Hóa 10 Cấu hình electron nguyên tử

nguyenthibaongoc24012006@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng tám 2021
7
4
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Hợp chất A có công thức XYZO3 có số hạt mang điện là 84. Trong hợp chất B có công thức là XY có số hạt mang điện là 24. Trong ion X+ có giá trị điện tích là 3,36.10-18C.
a. Xác định công thức của XYZO3, biết 8O
b. Viết phản ứng xảy ra (nếu có) khi có XYZO3 với các dung dịch HCl, NaOH, Fe(OH)3, MgCl2, BaSO4.

Bài 2: 2 nguyên tố X và Y có thể tạo được hai hợp chất XY3 và X2Y6. Trong hợp chất X2Y6, tổng số hạt là 392 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 120. Trong dung dịch, XY3 tạo ra ion X3+có tổng số hạt là 37 và ion Y- có tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 17 hạt. Xác định công thức của XY3 và X2Y6

Mọi người giúp em với ạ, em cảm ơn rất nhiều
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Bài 1: Hợp chất A có công thức XYZO3 có số hạt mang điện là 84. Trong hợp chất B có công thức là XY có số hạt mang điện là 24. Trong ion X+ có giá trị điện tích là 3,36.10-18C.
a. Xác định công thức của XYZO3, biết 8O
b. Viết phản ứng xảy ra (nếu có) khi có XYZO3 với các dung dịch HCl, NaOH, Fe(OH)3, MgCl2, BaSO4.

hạt mang điện trong Z là 84-24-16x3 =12

=> [TEX]p_{Z}=12:2=6[/TEX] => Z là C ( cacbon)

ion [TEX]X^{+}[/TEX] có giá trị điện tích là 3,36.10-18C.

=> [TEX]p_{X}=(\frac{3,36\times 10^{-18}}{1,60\times 10^{-19}}+1)=11[/TEX]

=> X là Na

=> [TEX]p_{Y}=24:2-11=1[/TEX]

=> Y là H ( hidro)

=> XYZO3 là NaHCO3

b, Bạn tự viết phản ứng được không ^^
Chất sẽ phản ứng là HCl, NaOH
Bài 2: 2 nguyên tố X và Y có thể tạo được hai hợp chất XY3 và X2Y6. Trong hợp chất X2Y6, tổng số hạt là 392 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 120. Trong dung dịch, XY3 tạo ra ion X3+có tổng số hạt là 37 và ion Y- có tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 17 hạt. Xác định công thức của XY3 và X2Y6
gọi [TEX]p_{X} ; n_{X}; p_{Y}; n_{Y}[/TEX] lần lượt là các hạt của X và Y
ta có phương trình
[tex]\left\{\begin{matrix} 2p_{Y}-n_{Y} =16 \\ 4p_{X}+12p_{Y}+2n_{X}+6n_{Y}=392 \\ 4p_{X}+12p_{Y}-(2n_{X}+6n_{Y})=120 \\ 2p_{X}+n_{X} =40 \end{matrix}\right.[/tex]
[tex]\Rightarrow \left\{\begin{matrix} p_{X}=13\\ n_{X}=14\\ p_{Y}=17\\ n_{Y}=18 \end{matrix}\right.[/tex]
=> Al là Cl
công thức : [TEX]AlCl_{3} [/TEX] và [TEX] Al_{2}Cl_{6}[/TEX]

Còn thắc mắc gì bạn cứ hỏi nha, chúc bạn học tốt ^^
 
Top Bottom