[Văn 7]Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa và tình bà cháu.

T

tieuhuunguyen97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mấy anh chị sửa gấp bài văn giùm em để em còn ôn thuộc. Thứ 3 (1/12/09) là em thi rồi. Có những chỗ mấy anh chị thấy diễn đạt chưa tốt, sai chính tả hay sai ngữ pháp thì sửa để bài văn của em hay hơn nha. Chân thành cám ơn các anh chị. Nếu thấy bài văn hay thì vote cho em nha!
Đề bài: Cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa và tình bà cháu trong bài thơ cùa Xuân Quỳnh.
Bài làm
"Bà" - Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm.... Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ.
Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà "cục tác...cục ta", anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại.... Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:
"Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt."
Sợ bị lang mặt, "cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng". Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:
Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.
Cứ mùa đông hằng năm, bà lại "lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà" và mua quần áo mới cho cháu.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương dất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. " Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!"
 
Last edited by a moderator:
K

konasu_naruto

Phát biểu cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài Tiếng gả trưa

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế Xẻ dọc TRường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới đậy tương lai. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.
Tiếng Gà trưa đã gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, từ đó những tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình cảm đất nước.
Bao trúm bài thơ là nỗi cồn cào da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây bút ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở dây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến lòng người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh.
Hình ảnh người bà:
Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. bà chỉ mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới : Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của cháu có được cái quần chéo go, cái áo... Hạnh phúc giađình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiên liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như nói gọn cả trong tiếng gà trưa.
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tièn tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đến tình cảm cụ thể là tình bà cháu… đều được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ấy vậy mà nó lại gây xuác động sâu xa, thấm thía lạ lùng bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí : Dòng suối đỏ vào sông, sông đỏ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
 
B

baomy_dn

Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm thơ ấu, khơi dậy hình ảnh con gà mái mơ vàng và những quả trứng hồng đẹp. kỉ niệm thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng bị bà mắng. Niềm vui và mong ước bé nhỏ của tuổi thơ được bộ quần áo mới từ tiền bán gà của bà mong ước ấy đi theo cháu cả vào giấc ngủ tuổi thơ.

Tớ hok pek đúng hay sai nữa xem lại nha!

CÁM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY
TA CÓ THÊM MỘT NGÀY ĐỂ YÊU THƯƠNG

Trên con đường học vấn ko có dậu chân của kẽ lười
 
B

blacklish_9x

Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. bà chỉ mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới : Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của cháu có được cái quần chéo go, cái áo... Hạnh phúc giađình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiên liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như nói gọn cả trong tiếng gà trưa.
 
S

sakura1234

làm đại khái:
MB: chiến tranh_máu_cái chết_mài tanh thật ghê tởm! tôi không hiểu tại sao con ng` lại có thể tạo dựng chúng, tiêu diệt chúng, phá bỏ chúng. và chắc có lẽ trong lòng họ chỉ có ngọn lửa quyết tâm, chỉ có những hình ảnh bom rơi, đạn réo. nhưng đâu đơn giản thế! tôi đã biết trong lòng họ còn có những hình ảnh về quê hương đất nước, về người bà, người mẹ của mình_cái làm cho cái ngọn gió kia thêm to hơn. nhà thơ xuân quỳnh cũng thế! bà đã gắn liền và không bao giờ quên được tiếng gà trưa tuổi thơ, người bà của bà. để rồi khi nghe đâu đấy vang lên âm thanh quen thuộc bà phải cất lên bài thơ" tiếng gà trưa"
TB: _tâm trạng của ng` lính khi nghe tiếng gà trưa(nghe xao đông-->tuổi thơ)
--> từ nghe lặp lại 3 lần, nhấn mạnh trạng thái cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng gà trưa ( tiếng gà nhảy ổ)
-->biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác thay cho việc miêu tả trực tiếp tâm trạng của tác giả. ở đây tác giả không chỉ nghe băng` tai mà nghe bằng cảm xúc tâm hồn
_tiếng gà trưa khơi dậy kỉ niệm tuổi thơ
+ hình ảnh những con gà mái và ổ trứng hồng( khổ 2)
--> các câu kể, tả xen lẫn nhau khiến những kỉ niệm tuổi thơ hiện lên rất cụ thể, có màu sắc
+ từ này gặp 2 lần có tác dụng liêt kê và gợi hình ảnh về đàn gà
+ phép so ssánh: lông óng.....-->gợi dàn gà đẹp
==>vè đẹp tươi sáng, bình dị, đầm ấm
+hình ảnh ng` bà vời những nỗi lo toan( chỗ này dễ)
=====> từ đó nói đến tình yêu tổ quốc đc hình thành từ những thứ bình dị, gần gũi trong cuộc sống....( chỉ nói sơ qua vì nội dung chính là tình bà chấu)
KB:_ khẳng định lại 1 lần nữa về tình cảm bầ cháu trong bài thơ
_ ấn tương của ta( tự triển khai)
 
  • Like
Reactions: khanhlinhnguyenk30c
T

tieulongnu_janh

cảm ơn bạn
trong chương trình học từ trước đến nay thì hình như chỉ có bài tiếng gà trưa và bài bếp lửa
đúng không
 
H

heongok_locchoc

MB: chiến tranh_máu_cái chết_mài tanh thật ghê tởm! tôi không hiểu tại sao con ng` lại có thể tạo dựng chúng, tiêu diệt chúng, phá bỏ chúng. và chắc có lẽ trong lòng họ chỉ có ngọn lửa quyết tâm, chỉ có những hình ảnh bom rơi, đạn réo. nhưng đâu đơn giản thế! tôi đã biết trong lòng họ còn có những hình ảnh về quê hương đất nước, về người bà, người mẹ của mình_cái làm cho cái ngọn gió kia thêm to hơn. nhà thơ xuân quỳnh cũng thế! bà đã gắn liền và không bao giờ quên được tiếng gà trưa tuổi thơ, người bà của bà. để rồi khi nghe đâu đấy vang lên âm thanh quen thuộc bà phải cất lên bài thơ" tiếng gà trưa"
TB: _tâm trạng của ng` lính khi nghe tiếng gà trưa(nghe xao đông-->tuổi thơ)
--> từ nghe lặp lại 3 lần, nhấn mạnh trạng thái cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng gà trưa ( tiếng gà nhảy ổ)
-->biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác thay cho việc miêu tả trực tiếp tâm trạng của tác giả. ở đây tác giả không chỉ nghe băng` tai mà nghe bằng cảm xúc tâm hồn
_tiếng gà trưa khơi dậy kỉ niệm tuổi thơ
+ hình ảnh những con gà mái và ổ trứng hồng( khổ 2)
--> các câu kể, tả xen lẫn nhau khiến những kỉ niệm tuổi thơ hiện lên rất cụ thể, có màu sắc
+ từ này gặp 2 lần có tác dụng liêt kê và gợi hình ảnh về đàn gà
+ phép so ssánh: lông óng.....-->gợi dàn gà đẹp
==>vè đẹp tươi sáng, bình dị, đầm ấm
+hình ảnh ng` bà vời những nỗi lo toan
=====> từ đó nói đến tình yêu tổ quốc đc hình thành từ những thứ bình dị, gần gũi trong cuộc sống....( chỉ nói sơ qua vì nội dung chính là tình bà chấu)
KB:_ khẳng định lại 1 lần nữa về tình cảm bầ cháu trong bài thơ:)
 
Last edited by a moderator:
R

rika_kute

Bài viết cũng đc nhưng cô giáo e bắt phải có liên tưởng tưởng tượng cơ
Lần trước e cũng phân tích rồi nói về cảm ngĩ của mình thế này nhưng bị cô phê là: thiếu liên tưởng tưởng tượng=>bài thiếu cảm xúc
 
C

conan99

hai tiếng bà ngoại trong tôi là hai từ vô cùng đẹp và thiêng liêng. Cả tuổi ấu thơ của tui đều gắn liền với những kỉ niệm về bà yêu quý.Những kỉ niệm ấy được bà vun đắp và gieo trồng tạo nên một góc đẹp trong tâm hồn tui. Đó là những lời tự tận đáy lòng mà tui mún nói zới bà ngừi bà tuyệt với nhứt trong trái tim tôi.
Luúcnhỏ khi mới một tủi bố mẹ tui bận đi làm nên tôi lên ở vs ngoại từ đó. Nghe mẹ kể lại tui nhỏ xíu xa bố mẹ tui khóc suốt,bà thì cũng có tủi thế mà ngày nào cũng phải thức để dỗ dành kể chuyện hát ru cho tui ngủ.Cho tới tận bjờ kái mùi trầu thơm đượm bà nhai vẫn còn mơn man trong tâm hồn tôi.
Hồi đó người đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời,tiếng nói ngượng nghịu của tui chính là bà.Bà lun kiên nhẫn kầm tay và hướng dẫn tôi đi,luôn chỉnh sửa lời nói cho tui.tui bít chéc chắn rặng ngừi đầu tiên tui gọi sẽ là :''Bà". Bà đã MỪNG LẮM Đấy
Người đầu tiên dạy dạy cho tôi biết yêu thương mọi ngừi khi đỡ bạncùg lớp dậy khi vấp ngã.Người đầu tiên đã mag kả thế giới đến bên tôi. Ngừi đã nâng đỡ chở che cho tôi trong sự bỡ ngỡ lạ lẫmkhi tui tự bước nững bước đi đầu đời. Chính vì lẽ đó hìn ảnh bà đã chiếm chọn trái tim thơ ngây của tôi.
Lớn hơn một chút tui đã biết nói nựng zới bà :"con hông chơi với bà,bà hông mua gấu cho chon". Bà ôm tôi vào lòng thủ thỉ :" COn ak,cố géng ngoan ngoãn và học thật giỏi bà sẽ mua gấu thật to cho con nhaz"., Câu nói ấy của ngoại giừo đây vẫn còn vang vọng trong tôi như một lời nhắc nhở tui phải cố gắng,cố gắng nhìu hon nữa. Bà chính là động lực,là bến bờ sđem đến cho tôi nìm tin và hi vong
tôi còn nhớ rất rõ ngoại và tui sống trong một căn nhà mái ngói ngoài ssan kê một chíc chõg che.Làn gió mát rượi xen lẫn nhưũng kâu chỵn bà kẻvề Tâm Cám Thạch Sanh...........nhẹ nhàg đưa tui vào giấc ngủ.nghe những cây chỵn bf kể tui tròn xoe mắt há hốc mồm như nuốt lấy nững lời bà kể. Bà dặn tui rằg " con phải ngoan ngoãn như tấm cámtốt bụg chăm chỉ như lọ lem....... để lun đk mọi nguùi iu quý và con phải nhớ lun rộg lòng giúp đỡ mọi ngừi như ôg bụt bà tiên" tôi thật sự rất hiểu và kảm ơn những lời bà dạy. Tôi sẽ mãi cố géng để có một tâm hồn đẹp nyư bà vậy. Kảm ơn bà đã đem kả TG đến bên tôi giúp tui làm quen và kảm nhận nó. Ở bên bà tui lun tìm đk sự ấm áp đến lạ kì. Bà như bà tin hìn hậu trong trỵn cổ tích với bao phép lạ kì bín một con bé ko bít j thành con thuộc làu những câu chỵn cổ tích,bín tâm hồn tôi đẹp hơn, tốt hơn. Bà lun là ngưừimừ tui hãnh dịn khoe zới tụi ban. NHìn ánh mắt thán phục của tụi bạn với bà tui hạnh phúc lắm
Tuổi thơ tôi với bao hờn dỗi vui buồn đã qua di, tôi bắt đầu bước chân vào cuộc sống này. Một sự kiện và có lẽ là thử thách đầu tiên đến với tui đó là lúc tui vào lúp 1. Buổi tối đó tui hồi hộp vô cùng đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ kái kảm giác bồn chồn ấy. Chỉ ngày mai thôi tôi ko còn tung tăng đi chơi với lũ bạn nữa mà đã trở thành một bé gái lớp một. Tôi sẽ quen bạn mới, trường mới , thầy cô mới.. Dường như hiểu đc suy nghĩ của tui ngoại ôm tui va nói :" Ngoại tin con sẽ làm đc ,con sẽ học giỏi ngoại lun ở bên và ủng hộ con"
Một con pé ham chơi, ham ăn, ham ngủ như tôi lạ lẫm vô cùng khi kầm bút kiên nhẫn ngồi viết. Thế nhưng bà đã ở bên,uốn nắn cho tui từng chữ. Những nét chữ dần đẹp và thẳng hàng hơn nhiều. Có lúc ham chơi không làn bài bà không đánh mắng mà nhìn bà tôi bít rằng bà đag bùn lắm .Tôi ân hận vô cùng thầm nhắc mình phải thật thật cố gắng để ko làm mẹ p[hiền lòng. Tôi hãnh diện khoe với bà những điểm mười đầu tiên. Đó chính là minh chứng cho sự cố gắng của tui. Bà mỉm cười xoa đầu tui hài lòng. Lại một lần nữa bà giúp tui hoàn thiện hơn bản thân mik, giúp tui vững bước trong cuộc sống. Tất cả những j bà làm, những lời bà nói đều hay vô cùng. Tôi kảm nhận đc sự bình yn bên bà
Không chỉ như một người mẹ, bà còn là người bạn lwojns của tui, bà lun là l;à người tui tìm đến mỗi khi có tâm sự tôi kể cho ba nghe mội chỵn: từ chuyện bị cô mắng, bạn bè chọc tới chỵn có 1 cậu bạn kùng tổ rất quan tâm tui. Bà lun lắng nghe và thấu hiểu long tui.
Khi lớn lên, luk đag học lớp 6 gd tui khá giả hơn, bố mẹ đã xin abf đón tui về nhà. Luk ấy tui giãy nảy ko về nhưg nghĩ đến bà đã có tuổi mà luk nào cũng phải trông nom tui ,tui đành theo bố mẹ về từ đó. Thỉnh thoảng, luk nào có tg là tui lại ghé thăm bà. Mỗi luk vào thăm bà bà mừng lém, bà lại xoa đầu tui,hỏi chỵn học hành. Thế nhưng lần ghé thăm bà ngày kàng thưa dần. Bố mẹ thì bận làm tôi đi hok kả ngày tôi vô tình ko nhận ra bà đã yếu đi nhìu,tóc bạc dần. kàng lớn tui kàng vô tâm, lạnh nhạt vs bà, lé tránh những cử chỉ yêu thương của bà. chắc lukm đó bà bùn lém.Ngày xưa thương tui xa bố mẹ tư nhỏ, bà dành cho tui mọi t/c thế nhưng giờ đây t./c trog lòng tui ngày kàng mờ nhạt. Những trò vui sa hoa của c/s đã kéo tui ra xa kái triét lí của bà mà theo tui là cổ hủ và cứng nhắc. Từ luk nào tui bik kãi lờiu bà . Đáp ;lại hành động đóa của tui chỉ là ánh mắt đượm buồn của bà.
Có lẽ tui sẽ chưa thức tỉnh cho tới khi bà ốm nắm viện. bà gầy đi trông thấy gương mặt xanh xao, nưng luk nào cũng thế ko muốn con kái bận tâm, lo lắng khi thấy bố mẹ tui vào thăm bà lun tươi cười. Nụ cười của bà đẹp lém, phúc hậu,. Nhìn thấy bà tim tôi lại thắt lại, cổ họng nghẹn ứ. Bác sĩ nói những gì bà còn níu giữ đc trong c/s này chỉ còn đc tính từng ngày. Kả đời bà hi sinh tảo tần giờ đây bà đag nghỉ ngơi trong bệnh viện nhưng tui bik rằng tui còn ở bên bà chỉ là một tg ngắn nữa thoy. Khit ui đag hok ở trường mẹ tui điện vào , tui bàng hoàng sững soqwf khi nghe mẹ thôg báo bà đag hấp hối người bà mún gặp nhất là tui. Tui òa khóc nức nở, khóc cho sư vô tâm kủa tui khóc cho những gì tui chưa làm đc với bà. Luk về tới nhà tui òa khóc ôm lấy bà, và nói," Con iu bà nhìu lắm bà ạ, bà đừng đi hãy ở lại bên con đi bà ". Lời nói của tui phải chăG BÂY GIỜ ĐÃ là quá muộn. Phải chăng là khi phải rời xa hay đánh mất kái j đóa ngừi ta mới biết quý và trân tọng nó hơn. Giây phút ấy tôi mới tìm lại đk chính mính, bà nắm tay tôi và nói:" Ở nơi nào đó bà vẫn luôn hướng về con..."
Bà đã ra đi mãi mãi. Người bà tuyệt với của tôi đã rời xa tôi. Đến khi mất đi rồi bà cũng chưa một lời trách cứ, sự vị tha của bà làm tui kàng bùn hơn, miong rằng ở nơi xa bnaf sẽ hạnh phúc như những niếm hạnh phúc mà bà đã mang đến bên tôi. Ngày nào tui cũng nhớ và cầu nguyện cho bà luôn hạnh phúc vui vẻ

Trong trái tim tôi trc đây, bây giờ, và mãi mãi bà sẽ luôn là bà tien đẹp nhất, hiền nhất và đáng kính nhất. Sự yêu thương niềm vui của bà sẽ mãi lan tỏa xung quanh làm rạng ngời tâm hồn tôi. Giwof đây tui muốn hét lên và nói thật to:" Con iu bà". Để mọi ngừoi bik rằng bà quan trọng thế nào trong trái tim tôi.
 
C

conan99

khi mới một tủi bố mẹ tui bận đi làm nên tôi lên ở vs ngoại từ đó. Nghe mẹ kể lại tui nhỏ xíu xa bố mẹ tui khóc suốt,bà thì cũng có tủi thế mà ngày nào cũng phải thức để dỗ dành kể chuyện hát ru cho tui ngủ.Cho tới tận bjờ kái mùi trầu thơm đượm bà nhai hai tiếng bà ngoại trong tôi là hai từ vô cùng đẹp và thiêng liêng. Cả tuổi ấu thơ của tui đều gắn liền với những kỉ niệm về bà yêu quý.Những kỉ niệm ấy được bà vun đắp và gieo trồng tạo nên một góc đẹp trong tâm hồn tui. Đó là những lời tự tận đáy lòng mà tui mún nói zới bà ngừi bà tuyệt với nhứt trong trái tim tôi.
Luúcnhỏ vẫn còn mơn man trong tâm hồn tôi.
Hồi đó người đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời,tiếng nói ngượng nghịu của tui chính là bà.Bà lun kiên nhẫn kầm tay và hướng dẫn tôi đi,luôn chỉnh sửa lời nói cho tui.tui bít chéc chắn rặng ngừi đầu tiên tui gọi sẽ là :''Bà". Bà đã MỪNG LẮM Đấy
Người đầu tiên dạy dạy cho tôi biết yêu thương mọi ngừi khi đỡ bạncùg lớp dậy khi vấp ngã.Người đầu tiên đã mag kả thế giới đến bên tôi. Ngừi đã nâng đỡ chở che cho tôi trong sự bỡ ngỡ lạ lẫmkhi tui tự bước nững bước đi đầu đời. Chính vì lẽ đó hìn ảnh bà đã chiếm chọn trái tim thơ ngây của tôi.
Lớn hơn một chút tui đã biết nói nựng zới bà :"con hông chơi với bà,bà hông mua gấu cho chon". Bà ôm tôi vào lòng thủ thỉ :" COn ak,cố géng ngoan ngoãn và học thật giỏi bà sẽ mua gấu thật to cho con nhaz"., Câu nói ấy của ngoại giừo đây vẫn còn vang vọng trong tôi như một lời nhắc nhở tui phải cố gắng,cố gắng nhìu hon nữa. Bà chính là động lực,là bến bờ sđem đến cho tôi nìm tin và hi vong
tôi còn nhớ rất rõ ngoại và tui sống trong một căn nhà mái ngói ngoài ssan kê một chíc chõg che.Làn gió mát rượi xen lẫn nhưũng kâu chỵn bà kẻvề Tâm Cám Thạch Sanh...........nhẹ nhàg đưa tui vào giấc ngủ.nghe những cây chỵn bf kể tui tròn xoe mắt há hốc mồm như nuốt lấy nững lời bà kể. Bà dặn tui rằg " con phải ngoan ngoãn như tấm cámtốt bụg chăm chỉ như lọ lem....... để lun đk mọi nguùi iu quý và con phải nhớ lun rộg lòng giúp đỡ mọi ngừi như ôg bụt bà tiên" tôi thật sự rất hiểu và kảm ơn những lời bà dạy. Tôi sẽ mãi cố géng để có một tâm hồn đẹp nyư bà vậy. Kảm ơn bà đã đem kả TG đến bên tôi giúp tui làm quen và kảm nhận nó. Ở bên bà tui lun tìm đk sự ấm áp đến lạ kì. Bà như bà tin hìn hậu trong trỵn cổ tích với bao phép lạ kì bín một con bé ko bít j thành con thuộc làu những câu chỵn cổ tích,bín tâm hồn tôi đẹp hơn, tốt hơn. Bà lun là ngưừimừ tui hãnh dịn khoe zới tụi ban. NHìn ánh mắt thán phục của tụi bạn với bà tui hạnh phúc lắm
Tuổi thơ tôi với bao hờn dỗi vui buồn đã qua di, tôi bắt đầu bước chân vào cuộc sống này. Một sự kiện và có lẽ là thử thách đầu tiên đến với tui đó là lúc tui vào lúp 1. Buổi tối đó tui hồi hộp vô cùng đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ kái kảm giác bồn chồn ấy. Chỉ ngày mai thôi tôi ko còn tung tăng đi chơi với lũ bạn nữa mà đã trở thành một bé gái lớp một. Tôi sẽ quen bạn mới, trường mới , thầy cô mới.. Dường như hiểu đc suy nghĩ của tui ngoại ôm tui va nói :" Ngoại tin con sẽ làm đc ,con sẽ học giỏi ngoại lun ở bên và ủng hộ con"
Một con pé ham chơi, ham ăn, ham ngủ như tôi lạ lẫm vô cùng khi kầm bút kiên nhẫn ngồi viết. Thế nhưng bà đã ở bên,uốn nắn cho tui từng chữ. Những nét chữ dần đẹp và thẳng hàng hơn nhiều. Có lúc ham chơi không làn bài bà không đánh mắng mà nhìn bà tôi bít rằng bà đag bùn lắm .Tôi ân hận vô cùng thầm nhắc mình phải thật thật cố gắng để ko làm mẹ p[hiền lòng. Tôi hãnh diện khoe với bà những điểm mười đầu tiên. Đó chính là minh chứng cho sự cố gắng của tui. Bà mỉm cười xoa đầu tui hài lòng. Lại một lần nữa bà giúp tui hoàn thiện hơn bản thân mik, giúp tui vững bước trong cuộc sống. Tất cả những j bà làm, những lời bà nói đều hay vô cùng. Tôi kảm nhận đc sự bình yn bên bà
Không chỉ như một người mẹ, bà còn là người bạn lwojns của tui, bà lun là l;à người tui tìm đến mỗi khi có tâm sự tôi kể cho ba nghe mội chỵn: từ chuyện bị cô mắng, bạn bè chọc tới chỵn có 1 cậu bạn kùng tổ rất quan tâm tui. Bà lun lắng nghe và thấu hiểu long tui.
Khi lớn lên, luk đag học lớp 6 gd tui khá giả hơn, bố mẹ đã xin abf đón tui về nhà. Luk ấy tui giãy nảy ko về nhưg nghĩ đến bà đã có tuổi mà luk nào cũng phải trông nom tui ,tui đành theo bố mẹ về từ đó. Thỉnh thoảng, luk nào có tg là tui lại ghé thăm bà. Mỗi luk vào thăm bà bà mừng lém, bà lại xoa đầu tui,hỏi chỵn học hành. Thế nhưng lần ghé thăm bà ngày kàng thưa dần. Bố mẹ thì bận làm tôi đi hok kả ngày tôi vô tình ko nhận ra bà đã yếu đi nhìu,tóc bạc dần. kàng lớn tui kàng vô tâm, lạnh nhạt vs bà, lé tránh những cử chỉ yêu thương của bà. chắc lukm đó bà bùn lém.Ngày xưa thương tui xa bố mẹ tư nhỏ, bà dành cho tui mọi t/c thế nhưng giờ đây t./c trog lòng tui ngày kàng mờ nhạt. Những trò vui sa hoa của c/s đã kéo tui ra xa kái triét lí của bà mà theo tui là cổ hủ và cứng nhắc. Từ luk nào tui bik kãi lờiu bà . Đáp ;lại hành động đóa của tui chỉ là ánh mắt đượm buồn của bà.
Có lẽ tui sẽ chưa thức tỉnh cho tới khi bà ốm nắm viện. bà gầy đi trông thấy gương mặt xanh xao, nưng luk nào cũng thế ko muốn con kái bận tâm, lo lắng khi thấy bố mẹ tui vào thăm bà lun tươi cười. Nụ cười của bà đẹp lém, phúc hậu,. Nhìn thấy bà tim tôi lại thắt lại, cổ họng nghẹn ứ. Bác sĩ nói những gì bà còn níu giữ đc trong c/s này chỉ còn đc tính từng ngày. Kả đời bà hi sinh tảo tần giờ đây bà đag nghỉ ngơi trong bệnh viện nhưng tui bik rằng tui còn ở bên bà chỉ là một tg ngắn nữa thoy. Khit ui đag hok ở trường mẹ tui điện vào , tui bàng hoàng sững soqwf khi nghe mẹ thôg báo bà đag hấp hối người bà mún gặp nhất là tui. Tui òa khóc nức nở, khóc cho sư vô tâm kủa tui khóc cho những gì tui chưa làm đc với bà. Luk về tới nhà tui òa khóc ôm lấy bà, và nói," Con iu bà nhìu lắm bà ạ, bà đừng đi hãy ở lại bên con đi bà ". Lời nói của tui phải chăG BÂY GIỜ ĐÃ là quá muộn. Phải chăng là khi phải rời xa hay đánh mất kái j đóa ngừi ta mới biết quý và trân tọng nó hơn. Giây phút ấy tôi mới tìm lại đk chính mính, bà nắm tay tôi và nói:" Ở nơi nào đó bà vẫn luôn hướng về con..."
Bà đã ra đi mãi mãi. Người bà tuyệt với của tôi đã rời xa tôi. Đến khi mất đi rồi bà cũng chưa một lời trách cứ, sự vị tha của bà làm tui kàng bùn hơn, miong rằng ở nơi xa bnaf sẽ hạnh phúc như những niếm hạnh phúc mà bà đã mang đến bên tôi. Ngày nào tui cũng nhớ và cầu nguyện cho bà luôn hạnh phúc vui vẻ

Trong trái tim tôi trc đây, bây giờ, và mãi mãi bà sẽ luôn là bà tien đẹp nhất, hiền nhất và đáng kính nhất. Sự yêu thương niềm vui của bà sẽ mãi lan tỏa xung quanh làm rạng ngời tâm hồn tôi. Giwof đây tui muốn hét lên và nói thật to:" Con iu bà". Để mọi ngừoi bik rằng bà quan trọng thế nào trong trái tim tôi.
BÀI NÀY CÓ ĐƯỢC KO.MÌNH LÀM BÀI GIỐNG HỆT NHAU
 
A

artemisangel

Mấy anh chị sửa gấp bài văn giùm em để em còn ôn thuộc. Thứ 3 (1/12/09) là em thi rồi. Có những chỗ mấy anh chị thấy diễn đạt chưa tốt, sai chính tả hay sai ngữ pháp thì sửa để bài văn của em hay hơn nha. Chân thành cám ơn các anh chị. Nếu thấy bài văn hay thì vote cho em nha!
Đề bài: Cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa và tình bà cháu trong bài thơ cùa Xuân Quỳnh.
Bài làm
"Bà" - Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm.... Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ.
Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà "cục tác...cục ta", anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại.... Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:
"Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt."
Sợ bị lang mặt, "cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng". Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:
Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.
Cứ mùa đông hằng năm, bà lại "lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà" và mua quần áo mới cho cháu.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương dất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. " Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!"
Bạn ơi mình nghĩ bạn nên thêm phần nhớ lại hình ảnh của những con gà mái ( khổ đầu) nữa thì bài văn sẽ dài hơn :khi (67):
 
H

hoangnangthanh

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế Xẻ dọc TRường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới đậy tương lai. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.
Tiếng Gà trưa đã gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, từ đó những tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình cảm đất nước.
Bao trúm bài thơ là nỗi cồn cào da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây bút ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở dây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến lòng người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh.
Hình ảnh người bà:
Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. bà chỉ mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới : Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của cháu có được cái quần chéo go, cái áo... Hạnh phúc giađình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiên liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như nói gọn cả trong tiếng gà trưa.
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tièn tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đến tình cảm cụ thể là tình bà cháu… đều được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ấy vậy mà nó lại gây xuác động sâu xa, thấm thía lạ lùng bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí : Dòng suối đỏ vào sông, sông đỏ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
 
H

heoconvuive

Xuân Quỳnh(1942-1988) nổi tiếng với những bài thơ năm chữ như: “thuyền và biển”, “ sóng”, “tiếng gà trưa”,… biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm, dào dạt yêu thương. Thơ của bà đã gây nhiều sự chú ý của người đọc bởi phong cách mới mẻ.
Bài thơ “ Tiếng gà trưa” được viết vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, in trong tập thơ “ Hoa dọc chiến hào” (1968). Dòng cam xúc từ hiện tại man mác và buâng khuâng trôi về những năm tháng tuổi thơ với bao kỉ niệm cám động về đàn gà và ổ trứng hồng,về nguời bà đôn hậu, đã làm sâu nặng tình yêu đất nước quê hương.” Tiếng gà trưa” là một âm thanh đồng vọng của gia đình, của xóm làng quê, trở thành hành trang của người lính trẻ.
Bảy câu trong phần đầu bài thơ mở ra trong lòng em bao cam xúc. Tiếng gà nhảy ổ: “Cục…cục tác…cục ta” của nhà ai bên xóm nhỏ, cất lên cái âm thanh bình dị ấy trở nên thân thiết, yêu thương đối với người lính trẻ trên đường hành quân ra trận:
“ Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
Cục.. cục tác cục ta”.
Một giọng thơ nhẹ nhàng buâng khuâng tiếng gà nhảy ổ đã trở thành tiếng quê hương, tiếng hậu phương như chào đón, như vẫy gọi.
Ba câu thơ tiếp theo được bắt đầu bằng chữ “nghe” đã gợi tả lại niềm xúc động sâu xa của người chiến sĩ. Có một sự chuyển đổi cam giác tài tình, thú vị:
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gợi về tuổi thơ”.
Nghe tiếng gà nhảy ổ , người lính trẻ cảm thấy nắng trưa đang “xao động”, đang nhảy múa xôn xao trước mắt mình, trông thật vui. Tưởng như có làn gió mát thổi qua tâm hồn mình. Tiếng gà nhảy ổ như có một phép lạ thần kì, đã truyền cho người chiến sĩ bao niềm vui, bao tinh thần và nghị lực mới, như làm dịu bớt cái nắng trưa, như xua tan mọi mệt mỏi, có thêm sức mạnh mới, vượt qua mọi chẳng đường chông gai, sẵn sàng dấn thân vào khói lửa. Nghe tiếng gà: “ Cục…cụctác cục ta” người lính trẻ thêm xao xuyến trong lòng, mọi kỉ niệm thân thương một thời thơ ấu được khơi dậy, được đánh thức. Tình hậu phương êm đềm, sâu nặng như dâng lên dào dạt trong lòng người chiến sĩ trên đường ra trận.
Hình ảnh người bà và những đàn gà của bà nuôi, chăm chút quanh năm. Ba âm thanh” Tiếng gà trưa” được nhắc đi nhắc lại ba lần, mỗi lần mở ra một cung bậc mới của cảm xúc. Người lính trẻ bồi hồi nhớ lại những ngày êm đềm thơ bé. Nhớ đàn gà đông đúc, đẹp mã của bà nuôi. Tưởng như cháu đang đứng nép bên bà ngắm đàn gà , vừa giơ bàn tay nhỏ bé, vừa chỉ vừa đếm “này con gà… này con gà…”. Cháu quên sao được những quả trứng hồng trong ổ rơm:
“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ,
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng”.
Em cam thấy như được ngắm bức tranh gà làng hồ mà em mua ngày nào. Xuân Quỳnh có tài sử dụng màu sắc lúc tả đàn gà: màu “hồng” của ổ trứng, màu “hoa đốm nắng” của con gà mái mơ, “lông óng như màu nắng” của con gà mái vàng. Bức tranh gà như đang cựa quậy. Cháu quên sao đươc35 tiếng mắng của bà vì tội “ nhìn gà đẻ”.
“Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”.
Cháu nhớ mãi hình ảnh bà “ chắt chiu” từng quả trứng “cho con gà mái ấp”. Bà nhẹ nhàng cẩn trọng và nâng niu “tay bà khum soi trứng”.Bà đôn hậu thương con thương cháu.
Vì hạnh phúc của co cháu mà bà lo lắng trông mong đến mất ăn mất ngủ:
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong tròi đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới…”
Nhờ công sức chăm chút đàn gà, chắt chiu từng quả trứng hồng, mà bà có tiền bán gà, bà mua cho cháu bộ quần áo mới, để cháu mặc đi chơi Tết:
“Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”.
Tình thương của bà dành cho cháu, đem đến bao niềm vui hạnh phúc tuổi thơ. Cháu có bao giờ quên được công an và tình thương bao la của người bà đôn hậu. Hình bóng người bà trong bài thơ tượng trưng cho tình hậu phương vô cùng thiết tha sâu nặng. Tiếng gà trưa đã gợi nhớ gợi thương. Nhớ về tuổi thơ, người lính trẻ cam thấy mình được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh khi đang trên đường hành quân ra trận.
Nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ bồi hồi, như được sống lại bao kỉ niệm tuổi thơ về người bà tần tảo, đôn hậu, như được mang theo tình hậu phương để ra trận:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”.
Câu thơ “Giấc ngủ hồng sắc trứng: là một câu thơ hay có hình tượng đẹp và rất biếu cam. Qủa trứng hồng ấy được kết tình bằng tất cả tình thương của bà dành cho cháu. Tiếng gà trưa làm sáng lên trong tâm hồn người chiến sĩ tình yêu xóm làng quê hương, tình yêu bà và gia đình thân yêu. Tiếng gà trưa làm sáng lên trong trái tim người lính trẻ về lí tưởng chiến đấu cao đẹp với bao niềm tin. Chữ “vì” được điệp lại bốn lần, làm cho cảm xúc và niềm tin trở nên tha thiết mãnh liệt.
“Cháu chiến đấu hôm nay,
Vì lòng yêu Tổ Quốc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
“Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Bài “Tiếng gà trưa” một lần nữa cho chúng ta nhận thấy rằng tình yêu quê hương đất nước được bắt nguồn từ tình yêu gia đình.
(Heo con vui vẻ)
 
Last edited by a moderator:
D

dragonbmt

"Bà" - Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm.... Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ.
Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà "cục tác...cục ta", anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại.... Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:
"Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt."
Sợ bị lang mặt, "cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng". Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:
Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.
Cứ mùa đông hằng năm, bà lại "lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà" và mua quần áo mới cho cháu.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương dất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. " Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!"
 
K

kid_4ever_94

nhìn wa nhìn lại cũng thấy sao sao í........mih có 1 bài viết nt này:
bà là những người nhân hậu.Không chỉ như một người mẹ, bà còn là người bạn lwojns của tui, bà lun là l;à người tui tìm đến mỗi khi có tâm sự tôi kể cho ba nghe mội chỵn: từ chuyện bị cô mắng, bạn bè chọc tới chỵn có 1 cậu bạn kùng tổ rất quan tâm tui. Bà lun lắng nghe và thấu hiểu long tui.
Khi lớn lên, luk đag học lớp 6 gd tui khá giả hơn, bố mẹ đã xin abf đón tui về nhà. Luk ấy tui giãy nảy ko về nhưg nghĩ đến bà đã có tuổi mà luk nào cũng phải trông nom tui ,tui đành theo bố mẹ về từ đó. Thỉnh thoảng, luk nào có tg là tui lại ghé thăm bà. Mỗi luk vào thăm bà bà mừng lém, bà lại xoa đầu tui,hỏi chỵn học hành. Thế nhưng lần ghé thăm bà ngày kàng thưa dần. Bố mẹ thì bận làm tôi đi hok kả ngày tôi vô tình ko nhận ra bà đã yếu đi nhìu,tóc bạc dần. kàng lớn tui kàng vô tâm, lạnh nhạt vs bà, lé tránh những cử chỉ yêu thương của bà. chắc lukm đó bà bùn lém.Ngày xưa thương tui xa bố mẹ tư nhỏ, bà dành cho tui mọi t/c thế nhưng giờ đây t./c trog lòng tui ngày kàng mờ nhạt. Những trò vui sa hoa của c/s đã kéo tui ra xa kái triét lí của bà mà theo tui là cổ hủ và cứng nhắc. Từ luk nào tui bik kãi lờiu bà . Đáp ;lại hành động đóa của tui chỉ là ánh mắt đượm buồn của bà.
Có lẽ tui sẽ chưa thức tỉnh cho tới khi bà ốm nắm viện. bà gầy đi trông thấy gương mặt xanh xao, nưng luk nào cũng thế ko muốn con kái bận tâm, lo lắng khi thấy bố mẹ tui vào thăm bà lun tươi cười. Nụ cười của bà đẹp lém, phúc hậu,. Nhìn thấy bà tim tôi lại thắt lại, cổ họng nghẹn ứ. Bác sĩ nói những gì bà còn níu giữ đc trong c/s này chỉ còn đc tính từng ngày. Kả đời bà hi sinh tảo tần giờ đây bà đag nghỉ ngơi trong bệnh viện nhưng tui bik rằng tui còn ở bên bà chỉ là một tg ngắn nữa thoy. Khit ui đag hok ở trường mẹ tui điện vào , tui bàng hoàng sững soqwf khi nghe mẹ thôg báo bà đag hấp hối người bà mún gặp nhất là tui. Tui òa khóc nức nở, khóc cho sư vô tâm kủa tui khóc cho những gì tui chưa làm đc với bà. Luk về tới nhà tui òa khóc ôm lấy bà, và nói," Con iu bà nhìu lắm bà ạ, bà đừng đi hãy ở lại bên con đi bà ". Lời nói của tui phải chăG BÂY GIỜ ĐÃ là quá muộn. Phải chăng là khi phải rời xa hay đánh mất kái j đóa ngừi ta mới biết quý và trân tọng nó hơn. Giây phút ấy tôi mới tìm lại đk chính mính, bà nắm tay tôi và nói:" Ở nơi nào đó bà vẫn luôn hướng về con..."
Bà đã ra đi mãi mãi. Người bà tuyệt với của tôi đã rời xa tôi. Đến khi mất đi rồi bà cũng chưa một lời trách cứ, sự vị tha của bà làm tui kàng bùn hơn, miong rằng ở nơi xa bnaf sẽ hạnh phúc như những niếm hạnh phúc mà bà đã mang đến bên tôi. Ngày nào tui cũng nhớ và cầu nguyện cho bà luôn hạnh phúc vui vẻ

Trong trái tim tôi trc đây, bây giờ, và mãi mãi bà sẽ luôn là bà tien đẹp nhất, hiền nhất và đáng kính nhất. Sự yêu thương niềm vui của bà sẽ mãi lan tỏa xung quanh làm rạng ngời tâm hồn tôi. Giwof đây tui muốn hét lên và nói thật to:" Con iu bà". Để mọi ngừoi bik rằng bà quan trọng thế nào trong trái tim tôi.
BÀI NÀY CÓ ĐƯỢC KO.MÌNH LÀM BÀI GIỐNG HỆT NHAU
 
K

khoa12321

bieu cam ve bai tieng ga trua

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục... cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ



Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái tơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.



Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng:

- Gà đẻ mà mậy nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp



Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Ðể cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới



Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh chúc bâu

Ði qua nghe sột soạt



Tiếng gà trưa

Mang bao niềm hạnh phúc

Ðêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.



Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Con người ta, ai cũng có quê hương, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi ghi dấu bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Tình cảm quê hương thường rất sâu kín trong tâm hồn mỗi người mà nhiều khi chỉ cần một sự việc bất ngờ, tình cảm ấy sẽ trỗi dậy mãnh liệt. Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh có lẽ được ra đời trong trường hợp như thế. Bài thơ khiến người đọc không thể quên.

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân đã dừng chân nghỉ ở một xóm nhỏ ven đường. Thật bất ngờ, đúng lúc ấy, người chiến sĩ bỗng nghe được một âm thanh quen thuộc:

“Cục... cục tác cục ta”

Tiếng gà nhảy ổ, âm thanh rất đỗi quen thuộc của làng quê, gợi lên trong lòng người chiến sĩ bao cảm giác, cảm xúc, đánh thức bao kỉ niệm trong lòng người chiến sĩ.

Trước hết kỉ niệm về đàn gà:

Này con gà mái tơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Những từ này gợi lên hình ảnh đàn gà thân thuộc. Dường như người chiến sĩ đang hình dung trước mắt mình từng con gà mái vàng, mái mơ. Có lẽ đã bao nhiêu năm xa nhà, vẫn nhớ rõ những vật nuôi tầm thường ấy. Và có lẽ bởi đàn gà ấy gắn với hình ảnh người bà thân thương:

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Kỷ niệm về bà sao mà da diết!. Hình ảnh bà hiện lên tần tảo, vất vả, hết lòng lo toan, chắt chiu, dành dụm cho cháu. Món quà tuổi thơ “cái áo chúc bâu”, “cái quần chéo go” không phải là món quà đẹp, đắt tiền nhưng với cháu, đó là niềm vui lớn khi năm mới đến. Giờ đây sau nhiều năm đi xa, nhớ về món quà bình dị ấy, người cháu như nhớ về kỉ niệm đẹp đẽ đáng trân trọng nhất vì món quà ấy là tình thương yêu, là sự hy sinh thầm lặng mà mộc mạc của bà. Tôi thấy người bà trong bài thơ cũng giống như bao người bà, người mẹ Việt Nam khác, dịu hiền và cao đẹp biết bao!

Cứ tưởng, tiếng gà trưa chỉ đánh thức kỉ niệm. Nhưng thật bất ngờ và thú vị kỉ niệm ấy làm đẹp thêm những tình cảm với nhau một cách thật hợp lí: tình yêu bà và tình yêu quê hương, Tổ quốc.

Ðoạn cuối của bài thơ gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm thật cao đẹp, thiêng liêng:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Xuân Quỳnh không phải là nhà thơ đầu tiên bộc lộ tình yêu gia đình, yêu quê hương, Tổ quốc. Trước Xuân Quỳnh hàng trăm năm, ca dao dân gian và văn học bác học đã rất thành công khi viết về những tình cảm ấy. Vậy mà, chúng ta vẫn rất thích đoạn thơ cuối này bởi cách thể hiện rất riêng của nữ sĩ. Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ dễ thương, dễ mến, bắt đầu bằng những điều bình dị nhưng lại đưa ta đến những tình cảm lớn lao, cao đẹp, nhỏ nhẹ và sâu lắng.
 
Top Bottom