Bài tập về gen, mã di truyền, nhân dôi ADN, phiên mã và dịch mã...

T

taolatao82

[QUOTE=hamy_26_03_92;740176]Trên một phân tử mARN có một số RBX trượt qua vs khoảng cách và vận tốc đều bằng nhau. RBX thứ nhất trượt qua hết phân tử mARN đó mất 50s. Tính từ lúc RBX thứ nhất bắt đầu tiếp xúc và trượt hết phân tử mARN thì RBX cuối cùng phải mất 57,2s mới hoàn thành việc đi qua phân tử mARN. Biết rằng phân tử Pr thứ 2 đc tổng hợp chậm hơn phân tử Pr thứ nhất 0,9s.
Gen điều khiển việc tổng hợp ra các phân tử Pr nói trên có một mạch chứa 10%A và 30%G, mạch 2 chứa 15%A so vs số Nu của mạch. Quá trình phiên mã của gen đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 150 U và 225 A để góp phần tổng hợp một phân tử mARN.
1.Tính chiều dài gen(nm)?
2.Tính số lượng từng loại RN của một phân tử mARN?
3.Số RBX đã tham gia vào quá trình dịch mã trên phân tử mARN đó là bao nhiêu? Biết rằng mỗi RBX chỉ trượt qua một lần.
4.Khoảng cách giữa hai RBX kế tiếp và khoảng cách giữa RBX thứ nhất vs RBX cuối cùng tính theo Angtron?
5.Toàn bộ quá trình dịch mã nói trên đã cần bao nhiêu axit amin của môi trường nội bào và trong tất cả các phân tử Pr hoàn chỉnh chưa bao nhiêu axit amin?[/QUOTE]

mình giải thế này các bạn xem và cho ý kiêns nhé:
1) mạch một của gen có A1=10% mạhc 2 có A2 =15% => %A =%T = (10%+15%)/2 = 12,5% số nu của gen. => %G=%X= 37.5% số nu của gen.
vì theo NTBS thì A=T= rU + rA = 150 + 225 = 375 (nu) = 12.5%
=> N=100% = 100% x 375/12.5% = 3000 (nu). => L = 5100Ao
2)
từ phần a ta => số nu mỗi loạ của mỗi mạch của gen là
có A1 = T2 = 10% = (10%x 3000/2)/100% =150(nu)
T1 = A2= 15% = (15%x3000/2)/ 100% =225 (nu)
G1 = X2 = 30% = ...................................= 450(nu)
X1 = G2 = 37,5%x 2 - 30% = 45% ......= 675(nu)
vì phân tử mARN có rU = 150 = A1 và rA = 225 = T1 nên mạch 1 là mạch gốc.
=> rX= G1=450, rG=X1 =675.
3)
gọi số RBX là k ta có: 57,2 = 50 + 0,9 (k -1) => k = 9
vậy số RBX = 9
vì các RBX cách đều và có cùng vận tốc.
4)
- vận tốc trượt của RBX là: 5100Ao/ 50s = 102(Ao/s)
=> Khaỏng cách đều giữa 2 RBX là: 0.9s x 102 (Ao/s) = 91,8(Ao)
=> khoảng chách giữa RBX1 đến RBX 9 là: 91,8(Ao)x 8 = 734,4(Ao). vì có 9 RBX nên có 8 khoảng cách.
5)
- số aa do mtnbcc = 9x499= 4491 (aa) theo công thức (N/6-1)xk.
- số aa có trong các phân tử pr hoàn chỉnh = 9 x 498 = 4482 (aa) theo công thức (N/6-2)x k.
:)>- chúc thành công!
 
T

taolatao82

mình gải nhé

1 gen có L = 5100anstron trong đó hiệu số Nu loạ A với Nu khác là 300 .Trong mạch đơn thứ nhất có số Nu loạ T1 = 400 =2/3 số Nu loại G mạch 2.tìm số Nu mỗi loại của mARN đc tổng hợp từ gen đó.Cho biết trong quá trình tổng hợp mARN này mt tế bào đã cung cấp bao nhiu rNu loại A

L= 5100=> N= 3000nu
A+G= 1500

* xét 2 TH:
- TH1 nếu
A-G = 300 => A=T = 900 , G=X= 600
trên mạch 1 của gen có T1= 400= 2/3G => G1 = 600 => G2 = G-G1= 0=> X2 =0 trên mạch 2 không có nu loại X trên mạch 1 không co nu loại G
T2 =A-T1 = 900- 400 = 500(nu)
vậy số rNu từng loại của mARN là:
+ nếu mạch 1 làm gốc thì rA=T1= 400(nu). rU= A1 = T2 = 500(nu) rX= G1=600, rG= X1 =0
+ nếu mạch 2 làm gốc thì cứ theo nguyên tắc bổ sung mà làm thui.
- TH2 nếu
G-A= 300 => G=X=900, A=T=600(nu)
trên mạch 1 có T1= 400=2/3 G => G1 =X2 = 600, => G2 =G-G1 =900-600 =300(nu)
T2 =A-T1 =600- 400= 200(nu).
Vậy số rNu mỗi loại của mARN là:
+ nếu mạch 1 làm gốc thì rA= T1 = 400, rU= A1 =T2 = 200, rG=X1 =G2 =300, rX= G1= 600(nu)
+ nếu mạhc 2 làm gốc thì làm tương tự nhé.
(TH 2 mình thấy hợp lí hơn nhưng lại không hợp với đầu bài còn TH1 thì hợp đầu bài nhưng không hợp lí lắm vậy mình cứ giải cả hai TH để bạn xem nhé)
 
P

phatxit

Bi bai roi

một phân tử adn có chiều dài 1,02 mm. Khi phân tử này thực hiện 1 lần nhân đôi, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp sẽ là
  • 6.106 (nu).
  • 3.106 (nu).
  • 1500 (nu).
  • 93000 (nu).
chi minh cau nay di
ko hieu
?
1.02mm ra bao nhieu?
 
N

ngoleminhhai12k

1 mm = 10^3 micrômet = 10^6 nm = 10^7 A0

Theo công thức trên ta có

1,02 mm= 1,02.10^7=102.10^5 (A*)

=> N=(102.10^5/3,4) .2=6.10^6 (nu)


=> đáp án này đúng :6.106 (nu). , chắc bạn thiếu dấu mũ phải không ?
 
N

nxvomos

B2 Ontapchuong1 SGK NC

Ptử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa
eq.latex
phóng xạ. Nếu chỉ chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có
eq.latex
thì sau 4 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu ptử ADN còn chứa
eq.latex
?
 
N

ngoleminhhai12k

Ptử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa
eq.latex
phóng xạ. Nếu chỉ chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có
eq.latex
thì sau 4 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu ptử ADN còn chứa
eq.latex
?

Cho dù nhân đôi bao nhiêu lần đi nữa thì chỉ còn có 2 ADN

chứa nitơ 15 thôi bạn ah`
4 lần nhân đôi => 2^4 cặp ADN trong đó có 2 mạch củ của 2 cặp ADN <=> 2 phân tử ADN còn chứa N^15.

 
Last edited by a moderator:
V

vinhx6

theo nguyên tắc bán bảo tồn đó bạn! giữ lại một nửa của mẹ! vì thế N15 thể hiện cho ADN mẹ nên cho dù nguyên phân bao nhiều lần thì ban đầu cũng có hai mạch ADN của mẹ ở các thế hệ con! cũng có nghĩa N15 là cũng chỉ có ở 2 ADN con chứa mạch ADN mẹ đó!
 
C

chuonggio0102

sinh hoc

Một gen có A = 20% tổng số nuclêôtit của gen và G = 900 Nu. Khi gen tự nhân đôi 1 số lần, môi trường đã phải cung cấp 9000 Nuclêotit loại A. Số lần tự nhân đôi của gen là:
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
mình không bít làm bai nay nhờ bạn nao giải cụ thể giúp minh với.thank trước nha.:p
 
V

vinhx6

đơn giản mà bạn!
thứ nhất tính đươc số lượng nu của A = (900 : 30%)20% = 600 nu
ta có: (2^k - 1)A = 9000 => 2^k - 1 = 15 => 2^k =16 => k=4
đúng không vậy nhỉ???
 
H

hockhothat

các bạnơi: có ai ở trên đường y wang tp bmt ko
có ai học giỏi khôi b bày mình vơi
mình ở 187 y wang tp bmt mìng rat mong các bạn giúp đỡ
nêu ai giúp mình đc thì hay gọi cho mình vao so điện thoại nay nhe.01688199626
 
L

lananh_vy_vp

Công thức sinh học, bạn vào hội sinh học 93 xem nha, có đầy đủ lắm
P/s:ko spam
 
T

tuoicac90

có ai đang onl làm ơn giúp mình bài sinh học này với tks nhiều

1 gen chứa 4050 liên kết H.Tìm số nu từng loại mà môi trường đã cung cấp khi gen đó nhân đôi 3 đợt. Biết A chiếm 15% tổng số nu trên gen.

Ak quên giúp mình bài nữa thì mình vô cùng cảm kích

1 gen sau 3 lần x đôi đã đứt 46200 lk hidro. tính số nu từng loại trong gen ban đầu biết tỉ lệ A/G=3/8

giúp mình với mai kiểm tra rùi !!!
 
Last edited by a moderator:
K

kkkkhang

bai tap sinh hoc

bai1:
ta co:2A+3G=4050 (1)
mat khac:A=15% \RightarrowG=35%
\RightarrowA/G=3/7 (2)
tu (1) va (2), ta co he:.....
giai he (1)va(2) \RightarrowA=450(Nu)
G=1050(Nu)
vay so Nu moi loai moi truong cung cap khi gen nhan doi 3 dot la:
A=T=[(2^k)-1).A=[(2^3)-1].450=3150 (Nu)
G=X=[(2^k)-1].G=[(2^3)-1].1050=7350 (Nu)



tren day la y kien cua minh co gi sai sot mong ban thong cam.
chuc ban hoc tot:):|/:)/:)/:)/:)
 
L

lananh_vy_vp

có ai đang onl làm ơn giúp mình bài sinh học này với tks nhiều

1 gen chứa 4050 liên kết H.Tìm số nu từng loại mà môi trường đã cung cấp khi gen đó nhân đôi 3 đợt. Biết A chiếm 15% tổng số nu trên gen.


giúp mình với mai kiểm tra rùi !!!
A chiếm 15% tổng số Nu
-->A+T=2A chiếm:3/10 tổng số Nu của gen
-->G+X=2G chiếm :1-3/10=7/10
-->tỉ lệ 2A/2G=0,3/0,7=3/7
-->10A=7G
Ta có hệ:

[tex]\left\{ \begin{array}{l} 7A-3G = 0 \\ 2A + 3G =4050 \end{array} \right.[/tex]
-->A=T=450 ; G=X=1050
Sau ki tính ra số Nu từng loại của gen rồi-->số Nu môi trường cung cấp sau 3 đợt nhân đôi là:
[tex]A=T=450(2^3-1)=3150[/tex]
[tex]G=X=1050(2^3-1)=73500[/tex]

Bài 2
1 gen sau 3 lần x đôi đã đứt 46200 lk hidro. tính số nu từng loại trong gen ban đầu biết tỉ lệ A/G=3/8
Ta có công thức tính Số liên kết H của gen sau 3 lần nhân đôi
[tex] H_pv=H_gen.(2^k-1)[/tex]

--> [tex]H_gen=\frac{46200}{2^3-1}=6600[/tex]

-->Có hệ:
[tex]\left\{ \begin{array}{l} 8A-3G = 0 \\ 2A + 3G =6600 \end{array} \right.[/tex]

-->A=T=... ;G=X=...
 
Last edited by a moderator:
K

kkkkhang

bai 2:
so lk hidro bi dut chinh la so lk hidro bi pha vo
vi vay ta co: [(2^k)-1].H=46200
\Leftrightarrow[(2^3)-1].H=46200
\Leftrightarrow7H=46200
\RightarrowH=6600
vay ta co:2A+3G=6600 (1)
Va A/G=3/8 (2)
giai tuong tu bai 1, ta suy ra duoc
A=660 (Nu) VA G=1760(Nu)
vay theoNTBS, so nu moi loai cua gen ban dau la:
A=T=660(Nu)
G=X=1760(Nu)
 
B

bthuoanh

bài 1 của Sammy7 tớ nghĩ là đơn giản thui mà các dữ kiện kia cho ra nhăm đánh lạc hướng mà thôi
ta áp dụng công thức (2^k-1)*G=Gmt
mà G=X=18000
vậy ta đc (2^k-1)*18000=126000
<=> 2^k-1=7 =>k=8

vậy có 8 lần nhân đôi
 
B

beyenvit2895

Câu 2:
Từ giả thế có 2 phương trình : A - G = 300 và A.G = 54 . 10^x (tại bạn ko cho 10^ bao nhiêu nên tui cứ ghi là x)
Từ đó bạn rút ra được A với G dễ suy ra được X và T. Sau 3 lần nhân đôi, chỉ cần áp dụng công thức : N(2^n - 1) , (trong trường hợp này n=3) áp dụng với từng loại Nu tìm được trên ADN mẹ là xong.

phần b, bạn tính số gen con tạo ra = 2^3 = 8 gen, 8 gen này phiên mã tạo ra 40 ARN có chiều dài bằng nhau và bằng chiều dài của gen mẹ, hay nói cách khác nó có tổng ribonu mỗi ARN = tổng Nu 1 mạch của gen mẹ. Ở phần a, bạn tính đc rồi thì suy ra được tổng ribonu mỗi ARN. (Tôi coi cái tìm được là 1 số m nhé).
Áp dụng công thức có: (m -1) + m = 2m -1 (liên kết hóa trị trong mỗi mạch ARN)
câu b đề là tính liên kết hóa trị giữa các ribonucleotit tức là chỉ tính liên kết peptit thôi bạn à. tức là k cần cộng thêm m
 
B

buithingoclan

Câu 1 sao đề dài dòng mà thừa thế
ta có X = G = 18 000
Áp dụng công thức : Gmt = (2^n - 1).G --> 126 000 = (2^n - 1).18 000 -->2^n = 8 -->n = 3
 
Top Bottom