Sử Box sử - CLB Tranh luận

Status
Không mở trả lời sau này.
C

cabua266

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CLB TRANH LUẬN XIN CHÀO TẤT CẢ CÁC BẠN HỌC MÃI

Hôm nay , CLB Tranh luận xin được mở hì ......hì ....mong là CLB làm cho các bạn cảm thấy vui qua :
+Cuộc tranh luận sôi nổi
+Trận tranh hạng quyết liệ̣t
+ Phần thưởng hấp dẫn
+ Nhiệm vụ kì thú
Để biết dõ hơn , các mem đọc phần sau nhé ....hì hì .......:D


1. Đăng kí và số lượng thành viên:khi (196):

a, Đăng kí
Ai muốn làm mem của CLB Tranh Luận thì hãy nhanh tay liên hệ trực tiếp đến cabua266 nhé
b, Số lượng mem CLB
Về số lượng thì CLB mắc là 10 -> 20 thành viên , nên muốn tham gia thì đăng kí mau lẹ nhé
Sau đây chúng ta gặp mặt 4 mem CLB đầu tiên nhé :
+Scientist
+ Ngocsangnam
+ Naruto2001
+ Phamhuy2001
Cơ mà hình như CLB có 4 nam thì phải hèeeee , mà ngocsangnam lại ít tuổi nhất hèeeee


2. Hoạt động CLB :khi (13):

a, Cùng bàn luậ̣n nào
Vào các th´ư : 2 , 3, 5 ; Cabua đưa ra 1 đề tài cho các mem CLB tranh luận . Ở mỗi đề tài mem được đưa ra ý kiến của mình về đề tài căng nhất là 5->10đ nhưng các bạn phải đưa ra 1 ý kiến chốt của mình . Về ý kiến chốt là ý kiến cuối cùng bạn đưa ra , sau khi đưa ra ý kiến chối thì mem CLB không được đưa ý kiến tiếp theo của mình . Và lưu ý rằng ý kiến phải được ghi theo SIZE 3 hoặc 2 . Về ý kiến thông thươ`ng thì +0,5đ hạng mỗi ý , còn về ý kiến chốt được tính như sau

+ Ý kiến không được 1điểm hạng
+ Ý kiến kèm theo ảnh liên quan được 2đ hạng
+ Ý kiến kèm theo video liên quan được 3đ hạng + 1 chìa khoá
+ Ýkiến kèm theo cả ảnh vs video liên quan + 5đhạ̣ng , 1 thanks
Về chìa khóa và điểm hạng mình xin phép nóii ở phần sau nhé .Cơ mà ở hoạt động " Cùng bạn luận nào " ai không đăng ý nhất 1 ý kiến bị - 2đ hạng , nếuu ai bận không đăng được phải báo cho mình nhé
b, Nhiệm vụ tuyệt mật
Vào th´ư 6 , cabua đưa ra 3 nhiệm vụ chỉ dành cho CLB Tranh luận ta đây , phần thưởng của nhiệm vụ là điểm hạng , thanks và chìa khóa. Ở " Nhiệm vụ tuyệt mật " , các mem ít nhật là 1 nhiệm vụ không thì bị -3đ hạng , mem nào có việc bận thì báo mình
c, Tranh hạng
Vào th´ư 7 , chủ nhật chính là hôm mà CLBB tổ ch´ưc cuộc thi tranh hạng . Vềnội dung tranh hạng thì cabua xinnói ở topic tranh hạng nhé . Ai muốn xem nội dụng tranh hạng thế nào thì vào topic đó CLB Tranh Luận - Tranh hạng
Ai muốn tham gia tranh hạng thì liên lạc đến cabua266 nhé
Lưu ý là cuộc tranh hạng giúp bạn kiếm phần thưởng nhanh hơn đó
d, Nghỉ nghơi
Vào th´ư 4 , CLB ta nghỉ hơi nhé ....cho nó bất căng thẳng hì hìi


3. Phần thưởng CLB :khi (56):

Sau đây là phần thưởng của CLB Tranh luận
100đ hạng -> 5 " Thanks"
200đ hạng -> Mem CLB Tranh luận
100 chìa khóa + Xếp hạng tranh luận ngiệp dư -> title " Tranh luận nhiệt huyết"
300 chìa khóa + Xếp hạng tranh luậnbán chuyên -> title " Tranh luận xuất sắc "
500 chìa khóa + Xếp hạng tranh luận chuyên nghiệp - > title " Tranh luậnn hàng đầu "
1000 chìa khóa + Xếp hạng siêu bàn luận -> title " Siêu tranh luận"
1500 chìa khóa + Xếp hạng thánh bàn luận -> title" Huyền thoại tranh luận "
Lưu ý : 1000 chìa khóa + Xếp hạng tranhh luận chuyên nghiệp + thêm huy chương ếch xanh
1500 chìa khóa + Xếp hạng siêu bàn luận thêm huy chương khỉ năng động
2000 chìa khóa + Xếp hạn thánh bàn luận thêm huy chương ngôi sao nhỏ


4. Số điểm và xếp hạng của mem

Số lượng : 7
Số mem :
+ ngocsangnam : 23,5đ
Chìa khóa : 7
Xếp hạng : Tranh luận CLB
+phamhuy2001 :9,5đ
Chìa khóa : 2
Xếp hạng : Tranh luận CLB
+scientist : 58đ
Chìa khóa :36
Xếp hạng : Tranh luận CLB
+manh550: 126,5đ
Chìa khóa : 54
Xếp hạng : Tranh luận nghiệm dư
+trcphuong02:244đ
Chìa khóa :42
Xếp hạng : Tranh luận nghiệp dư
+iceghost : 5đ
Chìa khóa : 1
Xếp hạng : Tranh luận CLB.
+ Kudoshizuka: 52,5đ
Chìa khóa : 4
Xếp hạng : Tranh luận CLB
+ Malomini : 44đ
Chìa khóa : 32
Xếp hạng : Tranh luận CLB
 
Last edited by a moderator:
S

sonsuboy

em tham gia có được hem nhỉ?
Mà điểm tích luỹ anh thông qua smod hay admin chưa anh?
 
C

cabua266

Th´ư 2 tuần sau bắt đầu hoạt động nhé
-------------------------------------------------------------
 
M

manh550

Cabua này, khỉ năng động xếp thứ 2, ếch xanh thứ 3
cậu đổi lại chỗ lưu ý 1000-->ếch xanh
1500-->khỉ năng động
 
S

sonsuboy

Nguyên văn bới cabua266:Lưu ý : 1000 chìa khóa + Xếp hạng tranhh luận chuyên nghiệp + thêm huy chương khỉ năng động
1500 chìa khóa + Xếp hạng siêu bàn luận thêm huy chương ếch xanh
2000 chìa khóa + Xếp hạn thánh bàn luận thêm huy chương ngôi sao nhỏ
Huy chương khỉ năng động là giải nhỉ mà anh!
tại sao 1000 điểm mới được huy chương khỉ năng động
còn 1500 điểm lại được huy chương ếch xanh ạ??
nhờ anh xem lại ạ
 
C

cabua266

Hí hí ........đề tài hôm nay
Như các bạn đã biết , nếu có chiến tranh thì bên nào thắng được rất nhiều lợi ích . Như trong chiến tranh thê gi´ơi đó , Anh , Pháp và Mĩ phải chăng được nhiều đất đai hơn ????Thế nhưng tạo sao , Việt Nam ta đã đánh bại Pháp , Mĩ nhưng kinh tế không được phát triển cho lắm ???? Tại sao nhỉ???
M`ơi các mem CLB tranh luận :D
 
  • Like
Reactions: hocmai2206
T

trucphuong02

Chiến tranh thế giới thì em chưa học anh ơi!! Nhưng theo em thì các nước Pháp và Mĩ xâm lược nước ta thì chúng ta đứng lên kháng chiến để bảo vệ Tổ Quốc nên đương nhiên không mở rông đất đai được rồi!! Còn kinh tế thì cũng có phát triển nhưng không nhiều lắm có thể vì thiệt hại nặng nề hoặc chưa có chính sách phù hợp.
 
C

cabua266

Qua điểm của a như sau :3
Một bên là bảoo vệ tổ quốc , giải phóng đất nư´ơc
Một bênn là tuyên chiến v´ơi nhau
 
T

trucphuong02

Về quan điểm thứ nhất của anh Cabua266 thì em đồng ý còn quan điểm thứ 2 thì em không hiểu lắm!! :p
images
 
C

cabua266

Tính chất tuyên chiến đó e :v
ý là đánh nhau do mẫu thuẫn gì gì đó
VD : Mâu thuẫn thuộc địa ,mãu thuẫn thị trư`ơng ,...
 
C

cabua266

Nói ví dụ ra thì :
A vs e tranh nhau cái bánh
Hai ng cĩa nhau ---> đánh nhau
A thắng a được ăn :D
E thua ko được ăn
 
N

ngocsangnam12

Hí hí ........đề tài hôm nay
Như các bạn đã biết , nếu có chiến tranh thì bên nào thắng được rất nhiều lợi ích . Như trong chiến tranh thê gi´ơi đó , Anh , Pháp và Mĩ phải chăng được nhiều đất đai hơn ????Thế nhưng tạo sao , Việt Nam ta đã đánh bại Pháp , Mĩ nhưng kinh tế không được phát triển cho lắm ???? Tại sao nhỉ???
M`ơi các mem CLB tranh luận :D

Hỏi lạ tất nhiên là vì Việt Nam quá hiền lành + lương thiện y như tính tui *hất mặt* Mà các nước da trắng đó toàn những người chê bai người da màu, giờ nhìn lại trên thế giới còn có chế độ đó nữa huống gì là trước đây. Với lại họ chiến tranh thế giới thì các nước liên lụy... chết gần hêt thì người ta họ chắc chắn được đất vì có ai chiếm lại đâu??? Cơ mà họ là đi chiếm đất còn ta là đấu tranh dành lại đất mà ??? So sánh hay ~.~ Họ cướp nước ta mà họ thắng~> nước ta của họ .... ta đấu tranh dành lại nước mà ta thắng ~> Ta chiếm lại đất ta còn gì *vẫn tính là chiếm :)>- * Còn về cái mặt kinh tế á ... Thì đấu chiến tranh xong nước ta còn chết gần hết ~> Kinh tế bị thụt giảm huống chi lại tăng + trước đó nước ta có được đi học nhiều đâu .... Trẻ em còn nhỏ đã đi liên lạc + đấu trannh rồi còn gì ... Nói chung là ta lấy lại được nước thì mới bắt lại từ đầu ... .còn mấy nước kia khi đã xác định chiến tranh tức là họ đã có đủ kinh tế+học hành rồi ~> Họ thắng hay thua cũng có thể vực dậy nhanh mà .
 
Last edited by a moderator:
C

cabua266

ồ vậy ngocsangam ns vậy nghĩa là lúc ấy VN ta ko có ai gan đòi đền bù thiệt hại hử ****************************??
Vậy xin hỏi nếu , nếu ngocsangnam bị vu khống điều gì đó liên quan đến bản thân mk thì có bắt ng tạo nên vụ đó đền bùu ko ?????????
 
S

scientists

Nguyên văn bởi Ngocsangnam : Hỏi lạ tất nhiên là vì Việt Nam quá hiền lành + lương thiện y như tính tui *hất mặt* Mà các nước da trắng đó toàn những người chê bai người da màu, giờ nhìn lại trên thế giới còn có chế độ đó nữa huống gì là trước đây. Với lại họ chiến tranh thế giới thì các nước liên lụy... chết gần hêt thì người ta họ chắc chắn được đất vì có ai chiếm lại đâu??? Cơ mà họ là đi chiếm đất còn ta là đấu tranh dành lại đất mà ??? So sánh hay ~.~ Họ cướp nước ta mà họ thắng~> nước ta của họ .... ta đấu tranh dành lại nước mà ta thắng ~> Ta chiếm lại đất ta còn gì *vẫn tính là chiếm * Còn về cái mặt kinh tế á ... Thì đấu chiến tranh xong nước ta còn chết gần hết ~> Kinh tế bị thụt giảm huống chi lại tăng + trước đó nước ta có được đi học nhiều đâu .... Trẻ em còn nhỏ đã đi liên lạc + đấu trannh rồi còn gì ... Nói chung là ta lấy lại được nước thì mới bắt lại từ đầu ... .còn mấy nước kia khi đã xác định chiến tranh tức là họ đã có đủ kinh tế+học hành rồi ~> Họ thắng hay thua cũng có thể vực dậy nhanh mà .

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Việt Nam đã chuyển sang tập trung tái thiết và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do sự tàn phá khốc liệt của nhiều năm chiến tranh, do những yếu kém về chính sách và môi trường quốc tế có nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một thời kỳ khủng hoảng kéo dài trong những năm 1970 và 1980.
Nhân dân miền Bắc vừa xây dựng CNXH vừa làm nhiệm vụ của hậu phương lớn vừa phải trực tiếp chống lại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên "quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại vài ba kế hoạch 5 năm". Vì thế, kinh tế miền Bắc chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý vốn nặng về tập trung quan liêu bao cấp, lại bị chi phối thêm bởi quy luật chiến tranh nên càng bị méo mó, phi kinh tế. Sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, cơ chế quản lý kinh tế bộc lộ rõ hơn những bất cập của nó. Quan hệ sản xuất có dấu hiệu của sự khủng hoảng. Do vậy, việc chấn chỉnh lại cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với quy luật vận động là một vấn đề hết sức khó khăn.Về mặt xã hội, chiến tranh đã làm xáo trộn và gây tổn thất lớn cho lực lượng lao động, để lại hậu quả rất nặng nề và kéo dài.
Đối với miền Nam, do chính sách thực dân kiểu mới, yếu tố tư bản chủ nghĩa (TBCN) đã xâm nhập mạnh vào các ngành công nghiệp, thương nghiệp, tài chính ngân hàng...và bước đầu trong nông nghiệp. Trong chừng mực nhất định, kinh tế ở các vùng bị tạm chiếm đã phát triển theo hướng TBCN.
Tuy nhiên, kinh tế miền Nam chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, cơ cấu mất cân đối và lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài. Vì vậy, khi Mỹ rút quân, cắt giảm viện trợ, nền kinh tế miền Nam lập tức rơi vào khủng hoảng. Nhiệm vụ khôi phục và phát triển một nền kinh tế vốn mang tính lệ thuộc cao như vậy trở nên hết sức khó khăn. Đó là chưa kể đến khó khăn ở những vùng bị tàn phá bởi chiến tranh, bị hủy diệt bởi chất độc hóa học. Sau giải phóng, miền Nam còn có sự phức tạp về mặt xã hội.Chiến tranh và quá trình cưỡng bức đô thị hóa của Mỹ đã gây xáo trộn trong phân bố lực lượng lao động. Nông thôn nông nghiệp thiếu lao động. Các vùng đô thị, mật độ dân số quá đông, không tương xứng với sự phát triển về kinh tế.
Sau chiến tranh, quần chúng nhân dân rất phấn khởi, nhanh chóng bắt tay vào xây dựng chế độ mới, nhưng cũng còn một bộ phận, nhất là những người đã từng tham gia trong bộ máy quân sự và chính trị của chính quyền Sài Gòn tỏ ra lo ngại, thậm chí có người lợi dụng Nhà nước gặp khó khăn để kích động, lôi kéo quần chúng, móc nối với các thế lực phản động bên ngoài, gây rối loạn trong nước.
Những di hại do chế độ thực dân mới của Mỹ để lại cũng rất nặng nề như tệ nạn ma túy, lưu manh, bụi đời, mại dâm... ; số người thất nghiệp, đặc biệt là số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư.
Tóm lại, tình hình đất nước sau Đại thắng mùa Xuân 1975 có rất nhiều khó khăn, phức tạp mà chúng ta chúng ta chưa lường được hết.
Mình cũng đồng ý với ý kiến của ngocsangnam, ngoài ra thì còn nói thêm ví dụ về Nhật Bản tại sao có thể phát triển từ trong đổ nát chiến tranh? >>>CLICK VÀO<<<


 
S

scientists

ồ vậy ngocsangam ns vậy nghĩa là lúc ấy VN ta ko có ai gan đòi đền bù thiệt hại hử ****************************??
Vậy xin hỏi nếu , nếu ngocsangnam bị vu khống điều gì đó liên quan đến bản thân mk thì có bắt ng tạo nên vụ đó đền bùu ko ?????????

VHNA - Ngay sau đại thắng mùa xuân, vào tháng 6 năm 1975, thủ tướng Việt Nam lúc đó là Phạm Văn Đồng đã thông qua Liên xô đề nghị Mỹ xúc tiến bình thường hóa với điều kiện Mỹ bồi thường chiến tranh Việt Nam và có trách nhiệm hàn gắn và xây dựng lại Việt Nam. Tiếp theo đó, Thủ tướng nói trước Quốc hội: "Việt Nam mời gọi Hoa Kỳ bình thường hóa và yêu cầu chính quyền Mỹ chi tiền tái thiết như đã hứa."Trong các lần đàm phán để bình thường hóa quan hệ quan điểm của Việt Nam có phần cương quyết, được thể hiện trong phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền ngày 26 tháng 3 năm 1976: “Việc Hoa Kỳ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam là một nghĩa vụ không thể chối cãi, xét về mặt pháp lý của Hiệp định Paris về Việt Nam, về mặt pháp lý quốc tế cũng như đạo lý và lương tri của con người”. Tuy vậy, vấn đề bồi thường chiến tranh cho Việt Nam được tổng thống Mỹ lúc đó là Richard Nixon hứa trong bức thư gửi cho thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trở thành một cản trở lớn. Tuy nhiên, nội dung này đã không được Quốc hội Mỹ thông qua. Trong cả một thời gian, Việt Nam chúng ta lại coi đây là một cái cớ để phía Mỹ lảng tránh trách nhiệm sau chiến tranh của mình. Lý do là trong Hiệp định Paris 1973 đã ghi: "Thể theo truyền thống hào hiệp của mình, Hoa Kỳ sẽ tham gia giúp đỡ tái thiết (Việt Nam) sau chiến tranh". Và sau khi hai bên hoàn thành việc ký tắt, ngày 23 tháng 1 năm 1973, trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Lê Đức Thọ đã thỏa thuận được với trưởng đoàn đàm phán Mỹ Kissinger số viện trợ 3,25 tỷ USD, thêm vào đó Mỹ hứa viện trợ không hoàn lại mỗi năm 650 triệu USD. Việt Nam đã tin vào lời hứa này trong một thời gian khá dài. Vậy thực chất của vấn đề là ở đâu?
Sau thất bại ở Việt Nam, Mỹ buộc phải rút quân với tư thế kẻ thua cuộc. Mất mặt với một quốc gia bé nhỏ, “Mỹ không còn tâm trạng làm hòa.” Việt Nam đã trở thành “hội chứng” ở nước Mỹ. Một đất nước, luôn theo “chủ nghĩa ngoại lệ” - quan niệm cho rằng nước Mỹ là quốc gia đặc biệt, ở vị trí cao hơn các quốc gia khác đã làm cho người Mỹ bị chấn động và tổn thương khi phải chứng kiến một trong những cuộc chiến tranh bi thảm trong lịch sử nước Mỹ, cuộc chiến đầu tiên người Mỹ đã không thể giành thắng lợi. Bên cạnh đó, vụ Watergate, và việc Tổng thống Nixon phải từ chức cùng với sự xáo động chính trị trong lòng nước Mỹ thời kỳ giữa những năm 1970 đã làm cho vị thế của Tổng thống suy yếu tương đối và Quốc hội ở thế tấn công, mặc dù những nhân tố khác, như quan hệ với Trung Quốc và vấn đề Campuchia sau này, mới là những lý do chủ yếu ngăn cản Carter bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.
Như đã phân tích ở trên, Quốc hội là cơ quan quyết định các khoản chi của tổng thống Mỹ cho các hoạt động đối ngoại và điều này đã xảy ra khi nội dung lời hứa của tổng thống Nixon được thông báo và điều trần tại Quốc hội Mỹ. Trong cuộc họp của Hạ viện ngày 4 tháng 5 năm 1977, hạ nghị sĩ Cộng hòa John Ashbrook đòi có biện pháp cấm Bộ Ngoại giao Mỹ có thêm nhượng bộ với Việt Nam. Hạ viện Mỹ do các nghị sĩ Cộng hoà chiếm đa số đã bỏ phiếu thông qua Dự luật do Ashbrook (HR 6689) đề xuất với số phiếu với số phiếu áp đảo 166/131 cấm cả việc thương lượng về “bồi thường, viện trợ hay mọi hình thức chi trả khác” cho Việt Nam. Những lần bỏ phiếu kế tiếp của Quốc hội cũng đã phản đối mạnh mẽ bất kỳ hình thức viện trợ nào cho Việt Nam và thậm chí chống đối cả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại. Đứng trước làn sóng chống đối Việt Nam mạnh mẽ trong Quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Cyprus Vance đã phải tuyên bố Mỹ sẽ không trả Việt Nam bất kỳ khoản đền bù chiến tranh nào. Trong các cuộc thương lượng tiếp theo về việc thiết lập quan hệ ngoại giao hai bên vẫn còn nhiều khác biệt. Trong khiViệt Nam cho rằng, Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh là một nghĩa vụ không thể phủ nhận, phía Chính phủ Carter cho biết sự hỗ trợ theo yêu cầu của Việt Nam là không thể thực hiện được. Có thể thấy rằng trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hoá quan hệ là vấn đề bồi thường chiến tranh 3,2 tỷ USD cho Việt Nam vì Quốc hội Mỹ khi đó dứt khoát không chấp nhận viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Thực tế trong giai đoạn lịch sử đó thì là điều không khó hiểu khi Việt Nam không nhượng bộ trước quốc gia vừa bị đánh bại bởi chính người dân Việt. Bồi thường chiến tranh được Việt Nam coi như là một điều kiện tiên quyết cho mọi đàm phán liên quan đến bình thường hóa. Trường hợp xảy ra cũng không nằm ngoài quy luật của hệ thống quan hệ quốc tế bởi vì lòng vị tha không thể là một hành động đơn phương và đây là một quá trình khó khăn cho mọi bên liên quan. Như Mark Amstutz – nhà nghiên cứu về vấn đề hòa giải giữa các quốc gia, trong tác phẩm “The Healing of Nations” đã phân tích “lòng vị tha cần ở những kẻ chiến bại tự hạ mình để nhận lỗi, tỏ ra ăn năn và biết xin lỗi, chấp nhận bồi thường chiến tranh và thậm chí chấp nhận một số hình thức trừng phạt. Đối với các nước là nạn nhân, tha thứ có nghĩa là từ bỏ lòng mong muốn trả thù, thông cảm bằng lòng nhân ái với kẻ gây nên tội lỗi với mình để đi đến phục hồi quan hệ. Trong mối quan hệ giữa các quốc gia thì sự công bằng tuyệt đối là không thể có và trong các bên tham gia xung đột cần có một bên chủ động không tính đến quá khứ và hướng đến tương lai”. Tuy nhiên, có những nhân tố liên quan đến sự vận hành của hệ thống chính trị của một quốc gia như Mỹ lúc đó Việt Nam chưa phải đã hiểu hết.
Từ góc độ văn hóa chính trị phân tích trường hợp “bình thường hóa” quan hệ Việt – Mỹ thời kỳ sau năm 1975 sẽ thấy được nhiều nhân tố vẫn có giá trị cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Như đã phân tích, đối với cả Việt Nam và Mỹ thời kỳ này, vấn đề lượng thứ, bỏ qua cho nhau có thể nói là điều không tưởng. Các vấn đề bồi thường chiến tranh và vấn đề lượng thứ dường như gặp phải sức ép lớn từ dư luận nội bộ của mỗi nước trước xuất phát từ nhiều tác động khác nhau. Thứ nhất là vị trí của mỗi nước trong hệ thống chính trị quốc tế, nước thua trận là một cường quốc trong khi nước thắng trận lại là một nước nhỏ. Cho dù thua và phải rút quân khỏi Việt Nam, Mỹ vẫn là một nước lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Điều này đã làm cho hai nước khó có thể có sự nhượng bộ trong thời gian đầu ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc. Đối với các nghị sĩ Mỹ thì khó có thể chấp nhận bất kỳ một lời xin lỗi như các nước bại trận khác hay phải chi một khoản kinh phí nào để bồi thường chiến tranh mặc dù họ là những người đã bỏ phiếu không thông qua ngân sách cho việc gửi quân đội Mỹ sang Việt Nam năm 1975 – một nhân tố đã góp phần cho quyết định của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam tiến hành Tổng tấn công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Chưa thể sẵn sàng khép lại quá khứ đau thương chính là nguyên nhân đầu tiên cũng như là trở ngại thứ nhất làm chậm quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ. Samantha Power nhận xét rằng “các nhà hoạch định chính sách của Mỹ thường không thích nhắc đến lỗi lầm của quá khứ mà đã làm hỏng đi hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới và điều này đã cản trở người Mỹ học từ bài học lịch sử”. Việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước được thực hiện ở giai đoạn sau cũng cho thấy “hội chứng Việt Nam” đã ảnh hưởng như thế nào tới chính trị nội bộ của Mỹ và “hội chứng Mỹ” cũng in sâu trong cả một thế hệ ở Việt Nam. Thứ hai, khoảng cách về địa lý cũng làm cho hai nước vốn cựu thù - Mỹ và Việt Nam, không có nhu cầu sống chung trong một môi trường chính trị và cần phải giải quyết mọi vấn đề để thiết lập quan hệ với nhau. Trong trường hợp này, cộng đồng quốc tế không chia sẻ với những mối quan tâm quan hệ đối ngoại của hai quốc gia này bởi vì lợi ích quốc gia dân tộc luôn là một trong các nhân tố tác động tới quá trình hoạch định và triển khai chính sách của các nước. Tuy nhiên, “trong hoàn cảnh nhất định cộng đồng quốc tế có thể góp phần có thức tỉnh lương tri của nước vi phạm”. Đây là thực tế Việt Nam đã không triển khai được sau năm 1975. Bài học tranh thủ sự ủng của cộng đồng quốc tế khi chiến tranh đang xảy ra không được vận dụng một cách có hiệu quả. Thứ ba, cuộc chiến tranh hai nước Mỹ và Việt Nam xảy ra trong giai đoạn chiến tranh lạnh. Bản thân Chiến tranh lạnh đã định hình nên hệ thống chính trị quốc tế trong suốt giai đoạn này đến tận cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Sau năm 1975, cục diện quan hệ giữa những nước lớn có diễn biến phức tạp. Mỹ suy giảm thế và lực, khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành cáctrung tâm kinh tế thế giới cạnh tranh với Mỹ. Mỹ tiến hành điều chỉnh chiến lược, giảm cam kết ở bên ngoài thúc đẩy hòa hoãn với các đối thủ chính, tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước củng cố địa vị trong hệ thống Tư bản chủ nghĩa. Mẫu thuẫn Xô – Trung ngày càng trở nên gay gắt. Tình hình này có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhất là bởi vị Xô và Trung đều là hai người anh cả của phe Xã hội chủ nghĩa.Vì vậy, việc nghiên cứu hay phân tích một quyết định hay một hành động nào liên quan đến quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong thời kỳ sau 1975 với chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Liên xô và Trung Quốc. Chính vì sự đối lập trong quan điểm của hai quốc gia liên quan đến vấn đề bồi thường chiến tranh và kèm theo đó tình hình thế giới và khu vực tác động bất lợi cho việc bình thường hoá quan hệ trong những năm tiếp theo. Cuối cùng, thực tế rõ ràng là quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã diễn ra trong giai đoạn Chiến tranh lạnh đã kết thúc.
Đến nay, đối với cả người Mỹ và người Việt Nam, cuộc chiến tranh đã trở thành quá khứ, hai nước đã bình thường hoá quan hệ và nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện. Đối với lớp trẻ những cảm xúc mạnh mẽ mà chiến tranh gây ra dần dần trở thành lãng quên theo thời gian. Đối với thanh niên Mỹ hiện nay, chiến tranh Việt Nam chỉ còn là những sự kiện trong quá khứ như chiến tranh thế giới lần thứ nhất đối với một thế hệ người Việt Nam. Trong trí nhớ của họ, đó chính là một sự kiện sẽ được đưa vào biên niên sử, chứ không phải là một sự kiện họ phải trải nghiệm. David Elliott, giáo sư sử học của trường đại học Pomona ở Claremont, California người giảng dạy về chiến tranh Việt Nam đã phát biểu rằng: cuộc chiến tranh này bây giờ “chỉ còn là tiếng vọng của thời gian”. “Họ không hiểu được cuộc chiến tranh này từng chiếm vị trí như thế nào trong một thời điểm trong lịch sử”. Những người đã từng trải qua thời kỳ chiến tranh xảy ra cảm thấy khó có thể giải thích cho những người không phải sống trong giai đoạn đó. Đến nay, theo cách tiếp cận văn hóa chính trị, chúng ta có thể hiểu được rằng xét về bối cảnh rộng lớn hơn thì bồi thường chiến tranh chỉ có hiệu quả khi có được sự thống nhất giữa các bên liên quan trong cuộc chiến thì sẽ tạo nên sự thông hiểu lẫn nhau và con đường dẫn đến hòa giải dường như không mấy khó khăn. Những hoạt động của hai nước liên quan đến vấn đề MIA, POW, tháo dỡ bom mìn, bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam là những minh chứng cho nhận thức này. Có thể thấy rằng kinh nghiệm lịch sử trong quan hệ Việt – Mỹ sẽ còn tiếp tục được nhắc đến từ giảng đường cho đến những cuộc luận bàn chính sách vào những thời điểm cần thiết.
 
S

scientists

Câu hỏi của cabua đưa ra có thể giải thích đơn giản ngắn gọn như thế này : Việt Nam không có ý định gây chiến tranh hay tham chiến để tranh giành này nọ (chủ động), mà là quốc gia tham chiến để bảo vệ Tổ quốc (bị động). Điều này cũng như ý kiến của ngocsangnam đã nói.
Ví dụ, đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam thì Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là cuộc chiến tranh nhằm thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, các mục tiêu giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho đất nước, cải thiện dân sinh, dân chủ tạo tiền đề cả nước tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom