Biểu cảm về tác phẩm văn học

H

happy_1809

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:khi (154)::khi (154):Các bạn giúp mình với. Mình đang gặp rắc rối với đề tập làm văn biểu cảm về bài Rằm tháng giêng hoặc Cảnh khuya. Các bạn có thể cho mình dàn ý được không, nếu được thì có thể giúp mình một vài đoạn hay cả bài càng tốt. Mình đang cần gấp, thanks trước nha
:khi (106)::khi (106):
 
3

321zaq

Ngữ văn

Bài Cảnh khuya, trăng được quan sát dường như một tầm nhìn hẹp. Ánh trăng không hiện lên bằng cả một vầng sáng tròn đầy mà lại được cảm nhận theo một chiều kích khác. Nó phủ trùm lên những tán cây, chiếu rọi rồi rơi rớt, lan toả hàng trăm ngàn đốm sáng trên mặt đất. Trăng quyện hoà gần gũi và tràn đầy sức sống "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa".
Đêm thanh tĩnh, cảnh vật cũng tĩnh đến nỗi chúng ta có thể nghe thấy tiếng suối hát rất trong. Cảnh ấy, tình ấy khiến chúng ta nghĩ đến vẻ đẹp cổ điển của ánh trăng.Trăng với người ở đây dường như đang đối ứng và đối ẩm. trăng chia sẻ với người và người dường như bcũng đang muốn tâm sự cùng trăng.
Mình làm một đoạn rồi bạn làm tiếp nhé.
Cảm ơn nhe!:D:khi (176)::khi (86)::Mhi:
 
S

smile_again

bài viết của mấy anh chị rất hay nhưng em vẫn chưa hiểu rõ được nỗi lo cho nước nhà của Bác là lớn lao vô ngàn:vì lo cho nước nhà và nhân dân để rồi sáng mai thức dậy là một đầu tóc trắng bạc.Bác đã suy nghĩ suốt đêm trước một đêm trang yên tĩnh và đẹp không phải chỉ để ngắm trang mà Bác chỉ tập trung vào việc nước, cả đêm ấy Bác đã thức suốt đêm..."những câu thơ đó em lấy từ cô giáo em đấy.~:>
 
H

hoc_tro_hay

biều cảm về một tác phẩm văn học

biểu cảm về Ràm Tháng Giêng và Cảnh Khuya giup minh voiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
 
N

nangtinhve

cảnh khuya

Vào mỗi buổi tối trời hè nóng nực, tôi thường được chị hai dẫn đi dạo phố để hóng gió. Chị thường dẫn tôi đến con đê mà hôm nào đi học chị em tôi vẫn thường đi qua. Ở nơi đây tôi có thể ngắm toàn bộ cảnh của màn đêm.
Nhìn lên bầu trời tôi như có thể cảm nhận được lời nói của muôn ngàn vì sao, muôn ngàn tinh tú lấp lánh nơi xa kia. Thỉnh thoảng những chiếc máy bay chạy vụt qua cát ngang lời trò chuyện của chúng tôi. Xung quanh bờ nơi tôi ngồi có những bụi tre gai góc và khá nhiều muỗi nhưng đièu dó không làm tôi nản ý mà bỏ lỡ buổi ngắm cảnh khuya của ngày hôm nay.^:)^^:)^;;)
 
P

pecream.97

) Mở bài : Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em.
b ) Thân bài : Nêu cảm nghĩ của em :
- Cảm nhận , tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm .
- Cảm nghĩ về từng chi tiết (theo thứ tự trước sau).
- Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
c ) Kết bài :Tình cảm của em đối với bài thơ.
 
G

goodbyemylove_9x

phải là ng rất yêu , say mê thiên nhiên như Bác Hồ mới có thể phát hiện vẻ đẹp hùng vĩ , thơ mộng của núi rừng :
Tiéng suối trong như tiéng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh thiên nhiên bõng trở nên gần gũi, thân thiết với con ngưòi hơn nhờbiện pháp so sánh tài tình và độc đáo : tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta như nghe thấy âm thanh trongtrẻo, du dưong của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như môt con ngưòi nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát ? Nghệ thuật so sánh đã tạo ra một vẻ đẹp mới cho hình ảnh thơ. Bác ví dòng suối như một ng có tâm hồn, có tình cảm. đang cất tiếng hát ca ngợi vẻ đệp của 1 đêm trăng . Em như thaýy con suối hiện ra trước mắt thật trong trẻo vởi âm thanh lung linh .
 
T

thanhruj289

Văn cảm nghĩ về bài:Rằm tháng giêng

28/01/2011 20:53 | 2,132 lượt xem
Bác Hồ là một lãnh tụ vĩ đại nhưng cũng là một thi nhân toàn tài của dân tộc. Trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác sống ở chiến khu Việt Bắc. Dù bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể làm ra nhiều bài thơ, trong đó có tuyệt tác về cảnh trăng xuân "Nguyên tiêu". Bài thơ Nguyên tiêu là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy dược một cảnh trăng xuân đẹp diệu kì và giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Hai câu thơ đầu là một bức tranh xuân của trời đất, của rừng núi ở chiến khu Việt Bắc.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên.
Vào đêm Tết Nguyên tiêu, ánh trăng sáng nhất, tròn và đầy đặn nhất. Trăng tròn vành vạnh sáng tỏ một vùng trời bao la. Ánh trăng rọi sắc sáng xuống mặt sông trải dài vô tận. Ánh trăng xuân, trời xuân, sông xuân, nước xuân hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh bồng lai tiên cảnh. " Như thể cả vũ trụ này mọi thứ đều đẹp, mọi thứ đều xuân." Một không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân.
Bác đã miêu tả một cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Với nghệ thuật điêp ngữ "xuân", bức tranh trở nên hữu tình và thơ mộng, tràn đầy sức sống. Có thể thấy Bác rất yêu chuộng thiên nhiên, đặc biệt là ánh trăng. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ để giải tỏa nỗi ưu phiền, làm quên đi sự vất vã và khó khăn của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.
Khi mới đọc hai câu thơ đầu, ta cứ tưởng Bác đang an nhàn ngắm trăng, thả tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên. Nhưng đến câu thứ ba thì thật bất ngờ vì hiện ra hình ảnh Bác trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Một hoàn cảnh khó khăn do chiến tranh gây nên. Vì thế nước đang rất nguy ngập nên Bác phải bàn việc quân trên một chiếc thuyền nhỏ gần như ở giữa dòng sông (thâm xứ) trong màn đêm thanh tĩnh. Nhưng trước tình cảnh hiểm nghèo như thế, Bác lại có tâm trí để vẽ nên một bức tranh thủy mặc, cho thấy trong con người chiến sĩ kiên cường ấy vẫn có tâm hồn của một thi sĩ cách mạng rung cảm trước thiên nhiên:
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Khuya về, chiếc thuyền lướt trên dòng sông trăng. Ánh trăng xuân lai láng lòng thuyền. Một không gian của cảnh trời nước bao la cũng như ngập tràn ánh trăng. Như một hình ảnh tươi sáng báo trước sự tất thắng của cuộc kháng chiến, một phần quà xứng đáng của đất mẹ cho người chiến sĩ lạc quan, yêu thiên nhiên và luôn hết lòng vì nước vì dân. Câu thơ đã tỏa sáng tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ.
Qua cách làm thơ tài tình của tác giả, hai câu thơ cuối trở nên lung linh, tuyệt đẹp, qua đó khẳng định giá trị của bài thơ. Giọng thơ trẻ trung, yêu đời. Nghệ thuật thơ vửa cổ điển vừa hiện đại - Bác làm theo thể thơ cổ nhưng xen vào đó là từ ngữ, cảm xúc của mình. Bác quả là một thi sĩ toàn tài của nhân loại.
Ánh trăng rất đẹp nhưng đẹp nhất vẫn là phong thái ung dung, lạc quan của Bác. BÁc luôn lo cho vận mệnh của dân tộc, đất nước nhưng vẫn dành thời gian để hòa nhập với thiên nhiên. Một tinh thần lạc quan cách mạng đáng phải kính phục và học tập.
 
Top Bottom