Nam với tư cách là đại diện của phe Đồng minh.
C.
chỉ thực hiện nhiệm vụ được giao là giải giáp phát xít Nhật.
D.
vào Việt Nam với âm mưu chỉ cướp lương thực, thực phẩm.
Câu 4: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào “Tuần lễ vàng” nhằm
A.
phát triển kinh tế nông nghiệp.
B.
giải quyết căn bản nạn đói.
C.
hỗ trợ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
D.
giải quyết khó khăn về tài chính.
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là điều kiện khách quan thuận lợi tác động đến cách mạng Việt Nam sau năm 1945?
A.
Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở Á, Phi, Mĩ La tinh.
B.
Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
C.
Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
D.
Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ phát triển.
Câu 6: Một trong những biện pháp trước mắt được Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám 1945 là
A.
xây dựng “Quỹ độc lập”.
B.
kêu gọi “tăng gia sản xuất”.
C.
kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”.
D.
phát động phong trào “Tuần lễ vàng”.
Câu 7: Lực lượng nào dưới đây đã dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta (9/1945)?
A.
Thực dân Anh.
B.
Đế quốc Mĩ.
C.
Phát xít Nhật.
D.
Quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 8: Từ ngày 06/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Chính phủ nước Việt Nam Cộng hòa đã nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất
A.
sự phát triển của lực lượng vũ trang.
B.
sự phát triển lực lượng chính trị.
C.
an ninh quốc gia.
D.
giữ vững chủ quyền dân tộc.
Câu 9: Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia
A.
Tự do.
B.
Tự trị.
C.
Tự chủ.
D.
Độc lập.
Câu 10: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng quân Đồng minh nào sau đây vào Việt Nam giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc?
A.
Quân Anh.
B.
Quân Mĩ.
C.
Quân Trung Hoa Dân quốc.
D.
Quân Pháp và quân Anh.
Câu 11: Việc kí kết với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chứng tỏ
A.
sự nhân nhượng của Chính phủ Pháp.
B.
chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Chính phủ.
C.
sự thoả hiệp của Pháp đối với Chính phủ ta.
D.
sự thay đổi thái độ của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
Câu 12: Biện pháp đối phó với thực dân Pháp của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 là
A.
kiên quyết chống lại nếu Pháp đem quân ra miền Bắc.
B.
kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ.
C.
hòa hoãn với thực dân Pháp ở Nam Bộ.
D.
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
Câu 13: Sau năm 1945 từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân đội nước nào vào Việt Nam giải giáp phát xít Nhật?
A.
Quân Anh.
B.
Quân Mĩ.
C.
Quân Đức.
D.
Quân Bỉ.
Câu 14: Để khắc phục nạn đói, biện pháp lâu dài được Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đề ra là
A.
kêu gọi nhân dân cả nước hưởng ứng phong trào “nhường cơm, sẻ áo”.
B.
tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng!”.
C.
lập “Hũ gạo cứu đói”; tổ chức “Ngày đồng tâm”.
D.
giảm tô thuế, chia ruộng đất cho nông dân.
Câu 15: Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, để giải quyết nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào nào?
A.
Cải cách giáo dục.
B.
Bổ tục văn hoá.
C.
Bình dân học vụ.
D.
Dạy tốt, học tốt.
Câu 16: Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, đối với quân Trung Hoa dân quốc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện chủ trương nào?
A.
Hoà hoãn, tránh xung đột.
B.
Kí hiệp ước hoà bình.
C.
Vừa đánh vừa đàm.
D.
Kiên quyết kháng chiến.
Câu 17: Bài học cơ bản nào cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam được rút ra từ quá trình đàm phán, kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)?
A.
Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B.
Đa phương hoá các mối quan hệ.
C.
Kiên trì đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
D.
Giải quyết các tranh chấp bằng hoà bình.
Câu 18: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 phản ánh quy luật nào sau đây của lịch sử dân tộc Việt Nam?
A.
Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
B.
Không hòa hoãn với bất cứ kẻ thù nào.
C.
Luôn nhân nhượng với kẻ thù.
D.
Dựng nước đi đôi với giữ nước.
Câu 19: Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 để lại bài học kinh nghiệm gì cho việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
A.
Nhân nhượng đúng lúc, nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ thù.
B.
Luôn nhân nhượng với kẻ thù để giữ vững môi trường hòa bình.
C.
Không hòa hoãn, nhân nhượng với bất cứ kẻ thù nào.
D.
Chỉ hòa hoãn với kẻ thù nguy hiểm nhất của cách mạng.
Câu 20: Thực tiễn đấu tranh ngoại giao từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 đã để lại cho Đảng và Chính phủ ta bài học kinh nghiệm nào sau đây trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?
A.
Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
B.
Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
C.
Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
D.
Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.








ĐÁP ÁN
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
1​
A
5​
C
9​
A
13​
A
17​
D
2​
D
6​
C
10​
C
14​
B
18​
D
3​
B
7​
A
11​
B
15​
C
19​
A
4​
D
8​
D
12​
B
16​
A
20​
B
 
Top Bottom