tính sủ thi trong Rừng xà nu

T

tuyetroimuahe_vtn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hic nói thật với các bác là từ khi em post bài lên diễn đàn(bài rừng xà nu ) thì ngày nào cũng có bạn add nick em nên hôm nay em tạo chủ đề này để mọi người cùng tham khảo những đoạn văn hay bài viết về bài nè nha
Hôm nay mình có việc bận nên tạm thời post tạm cái mở bài và kết bài đã nha
Văn học việt nam hiện đại giai đoạn 1945-1975 là văn học sử thi .Cảm hứng anh hùng ca sử thi xuất hiện trong hầu hết các sáng tác văn xuôi thuộc giai đoạn này .Nhưng có lẽ , tác phẩm thể hiện đầy đủ nhất và sinh động nhất tính chất sử thi của văn xuôi cách mạng Việt Nam là truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyến trung thành
kết bài nè
Có thể nói Rừng xà nu là 1 thành tựu xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại .Cùng với tiểu thuyết Đất nước đứng lên,nó đã khái quát được hiện thực đau khổ nhưng vĩ đại của dân tộc .Nguyên ngọc đã thành công trong trạm khắc tượng đài kì vĩ chói lọi của các anh hùng cách mạng .Tác dụng to lớn của 2 sáng tác này là cổ vũ tinh thần chiến đấu ,lưu giữ âm hưởng hùng tráng 1 thời của dân tộc và góp phần giáo dục tình cảm yêu nước cho các thế hệ sau.Bởi vậy ,có thể coi đây là những bản tình ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây nguyên ,nói rộng ra là cảm hứng về 2 cuộc chiến tranh nhân dân kì diệu của dân tộc ta
thôi giờ mình có việc tí sửa sau nha
thông cảm tí

 
Last edited by a moderator:
L

lamanhnt

Hic nói thật với các bác là từ khi em post bài lên diễn đàn(bài rừng xà nu ) thì ngày nào cũng có bạn add nick em nên hôm nay em tạo chủ đề này để mọi người cùng tham khảo những đoạn văn hay bài viết về bài nè nha
Hôm nay mình có việc bận nên tạm thời post tạm cái mở bài và kết bài đã nha
Văn học việt nam hiện đại giai đoạn 1945-1975 là văn học sử thi .Cảm hứng anh hùng ca sử thi xuất hiện trong hầu hết các sáng tác văn xuôi thuộc giai đoạn này .Nhưng có lẽ , tác phẩm thể hiện đầy đủ nhất và sinh động nhất tính chất sử thi của văn xuôi cách mạng Việt Nam là truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyến trung thành
kết bài nè
Có thể nói Rừng xà nu là 1 thành tựu xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại .Cùng với tiểu thuyết Đất nước đứng lên,nó đã khái quát được hiện thực đau khổ nhưng vĩ đại của dân tộc .Nguyên ngọc đã thành công trong trạm khắc tượng đài kì vĩ chói lọi của các anh hùng cách mạng .Tác dụng to lớn của 2 sáng tác này là cổ vũ tinh thần chiến đấu ,lưu giữ âm hưởng hùng tráng 1 thời
thôi giờ mình có việc tí sửa sau nha
thông cảm tí

chị thấy đoạn văn này chỉ đủ ý thôi, còn về cách chuyển ý và hành văn còn khá đơn giản đối khi là quá thẳng:)
 
T

tuyetroimuahe_vtn

hi bác nhận xét cũng đúng đó
phần mở bài thì có thể coi là sơ cấp ,kết bài thì tạm ổn nha
mai rỗi post tiếp nha
 
D

doduchuong

ơ tưởng thi đại học chỉ cần đủ ý thui mưk`???? thees thi đh thì phải thế nào?
 
D

dammayhong

hic! bộ em gái chị nhảy vô lớp 12 hả??
giỏi thế!
em gái ơi! dạy chị với
huhu..chị phen này thi rớt cho coi
huhu
:((
 
M

mr.virut

Nhận xét tí nhé:
- mở bài khỏi nói
- kết bài: Không nên gọi tác giả là Nguyên Ngọc ở đây, vì bài viết này ông sử dụng bút danh Nguyễn Trung Thành.
"Có thể coi đây là bản tình ca..."=> ko ổn, các ý trong kết bài cũng chưa chuẩn và khái quát được vấn đề nghị luận
Ah, lần sau em nên để chữ nhỏ tí và bớt lòe loẹt cho dễ nhìn :D
11 mà cũng giỏi ghê ta :D
 
H

hieumix

thi đại học mà làm ăn kiều này thì đâu sao nổi bạn , cậu làm lại đi
 
T

tuyetroimuahe_vtn

eo ơi em có bảo là em làm để thi đại học đâu cơ chứ
em có khen bài em hay đâu mà
thôi bây giờ post tiếp ý nha
Tác phẩm này có nhiều điểm đặc biệt hơn so với các truyện ngắn cùng thờ.Khi nói đến khái niệm sủ thi trong văn học hiện đại ,người ta hiểu thuật ngữ này theo nghĩa rộng ,tức là tính sử thi .Rừng xà nu không chỉ mang đặc điểm của sử thi hiện đại mà còn có dáng dấp của thể loại sử thi cổ điển .Câu chuyện đã gợi cho người đọc suy nghĩ về 1 thế giới xa xưa với phương thức sản xuất cổ truyền ,với 1 bộ lạc sống trong rừng và đứng đầu là 1 vị thủ lĩnh đức cao vọng trọng .Vẫn là những hoạt động thu hút được sự tham gia của toàn thể cộng đồng mà ta vẫn thấy trong sử thi Tây nguyênnhuw lao động và sinh hoạt văn hoá.Nhưng đề tài nổi bật nhất của sử thi hiện đại vẫn là chiến tranh.Hegen cho rằng :Tình huóng phù hợp nhất với sử thi là các xung dộtcuar trạng thái chiến tranh.Thực vậy ,trong chiến tranh ,chíng toàn bộ các dân tộc đang vận động .Truyện rừng xà nu ra đời vào 1 thời điẻm quan trọng :năm 1965,mĩ đỏ quan vào vn.Bởi vậy ,có thể nói ,truyện ngắn này đã phản ánh 1 xung dột mang tầm cỡ sử thi
Bối cảnh câu chuyện lùi về trước đó 1 chút,là thời điểm mang tính bước ngoặt trong việc lựa chọn giữa 2 con đường "chết vinh hơn sống nhục ".Dân làng Xo man ủng hộ cách mạng .Giặc tàn sát dã man ,treo cổ anh Xút ,chặt đầu bà Nhan ,dunhgf trận mưa cây sắt để giết Mai và đứa trẻ sơ sinh,*** 10 ngón tay Tnu............Tức nước phải vỡ bờ,dưới sự lãnh đạo của tù trưởng ,các dũng sĩcuar dân tộc Stra cầm giáo mác vác lao chém vào giặc .Tiếng chiêng nổi lên .Suốt đêm nghe cả rừng xoman ào ào rung động .Và lửa cháy khắp rừng .Thông qua nỗi đau ghê gớm của tnuvaf dân làng xoman,tác giả muốn khẳng định con đường tất yếu của họ là đến với cách mạng .Ngoầi ra ,cũng giốn như chủ đề của hiều sử thi khác ,tác phẩm này có mục đích ôn lại truyền thống hào hùng ,khẳng định ,ngợi ca vẻ đẹp và lòng dũng cảm của những người anh hùng đại diện cho lợi ích của dân tộc và kêu gọi nhân dân sẵn sàng vùng lên đấu tranh đánh đuổi giặc thù
Nhân vật chính của sử thi là những anh hùng có phẩm chất cao cả hiện thân cho lợi ích cộng đồng .Tnu là người có đầy đủ những phẩm chất đẹp đẽ của dân làng và cách mạng .Đức tính nổi bật nhất của anh là lòng dũng cảm .tham gia cách mạng từ nhỏ ,bị bắt ,vượt ngục ,anh lại đến với cách mạng .Nhờ sự mưu trí dũng cảm mà anh hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao .Ngọn lửa bốc cháy trên 10 đầu ngón tay Tnu là 1 bằng chứng thiết thực nhất về lòng trung thành ,kiên cường với cách mạng .Anh còn có tình yêu thương sâu sắc .Vì thương vợ con mà phải liều mình cứu vợ con vì thương dân làng mà phải đi đánh giặc để dân làng được bình yên .Đi chiến đấu ,nỗi nhớ day dứt lòng anh là tiếng chày chuyên cần ,rộn rã của dân làng .Có thể nói ,Tnu là người anh hùng thuộc về quần chúng .Nói như Bielinxkin:nhân vật của anh hùng ca phải là người đại diện xứng đáng của tinh thần dân tộc
Văn học cách mạng Việt Nam rất chú trọng đến vai trò của tập thể ,quần chúng .Trong rừng xà nu ,nói đến sự thành công của cách mạng phải kể đến vai trò của dân làng ,mà đứng đầu là cụ mết .Tất cả họ đều muôn người như 1 chung 1 lí tưởng ,cùng tự hào về truyền thống vẻ vang của buôn làng .Cụ mết là hiện thân cho truyền thống bất khuất đó.Qua các hạot động và lời ăn tiếng nói của họ ,ta thấy phảng phất hình ảnh của damsan ,xinh nhã .Khi cộng đồng đã quyết làm chuyện gì thì không ai đứng ngoài .Ngay cả lối tư duy cũng giông nhau .Một thằng Dục chết rồi ,cả dân làng còn cố gắng giết nhiều thằng Dục hơn nữa .Vì họ tin rằng chúng nó đứa nào cũng là thàng Dục .Khi bắt được 1 thàng lính khác ,tnu hỏi :Dục ,mày có nhớ tau không ?Nguyến Trung Thành đã rất tài tình khi thể hiện được bản sắc riêng độc đáo cảu đồng bào dân toocj miền núi Tây Nguyên .Ông không chỉ chú ý đến cái chung mà còn khắc hoạ được cả nét riêng sinh động của cả cộng đồng hoặc 1 cá nhân
phù mọi người thấy đoạn này thế nào
mai rỗi em post tiep nha
 
Last edited by a moderator:
T

tuyetroimuahe_vtn

hj cái này em tham khảo đó nha
Tính sử thi của Rừng xà nu được biểu lộ trước hết ở những sự kiện có tính chất toàn dân được nhắc tới. Những chuyện xảy ra với làng Xô man hoàn toàn không có ý nghĩa cá biệt. Chúng là chuyện chung của cả Tây Nguyên, cả miền Nam, cả nước trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Tính thế bị o ép của làng Xô Man trước ngày đồng khởi là bức tranh sinh động về cuộc sống đau thương của đồng bào miền Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thi hành luật 10-59, khủng bố dữ dội những người yêu nước, những người kháng chiến cũ. Khi làng Xô Man đứng dậy thì gương mặt của làng lúc này lại chính là gương mặt của cả nước trong những ngày quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ - một gương mặt rạng rỡ, tự tin, điềm tĩnh đón nhận những thử thách mới.

Biểu hiện thứ hai của tính sử thi trong Rừng xà nu là truyện ngắn đã xây dựng thành công hình tượng một tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể tới trong đó đều có tính đại diện cao, mang trong mình hình ảnh của cả một dân tộc. Tập thể anh hùng trong Rừng xà nu là tập thể đa dạng về lứa tuổi và giới tính. Mỗi gương mặt anh hùng đều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng trong cuộc đời chung. Tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản : gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng. Chiến công của mỗi người tuy đa dạng mà thống nhất. Cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man, của Tây Nguyên không phải do riêng một người mà do tất cả mọi người viết ra. Bản trường ca của núi rừng không chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hoà của nhiều giọng. Anh Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng là những nhân vật tiêu biểu, nhưng bên cạnh họ, đằng sau họ còn có bao người khác nữa cũng không chịu sống mờ nhạt, vô danh. Tất cả họ đều thi đua lập công, đều muốn góp phần mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Dĩ nhiên, hình tượng văn học nào cũng là sự thống nhất giữa cái cá biệt và cái phổ quát, nhưng ở Rừng xà nu, cảm hứng hướng về cái chung đã mang tính chất chi phối.

Biểu hiện thứ ba của tính sử thi ở truyện ngắn Rừng xà nu là nó đã miêu tả các sự kiện, các nhân vật anh hùng từ một cái nhìn chiêm ngưỡng, khâm phục. Các chi tiết đời thường ít được nhắc tới. Nhà văn chỉ tâm đắc với những chi tiết nào có khả năng làm phát lộ được phẩm chất anh hùng của nhân vật. Tả cụ Mết, nhà văn chú ý tới giọng nói "ồ ồ dội vang trong lồng ngực" của cụ. Tưởng như trong tiếng cụ nói có âm vang của tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng của núi rừng, của lịch sử. Và quả thật, cụ là hình ảnh tượng trưng của truyền thống vững bền. Mỗi lời cụ thốt ra kết tinh trải nghiệm của cả một dân tộc. Nó cô đúc, sâu sắc, vang vọng như những chân lí. Chả thế mà cả làng Xô Man nghe như uống từng lời cụ nói và cả rừng xà nu cũng "ào ào rung động" như một sự hoà điệu, một sự tạo nền. Ngay cuộc đời của Tnú, một cuộc đời trải ra trong chính thời hiện tại cũng đã được lịch sử hoá và nhuốm màu huyền thoại. Đêm đêm bên bếp lửa nhà ưng, cụ Mết đã kể chuyện anh cho lũ làng, cho thế hệ con cháu nghe. Anh đã trở thành niềm tự hào của làng, là một biểu tượng sống động của người anh hùng được tất cả ngưỡng vọng, học tập.

Tính sử thi của Rừng xà nu còn thể hiện ở giọng văn tha thiết, trang trọng mà tác giả đã sử dụng khi kể về sự tích của làng Xô Man. Giọng văn ấy cũng thấm đượm trong việc miêu tả thiên nhiên, khiến cho hình ảnh rừng xà nu bỗng thổi tới trong lòng người đọc một cảm giác say sưa. Ta bị cuốn theo câu chuyện không gì cưỡng nổi, tưởng mình đang được tắm trên một dòng sông mênh mang, tràn trề sinh lực, hoặc tưởng mình đang bị thôi miên bởi m
ột bản nhạc giao hưởng hùng tráng.
 
T

tuyetroimuahe_vtn

Tây nguyên-mảnh đất anh hùng mà thơ mộng ,với những con người nồng hậu yêu thương mà kiên cường bất khuất ,từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân ,nghệ sĩ.ỗi người đều tìm thấy ở mảnh đất này 1 biểu tượng đẹp cho tâm hồn cất cánh ,ngòi bút thăng hoa.Ngọc anh có bóng cây knia như nỗi lòng thổn thức thiết tha của tình yêu thuyr chung mà son sắt,Thu bồn có Bài ca chim Chơảo,ngân vang khúc hát trong trẻo nồng đượm của tình người chiến thắng........,còn Nguyễn Trung Thành lại đem đén cho ta hình tượng những Rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời như sức sống lâu bền và baats diệt của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc chống Mĩ cứu nước
 
Top Bottom