Biểu cảm về mùa xuân.

1

123tathichhoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dàn bài nè
Bài làm:
1 - Nhập đề:
Quy luật muôn đời nay, tạo hóa ban tặng một năm có 4 mùa, mùa Xuân là mùa để lại nhiều cảm xúc nhất, mùa đầu tiên trong năm, mở màng cho một năm mới...
2 - Thân bài:
Thanh Hải có bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".
Tôi có bài này đây...
Dù không mong đợi mùa xuân vẫn đến, dù không muốn ai cũng thêm 1 tuổi...
Mùa xuân có từ ngàn đời nay, song không bao giờ cũ.
"...Sưu tầm, tập hợp tất cả các lời ca, bài ca, bài thơ về xuân lại hệ thống thành bài văn theo cách riêng của mình..." hơi khác tí, tránh bị xem là "đạo văn"
3 - Kết luận: Lập lại quan điểm trên, rút ra bài học tự khuyên nhủ mình...
Bảo đảm không dưới trung bình.
________________

sieuthiNHANH2009112833148zme2mdkynj74753_1.jpeg



Trông lên thì Chẳng bằng Ai
Nhìn Xuống Thì ...Chẳng Còn Ai Mỗi MÌnh
 
T

thongocdangyeu46

minh` có dàn ý cảm nghĩ về mùa xuân
MB: giới thiệu cảm nhận của em về mùa x
tb:nên cảm nghĩ
+mx mùa câc cối đâm chồi, sinh sôi của muôn loài..
+mx mang lại cho con người thêm một tuổi
+đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất tâm hồn
+mùa xuân là sự mở đầu cho 1 năm mới, kế hoạch, 1 dự định mới, tương lai mới
+mx là mùa của sự đoàn tụ gia đình
KB: khẳng định lại tình cảm
liên hệ bản thân
 
B

baomy_dn

Ðối với những người Việt tha hương, nhất là những người đang lưu lạc ở xứ tuyết Bắc Âu giá lạnh và ít người đồng hương cư ngụ, thì khí Xuân chắc hẳn khó có thể hiển hiện rõ quanh họ được. Nhưng chắc chắn rằng giờ này đây trong lòng mỗi người Việt chúng ta dù ở bất cứ nơi đâu trên đất khách quê người đều đang rạo rực một niềm hân hoan, và cũng đang bừng bừng một nỗi mong chờ về một mùa Xuân nơi đất Tổ.



Trong bốn mùa, mùa Xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp. Mùa Xuân có đầy đủ những yếu tố căn bản để cho vạn vật trong vũ trụ hòa đồng, kết hợp một cách linh động trong công cuộc súc tiến sự sinh sôi nẩy nở.



Ðối với đồng bào Việt, mùa Xuân là mùa của hội hè, đình đám, giải trí, vui chơi sau những ngày tháng làm lụng vất vả, mà đỉnh cao là Tết Nguyên Ðán:



Tháng Giêng là tháng ăn chơi,

Tháng Hai đình đám, tháng Ba hội hè.



Mùa Xuân là một mùa lễ lớn của dân tộc, một mùa lễ đã được hình thành và theo giòng thời gian đã được bồi đắp thêm bởi những tinh hoa theo sự phát triển của từng thời đại trong suốt suốt chiều dài lịch sử, một mùa lễ mà đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác, đã trở thành phong tục, tập quán, nề nếp và truyền thống của văn hóa Việt trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt. Ðó chính là một trong những sản phẩm quý giá thuần tính dân tộc của non sông bốn nhìn năm văn hiến.



Dân tộc chúng ta có một truyền thống văn hóa dựa trên triết lý nhân bản, dân tộc đoàn kết, và trăm lòng hợp nhất của Quốc tổ Hùng Vương thể hiện qua sự tích Trăm Chứng Tiên Rồng:



Dân ta lịch sử mấy nghìn năm

Trăm trứng đua chen toả nắng hồng

Năm mươi theo Mẹ lên triền núi

Một nửa cùng cha xuống biển đông



Dù theo mẹ lên núi, hay theo cha xuống biển, dù đồng bào ta ở khắp mọi nơi, cách nhau muôn vạn thiên lý, nhưng lòng vẫn cứ ở bên nhau, vẫn nhớ mình là con Hồng cháu Lạc, giòng giống Tiên Rồng, được sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Tinh thần ấy được tỏa khắp mọi nơi, mọi thời, từ những sinh hoạt hàng ngày cho đến những việc lớn lao như xây dựng đất nước, bảo vệ non sông, làm vẻ vang cho giống nòi.



Ðó chính là cái triết lý căn bản, là cái gốc của nền Văn minh Việt, là bản sắc của dân tộc Việt, và là những gì mà chúng vẫn luôn lấy làm tự hào. Ngày Tết Nguyên Ðán cổ truyền được hình thành ngay từ thời kỳ Hùng Vương và được truyền đến ngày hôm nay cũng mang một ý nghĩa cao cả đó. Sự tích bánh chưng, bánh dày lại tô điểm cho ý nghĩa này thêm cao đẹp.



Theo truyền thuyết, bánh dày có hình tròn, không có nhân tượng trưng cho trời, ý nghĩa là công cha; còn bánh chưng có hình vuông, gói lá xanh, trong có nhân đậu và thịt, tượng trưng cho đất, hàm ý là nghĩa mẹ (theo quan niệm thời xưa, đất có hình vuông gồm cây cối, sông ngòi, động vật, ngũ cốc... tượng trưng cho sự cưu mang của người mẹ). Bởi thế nên cứ vào dịp Tết hàng năm mọi người dân Việt dù có nghèo đến thế nào đi chăng nữa thì cũng phải có hai loại bánh truyền thống này bầy trên bàn thờ Gia Tiên để tưởng nhớ đến công lao sinh thành và dưỡng dục của bậc tiên tổ. Ðồng bào Việt ở miền Trung và miền Nam còn có bánh tét hay còn gọi là bánh đòn để thay cho bánh chưng.



Theo phong tục đồng bào Việt lấy ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ đưa ông Táo về trời, làm ngày khởi đầu cho năm mới, đó chính là sự khởi đầu của ngày Tết. Theo quan niệm xưa, từ ngày này trở đi các thần đều về chầu Ngọc Hoàng, nên vào dịp này ma qủy thường hay đến quấy phá trần gian. Vì lẽ đó mà hầu hết mọi gia đình Việt đều dựng một câu nêu, trên ngọn treo cái khánh và cột chỉ ngũ sắc. Cái khánh này khi có gió thổi sẽ va vào nhau tạo thành âm thanh làm cho ma qủy sợ hãi không dám tới quấy phá gia đình nữa.



Ðêm cuối cùng của tháng Chạp dân Việt ta gọi là đêm Giao Thừa hay còn gọi là đêm Trừ Tịch, đêm tống cựu nghinh tân, đêm tiễn năm cũ đón năm mới, là đêm giao mùa giữa Ðông và Xuân. Theo tục lệ thì đúng 12 giờ khuya, tức vào giờ Tý, mọi gia đình đều bày mâm cơm để làm lễ cúng cúng tổ tiên, và rước tổ tiên, ông bà, những người thân yêu đã quá cố về cùng ăn Tết với gia đình, đồng thời cũng để tưởng nhờ đến những người thân yêu đã ra đi.



Theo lệ cổ sáng mồng Một, mọi người trong gia tộc đều đến nhà gia trưởng để thắp hương kính lễ tổ tiên, và xum vầy vui Xuân cùng gia quyến bên nội; ngày mồng Hai những người đã lập gia đình dắt vợ con đến chúc Tết và xum vầy cùng gia quyến bên ngoại; đến ngày mồng Ba những người có học thường đến chúc Tết thầy dạy của mình để tỏ lòng tôn sư trọng đạo. Vì thế mà tục ngữ Việt mới có câu rằng:



Mồng Một thì lễ tại gia, mồng Hai nhà vợ, mồng Ba Tết thầy


Có nhiều vật luôn liên hệ đến Tết và đã trở thành những biểu tượng của ngày lễ này, như hoa đào ở miền Bắc và hoa mai ở miền Trung và Nam. Những hàng câu đối và những bức tranh dân gian cũng được người dân Việt treo trong nhà một cách trang trọng. Ý nghĩa của những câu đối và những bức tranh đó không ngoài mục đích diễn tả sự hân hoan, ý nguyện hướng thiện và hoàn thiện bản thân, nhắc nhở con cháu nhớ đến công đức của tổ tiên, đến những tấm gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa của người xưa.



Ðối với dân tộc Việt, đón Tết là đón mừng sự trở lại của mùa Xuân, được xem như kỳ tái sinh của thiên nhiên. Ðây cũng là lúc gia đình xum họp cho những người bận công việc nơi xa xứ trong cả năm, là dịp cho mọi người trong gia đình quây quần dưới một mái nhà, không chỉ người sống mà cả người đã quá vãng. Ðối với người Việt sống ở xứ người như chúng ta, Tết còn có thêm một ý nghĩa nữa: đó là tình hoài hương. Hơn bất cứ khoảng thời khắc nào trong năm, Tết là lúc mà tâm tưởng của chúng ta tự nhiên hướng về đất nước, quê hương, thành phố, làng mạc, nơi mà cha mẹ, họ hàng và bè bạn ta vẫn còn đang sống, nơi mà tiên tổ ông bà ta bao thế hệ đã an thân.



Cho nên dẫu

Ði năm châu du ngoạn bốn phương trời,

vẫn nhớ tình quê,

say đắm tục truyền vùng đất Tổ



Qua bốn biển viếng thăm mười cửa Phật,

càng yêu nghĩa nước,

ngây ngất huyền thoại tích vua Hùng



Xin mượn đôi câu đối trên để gửi đến quý đồng bào Việt nơi quê nhà hay đang tha hương muôn dặm lời chúc Tết và năm mới Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh!



Sơn thủy thanh cao xuân bất tận

Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh

Bài này được chứ ! có mấy í hay lém về mùa xuân đấy !
Nhớ tk tớ đấy. Kiếm mỏi cã mắt uôn
 
T

trang_18697

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong.
Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp.
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân.
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi.
Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình.
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...
Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa...
Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không!

Có gì mấy you góp ý nhé. Cám ơn trước ha!
 
B

braga

Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa Xuân. Cách đây 31 năm, trong căn gác cũ kĩ phố Yết Kiêu, nhạc sĩ Văn Cao lướt những ngón tay khô gầy trên những phím dương cầm vàng ố màu thời gian để cho ra đời tuyệt phẩm 'Mùa xuân đầu tiên'. Cái cách mà 'ông hoàng' Văn Cao cảm nhận mùa xuân thanh bình đầu tiên của đất nước có vẻ trầm lắng, không phải ông không vui, rất vui là đằng khác, song ông lại tận hưởng cảm giác đó bằng tâm hồn nghệ sĩ riêng của mình.
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân của Văn Cao thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Mới đây thôi, bao người đón xuân bên tiếng nổ ì đùng khét lẹt mùi thuốc súng, đã lâu rồi người ta mới cảm thấy mùa xuân bình thường, thanh thản và nhẹ nhõm.
'Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường mùa vui nay đã về. Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên, với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông, một trưa nắng vui cho bao tâm hồn'.
Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi mới song 'ông hoàng' của chúng ta lại thoáng chút xao xuyến nhìn những người mẹ đón con về sau cuộc chiến, nước mắt đã rơi, đã thấm trong giây phút trùng phùng thiêng liêng nhưng Văn Cao hoàn toàn tin tưởng vào một cuộc đời êm ấm trong tầm tay những người con trở về.
'Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Người mẹ nhìn đàn con nay đã về. Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên. Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh. Niềm vui phút giây như đang long lanh. Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên. Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Người ta thường nói Văn Cao là nhạc sĩ cổ điển bởi những giai điệu mượt mà, sang trọng của ông, không hẳn là như thế. Trong những bản nhạc của mình, bằng giác quan của người nghệ sĩ, Văn Cao tinh tế chuyển tải đến chúng ta những tiên đoán một cách chân thành tuyệt đối, mà ở bài nhạc này là những giá trị nhân văn cần đạt được sau mùa xuân đại thắng. Ta không nên say trong chiến thắng mà quên đi mọi thứ còn phía trước. 'Mùa xuân đầu tiên' không chỉ là mùa xuân của hoan ca mà còn là mùa xuân hàn gắn lại tình yêu thương, chia cắt. Bằng phẩm chất của người nghệ sĩ cách mạng, Văn Cao đã nói rất thật:
'Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người.'
Và ở cuối bài ca, Văn Cao vẫn 'mênh mông' lắm, song ông khẳng định lại lần nữa mùa xuân hôm nay là 'mùa xuân mơ ước', 'xưa có về đâu'.
'Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường, mùa vui nay đã về. Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu, với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông. Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông'
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người.
 
V

vonghiaphu1998

Đây là bài làm của mình nè!!!
bạn nên đặt vào 1 phiên chợ tết đi , trong lần đi chợ bạn cảm nhận được sức sống của mùa xuân
-có mùi thơm của nhựa của trồi non
-có hương hoa
-có mùi nhang để chuẩn bị chào tết
-có sự vui tươi táp lập của con người
-có tiếng chim tránh rét trở về sau mùa đông giá rét
-cảm nhận cả mùi của đất, màu của trời ,.......nhiều nhiều nữa mùa xuân mà. chúc bạn làm bài tốt.
Nhớ thks nhé!!!!!
Paiz............
 
B

bleeding.love

Ðối với những người Việt tha hương, nhất là những người đang lưu lạc ở xứ tuyết Bắc Âu giá lạnh và ít người đồng hương cư ngụ, thì khí Xuân chắc hẳn khó có thể hiển hiện rõ quanh họ được. Nhưng chắc chắn rằng giờ này đây trong lòng mỗi người Việt chúng ta dù ở bất cứ nơi đâu trên đất khách quê người đều đang rạo rực một niềm hân hoan, và cũng đang bừng bừng một nỗi mong chờ về một mùa Xuân nơi đất Tổ.



Trong bốn mùa, mùa Xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp. Mùa Xuân có đầy đủ những yếu tố căn bản để cho vạn vật trong vũ trụ hòa đồng, kết hợp một cách linh động trong công cuộc súc tiến sự sinh sôi nẩy nở.



Ðối với đồng bào Việt, mùa Xuân là mùa của hội hè, đình đám, giải trí, vui chơi sau những ngày tháng làm lụng vất vả, mà đỉnh cao là Tết Nguyên Ðán:



Tháng Giêng là tháng ăn chơi,

Tháng Hai đình đám, tháng Ba hội hè.



Mùa Xuân là một mùa lễ lớn của dân tộc, một mùa lễ đã được hình thành và theo giòng thời gian đã được bồi đắp thêm bởi những tinh hoa theo sự phát triển của từng thời đại trong suốt suốt chiều dài lịch sử, một mùa lễ mà đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác, đã trở thành phong tục, tập quán, nề nếp và truyền thống của văn hóa Việt trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt. Ðó chính là một trong những sản phẩm quý giá thuần tính dân tộc của non sông bốn nhìn năm văn hiến.



Dân tộc chúng ta có một truyền thống văn hóa dựa trên triết lý nhân bản, dân tộc đoàn kết, và trăm lòng hợp nhất của Quốc tổ Hùng Vương thể hiện qua sự tích Trăm Chứng Tiên Rồng:



Dân ta lịch sử mấy nghìn năm

Trăm trứng đua chen toả nắng hồng

Năm mươi theo Mẹ lên triền núi

Một nửa cùng cha xuống biển đông



Dù theo mẹ lên núi, hay theo cha xuống biển, dù đồng bào ta ở khắp mọi nơi, cách nhau muôn vạn thiên lý, nhưng lòng vẫn cứ ở bên nhau, vẫn nhớ mình là con Hồng cháu Lạc, giòng giống Tiên Rồng, được sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Tinh thần ấy được tỏa khắp mọi nơi, mọi thời, từ những sinh hoạt hàng ngày cho đến những việc lớn lao như xây dựng đất nước, bảo vệ non sông, làm vẻ vang cho giống nòi.



Ðó chính là cái triết lý căn bản, là cái gốc của nền Văn minh Việt, là bản sắc của dân tộc Việt, và là những gì mà chúng vẫn luôn lấy làm tự hào. Ngày Tết Nguyên Ðán cổ truyền được hình thành ngay từ thời kỳ Hùng Vương và được truyền đến ngày hôm nay cũng mang một ý nghĩa cao cả đó. Sự tích bánh chưng, bánh dày lại tô điểm cho ý nghĩa này thêm cao đẹp.



Theo truyền thuyết, bánh dày có hình tròn, không có nhân tượng trưng cho trời, ý nghĩa là công cha; còn bánh chưng có hình vuông, gói lá xanh, trong có nhân đậu và thịt, tượng trưng cho đất, hàm ý là nghĩa mẹ (theo quan niệm thời xưa, đất có hình vuông gồm cây cối, sông ngòi, động vật, ngũ cốc... tượng trưng cho sự cưu mang của người mẹ). Bởi thế nên cứ vào dịp Tết hàng năm mọi người dân Việt dù có nghèo đến thế nào đi chăng nữa thì cũng phải có hai loại bánh truyền thống này bầy trên bàn thờ Gia Tiên để tưởng nhớ đến công lao sinh thành và dưỡng dục của bậc tiên tổ. Ðồng bào Việt ở miền Trung và miền Nam còn có bánh tét hay còn gọi là bánh đòn để thay cho bánh chưng.



Theo phong tục đồng bào Việt lấy ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ đưa ông Táo về trời, làm ngày khởi đầu cho năm mới, đó chính là sự khởi đầu của ngày Tết. Theo quan niệm xưa, từ ngày này trở đi các thần đều về chầu Ngọc Hoàng, nên vào dịp này ma qủy thường hay đến quấy phá trần gian. Vì lẽ đó mà hầu hết mọi gia đình Việt đều dựng một câu nêu, trên ngọn treo cái khánh và cột chỉ ngũ sắc. Cái khánh này khi có gió thổi sẽ va vào nhau tạo thành âm thanh làm cho ma qủy sợ hãi không dám tới quấy phá gia đình nữa.



Ðêm cuối cùng của tháng Chạp dân Việt ta gọi là đêm Giao Thừa hay còn gọi là đêm Trừ Tịch, đêm tống cựu nghinh tân, đêm tiễn năm cũ đón năm mới, là đêm giao mùa giữa Ðông và Xuân. Theo tục lệ thì đúng 12 giờ khuya, tức vào giờ Tý, mọi gia đình đều bày mâm cơm để làm lễ cúng cúng tổ tiên, và rước tổ tiên, ông bà, những người thân yêu đã quá cố về cùng ăn Tết với gia đình, đồng thời cũng để tưởng nhờ đến những người thân yêu đã ra đi.



Theo lệ cổ sáng mồng Một, mọi người trong gia tộc đều đến nhà gia trưởng để thắp hương kính lễ tổ tiên, và xum vầy vui Xuân cùng gia quyến bên nội; ngày mồng Hai những người đã lập gia đình dắt vợ con đến chúc Tết và xum vầy cùng gia quyến bên ngoại; đến ngày mồng Ba những người có học thường đến chúc Tết thầy dạy của mình để tỏ lòng tôn sư trọng đạo. Vì thế mà tục ngữ Việt mới có câu rằng:



Mồng Một thì lễ tại gia, mồng Hai nhà vợ, mồng Ba Tết thầy


Có nhiều vật luôn liên hệ đến Tết và đã trở thành những biểu tượng của ngày lễ này, như hoa đào ở miền Bắc và hoa mai ở miền Trung và Nam. Những hàng câu đối và những bức tranh dân gian cũng được người dân Việt treo trong nhà một cách trang trọng. Ý nghĩa của những câu đối và những bức tranh đó không ngoài mục đích diễn tả sự hân hoan, ý nguyện hướng thiện và hoàn thiện bản thân, nhắc nhở con cháu nhớ đến công đức của tổ tiên, đến những tấm gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa của người xưa.



Ðối với dân tộc Việt, đón Tết là đón mừng sự trở lại của mùa Xuân, được xem như kỳ tái sinh của thiên nhiên. Ðây cũng là lúc gia đình xum họp cho những người bận công việc nơi xa xứ trong cả năm, là dịp cho mọi người trong gia đình quây quần dưới một mái nhà, không chỉ người sống mà cả người đã quá vãng. Ðối với người Việt sống ở xứ người như chúng ta, Tết còn có thêm một ý nghĩa nữa: đó là tình hoài hương. Hơn bất cứ khoảng thời khắc nào trong năm, Tết là lúc mà tâm tưởng của chúng ta tự nhiên hướng về đất nước, quê hương, thành phố, làng mạc, nơi mà cha mẹ, họ hàng và bè bạn ta vẫn còn đang sống, nơi mà tiên tổ ông bà ta bao thế hệ đã an thân.



Cho nên dẫu

Ði năm châu du ngoạn bốn phương trời,

vẫn nhớ tình quê,

say đắm tục truyền vùng đất Tổ



Qua bốn biển viếng thăm mười cửa Phật,

càng yêu nghĩa nước,

ngây ngất huyền thoại tích vua Hùng



Xin mượn đôi câu đối trên để gửi đến quý đồng bào Việt nơi quê nhà hay đang tha hương muôn dặm lời chúc Tết và năm mới Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh!



Sơn thủy thanh cao xuân bất tận

Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh

Bài này được chứ ! có mấy í hay lém về mùa xuân đấy !
Nhớ tk tớ đấy. Kiếm mỏi cã mắt uôn


Bài này hay nhưng hình như ko giống biểu cảm cho lắm ạ!!!
 
C

chinhcute

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong.
Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp.
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân.
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi.
Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình.
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...
Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa...
Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không!

Có gì mấy you góp ý nhé. Cám ơn trước ha!
Chà!bạn lãng mạn quá ha!
Mùa xuân theo mình là mùa đẹp nhất trong năm,vào mùa này thời tiết cũng trở nên ấm áp dễ chịu hơn và lòng người cũng trở nên vui vẻ hơn.Mùa xuân là mùa của sự đầm ấm và là mùa của sự chia sẻ giữa người với người và giữa người với thiên nhiên đất trời.

chúc bạn luôn có một mùa xuân hạnh phúc!
 
C

chinhcute

viết

các you viết hộ chinh bài này nhá!
ai hay sẽ có thưởng
Biểu cảm về 4 mùa luôn;)
thanks các you trước
 
S

smile_a2

Sáng nay, như thường lệ, từng cơn gió heo heo tràn về, những có điều thay vì chơi bài nhạc cũ, nó lại vi vu giai điệu mới, bản nhạc mới. Mùa xuân đã sáng tác cho thiên nhiên những tác phẩm hùng vĩ nhất mà chính nó cũng ngạc nhiên. Nó luôn tự hào khi thấy con người - những người thưởng thức nghệ thuật ấy đã tấm tắc khen ngợi hay xem nó với cảm giác lạ dâng trào khó tả.
Mùa xuân đã đem lại niềm vui cho mọi người đơn giản vì nó muốn nhìn thấy nụ cười hé trên môi họ. Và đó cũng là một trong những lí do mà tôi thích mùa xuân. Mùa xuân về, vạn vật đầy sức sống. Cây thì đầm chồi nảy lộc những ngọn lửa xanh rì, lung linh trong nắng ấm, rồi từng bông hoa thi nhau đua nở rộ trong không khí vui tươi. Từng tia nắng nhẹ nhàng vuốt lên các mái ngói đỏ tươi, soi rõ cảnh tấp nập chuẩn bị Tết của người dân trên mọi miền đất nước. Chính vì thế mà mùa xuân đến thì không lẫn đi đâu được, nó có những đặc trưng mà cứ mỗi lần đến tôi đều biết. Nhưng không phải biết nhờ những tờ lịch cũ mới hay những lời chúc mừng, mà chính là món quà đầu năm của mùa xuân. Năm nay, mới sáng ban mai, giọt sương đêm vẫn còn đọng lại, tia nắng từ đâu đến lọt vào khe cửa sổ nhỏ, tôi dụi mắt tỉnh dậy. "Một tia nắng buổi sáng, nó mỏng nhưng tràn đầy sức sống, thật vui!" lúc đó trong tôi như có một ngọn lửa nhỏ thắp lên, ấm biết bao! Và tôi mỉm cười lúc nào không hay. Nhìn nó cười một lúc, tôi mới biết : "À, nắng xuân đây mà. Món quà thật tuyệt!" Chắc không ai ngờ rằng xuân lại tặng món quà như vậy, mà cứ cho là không nhưng tôi cũng nghĩ đó là thứ mùa xuân muốn tôi nhận đầu năm mới. Tuy món quà đó nhỏ, đơn giản đến không ai ngờ tới đã làm tôi mỉm cười. Nói về cảm nghĩ của tôi về mùa xuân, tôi cũng không biết diễn tả thế nào cho hay. Mùa xuân đã đem đến cho con người những khởi đầu tốt đẹp mới. Họ cũng mong mùa xuân đến nhanh để tìm nụ cười từ những thứ đơn giản đến lớn lao. Chính tôi cũng thế, mùa xuân cho ta bao nhiêu điều mới lạ. Nó đã tạo ra cho ta những cơ hội, những kết quả gặt hái đầu mùa. Tôi thích mùa xuân. Tôi muốn cảm ơn mùa xuân vì tất cả những gì xuân làm cho tôi, xuân đến nhanh, tôi yêu mùa xuân, tôi mong đến Tết xuân và tôi muốn những điều đẹp nhất cho Đất Nước đều đặn... đều đặn... Xuân ơi ! Xuân thấy đấy, mọi người đều yêu quý mùa xuân. Họ đã làm bao nhiêu bài hát, bài thơ về mùa xuân, về Tết. Tất cả những bài hát, bài thơ, tiếng đàn, lời nói,... đều vui tươi, rộn rã, đó chẳng phải là sự háo hức chào mừng xuân và có mục đích cảm ơn xuân theo hình thức khác nhau. Còn tôi ? Tôi chẳng phải nhà thơ, chẳng phải nhạc sĩ, chẳng phải nghệ sĩ,.. mà tôi chỉ là một cô học trò nhỏ tuổi, muốn dành lời cảm ơn chân thành đến mùa xuân... Vâng, ngoài lời "cảm ơn" cỉa cô học trò nhỏ thì tôi chẳng biết nói gì hơn.

Tôi mong sao xuân đến nhanh, để có thể nhìn thấy hoa mai nở, để nhìn thấy nụ cười thanh thản nhưng rạng rỡ của ba mẹ tôi, hay ông bà, nói chung là mọi người tôi nhìn thấy, và... cả tôi...

Nguồn: nhathieunhidanang.vn
 
Top Bottom