Sử 10 Bài 4 - Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 4 - SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI
1, Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
a, Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.

+ Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi… di sản là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia.
+ Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản, dựa trên các cơ sở dữ liệu và phương pháp khoa học là:
+ Đảm bảo tính nguyên trạng.
+ Giữ cho được “yếu tố gốc cấu thành di tích”.
+ Đảm bảo “tính xác thực”, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật”.
+ Giá trị của một di sản thường được thể hiện ở nhiều khía cạnh như: Lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật…
=> Việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng.
+ Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản.
b, Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
+ Di sản văn hóa vật thể gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đình, đền, tháp,...) được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre…).
=> Có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian…
=> Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.
+ Loại hình di sản văn hóa phi vật thể đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một.
=> Công tác bảo tồn di sản thông qua một số biện pháp khác nhau (sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn…) mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Đối với di sản thiên nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.
=> Khi di sản được bảo tồn và phát huy giá trị sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
2, Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực, công nghiệp, văn hóa.
a, Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

+ Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối các loại hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
+ Công nghiệp văn hóa ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần tăng cường “sức mạnh mềm” và năng lực cạnh tranh quốc gia, mang nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần to lớn.
+ Sử học đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa.
+ Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc… thông qua các nguồn sử liệu (chữ viết, hình ảnh, hiện vật…) và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của dân tộc và nhân loại.
b, Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học:
+ Khi công nghiệp văn hóa phát triển đồng nghĩa với việc các thành tựu của Sử học, những tri thức, giá trị về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá, lan rộng.
=> Những giá trị và truyền thống lịch sử - văn hóa tốt đẹp ngày càng được củng cố, truyền lại cho thế hệ sau.
+ Sự phát triển của công nghiệp văn hóa đã đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trọ của các công trình lịch sử - văn hóa.
3. Sử học với sự phát triển du lịch:
a, Vai trò của du lịch và văn hóa đối với sự phát triển du lịch:
b. Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa:

+ Trong tương tác hai chiều, du lịch góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử các quốc gia.
+ Chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gì giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản.
=> Đây là sự chăm lo bảo tồn, phát huy nguồn lực cốt lõi cho sự phát triển bền vững, hiệu quả của ngành du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng.
 
  • Love
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ
Top Bottom