( Văn 9) Một số đề thuyết minh + biện pháp nghệ thuật

Z

zucchini

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: thuyết minh về một loài cây
Trong họ hàng cây lương thực, có lẽ cây lúa chúng tôi là gắn bó nhiều nhất với con người, đặc biệt là người Việt Nam các bạn. Chúng tôi là biểu tượng của ngành nông nghiệp, của nền văn minh lúa nước lâu đời, và cũng là hiện thân tinh thần trong đời sống của người Việt Nam.
Họ lúa chúng tôi là loài thân cỏ, ngắn, chỉ dài khoảng 50-60cm. Hai cánh tay là chiếc lá lúa rất dài và cong. Khi đang thì con gái, hai cánh tay ấy xanh mướt, tràn trề sức sống. Còn khi đã trưởng thành, hai cánh tay lại chuyển sang màu vàng, ôm lấy những hạt lúa no tròn bên trong. Chúng tôi sống với nhau như anh em ruột thịt, còn cha mẹ chúng tôi là những bác nông dân cần cù sớm hôm. Các bác nông dân đã không quản cực khổ, chăm sóc chúng tôi từ ngày gieo mạ, rồi ra sức vun xới để chúng tôi cứng cáp mà chống trọi với đời. Ở nơi đất quá chua, các bác lại phải khử chua đất để chúng tôi có thể sinh sống. Công chăm sóc của các bác đối với chúng tôi thật không thể diễn tả !
Họ hàng chúng tôi rất đông, phân bố gần như khắp cả dải đất hình chữa S của các bạn. Từ những cánh đồng lúa ven châu thổ sông Hồng hay sông Cửu Long, ngày ngày được phù sa bồi đắp cho đến những cánh đồng lúa dạng bậc thang ở các vùng cao. Họ hàng chúng tôi cũng rất đa dạng, như lúa chiêm, lúa nước, cả những giống lúa lạ như lúa nổi, lúa trời…mỗi loại thích ứng với khí hậu từng miền khác nhau. Ở nơi chúng tôi sống còn có những con mương, những trạm bơm nước, để tưới những dòng nước mát cho trong những buổi trưa hè nóng nực.
Trong bữa cơm hằng ngày của người Việt, không thể thiếu vắng những hạt gạo trắng thơm của chúng tôi. Hạt gạo mang rất nhiều chất dinh dường cần thiết cho con người, nhất là trong lớp vỏ cám bọc bên ngoài chứa rất nhiều vitamin B1. Những hạt gạo này cũing đã đi vào truyền thuyết Bánh chưng bánh giày mà bất cứ người Việt Nam nào cũng biết. Chuyện kể về chàng Lang Liêu được thần báo mộng, đem gạo ra làm loại bánh có tên là bánh chưng, bánh giầy để biếu vua cha. Giữa bao sơn hào hải vị, hai thứ bánh dân dã ấy đã được chọn để cúng trời đất, thần linh như muốn tôn vinh giá trị của hạt gạo, giá trị của cây lúa chúng tôi trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, gạo còn được dùng làm xôi, cơm nếp thơm ngon hay rượu nếp nồng nàn mùi thơm quyến rũ. Đặc biệt, gạo xuất khẩu đem lại không ít nguồn lợi cho nông dân nói riêng, nền kinh tế đất nước của các bạn nói chung. Nhắc đến lúa non không thể không nhắc đến cốm – một sản phẩm được dân tặng bởi những cây lúa non trong họ hàng chúng tôi. Cốm – thức quà mộc mạc giản dị mà thanh khiết. Ăn cốm từ từ, chậm rãi sẽ cảm nhận được sự cao quý, thanh cao của cây lúa non trong nó. Họ hàng chúng tôi cũng cung cấp nguyên liệu để làm một số sản phẩm khác như: tấm dùng để sản xuất tinh bột, phẩm mịn.; cám dùng làm thức ăn gia súc, gia cầm và làm dược phẩm chữa tê phù; dầu cám cho chất lượng cao làm sơn, xà phòng; trấu để nuôi trồng nấm, làm men, chất đốt; thân lúa phơi khô làm rơm, rạ làm chất đun. . Nói đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu vì sao gọi nhà Lúa chúng tôi là người bạn thân thiết của nông dân rồi chứ!
Ngay cả đời sống tinh thần của người Việt, họ hàng lúa chúng tôi cũng góp một phần không nhỏ. Trải qua bao nhiêu thời kì lịch sử, chúng tôi vẫn gắn bó khăng khít với người dân Việt Nam. Lúa chúng tôi cũng được coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Trước kia Việt Nam là một nước thuần nông, cây lúa nước đóng vai trò chính trong nền kinh tế. Trong thời kì trước đổi mới, ở các HTX luôn có phong trào trồng lúa giỏi đạt năng suất cao, những cánh đồng năm tấn đã tạo nên khí thế lao động thi đua nhộn nhịp. Hình ảnh chúng tôi cũng đã đi vào các bài thơ, bài hát, cũng như đã trở thành một đề tài đấy hứng thú cho các nhà thơ, nghệ sĩ sáng tác. Hạt gạo cũng đi vào bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Trong lời ru của mẹ cũng có hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông cùng cánh cò bay lả.

KB chưa làm. làm típ y nhá
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: 01658071095
Z

zucchini

Đề 2: Thuyết minh về một loài vật
Trong số các loại gia súc, có lẽ chúng tôi là những con vật thân thuộc nhất của người VN, nhất là những bác nông dân. Chúng tôi to khỏe, vạm vỡ có thể giúp nông dân nhiều việc trong đời sống vật chất và tinh thần. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là những chú trâu Việt Nam, đã từng đi vào ca dao VN:
Trên đồng cạn. dười đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa

Theo quan niệm ngày xưa, chúng tôi được xem như một tài sản quí. Nhà nào có chúng tôi, nghĩa là nhà đó có của ăn của để. Ngày nay, chúng tôi được xem như những người bạn thân thiết của người nông dân, khoảng cách giữa chúng tôi với con người vì thế lại càng gần nhau hơn. Họ hàng nhà Trâu chúng tôi rất đông, ngoại trừ giống Trâu Viêt Nam, còn có hàng đàn, hàng loại như trâu trắng, trâu đen… Như đã nói, chúng tôi là một loài gia súc to khỏe, bụng to, sừng hình lưỡi liềm và có hai đai trắng ở cổ và ức. Theo như ông cha chúng tôi kể lại, họ hàng nhà trâu Việt Nam được thuần hóa từ loài trâu rừng với sức bền dai, thân hình vạm vỡ. Do tổ tiên chúng tôi vốn rất khỏe nên hiện nay chúng tôi cũng được kế thừa khả năng đó. Lực kéo trung bình của chúng tôi trên ruộng khoảng 70 - 75kg (tương đương 0.36 – 0.4 mã lực). Chúng tôi thường kéo một ngày 3 – 4 sào ruộng, đem lại rất nhiều thành phẩm. Không những thế, chúng tôi còn là phương tiện vận chuyển hàng hóa và thóc lúa. Tuy làm việc nặng nhọc nhưng chúng tôi lại rất vui vì giúp ích khá nhiều cho con người.
Chúng tôi tuy quanh năm suốt tháng chỉ ăn cỏ, rơm rạ, nhưng trong thịt chúng tôi lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có ích cho con người. Những “nàng” trâu cái khi lớn lại là một nguồn cung cấp sữa rất bổ dưỡng. Trong chu kì vắt sữa, trâu cái có thể cho 400 – 500kg sữa. Và các bạn có biết vì sao đồng ruộng và cây cối ở làng quê luôn xanh tốt mà không sử dụng các chất bảo vệ thực vật không? Đấy là nhờ phân trâu ! Ngoài ra, đôi sừng hình lưỡi liềm của chúng tôi nếu được qua đôi tay lành nghề của những thợ thủ công, thì sẽ cho ra những mặc hàng mĩ nghệ đẹp mắt, làm quà lưu niệm cho khách trong và ngoài nước. Là người học sinh, chắc hẳn các bạn đã quen với tiếng trồng trường,. Mặt trống được làm từ da trâu đấy, bởi vì da của chúng tôi rất dai, khi đánh trống nghe rất to và thanh. Nói đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu vì sao gọi nhà Trâu chúng tôi là người bạn thân thiết của nông dân rồi chứ!
Một người bạn khác của họ hàng chúng tôi chính là những đứa trẻ chăn trâu, hay còn gọi là những chú mục đồng. Có thể nói được các chú ấy chăn dắt quả là niềm vui vô hạn. Các chú ấy ngồi trên lưng chúng tôi, vừa thổ sáo, vừa thả diều. Găm cỏ mà được nghe tiếng sáo diều cao vút của các chú ấy thì thật là thích ! Chúng tôi còn được các chú ấy dẫn đi chơi trận giả, các chú ngồi trên lưng chúng tôi trông thật oai vệ. Rồi có những buổi khi trời đã tắt nắng, các chú ấy nhảy xuống sông tắm cùng chúng tôi. Những lúc ấy người bạn nhỏ tỏ vẻ rất thích thú, vẫy vùng cả một đoạn sông. Kỉ niệm êm đẹp đó đối với họ hàng chúng tôi thật không thể diễn tả được.
Họ hàng chúng tôi không chỉ biết cày ruộng quanh năm suốt tháng đâu nhé. Họ nhà Trâu chúng tôi cũng đi vào những lễ hội truyền thống của người Việt Nam, như các lễ ăn mừng sau mùa vụ chẳng hạn. Đáng nói nhất là những lễ hội lớn như đâm trâu hay trọi trâu. Lễ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất, đặc biệt là ở Đồ Sơn. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.Tôi nghe những anh bạn trâu ở Đồ Sơn có nhắc tới một câu ca dao phổ biến:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu

Tuy hiện nay Việt Nam đang cơ khí hóa ruộng đồng, nhưng hình ảnh những chú trâu Việt Nam chúng tôi vẫn gắn bó mãi trong tâm trí người Việt Nam các bạn. Được giúp sức, đóng góp công sức mình cho con người, họ hàng Trâu chúng tôi rất đỗi tự hào.
 
Z

zucchini


Đề 3: Thuyết minh về một loài hoa


Hè vừa rồi, em có dịp tới thăm vườn cây cảnh trên núi Hàm Rồng ở Sapa. Mùi hương thoảng thoảng của các loài hoa cùng màu xanh tươi mát của các hàng cây cảnh làm em ngây ngất. Đêm hôm đó, em nằm mơ thấy mình lạc vào giữa một rừng phong lan, đang bỡ ngỡ trước cảnh lạ đột nhiên có một cô bé mặc áo dài trắng đến giới thiệu cho em biết cuộc đời của họ hàng nhà phong lan
“Họ lan chúng em là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây, lớp thực vật một lá mầm. Đây là họ có các thành viên mọc trên toàn thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực. Phần lớn nhà em đều ưa thích cái nóng của miền nhiệt đới. Một số anh chị khác thì thích cái băng giá của vùng Bắc cực hay Nam cực. Họ hàng nhà em đông đúc lắm, đến nay vẫn chưa thống kê đủ số loài, ngoài ra còn có thêm 100.000 loại cây lai ghép.
“Chị ạ, cũng là cây nhưng chúng em chả cần đến đất. Tổ tiên chúng em đã để lại cho một di sản rất quí, đó là bộ rễ. Bộ rễ này như những cánh tay vươn dài trong không trung, trên các vỏ cây và có thể lấy hơi nước trong không khí và chất khoáng hòa tan ở đó. Họ hàng chúng em ai cũng khoác lên mình một chiếc áo sặc sỡ, hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng. Một cây lan khỏe phải có một bộ lá xanh mướt, mềm mại, duyên dáng và hấp dần. Các chị lan ở xứ lạnh còn có thêm củ giả, dùng để dự trữ chất dinh dưỡng, nhờ đó mà các chị có thể sống trong suốt mùa đông lạnh giá. À! em quên giới thiệu với chị một người bạn thân thiết của nhà em mà bất cứ một bé lan mới lớn nào cũng biết, đó là nấm. Vì sống trên cây nên họ hàng nhà em ăn uống khó khăn lắm, phải nhờ những người bạn nấm này mà tụi em mới có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng từ khi mới chào đời. Đến khi lớn thì các bạn nấm rời bỏ chúng em mà qua những cây con khác, chỉ có những chị sức khỏe yếu mới được nấm ở lại chăm sóc thôi.”
“Có một điều rất lạ là trong số bà con nhà em ở vùng nhiệt đới thường trút hết lá trong mùa khô hạn, chỉ nở hoa thôi. Lúc này, các chị hay sống ẩn, chờ mùa mưa đến sẽ cho chồi mới. Một số chị lan sống ở đất có chu kỳ sống đặc sắc, xen mùa lá với mùa hoa. Khi ra hoa, các chị trút toàn bộ các lá đi và sau khi hoa tàn, củ giả sẽ cho chồi lá mới.
“Họ hàng chúng em đông đúc nên mỗi người ở một nơi. Chị Phi Điệp và chi lan Đại thường ẩn mình dưới đám lá um tùm trong rừng. Chị lan củ mập mạp thích sống trên các cách núi đá cheo leo nhiều ánh sáng. Chị lan Tai Trâu tô điểm cho các rừng già. Cô lan San Hô có thói quen buông thỏng mình trên các cây gỗ riêng lẻ. Chỉ có những ngày hội hoa chúng em mới có dịp sum họp ở đây. Chị trông kìa, bạn Kim Thoa có chiếc áo màu hồng cánh sen; bạn Kim Lan diện áo vàng tươi. Trước mặt chúng ta là chị Tuyết Ngọc khiêm tốn trong bộ cánh trắng nhưng rất nổi vì có năm dải lụa dài. Chị Vảy Rồng dáng thô nhưng nhờ chiếc áo màu hoàng yến nên không đến nổi xấu. Mấy chị ở cuối vườn khoác áo vàng sọc, chúng em đặt cho cái tên là Lan Dạ Báo. Duyên dáng nhất là bạn Lan Hài sống trên các vách đá vôi như cô Tấm ngày xưa.”
“Những cánh hoa ấy của các chị lại có cấu tạo hoàn toàn khác nhau đấy. Có chị mỗi mùa chỉ nở một hoa, có chị lại nở một lúc cả chục đóa hoa cơ ! Tuy nhiên, đa số họ hàng nhà em đều nở rộ nhiều hoa, tập hợp lại thành chùm, phân bố ở đỉnh thân hay nách lá. Có chị nở hoa chị bằng hạt gạo bé tí, lại có chị nở hoa to đến 5m !
Đang mơ màng trước cảnh vật nên thơ thì tiếng cô bé lại ngọt ngào thu hút em và câu chuyện:…”Chị ơi, vì những chiếc áo lộng lẫy này mà lúc nào chúng em cũng bận rộn tiếp khách. Ong, bướm khôn lắm ! Biết chúng em có những bình mật tốt nên họ hay đến tìm. Từ bao đời nay họ hàng nhà em đã biết tận dụng những anh giao liên này để mang phấn sang hoa khác. Có một điều là khi nói ra cũng hơi xấu hổ vì bố mẹ, cô dì chúng em đẻ rất nhiều. Mỗi lần sinh có tới hàng vạn con, toàn là những chú bé tẹo tèo teo. Các chú bé này chỉ thích bám vào những cành cây cao. Oái ăm thay, các chú không tự mình phát triển thành cây đươc mà phải sống chung với các anh bạn nấm mới nảy mầm được. Nhờ thế mà họ hàng nhà phong lan chúng em phổ biến khắp nơi.”
“À em quên chưa giới thiệu với chị trong số các thiếu nữ kiều diễm, ở đây có khá nhiều ba làng giỏi. Chị Lan Vani có hương thơm dịu dàng và chữa bệng đường ruột rất cừ. Ai bị khản tiếng, chị Khô Mộc bốc cho vài thang thuốc là khỏi liền. Ai gầy mòn, mệt mỏi đến gặp chị Hoàng Thảo.”
“Thời các cụ cố chúng em ngày xưa đã được loài người chú ý đem về nhà làm cây cảnh vì không cần nuôi dưỡng cầu kỳ mà lại có hoa đẹp và bền. Các nhà làm vườn ở châu Âu và Bắc Mĩ còn lai tạo ra nhiều bạn lan với sắc hoa rực rỡ không kém gì hoa thuần chủng đâu. Ở các nước phát triển, các bạn của em tuy được nâng niu chìu chuộng nhưng luôn luôn bị giam lỏng trong nhà kính. Còn chúng em may mắn hơn, được sống trong thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp, được hưởng không khí tự do. Điều vinh dự cho chúng em là đã góp phần nhỏ bé vào cuộc kháng chiến chống Mỹ trên đường mòn Hồ Chí Minh. Chúng em đã tô điểm cho cuộc sống tươi đẹp của các chú bộ đội và các cô giao liên.”

Vừa lúc đó thì em đột nhiên tỉnh dậy. Xugn quanh em không biết từ đâu lại thoang thoảng mủi thơm dịu của những đóa hoa Phong Lan. Em chợt nhớ tới một câu nói của một nhà thực vật học người Nga: “Thiên nhiên đã hào phóng tặng cho họ Phong lan một vẻ đẹp lạ thường, và tính đa dạng của hoa đã làm sửng sốt con người từ những thời xa xưa cho đến ngày nay".
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

bạn có thể làm thêm 1 số bài ăn thuyêt minh ề danh lam thăng cảnh dc ko
hoặc thuyết minh về bài con mèo , càng tôt
nếu dc cho mình cảm ơn truoc nha^^
 
Z

zucchini

Đề danh lam thắn cảnh mình làm trên giấy nháp, chưa có thời gian đánh máy. Còn đề di tích lịch sử mình làm hok hay lắm, nên ngại post. Bạn mún tham khảo thỳ mình post lên cho nà


Đề 4: Di tích lịch sử

Tôi được xây dựng cách đây non một ngàn năm, được chứng kiến rất nhiều đổi thay của non sông Việt Nam. Người Việt thường biết đến tôi dưới tên gọi: Chùa Một Cột.
Sở dĩ tôi có cái tên đặc biệt đó là vì tôi chỉ có một cột làm trụ. Tôi sống giữa một hồ sen trong khu vườn Tây Cấm thật thơ mộng. Tôi được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông và theo sự gợi ý của nhà sự Thiền Tuệ. Vào năm tôi ra đời, tức năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng. Vì thế các nghệ nhân làm tôi trông giống như một tòa sen, nên người ta thường gọi dưới cái tên khác là Liên Hoa Đài. Sau khi xây dựng, nhà vua còn cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế tôi còn được mang tên là Diên Hựu.
Cả thân tôi đều được làm bằng gỗ, phía trong có tượng Phật bà Quan Âm. Mái đầu tôi hình vuông, làm bằng ngói, hơi cong ở mỗi góc, trên có lưỡng long triều nguyệt, chiều dài mỗi cạnh chừng 3m. Còn cây cột độc nhất của tôi có đường kính 1,2m, chiều cao cột thì chừng 4m, chưa kể phần ngập dưới hồ. Cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên.
Từ khi được xây dựng cho đến nay, tôi được tu sửa rất nhiều lần, vì thế diện mạo của tôi hiện nay khác xưa nhiều lắm. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho dựng một ngọn bảo tháp cạnh tôi và cho trùng tu tôi lại. Đến năm 1108, Ỷ Lan phu nhân sai đúc một cái chuông rất to, nặng một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Quả chuông này có thể sánh chung với tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh thời đó, vì thế nó đối với tôi đáng giá vô cùng. Nhưng chỉ tiếc tôi hèn mọn, không thể giữ chuông bên mình vì quá nặng, để dưới đất thì nó lại đáng không kêu. Vì thế người ta đành chuyển nó vào một thửa ruộng sâu nơi tôi ở. Đặc biệt thửa ruộng này có nhiều rua, nên chuông còn có tên là “Quy Điền chung”. Tiếc là quả chuông quý giá ấy lại bị phá hủy vào năm 1426, khi quân Minh xâm lược nước ta vì không còn vũ khí nên đã phá chuông lấy đồng. Quân Minh thua, đất nước ta lại được hưởng nền thịnh trị thái bình nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa.
Trước đây, tôi từng được xem là một ngôi Quốc tự và là một nơi rất linh thiêng.
Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng tư âm lịch, nhà vua lại đến chỗ tôi làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội.
Tương truyền rằng khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến chỗ tôi cầu nguyện. Một đêm, Vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Đến nay vào những dịp lễ Tết hay ngày Rằm, mùng Một nhiều khách thập phương nườm nượp đến chỗ tôi cầu nguyện và thăm quan. Điều quan trọng nhất là ngày 4 tháng 5 năm 2006, tôi được ghi vào sách kỷ lục Ghiness Việt Nam với danh hiệu “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”
Thiền sư Huyền Quang đã có thơ vịnh chùa Diên Hựu:
Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn
Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt tan
In ngược hình chim, gương nước lạnh
Sẫm đô bóng tháp, ngón tiêu hàn
 
  • Like
Reactions: WindyTA
Z

zucchini

Đề danh lam thắn cảnh mình làm trên giấy nháp, chưa có thời gian đánh máy. Còn đề di tích lịch sử mình làm hok hay lắm, nên ngại post. Bạn mún tham khảo thỳ mình post lên cho nà


Đề 4: Di tích lịch sử

Tôi được xây dựng cách đây non một ngàn năm, được chứng kiến rất nhiều đổi thay của non sông Việt Nam. Người Việt thường biết đến tôi dưới tên gọi: Chùa Một Cột.
Sở dĩ tôi có cái tên đặc biệt đó là vì tôi chỉ có một cột làm trụ. Tôi sống giữa một hồ sen trong khu vườn Tây Cấm thật thơ mộng. Tôi được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông và theo sự gợi ý của nhà sự Thiền Tuệ. Vào năm tôi ra đời, tức năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng. Vì thế các nghệ nhân làm tôi trông giống như một tòa sen, nên người ta thường gọi dưới cái tên khác là Liên Hoa Đài. Sau khi xây dựng, nhà vua còn cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế tôi còn được mang tên là Diên Hựu.
Cả thân tôi đều được làm bằng gỗ, phía trong có tượng Phật bà Quan Âm. Mái đầu tôi hình vuông, làm bằng ngói, hơi cong ở mỗi góc, trên có lưỡng long triều nguyệt, chiều dài mỗi cạnh chừng 3m. Còn cây cột độc nhất của tôi có đường kính 1,2m, chiều cao cột thì chừng 4m, chưa kể phần ngập dưới hồ. Cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên.
Từ khi được xây dựng cho đến nay, tôi được tu sửa rất nhiều lần, vì thế diện mạo của tôi hiện nay khác xưa nhiều lắm. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho dựng một ngọn bảo tháp cạnh tôi và cho trùng tu tôi lại. Đến năm 1108, Ỷ Lan phu nhân sai đúc một cái chuông rất to, nặng một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Quả chuông này có thể sánh chung với tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh thời đó, vì thế nó đối với tôi đáng giá vô cùng. Nhưng chỉ tiếc tôi hèn mọn, không thể giữ chuông bên mình vì quá nặng, để dưới đất thì nó lại đáng không kêu. Vì thế người ta đành chuyển nó vào một thửa ruộng sâu nơi tôi ở. Đặc biệt thửa ruộng này có nhiều rua, nên chuông còn có tên là “Quy Điền chung”. Tiếc là quả chuông quý giá ấy lại bị phá hủy vào năm 1426, khi quân Minh xâm lược nước ta vì không còn vũ khí nên đã phá chuông lấy đồng. Quân Minh thua, đất nước ta lại được hưởng nền thịnh trị thái bình nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa.
Trước đây, tôi từng được xem là một ngôi Quốc tự và là một nơi rất linh thiêng.
Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng tư âm lịch, nhà vua lại đến chỗ tôi làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội.
Tương truyền rằng khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến chỗ tôi cầu nguyện. Một đêm, Vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Đến nay vào những dịp lễ Tết hay ngày Rằm, mùng Một nhiều khách thập phương nườm nượp đến chỗ tôi cầu nguyện và thăm quan. Điều quan trọng nhất là ngày 4 tháng 5 năm 2006, tôi được ghi vào sách kỷ lục Ghiness Việt Nam với danh hiệu “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”
Thiền sư Huyền Quang đã có thơ vịnh chùa Diên Hựu:
Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn
Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt tan
In ngược hình chim, gương nước lạnh
Sẫm đô bóng tháp, ngón tiêu hàn
 
N

nguyenvanhieu1995

neu ban gioi van thi hay giup minh tim nhung cau tho noi ve phong cach ho chi minh

thanks........................
 
C

chihieu112

làm có mỗi 1 cách thôi à?dù sao cũng cám ơn bạn..............................
 
Z

zucchini

Cô mình nói fải có biện pháp nghệ thuật mới đc điểm tối đa, mình nặn đc bao nhju í thuj, còn ai mún lấy văn bản gốc (chưa kết hợp với biện fáp nghệ thuật) thỳ mình share
 
C

cobecute

neu ban gioi van thi hay giup minh tim nhung cau tho noi ve phong cach ho chi minh

thanks........................
mình hok bít cái này có thể giúp j` cjho bạn hok nhưng trong bài giảng của cô văn trên lớp cô có lấy một số câu như sau
_trang phục :
Bác hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà​
_món ăn​
Bác thương để lại đĩa thịt gà
Ăn hết mấy quả cà xứ nghệ
Tránh nói to mà đi rất nhẹ​
tư trang​
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn​
 
L

lechanhthanhtung

Đề 1: thuyết minh về một loài cây
Trong họ hàng cây lương thực, có lẽ cây lúa chúng tôi là gắn bó nhiều nhất với con người, đặc biệt là người Việt Nam các bạn. Chúng tôi là biểu tượng của ngành nông nghiệp, của nền văn minh lúa nước lâu đời, và cũng là hiện thân tinh thần trong đời sống của người Việt Nam.
Họ lúa chúng tôi là loài thân cỏ, ngắn, chỉ dài khoảng 50-60cm. Hai cánh tay là chiếc lá lúa rất dài và cong. Khi đang thì con gái, hai cánh tay ấy xanh mướt, tràn trề sức sống. Còn khi đã trưởng thành, hai cánh tay lại chuyển sang màu vàng, ôm lấy những hạt lúa no tròn bên trong. Chúng tôi sống với nhau như anh em ruột thịt, còn cha mẹ chúng tôi là những bác nông dân cần cù sớm hôm. Các bác nông dân đã không quản cực khổ, chăm sóc chúng tôi từ ngày gieo mạ, rồi ra sức vun xới để chúng tôi cứng cáp mà chống trọi với đời. Ở nơi đất quá chua, các bác lại phải khử chua đất để chúng tôi có thể sinh sống. Công chăm sóc của các bác đối với chúng tôi thật không thể diễn tả !
Họ hàng chúng tôi rất đông, phân bố gần như khắp cả dải đất hình chữa S của các bạn. Từ những cánh đồng lúa ven châu thổ sông Hồng hay sông Cửu Long, ngày ngày được phù sa bồi đắp cho đến những cánh đồng lúa dạng bậc thang ở các vùng cao. Họ hàng chúng tôi cũng rất đa dạng, như lúa chiêm, lúa nước, cả những giống lúa lạ như lúa nổi, lúa trời…mỗi loại thích ứng với khí hậu từng miền khác nhau. Ở nơi chúng tôi sống còn có những con mương, những trạm bơm nước, để tưới những dòng nước mát cho trong những buổi trưa hè nóng nực.
Trong bữa cơm hằng ngày của người Việt, không thể thiếu vắng những hạt gạo trắng thơm của chúng tôi. Hạt gạo mang rất nhiều chất dinh dường cần thiết cho con người, nhất là trong lớp vỏ cám bọc bên ngoài chứa rất nhiều vitamin B1. Những hạt gạo này cũing đã đi vào truyền thuyết Bánh chưng bánh giày mà bất cứ người Việt Nam nào cũng biết. Chuyện kể về chàng Lang Liêu được thần báo mộng, đem gạo ra làm loại bánh có tên là bánh chưng, bánh giầy để biếu vua cha. Giữa bao sơn hào hải vị, hai thứ bánh dân dã ấy đã được chọn để cúng trời đất, thần linh như muốn tôn vinh giá trị của hạt gạo, giá trị của cây lúa chúng tôi trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, gạo còn được dùng làm xôi, cơm nếp thơm ngon hay rượu nếp nồng nàn mùi thơm quyến rũ. Đặc biệt, gạo xuất khẩu đem lại không ít nguồn lợi cho nông dân nói riêng, nền kinh tế đất nước của các bạn nói chung. Nhắc đến lúa non không thể không nhắc đến cốm – một sản phẩm được dân tặng bởi những cây lúa non trong họ hàng chúng tôi. Cốm – thức quà mộc mạc giản dị mà thanh khiết. Ăn cốm từ từ, chậm rãi sẽ cảm nhận được sự cao quý, thanh cao của cây lúa non trong nó. Họ hàng chúng tôi cũng cung cấp nguyên liệu để làm một số sản phẩm khác như: tấm dùng để sản xuất tinh bột, phẩm mịn.; cám dùng làm thức ăn gia súc, gia cầm và làm dược phẩm chữa tê phù; dầu cám cho chất lượng cao làm sơn, xà phòng; trấu để nuôi trồng nấm, làm men, chất đốt; thân lúa phơi khô làm rơm, rạ làm chất đun. . Nói đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu vì sao gọi nhà Lúa chúng tôi là người bạn thân thiết của nông dân rồi chứ!
Ngay cả đời sống tinh thần của người Việt, họ hàng lúa chúng tôi cũng góp một phần không nhỏ. Trải qua bao nhiêu thời kì lịch sử, chúng tôi vẫn gắn bó khăng khít với người dân Việt Nam. Lúa chúng tôi cũng được coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Trước kia Việt Nam là một nước thuần nông, cây lúa nước đóng vai trò chính trong nền kinh tế. Trong thời kì trước đổi mới, ở các HTX luôn có phong trào trồng lúa giỏi đạt năng suất cao, những cánh đồng năm tấn đã tạo nên khí thế lao động thi đua nhộn nhịp. Hình ảnh chúng tôi cũng đã đi vào các bài thơ, bài hát, cũng như đã trở thành một đề tài đấy hứng thú cho các nhà thơ, nghệ sĩ sáng tác. Hạt gạo cũng đi vào bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Trong lời ru của mẹ cũng có hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông cùng cánh cò bay lả bay la
Như các bạn đã biết cây lúa là không thể thiếu cho nhân dân Việt Nam ta,mỗi cây lúa là một sinh mạng sống của nhân loại,hạt lúa là hạt vàng,hạt gạo là hạt ngọc của nhân dân thần nông việt ta.Cây lúa là một biết tượng cao quý trong ngành nông việt nam ta
 
L

lechanhthanhtung

Kết Bài Thuyết minh Cây Lúa nè

Đề 1: thuyết minh về một loài cây
Trong họ hàng cây lương thực, có lẽ cây lúa chúng tôi là gắn bó nhiều nhất với con người, đặc biệt là người Việt Nam các bạn. Chúng tôi là biểu tượng của ngành nông nghiệp, của nền văn minh lúa nước lâu đời, và cũng là hiện thân tinh thần trong đời sống của người Việt Nam.
Họ lúa chúng tôi là loài thân cỏ, ngắn, chỉ dài khoảng 50-60cm. Hai cánh tay là chiếc lá lúa rất dài và cong. Khi đang thì con gái, hai cánh tay ấy xanh mướt, tràn trề sức sống. Còn khi đã trưởng thành, hai cánh tay lại chuyển sang màu vàng, ôm lấy những hạt lúa no tròn bên trong. Chúng tôi sống với nhau như anh em ruột thịt, còn cha mẹ chúng tôi là những bác nông dân cần cù sớm hôm. Các bác nông dân đã không quản cực khổ, chăm sóc chúng tôi từ ngày gieo mạ, rồi ra sức vun xới để chúng tôi cứng cáp mà chống trọi với đời. Ở nơi đất quá chua, các bác lại phải khử chua đất để chúng tôi có thể sinh sống. Công chăm sóc của các bác đối với chúng tôi thật không thể diễn tả !
Họ hàng chúng tôi rất đông, phân bố gần như khắp cả dải đất hình chữa S của các bạn. Từ những cánh đồng lúa ven châu thổ sông Hồng hay sông Cửu Long, ngày ngày được phù sa bồi đắp cho đến những cánh đồng lúa dạng bậc thang ở các vùng cao. Họ hàng chúng tôi cũng rất đa dạng, như lúa chiêm, lúa nước, cả những giống lúa lạ như lúa nổi, lúa trời…mỗi loại thích ứng với khí hậu từng miền khác nhau. Ở nơi chúng tôi sống còn có những con mương, những trạm bơm nước, để tưới những dòng nước mát cho trong những buổi trưa hè nóng nực.
Trong bữa cơm hằng ngày của người Việt, không thể thiếu vắng những hạt gạo trắng thơm của chúng tôi. Hạt gạo mang rất nhiều chất dinh dường cần thiết cho con người, nhất là trong lớp vỏ cám bọc bên ngoài chứa rất nhiều vitamin B1. Những hạt gạo này cũing đã đi vào truyền thuyết Bánh chưng bánh giày mà bất cứ người Việt Nam nào cũng biết. Chuyện kể về chàng Lang Liêu được thần báo mộng, đem gạo ra làm loại bánh có tên là bánh chưng, bánh giầy để biếu vua cha. Giữa bao sơn hào hải vị, hai thứ bánh dân dã ấy đã được chọn để cúng trời đất, thần linh như muốn tôn vinh giá trị của hạt gạo, giá trị của cây lúa chúng tôi trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, gạo còn được dùng làm xôi, cơm nếp thơm ngon hay rượu nếp nồng nàn mùi thơm quyến rũ. Đặc biệt, gạo xuất khẩu đem lại không ít nguồn lợi cho nông dân nói riêng, nền kinh tế đất nước của các bạn nói chung. Nhắc đến lúa non không thể không nhắc đến cốm – một sản phẩm được dân tặng bởi những cây lúa non trong họ hàng chúng tôi. Cốm – thức quà mộc mạc giản dị mà thanh khiết. Ăn cốm từ từ, chậm rãi sẽ cảm nhận được sự cao quý, thanh cao của cây lúa non trong nó. Họ hàng chúng tôi cũng cung cấp nguyên liệu để làm một số sản phẩm khác như: tấm dùng để sản xuất tinh bột, phẩm mịn.; cám dùng làm thức ăn gia súc, gia cầm và làm dược phẩm chữa tê phù; dầu cám cho chất lượng cao làm sơn, xà phòng; trấu để nuôi trồng nấm, làm men, chất đốt; thân lúa phơi khô làm rơm, rạ làm chất đun. . Nói đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu vì sao gọi nhà Lúa chúng tôi là người bạn thân thiết của nông dân rồi chứ!
Ngay cả đời sống tinh thần của người Việt, họ hàng lúa chúng tôi cũng góp một phần không nhỏ. Trải qua bao nhiêu thời kì lịch sử, chúng tôi vẫn gắn bó khăng khít với người dân Việt Nam. Lúa chúng tôi cũng được coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Trước kia Việt Nam là một nước thuần nông, cây lúa nước đóng vai trò chính trong nền kinh tế. Trong thời kì trước đổi mới, ở các HTX luôn có phong trào trồng lúa giỏi đạt năng suất cao, những cánh đồng năm tấn đã tạo nên khí thế lao động thi đua nhộn nhịp. Hình ảnh chúng tôi cũng đã đi vào các bài thơ, bài hát, cũng như đã trở thành một đề tài đấy hứng thú cho các nhà thơ, nghệ sĩ sáng tác. Hạt gạo cũng đi vào bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Trong lời ru của mẹ cũng có hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông cùng cánh cò bay lả.
Cây Lúa là một nhân vật hết sức trong đời sông tinh thần lẫn vật chất dân ta,hạt lúa là hạt vàng,hạt gạo là hạt ngọc trời cho.Dù đi đâu về đâu cũng đừng quên rằng mình xuất thân bằng nghề nông,và hãy giúp cho cây lúa càng ngày càng xanh đẹp hơn
 
Q

quabitron

cứu mình với

các bạn ơi cứu mình với cô mình bắt mình làm bài văn thuyết minh về cây dừa có sử dụng biện pháp nghệ mà mình đang bí đây các làm ơn giúp mình nha cảm ơn nhìu lắm.
làm ơn giúp mình nhanh nha thứ 3 này mình kiểm tra rùi giúp mình nha!!!!!!!
 
K

kieulinh_ntb

*Mở bài : Giới Thiệu về cây lúa :
- Trong n~ bữa ăn hàng ngày , n~ loại quà bánh dân dã ; những bữa yến tiệc sang trọng , hay đơn giản chỉ trên những cánh đồng làng quê VN , đâu đâu ta cũng thấy hình ảnh cây lúa
"Ðứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Ðứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông...
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. "
* Thân bài
- Nguồn gốc : cây lúa nước vốn có nguồn gốc từ loài lúa hoang dã và phải qa hàng nghìn , hàng vạn năm lai tạo , thuần dưỡng thì mới trở thành cây lúa như hiện nay .
- Phân loại : Cây lúa đc chia làm 2 loại chính : lúa nếp và lúa tẻ
+ Lúa nếp : hạt bầu ,
loveummvt: tròn , mẩy , gạo màu trắng đục , hoặc trắng sữa . Độ dẻo thơm hơn gạo tẻ , song ăn nhanh ngấy .
+ Lúa tẻ : hạt thuôn dài , gạo màu trắng trong và là lương thực chính trong các bữa ăn hàng ngày .
- Đặc đ? cấu tạo :
+ Cây lúa thuộc hệ thực vật , thân thẳng bộ rễ chùm , nhóm cây hạt kín .
+ Thân lúa rỗng , có đốt .
+ Lá lúa hình kiếm , mặt ráp , sắc nhọn , có gân song song .
+ Bẹ lá : ôm lấy thân cây tạo thành nhiều lớp .
+ Cây lúa trưởng thành có chiều cao trung bình từ 70-80m
- Đặc đ? sinh trưởng : Vòng đời của cây lúa từ hạt thóc giống đến khi cho thu hoạch trải qa nhiều thời kì sinh trưởng vs nhiều công đoạn
+ Ngân ủ giống : ng` ta chọn n~ hạt thóc tốt , thuần chủng
loveummvt: , đc phơi khô , quạt sạch , bảo quản kĩ càng từ mùa trước , cho vào thúng hặoc bao tải , ngâm trog nước với tỉ lệ " 3 sôi 2 lạnh " . Khi hạt nảy mầm thì lấy đem gieo .
+ Gieo mạ : Người nông dân làm đất ở những thửa ruộng quen , chuyên dùng để gieo mạ , thậm chí họ trải cả ni - lon , đổ đất bùn trên sân kho để đem gieo , thế mới có câu : " Khoai ruộng lạ , mạ ruộng quen " . Khi cây mạ cao tầm gang tay ( 15-20 cm ) thì nhổ mạ đem cấy .
+ Cây lúa đc cấy theo khóm thẳng hàng , cách đều nhau để đảm bảo đủ ánh sáng , mỗi khóm gồm vài dánh mạ . Một thời gian lúa bén rễ để nhánh qua thì con gái và bắt đầu làm đòng . Lúa trổ đòng , ngậm sữa và bắt đầu uốn câu . Khi hạt t
loveummvt: thóc ngả sang màu vàng là báo hiệu 1 mùa thu hoạch . Cây lúa thuộc loài sinh sản lưỡng tính , trc' đây khi nền kinh tế công nghiệp còn lạc hậu , mỗi năm người nông dân chỉ thu hoạch đc hai vụ lúa là vụ chiêm và vụ mùa . Nhưng ngày nay , khoa học kĩ thuật đã phát triển ta đã lai tạo đc nhiều giống lúa mới , rút ngắn thời gian sinh trưởng , chất lượng gạo tốt cho năng suất sao ~> số vụ trong năm tăng lên .
+ Nhiều giống lúa cao sản nổi tiếng : nông nghiệp 8 , nông nghiệp 203 , IR22 , Mộc Tuyền , Trân Châu lùn . Bên cạnh đó , ta vẫn duy trì đc nhiều giống lúa đặc sản như : tám thơm ( Hải hậu - Nam Định ) , nếp cái hoa vàng ( Hải Phòng - Thái Bình ) , nếp cẩm ( Hòa bình - Tây Bắc )
+ Đê
loveummvt: có được hạt thóc , hạt gạo người nông dân đã phải vất vả , một nắng hai sương vì cây lúa đòi hỏi rất nghiêm ngặt về nhiệt độ , độ ẩm , ánh sáng , chế độ dinh dưỡng vì thế ng` nông dân phải thức khuya dậy sớm : làm đất , bón phân , tát nưóc , làm cỏ , phòng trừ sâu bệnh ... ít ai hiểu đc muôn nỗi đắng cay của ng` làm ra hạt lúa :
" Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm 1 hạt , đắng cay muôn phần . "
- Tác dụng , ích lợi :
+ Hạt gạo từ cây lúa là nguồn lương thực chính ko thể thay thế đối vs ng` dân Việt Nam .
+ Qua bàn tay khéo léo của ng` lao động nhiều món từ lúa gạo ngon bổ dưỡng như : bánh nếp , bánh tẻ , bánh trôi , bánh tray ... và 1 thứ của lúa non là Cốm .
loveummvt: + Hạt gạo còn được xuất khẩu ra nước ngoài , nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo .
+ Cây lúa đã hiến dâng tất cả cho con người : Lá lúa , thân lúa ( rơm , rạ ) để làm thức ăn cho trâu bò , để bón ruộng , lợp nhà , để làm chổi .
- Ý nghĩa lịch sử , văn hóa , xã hội :
+ Trong n~ di chỉ khoa cổ của ng` Việt đã có dấu tích n~ hạt lúa
+ Trong các truyền thuyết của thời đại vua HÙng cũng có mặt của cây lúa ( Sự tích bánh chưng , bánh dày ; Thánh Gióng )
+ Nước ta nằm trog khu vực nền văn minh lúa nước cùng với các nước Đôg Nam Á . Cờ của hiệp hội các nước Đôg Nam Á là hình ảnh của 1 bó mạ .
* Kết bài :
- Cây lúa là hình ảnh mến thương
loveummvt: nhất , đẹp đẽ nhất trog đời sống tâm hồn tình cảm của ng` VN :
" Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn "
- Trong tương lai cây lúa vẫn cung cấp nguồn lương thực chủ yếu .[/B]
 
H

huyvip9x1999

Bạn tham khảo bài này nhé:

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới.

Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".

Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..

- Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.

Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...

Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

Dưới đây là 1 đoạn thuyết minh về cây lúa mà mình sưu tầm được,bạn có thể tham khảo thêm:

Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa nước.

Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau

Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc,lúa cũng là cây lương thực chính của người dân VN nói riêng và người dân châu á nói chung.Cây lúa ,hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân VN coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa,chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác.Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế,xã hội mà còn có giá trị lịch sử,bởi lich sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc VN,in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước.Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.

Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước,hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc.....cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả nước.
 
T

tobynguyen

các bạn giúp mình làm đề danh lam thắng cảnh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật với :( mai mình nộp bài rồi.
 
Top Bottom