{Văn 8} văn số 5 lớp 8!

C

chocon_dungsi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.





đề 1:giới thiệu mọt đồ dùng trong học tập hoặc tronh sinh hoạt.
đề 2:giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hưong em. (có thề làm "chùa dơi" nếu biết) còn hok bik thì làm cảnh khác... giúp nha! minh chỉ con cách thức làm bài thui! bài mẫu cũng đựơc( mà cái nào bài mẫu thì ghi bài mẫu, cái nào tự làm thì để tư làm nha) thanks
=> chú ý tiêu đề cần có { văn 8 } trên đầu pic ! đã sửa ! cám ơn !
kira_lawliet !
 
Last edited by a moderator:
L

lollipop_9x

Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.
 
V

vothien14

ai có bài nào về Hoa` Binh` không. Sông Đà hay Đập Thủy điện Hoà Bình chẳng hạn.
 
P

peheochungtinh

Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 70 km về phía tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10 km về phía tây trong một thung lũng kín đáo.

Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa. Những dòng chữ ghi trên tấm bia sớm nhất ở Mỹ Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 cho biết vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền để dâng cúng vua thần Siva- Bhadresvara. Hơn hai thế kỷ sau đó, ngôi đền đầu tiên được xây dựng bằng gỗ đã bị thiêu huỷ trong một trận hỏa hoạn lớn.

Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ.

Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần - vua và tổ tiên hoàng tộc.

Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ XX này, 2 nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.

Tiền thân của quần thể kiến trúc Mỹ Sơn cổ kính này, theo căn bia để lại là một ngôi đền làm bằng gỗ để thờ thần Diva Bhadresvera. Nhưng đến khoảng cuối thế kỷ VI, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ. Bức màn lịch sử đã được các nhà khoa học vén dần lên thông qua những bia ký và lịch sử nhiều triều đại xưa cho ta thấy Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ cuối tế kỷ IV đến thế kỷ XV. Bằng vật kiệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn: Ðền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy loàng của văn hoá kiến trúc chămpa cũng như của Đông Nam Á

Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ những vị thần, những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn, nhưng nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Ðế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh, kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, sư tử... động vật gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người.

Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phong cách; mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII; phong cách Hoà Lai thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ IX; phong cách Ðồng Dương từ giữa thế kỷ IX; phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh; phong cách Bình Ðịnh... Trong nhiều công trình kiến trúc còn lại khi phát hiện (1898) có tháp cao tới 24m, trong khu vực Tháp Chùa mà các sách khảo cổ, nghiên cứu về Mỹ Sơn có ký hiệu là tháp cổ Chăm Pa, có 2 của ra vào phía Ðông và phía Tây. Thân tháp cao, thanh tú với một hệ thống cột ốp. Xung quanh có 6 tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp 2 tầng toả ra như cánh sen. Tầng trên, chóp đá sa thạch được chạm hình voi, sư tử, tầng dưới, mặt tường là hình những người cưỡi voi, hình các thiên nữ thuỷ quái. Nhưng ngôi tháp giá trị này đã bị không lực mỹ huỷ hoại trong chiến tranh, năm 1969.

Sau khi phát hiện ra khu tháp cổ Mỹ Sơn, nhiều hiện vật tiêu biểu trong đó đặc biệt là những tượng vũ nữ, các thần linh thờ phượng của dân tộc Chăm, những con vật thờ cũng như những cảnh sinh hoạt cộng đồng đã được đưa về thành phố Ðà Nẵng xây dựng thành bảo tàng kiến trúc Chămpa. Tuy không phải là nhiều, nhưng những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, nó có giá trị văn hoá của một dân tộc, nhưng hơn thế nữa, có là những chứng tích sống động, xác thực lịch sử của một trong những dân tộc trong cộng đồng Việt Nam giàu truyền thống văn hoá.
 
P

peheochungtinh

con pho co hoi an ne
Phố cổ Hội An hay Hoài Phố - là một khu vực phố cổ trong thành phố Hội An, được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999.
bik den the thui
 
P

peheochungtinh

Vịnh Hạ Long (vịnh nước nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo[1]. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể[2]. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái[3]. 14 loài thực vật đặc hữu[4] và khoảng 60 loài động vật đặc hữu[5] đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.

Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên[6] và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm[7]. Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy[7]v.v. Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung[8].

Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là "kỳ quan đá dựng giữa trời cao"[9]. Năm 1962 Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ[10]. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000[11]. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003[12].
 
P

peheochungtinh

Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Cho đến nay đây là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành.

Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000 kilowatt. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh).
 
P

pinkie_naughty

Help me

Có bạn nào biết làm bài về Nha Trang hok! Giúp mình với thứ 6 mình phải làm bài này rồi. Thank
Tặng những người muốn giúp mình nak`:
:M037::M012::M047::khi (16)::khi (50)::khi (105)::khi (116)::khi (10)::khi (118)::khi (32):
 
C

cunui





đề 1:giới thiệu mọt đồ dùng trong học tập hoặc tronh sinh hoạt.
đề 2:giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hưong em. (có thề làm "chùa dơi" nếu biết) còn hok bik thì làm cảnh khác... giúp nha! minh chỉ con cách thức làm bài thui! bài mẫu cũng đựơc( mà cái nào bài mẫu thì ghi bài mẫu, cái nào tự làm thì để tư làm nha) thanks
Chùa Bút Tháp


Nói đến Bắc Ninh, ta không thể không nói đến chùa Bút Tháp. Ðây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó.

Chùa toạ lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Chùa có tên chữ là "Ninh Phúc Thiền Tự" được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến Tiền Ðường, tiếp theo là Thượng điện - gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá...

Ðáng chú ý là những chim, hươu, khỉ, rồng... đều rất sinh động, thần tình. Bên trong có bày các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân và tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Những cái tên, những kiểu kiến trúc gợi nên một vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn, một nét đẹp rêu phong cổ kính. Pho tượng Quan Âm trong chùa có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay lớn và 958 tay nhỏ. Ðiều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo hơn nữa là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung. Ðến với chùa Bút Tháp, du khách sẽ được chứng kiến những nét độc đáo tài tình của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ.




Nối giữa Thượng điện và Tích thiện là chiếc cầu đá cong mà ngồi ở đấy ta có thế ngắm những nét đẹp riêng của cảnh chùa. Cầu được chạm khắc rất công phu, tinh xảo và bố trí rất hợp lý: đầu cầu là hai con sư tử và thành cầu là những kiểu chạm trổ cổ quen thuộc, rất hài hoà. Ðấy là chưa kể đến một công trình nghệ thuật độc đáo của chùa: toà "cửu phẩm Liên Hoa". Toà bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh. Ðiều đặc biệt là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ!Ðến với chùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa. Tháp Báo Nghiêm, trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao 13m, là nơi đặt xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết; tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa.
mình chi giup ban den day thoi phan ket bai ban tu lam di nha!muon lam tot bai nay can tim them nhieu tu lieu that chinh xac
 
C

cunui

Có bạn nào biết làm bài về Nha Trang hok! Giúp mình với thứ 6 mình phải làm bài này rồi. Thank
Tặng những người muốn giúp mình nak`:
:M037::M012::M047::khi (16)::khi (50)::khi (105)::khi (116)::khi (10)::khi (118)::khi (32):
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang như các tháp Chàm, tháp Bà.

Các bãi biển đẹp của thành phố này đã biến nó thành một danh lam thắng cảnh.Địa lý

Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km2, dân số 400.000 người (2006). Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp thị xã Cam Ranh và huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông.
Hành chính

Nha Trang gồm 27 đơn vị hành chính, trong đó có 19 phường nội thành là: Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hải, Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long (thành lập tháng 11 năm 1998), Vĩnh Hòa (thành lập tháng 4 năm 2002), và 8 xã ngoại thành là: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng. Từ năm 1998 đến nay, do tốc độ phát triển đô thị gia tăng, nhiều khu quy hoạch mới đã được hình thành như: khu dân cư Hòn Rớ, khu dân cư Bắc Việt, Thánh Gia, Đường Đệ, khu Nam Hòn Khô…
Tên gọi

Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang (có nghĩa là "sông Lau", tên người Chăm xưa gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.

Về địa danh "Nha Trang", trong Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, tập bản đồ Việt Nam do nho sinh họ Đỗ Bá soạn vào khoảng nửa sau thế kỷ 17 đã thấy có tên "Nha Trang Môn" (cửa Nha Trang)[1]. Trong một bản đồ khác có niên đại cuối thế kỷ 17 mang tên Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ của Đoan Quận công Bùi Thế Đạt cũng thấy ghi tên "Nha Trang Hải môn" (cửa biển Nha Trang)[1]. Trong thư tịch cổ Việt Nam, đây có lẽ là những tài liệu sớm nhất đề cập đến địa danh này.

Có một thuyết nữa: ngày xưa nơi đây toàn nhà tranh vách đất, duy nhất có ngôi nhà của bác sĩ Alexandre Yersin người Pháp xây bằng gạch, lợp ngói, quét vôi trắng toát. Một lần có chiếc tàu lớn của ngoại quốc đi ngang qua cửa biển Cù Huân (cửa Lớn Nha Trang) thấy đất liền, viên chỉ huy hỏi xứ gì? Viên thông ngôn thấy nhà Bác sỹ Yersin trắng liền đáp 'Nhà Trắng". Viên chỉ huy ghi vào bản đồ. Vì tiếng nước ngoài không có dấu nên phát âm là "Nha Trang"[cần dẫn chứng].

Trong Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn đã có nhiều tên gọi Nha Trang như "đầm Nha Trang, dinh Nha Trang, nguồn Nha Trang, đèo Nha Trang".

Lịch sử
Trung tâm Văn hóa tỉnh Khánh Hòa
Trung tâm Văn hóa tỉnh Khánh Hòa

Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ của thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng. Với Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn (centre urbain)[2]. Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải.

Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam).

Đến Nghị định ngày 7 tháng 5 năm 1937 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang được nâng lên thị xã (commune)[3]. Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ.

Ngày 27 tháng 1 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.

Ngày 22 tháng 10 năm 1970, Sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền Sài Gòn lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập thị xã Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái.

Tiếp đó, Nghị định số 357-ĐUHC/NC/NĐ ngày 5 tháng 6 năm 1971 chia thị xã Nha Trang thành 11 khu phố: quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; Quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972 đổi các khu phố thành phường. Nghị định số 444-BNV/HCĐP/26.X ngày 3 tháng 9 năm 1974 sáp nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Ngọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) thị xã Nha Trang.

Ngày 2 tháng 4 năm 1975, quân cộng sản giành được Nha Trang - Khánh Hòa. Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành 3 đơn vị hành chính: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương.

Tháng 9 năm 1975, hợp nhất hai quận: quận 1 và quận 2 thành thị xã Nha Trang.

Ngày 30 tháng 3 năm 1977, theo Quyết định số 391-CP/QĐ của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào TP. Nha Trang.

Quyết định số 54-BT ngày 27 tháng 3 năm 1978 thành lập xã Phước Đồng thuộc TP. Nha Trang.

Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 106/1999 công nhận TP. Nha Trang là đô thị loại 2.

Kinh tế

Kinh tế Nha Trang chủ yếu là du lịch và dịch vụ. Nha Trang
phan con lai tu lam nha
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bi96

Vịnh hạ long nak`


Nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58' - 107o22' kinh độ Ðông và 20o45' - 20o50' vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Ðảo của vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng phía tây nam (thuộc vùng vịnh Hạ Long) có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm 1962.

Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hải. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải [14] của Pháp từ cuối thế kỷ 19.

Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay với nhan đề Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902)[15]. Có lẽ người Châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á, loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước đồng văn châu Á nói chung. Bên cạnh những truyền thuyết của Việt Nam về Rồng Mẹ và Rồng Con đáp xuống khu vực vịnh đảo vùng Đông Bắc này, sự xuất hiện con vật lạ hiện hữu như rồng trong thực tại, có thể đã trở thành các lý do khiến vùng biển đảo Quảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay



Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Ði giữa Hạ Long, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền (hòn Ðầu Người), đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng), đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng), hòn Cánh Buồm, hòn Cặp Gà, hòn Lư Hương... Tất cả trông rất thực, thực đến kinh ngạc. Hình dáng những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo góc độ ánh sáng trong ngày và theo góc nhìn. Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Ðầu Gỗ, động Sửng Sốt, động Tam Cung... Ðó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là kỳ quan đất dựng giữa trời cao. Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc với những địa danh nổi tiếng như Vân Ðồn - nơi có thương cảng cổ nổi tiếng một thời (1149), có núi Bài Thơ ghi bút tích của nhiều bậc vua chúa, danh nhân, xa hơn chút nữa là dòng sông Bạch Ðằng - nơi đã từng chứng kiến hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của cha ông ta chống giặc ngoại xâm.. Không chỉ có vậy, Hạ Long ngày nay được các nhà khoa học chứng minh là một trong những cái nôi của con người có nền văn hoá Hạ Long từ Hậu kỳ đồ đá mới với những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Ðồng Mang, Xích Thổ, *** Nhụ, Thoi Giếng... Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới... Với hàng ngàn loài động, thực vật vô cùng phong phú trên rừng dưới biển, cá, mực... Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.

Với những giá trị đặc biệt như vậy, ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản thiên nhiên, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Cách đây hơn 5 thế kỷ, Nguyễn Trãi đi ngang qua khu vực này và lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là kỳ quan, khi viết trong bài "Lộ nhập Vân Đồn"[9]:

Lộ nhập Vân Đồn san phục san
Thiên khôi địa khiết phó kỳ quan
(Đường tới Vân Đồn lắm núi sao!
Kỳ quan đất dựng giữa trời cao)
Vua Lê Thánh Tông đề trên vách đá Núi Bài Thơ năm 1468:

Cự lãng nông nông kiểu bách xuyên
Quần sơn cờ cổ bích liên thiên
Trăm dòng sông chảy mênh mông quanh núi
Quần đảo rải rác như bàn cờ, biển liền trời sắc xanh biếc.

I. Hang, Ðộng

Hang Ðầu Gỗ

Giữa non nước mây trời Hạ Long tuyệt mỹ, một chiếc hang mang tên vô cùng mộc mạc dân dã: hang Ðầu Gỗ. Hang nằm trên đảo Ðầu Gỗ, xưa đảo này có tên là đảo Canh Ðộc. Sách Ðại Nam Nhất thống chí có ghi "Hòn Canh Ðộc lưng đảo có động rộng rãi có thể chứa vài ngàn người, gần đó có hòn Cặp Gà, Hòn Mèo, Hòn La..." Sở dĩ gọi là hang Ðầu Gỗ, theo truyền thuyết xưa kể rằng: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Ðạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống lòng sông Bạch Ðằng, có rất nhiều mẩu gỗ còn sót lại vì vậy động mang tên là hang Ðầu Gỗ. Từ phía xa nhìn lại, cửa hang có màu xanh lam hình một con sứa biển, qua 90 bậc đá xây ta tới cửa động. Nếu động Thiên Cung hoành tráng khoẻ khoắn, hiện đại thì hang Ðầu Gỗ trầm mặc uy nghi nhưng cũng rất đồ sộ. Cuốn Meivelle de Monde (kỳ quan thế giới) của Pháp xuất bản năm 1938 chuyên về du lịch giới thiệu về các danh thắng nổi tiếng thế giới đã mệnh danh hang Ðầu Gỗ là Grotto des meivellis (động của các kỳ quan). Ðiều đó hoàn toàn chính xác. Hang được chia làm ba ngăn chính. Ngăn phía ngoài có hình vòm cuốn tràn trề ánh sáng tự nhiên, trần hang là một bức "tranh sơn dầu" khổng lồ, trong đó vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, đó là những đàn voi đang đi kiếm ăn, những chú hươu sao ngơ ngác, chú sư tử lim dim ngủ... với những tư thế vô cùng sinh động. Phía dưới là một chú rùa đang bơi giữa bể nước mênh mông, những rừng măng đá, nhũ đá nhiều mầu với nhiều hình thù kỳ lạ tuỳ theo trí tưởng tượng phong phú của từng người. Ðứng dưới vòm hang ta có cảm giác như đang đứng giữa một toà lâu đài cổ kính, có lối kiến trúc đồ sộ và hùng vĩ. Chính giữa lòng hang là một cột trụ chống trời khổng lồ, hàng chục người ôm không xuể, từ phía dưới chân cột lên trên được bàn tay điêu khắc tài tình của tạo hoá gọt rũa thành những hình mây bay, rồng cuốn, phượng múa, hoa lá, dây leo... Trên đỉnh cột, bất giác ta bắt gặp một vị tu sĩ mặc áo choàng thâm, tay phải cầm gậy tích trượng trong tư thế tụng kinh, niệm Phật. Qua ngăn thứ 1, vào ngăn thứ 2 bằng một khe cửa hẹp. ánh sáng chiếu vào đây mờ ảo, những bức tranh mới lạ hiện lên long lanh huyền bí. Những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện, những hình ảnh vừa quen thuộc vừa lạ,... tạo cho con người vừa sợ sệt vừa tò mò. Tận cùng hang là một chiếc giếng tiên bốn mùa nước ngọt trong vắt, chảy tràn trề quanh năm. Bất giác ta nhìn lên phía trên trong ánh sáng mờ ảo, ta nhận ra bốn xung quanh là bức thành cổ, trên đó đang diễn ra một trận hỗn chiến kỳ lạ, những chú voi đang gầm thét, người và ngựa chen chúc, gươm giáo mọc tua tủa, tất cả đang ở trong tư thế xông lên và bỗng dưng bị hoá đá chốn này. Năm 1917, vua Khải Ðịnh lên thăm hang Ðầu Gỗ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần tiên của tạo hoá, ông đã cho khắc một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long và hang Ðầu Gỗ. Hiện nay, tấm bia đá vẫn còn ở phía bên phải cửa động.

Hang Sửng Sốt

Nằm ở khu vực trung tâm của Di sản thế giới vịnh Hạ Long, động Sửng Sốt trong đảo Bồ Hòn. Người Pháp đặt cho động cái tên grotto les suprices (động của những sửng sốt). Ðây là một hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long. Mặt khác động nằm ở vùng trung tâm du lịch của vịnh Hạ Long (bãi tắm Ti Tốp - hang Bồ Nâu - động Mê Cung - hang Luồn - động Sửng Sốt) và đây cũng là nơi tập trung nhiều đảo đá có hình dáng đặc sắc không nơi nào có được. Ðường lên động Sửng Sốt luồn dưới những tán lá rừng, những bậc đá ghép cheo leo, du khách vừa có được cái thú của người leo núi, vừa có cái háo hức như đang đi lên trời vậy. Ðộng được chia làm hai ngăn chính, toàn bộ ngăn một như một nhà hát lớn rộng thênh thang. Trần hang được phủ bằng một lớp "thảm nhung" óng mượt, vô số những "chùm đèn treo" bằng nhũ đá rực sáng long lanh, những tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá... tất cả dường như đang chuyển động trong một thế giới huyền ảo như thực như mơ. Chưa hết ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần kì của tạo hoá, ta bước vào ngăn II bằng một con đường nhỏ. Một luồng ánh sáng ùa vào rực rỡ, động mở ra một khung cảng mới hoàn toàn khác lạ, ngăn động rộng mênh mông có thể chứa được hàng ngàn người, ngay cạnh lối ra vào là một chú ngựa đá và một thanh gươm dài. Truyền thuyết xưa kể rằng, sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng đã giúp dân chúng ở đây đánh đuổi yêu ma, khi dẹp xong Thánh Gióng bay về trời và để lại thanh gươm và con ngựa quý để trấn an dân chúng, xua đuổi yêu quái. Hiện nay trong hang còn nhiều hình ảnh tự nhiên dường như là những dấu tích của trận chiến ác liệt đó, vết chân ngựa Gióng trở thành những ao hồ nhỏ xinh xinh cùng nhiều tảng đá to lớn vỡ vụn. Ði vào trong cảnh trí còn lắm điều kỳ lạ, như nhũ đá, cây đa cổ thụ tán lá xum xuê, chú gấu biển, khủng long... Tới đỉnh cao nhất của động, bất ngờ một khu "vườn thượng uyển" mở ra trước mắt, có hồ nước trong vắt, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, muôn loài cây như si, vạn tuế, đa cổ thụ cùng nhiều loài chim sinh sống. Những ngày đẹp trời, từng đàn khỉ kéo nhau xuống đây tìm hoa quả ăn làm náo động cả một vùng.

Hang Trinh Nữ - Hang Trống

Hang Trinh Nữ nằm trên dãy đảo Bồ Hòn cùng với hệ thống động Sửng Sốt, hồ Ðộng Tiên, Hang Luồn... Cách Bãi Cháy 15 km về phía Nam. Với người dân đánh cá, họ coi hang Trinh Nữ là ngôi nhà thân yêu của họ, còn những đôi trai gái yêu nhau lại coi đây là biểu tượng, nơi thề nguyện của tình yêu. Người Pháp xưa đặt cho hang cái tên Le virgin (động của người con gái). Truyền thuyết xưa kể rằng: Xưa có một người con gái vạn chài xinh đẹp, nhà nghèo, gia đình cô phải đi làm thuê cho tên chủ cai quản vùng đánh cá. Thấy cô xinh đẹp, hắn ép gia đình cô gả cô làm vợ bé cho hắn, cô không chịu vì cô đã có người yêu, chàng trai đó đang ra khơi đánh cá để chuẩn bị cho ngày cưới của họ. Không làm gì nổi cô, tên địa chủ đã đày cô ra một đảo hoang nhằm khuất phục ý chí của cô, cô đói lả và kiệt sức. Trong một đêm mưa gió hãi hùng, cô gái đã hoá đá nơi đây. Ðó cũng là đêm chàng trai biết tin cô gặp nạn, chàng mải miết bơi thuyền đi tìm cô. Ðến đêm, giông bão ập đến thuyền chàng vỡ nát, chàng dạt lên một đảo hoang, trong ánh chớp, chàng nhìn ra phía xa và nhận ra cô gái nhưng những lời chàng gọi đã bị gió mang đi. Chàng dùng hòn đá đập vào vách núi báo cho nàng biết rằng chàng đã đến. Chàng gõ khi máu trên tay chảy đầm đìa, tới khi kiệt sức và chàng hoá đá (hang Trống ngày nay). Ngày nay, khi đến thăm hang Trinh Nữ, bức tượng cô gái đứng xoã mái tóc dài, đôi mắt đang nhìn về đất liền vẫn còn đó. Ðối diện với hang Trinh Nữ, hang Trống (còn được gọi là hang Con Trai). Bức tượng chàng trai hoá đá đang quay mặt về phía hang Trinh Nữ vẫn còn, những tiếng gọi tha thiết cùng tiếng gõ vào vách đá của chàng vẫn văng vẳng đâu đây. Những dấu tích của trận cuồng phong đêm đó vẫn còn đến ngày nay - đó là những đổ vỡ của đất đá ngổn ngang trong hang, tiếng gió gầm gào qua vách đá và những bọt sóng vẫn tung lên trắng xoá.
 
N

nhoc_bi96

Ðộng Thiên Cung

Trong những hang động đẹp nổi tiếng vịnh Hạ Long mới được phát hiện trong những năm gần đây phải nói đến động Thiên Cung. Ðộng nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long cách bến tàu du lịch 4 km, trên đảo Ðầu Gỗ ở độ cao 25 m so với mực nước biển, có tọa độ 107o00'54" và 20o54'78". Ðảo Ðầu Gỗ xưa còn có tên là đảo Canh Ðộc có đỉnh cao 189 m, dãy đảo như một chiếc ngai ôm trong lòng mình hai hang động đẹp. Ðường lên động Thiên Cung vách đá cheo leo, hai bên tán lá rừng che phủ um tùm, vào những đêm trăng, những chú khỉ tinh nghịch leo xuống tận đây để kiếm hoa quả. Qua một khe cửa hẹp, lòng động đột ngột mở ra không gian có tiết diện hình tứ giác với chiều dài hơn 130 mét. Càng vào trong ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lộng lẫy của tạo hoá. Ðộng gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa. Chuyện kể rằng sau khi vua Rồng giúp dân ta đánh tan giặc giã, vua Rồng trở về động của mình an tọa, năm ấy trời hạn hán nặng, dân tình mất mùa nhiều nên họ phải cầu cứu vua Rồng ra tay làm mưa. Bao nhiêu người đã ra đi mà không có ngày trở về. Không sợ nguy hiểm gian nan, đôi trai gái quyết tâm cùng nhau đi tìm gặp vua Rồng. Người con gái của họ ra đời được đặt tên là nàng Mây. Nàng Mây lớn lên đã làm xao xuyến trái tim Hoàng tử Rồng và tình yêu đã giúp họ tìm đến với nhau, đám cưới được tổ chức 7 ngày 7 đêm tại khu vực trung tâm động. Ðể chúc mừng đám cưới, những chú rồng bay lượn lúc ẩn lúc hiện trong rừng mây nhũ đá, những chú voi con công kênh nhau lên nhảy múa, những con mãng xà lớn trườn mình quấn quanh cây đa cổ thụ, hai chú sư tử đá nhảy múa bờm tóc tung bay, trên cao những chú đại bàng giang rộng đôi cánh khổng lồ trên không trung... Một chú voi lớn được trang trí diêm dúa công phu đang nằm phủ phục chờ cô dâu chú rể bước xuống. Nam Tào, Bắc Ðẩu tóc bạc như mây cũng đến dự tiệc vui, cảnh tượng tưng bừng náo nhiệt và vô cùng sống động. Tất cả những hình ảnh đó như vừa được hoá đá nơi này. Trên vách động phía đông là một bức tranh hoành tráng đồ sộ, trong đó chạm nổi những nhân vật trong truyện cổ tích xưa, nét chạm khắc mềm mại uyển chuyển và vô cùng tinh tế sắc sảo tới từng chi tiết nhỏ, những khối điêu khắc dù là đồ sộ hay nhỏ bé đều được bàn tay của tạo hoá trau chuốt tỉ mỉ. Trung tâm động là 4 cột trụ to lớn lực lưỡng chống đỡ thiên đình. Từ chân cột tới đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kỳ lạ như chim cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành... Trên vách động phía bắc là cảnh một bầy tiên nữ đang múa hát chúc mừng đám cưới. Dưới vòm động cao vút, từng chùm nhũ đá rủ xuống muôn màu tạo thành bức rèm đá thiên nhiên lộng lẫy. Ðâu đó có tiếng trống bập bùng như trong đêm hội làng xưa. Ðó chính là tiếng gió thổi qua kẽ đá. Ðứng giữa vòm động cao vút, màu thạch nhũ xanh như dát ngọc ta ngỡ như đang đứng trong tiên cảnh bồng lai vậy.

Tới ngăn động cuối cùng, những luồn ánh sáng trắng xanh đỏ xen lẫn phối màu tạo nên khung cảnh hoa lệ. Một vòi nước tự nhiên bốn mùa tuôn chảy róc rách, nơi đây có ba chiếc ao, nước trong vắt. Ðây là nơi nàng Mây thường tắm cho 100 người con của mình và nuôi họ khôn lớn trưởng thành. Một con đường dẫn ra phía ngoài quanh co uốn khúc, đó chính là con đường mà nàng Mây cùng 50 người con của mình ra đi để khai phá vùng đất mới, 50 người con còn ở lại cùng với người cha xây dựng quê hương, di vật mà người mẹ để lại là bầu vú tiên tràn trề sức sống.

Hang Hanh

Cách thị xã Cẩm Phả 9 km về phía tây, động Hang Hanh là một hang động đẹp và dài nhất so với các hang động hiện có trên vịnh Hạ Long. Ðộng có chiều dài 1300 m, chạy xuyên suốt dãy núi đá Quang Hanh ra tới biển. Vì vậy, người Pháp còn đặt tên cho nó là Le tunel (đường hầm). Ði đến thăm động có thể bằng thuyền canos hoặc bằng xe ôtô, phải chọn vào lúc nước thuỷ triều xuống kiệt. Lúc ấy cửa động mới lộ rõ. Bên cạnh một phiến đá bằng phẳng chắn ngang ngay bên cửa động là miếu Ba cô. Truyền thuyết xưa kể lại rằng: Xưa có ba cô gái đi biển, gặp hôm trời mưa to, ba cô vào hang trú mưa, thấy cảnh sắc trong hang đẹp quá nên ba người càng mải miết ngắm cảnh, tới lúc nước triều dâng cao ba cô gái bị mắc kẹt ở trong và bỏ mình tại hang và hoá thành thuỷ thần. Truyền thuyết là vậy, thực tế động Quang Hanh đẹp hơn ta tưởng tượng rất nhiều. Con đò nhỏ dẫn du khách luồn lách qua từng khe đá quanh co dưới ánh đuốc bập bùng, từng chùm nhũ buông rủ xuống từ trần hang ánh lên những sắc màu kỳ diệu, dòng nước êm ả lững lờ trôi, không gian tĩnh mịch chỉ có tiếng mái chèo khua nước nghe thánh thót một thứ âm thanh kỳ ảo. Càng vào sâu, động càng đẹp, mang dáng dấp hoang sơ. Những chùm hoa đá rực rỡ, những trụ kim cương chợt ánh lên bao sắc màu óng ánh, khi ta chiếu đèn vào, những mâm xôi đồ sộ, chùm hoa mẫu đơn, giò phong lan cảnh... Tất cả đang ở trong tư thế vươn ra lay động rung rinh. Ðâu đó có tiếng trống bập bùng như đêm hội từ xa vọng lại. Ðó là tiếng sóng vỗ nhẹ vào vách đá tạo nên, và còn nhiều nữa những hình ảnh đẹp kỳ lạ.

II. Ðảo, Hòn

Núi Bài Thơ

Ngày trước núi có tên là Truyền Ðăng, núi cao 106 m đứng bên cạnh thị xã Hòn Gai, một nửa chân núi gắn với đất liền, nửa kia ngâm trong nước biển. Ði thuyền trên vịnh, cách bờ vịnh Hạ Long chừng 300 m đã có thể nhìn thấy bài thơ khắc trên vách núi trong một khung hình vuông, mỗi chiều dài 1,5 m.

Năm 1468, vua Lê Thánh Tông cũng là nhà thơ nổi tiếng khi đi kinh lý vùng Ðông Bắc, đã dừng chân trên vịnh Hạ Long ngay dưới chân ngọn núi nên thơ này. Xúc cảm trước thiên nhiên kỳ vĩ, nhà vua đã làm một bài thơ và truyền lệnh khắc vào vách núi. Từ đó có tên gọi là núi Bài Thơ. An Ðô Vương Trịnh Cương (1686 - 1730) cũng có một bài thơ ở núi này.

Leo núi Bài Thơ là một trò chơi đầy hấp dẫn. Ðứng ở lưng chừng núi phóng tầm mắt xa xa là biển xanh, đảo đá nhấp nhô, nhìn lên cao là trời mây bồng bềnh và xung quanh là cây, là hoa rừng, là những cánh chim ríu rít chuyển cành...

Hòn Ðỉnh Hương (Lư Hương hay Bình Phong)

Hòn Ðỉnh Hương nằm chắn ngang giữa con nước, nên rất giống tấm bình phong để che chắn. Khi thủy triều xuống, hòn Ðỉnh Hương để lộ 4 chân uốn khúc không khác gì án lư hương.

Hòn Gà Chọi

Ði qua hòn Ðỉnh Hương khoảng chừng 1 km, du khách sẽ nhìn thấy 2 hòn đá thật to như dáng 2 con gà đang giương cánh đá nhau trên mặt biển.

Hòn Ðũa

Hay còn gọi là hòn Ông, cách Bãi Cháy 15 km về phía đông. Ðây là ngọn núi đá cao khoảng 40 m có hình tròn trông như chiếc đũa phơi mình trước thiên nhiên. Nhìn từ hướng tây bắc, hòn Ðũa giống như vị quan triều đình áo xanh, đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay chắp trước ngực, nên dân chài Hạ Long quen gọi là hòn Ông.

Hòn Yên Ngựa

Ðây là một ngọn núi nhỏ có dáng rất hùng vĩ, giống như một con ngựa đang lao mình về phía trước, bốn vó tung bay trên mặt nước.

Ðảo Khỉ

Ðảo ở cách thị xã Cẩm Phả 4 km về phía đông nam, còn có tên gọi là đảo Rều. Từ năm 1962, đảo đã trở thành trại chăn nuôi khỉ. Khỉ ở đây là loài khỉ mũi đỏ. Ðây là điểm tham quan của Hạ Long. Ðến đây du khách như được hoà mình với thiên nhiên, được sống với thế giới của "hoa quả sơn".
 
N

nhoc_bi96

Ðảo Tuần Châu

Cách hang Ðầu Gỗ 3 km về phía tây, rộng khoảng 3 km2. Ðảo có tên như vậy do việc ghép hai chữ "Linh Tuần" và "Tri Châu" mà thành. Ðảo có trồng nhiều rau xanh, là nguồn cung cấp rau xanh cho thành phố.

Trên đảo còn có ngôi nhà đơn sơ làm bằng tre nứa, song mây của nhân dân tỉnh Quảng Ninh làm để chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ ngơi sau mỗi lần đi thăm vịnh. Hiện nay vẫn được gìn giữ bảo vệ làm nhà lưu niệm.

Tỉnh Quảng Ninh đang triển khai một dự án lớn, biến đảo Tuần Châu thành một điểm du lịch đặc sắc của quần thể vịnh Hạ Long.

III. Bãi Tắm

Bãi Cháy

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long là khu nghỉ mát thường quen gọi là Bãi Cháy. Ðây là khu nghỉ mát quanh năm lộng gió biển, nhiệt độ trung bình năm khoảng trên 20° C.

Bãi Cháy là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển kéo dài hơn 2 km ôm lấy hàng thông cổ thụ nằm xen kẽ với những khách sạn cao tầng, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt. Qua con đường rải nhựa, sát bờ vịnh là dải cát trắng và hàng phi lao xanh mát. Những hàng quán nhỏ xinh ẩn mình dưới những rặng phi lao. Tắm biển xong du khách có thể lên bờ ngồi thưởng thức những cốc nước mát lạnh để đón luồng gió biển.

Bãi Cháy - vịnh Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn khách trong và ngoài nước.

Hiện nay, trong nỗ lực hướng tới lựa chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới trên mạng Internet do tổ chức NewOpenWorld, một tổ chức tư nhân, đứng ra tổ chức toàn cầu, vịnh Hạ Long đang được chính quyền Quảng Ninh nói riêng và các tổ chức phi chính phủ trong nước nói chung thực hiện tổng quảng bá và tuyên truyền. Cuộc bầu chọn này chia thành 2 vòng, vòng một kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2008 để chọn ra 21 ứng viên cao điểm nhất để tiếp tục bầu chọn vòng 2 chọn ra 7 kỳ quan thiên nhiên, và công bố kết quả cuối cùng vào mùa hè năm 2010. 9h trưa ngày 20 tháng 2 năm 2008 NewOpenWorld đã công bố kết quả bước đầu khi vịnh Hạ Long lần đầu tiên vượt lên giữ vị trí thứ nhất[40] trên bảng xếp hạng, sau khi đã trải qua rất nhiều lần lên hạng và xuống hạng trong sự cạnh tranh với 77 kì quan được bình chọn nhiều nhất trên thế giới. Cùng với sự thăng hạng của vịnh Hạ Long, hai địa danh khác ở Việt Nam là Phong Nha-Kẻ Bàng và Phanxipăng cũng đã lần đầu tiên lọt vào top 3 kỳ quan được bầu chọn nhiều nhất vào thời điểm 23 giờ đêm ngày 22 tháng 2 năm 2008[41]. Tuy nhiên, cuộc bầu chọn này kéo dài đến năm 2010 và vị trí của vịnh Hạ Long trên bảng xếp hạng sẽ còn thay đổi. Thêm nữa, do không dựa trên những tiêu chí khoa học nên kết quả của cuộc bầu chọn không được UNESCO công nhận[42]. Theo UNESCO, kết quả từ hoạt động “Bảy kỳ quan thế giới mới” hoàn toàn mang tính riêng tư, chỉ phản ánh ý kiến của một cộng đồng cư dân sử dụng mạng Internet chứ không phải là toàn bộ thế giới
Năm 1729, chúa Trịnh Cương cũng có những vần thơ ứng tác trước vẻ đẹp của Hạ Long[52]:

Minh bộ vô nhai hối tổng xuyên
Sơn liên tiêu thủy, thủy man thiên
Bể lớn mênh mông họp cả con con sông lại,
Núi lấp loáng bóng nước, nước lênh láng lưng trời.
Hình ảnh Hạ Long cũng xuất hiện trong thơ của những nhà thơ hiện đại, như Xuân Diệu[53]:

Đây bản thảo tạo vật còn nặn dở...
Đá thuở trước khổng lồ chơi ném thử.
Không chỉ cảnh đẹp của Hạ Long là đề tài cho thi ca, thiên nhiên nơi đây còn ban cho con người một nguồn tài nguyên phong phú. Huy Cận viết trong bài Đoàn thuyền đánh cá:[54]:

Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long?

Bài này do mình sưu tầm, còn bài làm của mình thì mình nộp cho GV ( trúng đề VHL) giờ chả nhớ nữa ^^!

Bạn tham khảo nha
 
C

cunui

Chùa Bút Tháp


Nói đến Bắc Ninh, ta không thể không nói đến chùa Bút Tháp. Ðây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó.

Chùa toạ lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Chùa có tên chữ là "Ninh Phúc Thiền Tự" được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến Tiền Ðường, tiếp theo là Thượng điện - gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá...

Ðáng chú ý là những chim, hươu, khỉ, rồng... đều rất sinh động, thần tình. Bên trong có bày các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân và tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Những cái tên, những kiểu kiến trúc gợi nên một vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn, một nét đẹp rêu phong cổ kính. Pho tượng Quan Âm trong chùa có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay lớn và 958 tay nhỏ. Ðiều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo hơn nữa là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung. Ðến với chùa Bút Tháp, du khách sẽ được chứng kiến những nét độc đáo tài tình của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ.




Nối giữa Thượng điện và Tích thiện là chiếc cầu đá cong mà ngồi ở đấy ta có thế ngắm những nét đẹp riêng của cảnh chùa. Cầu được chạm khắc rất công phu, tinh xảo và bố trí rất hợp lý: đầu cầu là hai con sư tử và thành cầu là những kiểu chạm trổ cổ quen thuộc, rất hài hoà. Ðấy là chưa kể đến một công trình nghệ thuật độc đáo của chùa: toà "cửu phẩm Liên Hoa". Toà bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh. Ðiều đặc biệt là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ!Ðến với chùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa. Tháp Báo Nghiêm, trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao 13m, là nơi đặt xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết; tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa.
mình chi giup ban den day thoi phan ket bai ban tu lam di nha!muon lam tot bai nay can tim them nhieu tu lieu that chinh xac
 
A

aimluvno1

Ai Biet Viet Ve HA Noi Ko Neu Co Thi Thank Nha:D:D:D

Viết bài có dấu em nhé.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenkimly

giup minh lam tap lam van so 5 voi lop 8 lam on nha

viết bài có dấu em nhé.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom