Phân tích bài thơ nói với con

D

diemhang307

Phân tích bài thơ nói với con của Y Phương(Phân tích thật kĩ nội dung và nghệ thuật giúp mình)


Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:
Chân phải....
....tiếng cười.
Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm sung sướng, tự hào.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
...........tấm lòng
Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sứong nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:
Cha mẹ ...
....trên đời
Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
Người đồng mình thương lắm con ơi
...........Không lo cực nhọc
Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : "không chê...không chê....không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.
Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:
Người đồng mình thô sơ da thịt
.......Nghe con
Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn... nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến wá.
Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống .
 
T

tuanh038

chị có cái dàn ý này, em tự viết bài nhé^^
- tìm những ý chính bộc lộ tình cảm của cha đối với con qua lời dăn=> fân tích hìnhảnh , chi tiết để từ đó có những cảm nhận, đnáh giá về vấn đê
- tình cảm yêu thương, nâng niu, chăm sóc và chờ đón con
- cha nhắc nhở con về truyền thống tốt đẹp của quê hương, của ngưòi đồng mình, từ đó cha mong con biét sống mạnh mẽ, có ý chí , biết tự lập, làm giàu đẹp quê hương
- cha gửi gắm vào con niềm tin, niềm hy vọng con sẽ lớn khôn và không bé nhỏ trước cuộc đời
vì đêy là văn fân tích nên khi làm bài em, nhớ dân câu thơ vào để làm rõ náh
nhớ fân tích thơ nữa đó
^^
 
R

ruoi_vip

NÓI VỚI CON

Viết về tình cảm gia đình, quê hương và ước vọng của cha mẹ gửi vào n~ thế hệ sau có n` tác phẩm. Trong số đó có những bài thơ đã trở nên hết sức quen thuộc với độc giả như “Quê Hương” của Đỗ Trung Quân, của Hoàng trung Thông. Mỗi nhà thơ luôn tìm lấy cho mình n~ hình thức khác nhau để diễn tả tình cảm nguyên sơ mà thắn thiết ấy. Y Phương trong bài thơ nói với con đã mượn cách hiểu, cách cảm, cách biểu hiện của ng miền núi để tâm tình, dặn dò, chia sẻ với con lòng tự hào về con ng và quê hương yêu dấu của mình.
“Nói với con” ko phải là 1 bài thơ dài nhưng những điều mà nhà thơ muốn diễn tả ko phải là nhỏ bé: lòng yêu thương con cái, ước mong con sẽ tiếp nối truyền thống quý báu, cao đẹp của quê hương. Trong cái “khoảng ko dài đó” của n~ dòng thơ, nhà thơ đã diễn tả tình cảm đó 1 cách xúc động bằng n~ hình ảnh cụ thể, mộc mạc mà nói được nhiều điều, đồng thời góp phần làm nên điểm độc đáo cho bài thơ.
Trong hình thức những lời tâm tình với con, ng cha muốn con ghi nhớ, khắc sâu vào lòng biết ơn cội nuôi dưỡng cuộc sống và tâm hồn mỗi ng cũng như lòn tự hào về n~ phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng, của truyền thống quê hương. Giọng điệu tâm tình nhiều lần vang lên thật tha thiết, ân cần trong n~ câu diễn tả tình cảm 1 cách trực tiếp trong bài thơ: “Ng đồng mình thương lắm con ơi, ng đồng mình yêu lắm con ơi”. Ngữ điệu cảm thán trong n~ câu này giúp ng đọc cảm nhận được cảm xúc và niềm tự hào được bộc lộ ko giấu diếm của ng cha. Cách nói trc tiếp, mộc mạc nhưng giàu cảm xúc này gần gũi với cách diễn đạt tình cảm của ng miền núi nói chung. Từ sự phô bày những cảm xúc trong lời thơ, tác giả cuốn ng đọc vào cảm xúc của chính mình để cùng tự hào, cùng yêu quý quê hương và n~ con ng trên vùng quê ấy.
Trong quá trình diễn tả nội dung cảm xúc, tác giả đã sử dụng n~ hình ảnh thơ gần gũi với cách cảm, cách biểu hiện của các dần tộc vùng cao. N~ hình ảnh một bước chạm tiếng nói hai bước tới tiếng cừơi giúp cho độc giả cũng gần như chạm vào ko khí gia dình đầm ấm, vui tươi. Đây là yếu tố môi trường đầu tiên giúp con ng lớn lên với n~ đức tính cao đẹp mà ng cha luôn tự hào, yêu qúy.
Những hình ảnh gần gũi ko chỉ được dùg để diễn tả t/c gia đình mà còn góp phần dựng lên hoàn cảnh sống của n~ ng miền rừng: sống trên đá, tự đục đá kê cao quê hương. N~ hình ảnh này giúp chon g đọc hình dung được cuộc sống khó khăn có phần khắc nghiệt của con ng nơi đây đồng thời cũng nói lên ý chí cũng như vẻ đẹp tâm hồn của họ: tình cảm chung thuỷ với quê hương xứ sở. HÌnh ảnh “tự đục đá kê cao quê hương” bên cạnh yếu tốt tả thực còn mang vẻ đẹp tạo hình khoẻ khoắn, mạnh mẽ. Đó cũng là một phẩm chất tâm hồn mà các thế hệ luôn tự hào, mong ước đc phát huy bởi các thế hệ sau.
Ví von là 1 cách nói quen thuộc của ng việt. Đối với ng dân miền núi, cách nói này rất được ưa dùng. Ví von, so sánh luôn giúp cho việc nhận thức vấn đề dễ dàng hơn đồng thời cũng góp phânà tăng sức bc cho hình ảnh thơ. N~ hình ảnh “sống như sông, như suối”-“lên thác xuống ghềnh” gợi nhắc tới môi trường sống có phần khắc nghiệt, khó khăn, nhưng cũng gợi lên phẩm chất ngang tàn, khoáng đạt, mạnh mẽ của cong ng sống trên vùng đất ấy.
Bên cạnh n~ hình ảnh cụ thể, trong bài thơ “Nói Với Con” còn có n~ hình ảnh rất khó phân tích thành lời cho hoàn toàn rõ nghĩa. N~ hình ảnh này nhiều khi chỉ có thể hiểu mà khó diễn đạt. N~ hình ảnh con đường cho n~ tấm lòng hay cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn rất mơ hồ, khó điễn đạt rành mạch nhưng ng đọc vẫn thấm được cái hồn, cái thần của nó. Đây cũng là 1 điểm thường gặp trong thơ ca miền núi, ở n~ bài thơ của các tác giả tiêu biểu như Bạc Văn Ùi, Lò Ngân Sủn.
Như vậy. trong bài thơ “Nói Với Con” n~ phương tiện ngôn ngữ, n~ hình thức diễn đạt của ng miền núi đã góp công lớn trong việc diễn tả n~ tình cảm thiêng liêng của con ng sinh sống ở miền đất này. Đó là n~ dấu hiệu nghệ thuật đặc sắc của bài tơ đồng thời cũng góp phần tạo nên một tiếng độc đáo về tình cảm gia đình, Tình cảm quê hương trong làng thơ VN.
 
L

lovelypig_nah

Bài này em thực sự rất cần mà sách tham khảo phân tích không kĩ lắm.Mọi người tích cực đóng góp ý kiên giúp em.Và giúp em phân tích cả bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và bài đoàn thuyền đánh cá
 
D

doigiaythuytinh

Mình có dàn ý bài ĐTĐC. bạn đọc thử xem sao:
1. MB: giới thiệu tg, tp (cái ne` thì dex rui`)
- Khái quát nghệ thuât: bài thơ có nhiều hình ảnh liên tưởng, tượng phong phú
- Tóm tắt nghệ thuật:Bài thơ ca ngợi biển quê hương giàu đpẹ, ca ngợi tinh thần phấn khởi, hăng say lao động của con người mới, cuộc sống mới. Qua đó, tác giả bộc lộc niêè vui, niềm tự hào trước đất nước và cuộc sống
2 Thân bài:
* Mở đầu bài thơ, tác giả tái hiện cảnh ĐTĐC ra khơi:
" Mặt trời....gió khơi"
-hình ảnh ss mặt trời như hòn lửa
--> Mặt trời như một khối lửa khổng lồ đang từ từ lăn xuống biển khơi hắt lên những tia nắng cuối cùng tọa nên một ánh chiều hoàng hôn vừa đpẹ vừa thơ mộng
-Hùnh ảnh nhân hóa :" Sóng đã cài then đêm sập của"
--> Vũ trụ như ngôi nhà lớn mà màng đêm là cánh của ,những làn làn sóng là then cài
- cả hai câu thơ đầu là màng đêm xuống, vũ trụ đi vào trạngt hái nghỉ ngơi yên tĩnh. Biển cả trở nên mênh mông, bí ẩn, đầy thách thức
-Đối lâạ với không gian ấy là cảnh " đoàn thuyền đnáh cá lại ra khơi" gợi tả cuộc sống khẩn trương, không co tg nghỉ ngơi cảu người dan chài.
- từ "đoàn thuyền đánh cá" và "llại" gợi tả một công việc đc lặp đi lặp lại thường nhật, nhịp điệu lao động của người dân chài ổn đinh , đi vào nền nếp hòa bình
-HÌnh ảnh thơ lãng mạng " câu hát căng buồm" thể hiện niểm phấn khởi, hăm hở, hăng say của người đi đnáh cá
- Như vậy , người dân chài ra khơi đnáh cá nhờ có buồm của gió và buòom cảu lòng người. Câu hát là động lực giúp đay thuyền ra khơi xa, băng băng trên sóng nước, th và con người hòa vào nhau
* Khổ thơ thư 2 là hình ảnh ss, ấn dụ:" như đoàn thoi:,"cá bạc":dệt biẻn""dệt lưới".ĐÓ là một liên tưởng phong phú. Noọi dung loìư hát ca ngợi biển, gởi gắm khao khát bắt đc nhiều cá, lời hát nư lời mời gọi cá vào lwói thân thiết, mời gọi mọi người bắt tay vào lao động
" hat răng......đòan cá ới !"
* Ở khô rhtơ thú3, tg sử dụng hình ảnh thơ kì vĩ, khoáng đạt, đầy chất lãng mạng. Goị tả đoàn thuyền ra đi có gió làm lái, có tranưg làm buồn, khi lươt gío vào đại dương, khi hcam jvào mât trời. Ch tỏ thiên nhiên và con người như hòa quyện vào nhau tạo nên một vẻ đpẹ thần tiên
- Hình ảnh " Ra đạu dặm xa dò bụng biển" và "dàn dang thế trận lưới vây giăng" cho thấy người lao đọng làm chủ tn, làm chủ biển cả, tự tin khai thác tiềm năng của biển cả
" Thuyền ta....vây giăng"
* Khổ thơ thứ tư tiếp tục vẽ nên cảnh biển đẹp, biển giàu. Banừg bp liệt kê, điệp ngữ gợi lên một sự phong phú, giàu có nhiều chủng loại cảu sản vật
-HÌnhảnh thơ giàu sức gợi cảm. Cá song có vẩy đen, vẩy hồng lượn mình uyển chuyển dưới ánh trăng như 1 ngọn đuôc lung linh , đây fmàu săc. Đuôi cá quẫy vào ánh tranưg tạo nên ột vẻ đẹp huyền diệu
-Hìnhnảh nhân hóa" đêm thở sao lùa", tiếng sóng vỗ rì rào và nhịp thủy triều lên xuống là nhịp thở của đêm trong biển cả. Sao phản chiếu xuống mặt nước, từng dơt đc sóng lùa xô vào bãi cát:
" Cá nhụ.....Hạ Long"
(chỗ này bạn có thể nêu thêm một ít cảm nhân của minh)
* Khổ thơ thứ 5 là lời hát tả công việc đánh bắt cá, vất vả mà thi vị cải ngưòi dân chài và lời ca ngợi biển quê hương:
"ta hát....buổi nào"
- Biện pháp dảo ngữ,"ta" đ clặp lại gợi lên niềm lạc quan, phấn khởi, hăng say lao động, hình ảnh thơ lãng mạn, giàu sức liên tưởng:
" Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao"
- Câu thơ diẽn tả vầng trăng in bóng xuống biển, ánh trăng tan ra thoe nhịp sóng vỗ vào mạn thuyền như thể trăng đã gõ nhipđủoi cá vào lưới. Công việc vất vả thế nhưng người đnáh cá vẫn thấy vui
- HÌnh ảnh ss biển như vũ trụ. Tác gải cho thấy ranừg biển rất bao dung, độ lượng, nhân hậu nuôi sống con ngươi, đem lại hạnh phúc no ấm cho họ nhưnlòng mẹ bao la.
- Lời áht ca ngợi biển we hương, thê rhiện tình yêu biển, tự hào vo\ề sự giàu đpẹ của biển cả
* Khổ thhơ thứ6 tiếp tục tái hiện hình ảnh người lao động avf thành quả lao động cảu họ:
" Sao mờ....dón năg hòng
- HÌnhnảh sao mờ gợi tả thời gian lúc gần sáng
- Cụm từ" kéo lưói"" kịp trơidf sáng" cho thấy người lđ làm việc khẩn tủơnưg nhiệt tình hăng say
- Hình ảnh keo xoan tâạc tả vẻ đọe người lao đong, cánh tay rắn chăc, bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, bức trnah ngư dân đầy sức sống, vẻ đpẹ khỏe khoắn của người lđ mới
-HÌnh ảnh tả thực, ẩn dụ tươngtrưng " chùm cá nặng" là mẻ cá đày lưới, một mùa cá bội thu, thành quả lao động tốt đpẹ
- " vay bạc đuôi vang", đó là màu sắc cá dưới rạng đongtuyệt đpẹ, có gt to lớn như bac
* Sau cùng là cnảh đoàn thuyền đánh cá trở về:
" Câu hát....dặm phơi"
- Điệp khúc" câu hát căng buồm" đc lặp lại chẳng khác nào là 1 khúc ca khải hoàncủa người chiến thanứg. Nười đnáh cá ra di vói iềm phấn khởi, hào hứng, xong trở vê fcũng với tinh thân fhăm hở đó
- Hình ảnh" đoàn thuyển chạy đua cùng mặt trời"là một sự chạy dua cảu con người với thời gian
- Và bằng tinh thần hăng say, con người đã chiến thăng
- hai câu thơ cuối là hình ảnh gợi cảm, một ngày mới đang lên, một ngày mưói băt đàu cho thấy cuộc sống mới hạnh phcú.
-Hình ảnh" mắt cá huy hoàng muôn dăm phơi": đó là cảnh bội thu, đc màu và cũng alf cảnh sống ấm no, hạnh phúc cảu người dân chài
3 Kết bài: ban tụ lam nha! ( kết bài thì cũng dex ma`)


nếu thấy có ích thì cho mình 1 THANKS nha!
 
L

lovelypig_nah

ko kĩ được hơn hả bạn********************************************************????
 
R

ruoi_vip

Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm ra đời ngay tại chiến khu Trị – Thiên, trong những ngày kháng chiến chống Mĩ đang dần đến thắng lợi nhưng vẫn còn vô cùng gian khổ. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến hình ảnh những bà mẹ Tà-ôi giã gạo nuôi bộ đội đánh Mĩ, để cảm xúc từ hiện thực thăng hoa thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt. Bài thơ “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào trìu mến”.
Người mẹ trong thi ca từ sau cách mạng tháng Tám luôn là hình tượng trung tâm, có sự phát triển về tầm vóc và chiều sâu tình cảm tư tưởng, hài hoà riêng chung. Từ những người mẹ trong thơ Tố Hữu thời kì kháng chiến chống Pháp như bà Bầm, bà Bủ, bà mẹ Việt Bắc đến người mẹ trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, chúng ta đã từng được cảm nhận sự gắn kết giữa người mẹ với cách mạng và kháng chiến. Đến thời kì kháng chiến chống Mĩ, với tính chất quyết liệt gian khổ, chúng ta từng gặp những vẻ đẹp như hình tượng người mẹ đào hầm giấu hàng sư đoàn dưới đất ở Đất quê ta mênh mông của nhà thơ Dương Hương Ly. Có thể nói hình tượng người mẹ trong bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là sự kế thừa tốt đẹp những đặc trưng người mẹ quê hương – người mẹ chiến sĩ, tập trung những cảm xúc trong trẻo nhất của nhà thơ, gợi về vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào dân tộc theo kháng chiến. Không phải ngẫu nhiên khi phổ nhạc bài thơ này, nhạc sĩ Trần Hoàn đã đặt lại tựa đề là Lời ru trên nương, bởi lẽ chính những lời ru đã làm thành cấu tứ của bài thơ, dẫn dắt ta vào một thế giới mang đậm bản sắc riêng của người Tà-ôi. Bài thơ như là minh chứng của tấm lòng đồng bào dân tộc một lòng tin theo Đảng, , thương con thương bộ đội, thương yêu núi rừng nương rẫy làng bản, thương đất nước. Tình thương thành điệp khúc xuyên suốt theo nhịp chày của mẹ :
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Có lẽ đây là lời của nhà thơ, hàm chứa bao trìu mến dành cho chú bé Tà-ôi như muốn góp thêm bao thương mến hoà cùng khúc ru của mẹ. Hình ảnh ấy khiến người đọc bồi hồi nhớ lại những câu thơ viết về người mẹ Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp của nhà thơ Tố Hữu :
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Người mẹ chống Pháp và người mẹ chống Mĩ có những điểm tương đồng trong công việc. Nhưng ở Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh thơ này không xuất phát từ nỗi nhớ mà được cất lên ngay giữa hiện thực chống Mĩ. Nét đẹp của hình tượng được khơi lên từ tính chất công việc “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội”. Người mẹ được khắc hoạ trong từng chi tiết sống động nhất, nổi bật với tứ thơ thật đẹp :
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Tưởng như trong động tác của mẹ cũng đã ngân lên nhịp điệu ru ngọt ngào và nhịp đưa em đều đặn an bình như trên một cánh võng êm. Tác giả hoàn toàn không thi vị hoá mà bằng ngòi bút tả thực giúp người đọc nhận ra : mồ hôi mẹ nóng hổi, vai mẹ gầy – bao vất vả như đọng cả trên đôi vai mẹ. Mỗi khúc ru hiện lên hình ảnh mẹ trong nhiều tư thế cũng như công việc khác nhau : giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng… như hoàn chỉnh bức chân dung lao động khoẻ khoắn cũng như niềm hân hoan được hoà vào những công việc kháng chiến. Không những thế, qua những hình ảnh này, ta còn hình dung một nhịp sống bình thản của những người dân và cán bộ chiến sĩ ở chiến khu chống Mĩ. Mặc dù, trong thực tế, đây là nơi hứng chịu rất nhiều bom đạn kẻ thù và luôn phải đương đầu với những cuộc hành quân lùng sục “tìm và diệt”, càn quét hòng xóa sạch dấu tích của vùng chiến khu đầu mối Bắc – Nam này. Cuộc sống khó khăn thiếu thốn đòi hỏi phải tự cấp tự túc, tăng gia sản xuất, bảo đảm nuôi quân đánh giặc. Hình ảnh người mẹ giã gạo khiến ta lại liên tưởng đến những nhịp chày trong bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo của cố nhạc sĩ Xuân Hồng. Ở đâu cũng vậy, khi cách mạng được bao bọc, chăm chút bằng tất cả tình cảm yêu nước của nhân dân, khi biết dựa vào dân thì không sức mạnh tàn bạo nào của kẻ thù có thể khuất phục.
Gạo dành để nuôi quân, mẹ lại lên nương tỉa bắp, cùng với a-kay. Đàng sau hành động đó ẩn chứa vẻ đẹp của sự hi sinh, nhường cơm sẻ áo cho người cách mạng. Lòng mẹ bao dung lại được cảm nhận bằng bao tình cảm thương mến của nhà thơ :
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng
Lời thơ thật dịu dàng như ru sâu thêm giấc ngủ cho em cu Tai, như muốn sẻ chia những vất vả nhọc nhằn trong công việc của mẹ. Không gian mênh mang của vùng núi rừng tây Thừa Thiên như mở ra với ánh mặt trời lan toả khắp núi đồi. Nổi bật giữa khung cảnh là người mẹ Tà-ôi với công việc cần mẫn. Nhưng mẹ không hề đơn độc chính vì có mặt trời của mẹ – em cu Tai đang ngon giấc. Với cách ví von đặc sắc này, nhà thơ đã tạo nên liên tưởng về mối quan hệ mật thiết của con người với núi rừng, nương rẫy. Không có tình cảm gắn bó, không thể tạo được liên tưởng thú vị giữa hạt bắp với con nằm trên lưng. Mặt trời không gợi ra cảm giác về độ nóng, độ chói mà trở thành hình tượng biểu trưng cho nguồn sống mạnh mẽ. Mặt trời của bắp đem lại hạt mẩy hạt chắc. Mặt trời của mẹ – em cu Tai là hạnh phúc, nguồn sống của mẹ. Những chú bé Tà-ôi được tắm trong ánh sáng sẽ trở nên vạm vỡ săn chắc, ánh mặt trời hào phóng ban tặng cho mẹ những đứa con khoẻ mạnh của núi rừng. Hình tượng sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm đã đem lại những rung cảm thẩm mĩ đặc biệt.
Người đọc còn nhận ra tấm lòng mẹ mênh mông trong hình ảnh mẹ con không cách xa : Lưng đưa nôi và tim hát thành lời . Lời tim ngân nga suốt ba đoạn thơ thành điệp khúc dạt dào thương mến :
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay…
Khởi nguồn của mọi hành động cao cả bắt đầu từ tình yêu bình dị nhất. Điểm xuất phát của lời ru chính từ tấm lòng mẹ thương a-kay vô bờ bến này ! Còn tình thương nào bình dị, gần gũi mà sâu sắc bằng tình mẹ thương con ? Âm vang lòng mẹ cất thành lời ru, thành lời thơ đầy xúc cảm của Nguyễn Khoa Điềm, với những chiều liên tưởng gắn bó trực tiếp với từng công việc của mẹ, bộc lộ vẻ đẹp rất giản dị mà cao cả. Mẹ thương a-kay ! – rất ngắn gọn nhưng cũng rất đầy đủ, đẹp đẽ vẻ đẹp tâm hồn mẹ. Hơn thế nữa, đó là xuất phát điểm của những tình cảm thời đại : mẹ thương bộ đội. Có ranh giới nào của tình thương rất đầm ấm ấy không ?
Sự sống của a-kay cũng là tương lai của buôn làng. Bởi thế cũng rất tự nhiên khi mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói. Cuộc sống của người Tà-ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực thiếu thốn nhưng sức mạnh của tình thương sẽ giúp người mẹ vượt lên tất cả. Bàn tay mẹ cần mẫn tỉa bắp, gieo mầm sự sống với niềm mong mỏi thật bình dị : hạt bắp lên đều. Núi rừng, làng buôn và đứa con thân thương vô cùng với tâm hồn mẹ. Tình cảm yêu thương ấy còn thăng hoa trong những ước mơ về sự sống buôn làng. Đẹp thay và cũng dạt dào thương mến là lời thơ : Con mơ cho mẹ…hạt gạo trắng ngần, hạt bắp lên đều. Giấc mơ giản dị truyền sang em cu Tai còn chứa đựng niềm mong ước về tương lai của con :
Mai sau con lớn vung chày lún sân
… Mai sau con lớn phát mười kalưi
Hình ảnh gắn với tương lai của con thật kì vĩ, như mang theo sức mạnh của các nhân vật sử thi huyền thoại. Ước vọng về con làm nên sức mạnh, sự bền bỉ của mẹ. Đồng thời còn hội tụ cả sức mạnh cộng đồng từ quá khứ đến hiện tại gắn với tinh thần cuộc chiến đấu lâu dài, vượt qua bao sóng gió thử thách.
Cảm hứng của khúc ru cuối gắn liền với hiện thực khốc liệt và khẩn trương của cuộc kháng chiến chống Mĩ, với nhịp sống chiến khu Trị – Thiên. Hình ảnh của mẹ trong đoạn thơ này có một sự thay đổi, không phải trong một dáng chênh chao trong nhịp chày nghiêng, không lặng thầm nhẫn nại gieo từng hạt giống mà rất dứt khoát mạnh mẽ :
Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Dáng vẻ con người được tô đậm qua hai động từ “đi” gợi tư thế chủ động với những công việc tiếp sức chiến đấu : chuyển lán, đạp rừng như hàm chứa ý thức tự hào của người Tà-ôi làm chủ vùng núi rừng của ta. Con người trong tư thế đối mặt với kẻ thù, quyết tâm chiến đấu giữ đất giữ rừng. Kẻ thù với dã tâm “đuổi ta phải rời con suối”, người Tà-ôi vẫn một dạ kiên trung ! Không chỉ có mẹ, mà anh trai cầm súng, chị gái cầm chông và em cu Tai cũng theo mẹ vào trận cuối. Những câu thơ hừng hực tinh thần bất khuất của người dân tộc miền tây Thừa Thiên, đem lại cảm hứng lạc quan của cuộc chiến đấu chống Mĩ. Sự trưởng thành của mỗi con người từ nhận thức đến hành động đã được khẳng định bằng hai câu thơ thật khoẻ khoắn :
Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường
Từ trong đói khổ, em vào Trường Sơn
Tinh thần của bao thế hệ người Tà-ôi theo cách mạng đã truyền cả sang a-kay, dạt dào một niềm tin, khẳng định dứt khoát con đường em đi sẽ hoà vào đội ngũ chiến đấu với ý chí quyết thắng. Đó là cơ sở cho ước mơ thật đẹp :
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do
Trong tình cảm của người Tà-ôi cũng như của những đứa con miền Nam chiến đấu chống Mĩ, Bác Hồ luôn là nguồn động viên, là biểu tượng sáng chói của cách mạng, của chiến thắng. Bởi vậy, mong ước được gặp Bác luôn là cảm xúc thường trực, dù cho thời điểm viết bài thơ này là 1971. Bởi lẽ, chỉ có thống nhất, mẹ mới được ra với Bác. Giấc mơ đẹp gắn liền với ước nguyện giành lại trọn vẹn non sông, thoả lòng Bác mong. Lời ru kết lại cùng hình tượng em cu Tai của tương lai là người Tự do của một đất nước hoà bình. Đó cũng là mong ước chung của nhân dân, của những người Việt Nam yêu nước.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm đã tạo được những cảm xúc đồng điệu với bao người con miền Nam anh dũng thời chống Mĩ, nói lên trọn vẹn vẻ đẹp và tâm tư của người dân tộc miền tây Thừa Thiên trung dũng kiên cường, thủy chung với cách mạng. Cảm xúc bình dị trong sáng với hình tượng người mẹ đã làm nên sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Từ ngôn ngữ đến hình ảnh thơ đều đậm chất dân tộc, đem đến cho người đọc những cảm nhận đặc biệt thương mến cùng hoà theo lời ru cho giấc ngủ thanh bình của em bé Tà-ôi. Bài thơ toát lên tinh thần lạc quan cách mạng, kết đọng những ân tình sâu lắng của nhà thơ về nhân dân đất nước cũng như niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Niềm tin ngày ấy giờ đây đã thành hiện thực. Em cu Tai ngày ấy giờ đây cũng đã trưởng thành và sống làm người Tự do như niềm mong mỏi ngày nào thiết tha trong lời ru của mẹ. Nhưng lời ru ngày ấy mãi còn sức vang ngân trong lòng bao thế hệ, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.
 
L

lovelypig_nah

Bài "nói với con" và đoàn thuyền đánh cá liệu mọi người có thể phân tích kĩ hơn ko?
 
C

cobeiuvan

Dàn ý chi tiết :
1. Mở bài :
- Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Sau CM thơ Huy Cận tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới.
-Thiên nhiên vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Huy Cận và nó mang những nét đẹp riêng.
- Một trong những bài thơ được nhiều người yêu thích nhất là bài “ Đoàn thuyền đánh cá” được viết năm 1958 tại vùng biển Quảng Ninh. Với bút pháp lãng mạn kết hợp hiện thực và nhiều hình ảnh kì vĩ, tráng lệ ,bài thơ đã ca ngợi thiên nhiên vũ trụ và con người lao động trong cuộc sống mới ở miền Bắc thời kỳ xây dụng chủ nghĩa xã hội.
2. Thân bài
2.1 Cảnh ra khơi và tâm trạng náo nức của con người.
a. Cảnh hoàng hôn trên biển.
- Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc

Tham khảo thêm :
http://giaoan.violet.vn/present/showprint/entry_id/1281466/cat_id/1133
 
P

pe_kun

_bai noi voi con bag tu ngu hinh anh, tu ngu , giau suc goi cam,Y phuong da the hien tinh cam gia dinh am cung , ca ngoi truyền thông can cu ,suc song manh me cua que huong va dan toc minh .Bai tho giup ta hieu them ve suc song va ve dep tam hon cua mot dan toc mien nui ,goi nhac tinh cam gan bo voi truyen thong ,voi que huong va y chi vuon len trong cuoc song
ket bai
_Voi giong dieu thiet tha , triu men ,cach xay dung hinh anh cu the vua co tinh khai quat moc mac, ma van giau chat tho bo cuc chat che ,dan dat tu nhien tac gia da giup toi cam nhan dc tinh cam gia dinh am cung , tinh cam que huong sau dam doi voi moi nguoi .Cang hieu sau sac hon bai tho, em cang hieu them suc song va tam hon cua mot dan toc mien nui .Tu do goi nhac trong em tinh cam gan bo voi truyen thong,voi que huong, tinh doan ket dan toc va y chi vuon len ttrong cuoc song.
than bai
_kho 1:tinh yeu thuong cua cha me trong ,su dum boc cua que huong
_kho 2 nguoi cha noi voi con ve duc tinh cao dep cua nguoi dong minh

>>> Em chú ý viết bài có dấu.
 
Last edited by a moderator:
R

ruoi_vip

_bai noi voi con bag tu ngu hinh anh, tu ngu , giau suc goi cam,Y phuong da the hien tinh cam gia dinh am cung , ca ngoi truyền thông can cu ,suc song manh me cua que huong va dan toc minh .Bai tho giup ta hieu them ve suc song va ve dep tam hon cua mot dan toc mien nui ,goi nhac tinh cam gan bo voi truyen thong ,voi que huong va y chi vuon len trong cuoc song
ket bai
_Voi giong dieu thiet tha , triu men ,cach xay dung hinh anh cu the vua co tinh khai quat moc mac, ma van giau chat tho bo cuc chat che ,dan dat tu nhien tac gia da giup toi cam nhan dc tinh cam gia dinh am cung , tinh cam que huong sau dam doi voi moi nguoi .Cang hieu sau sac hon bai tho, em cang hieu them suc song va tam hon cua mot dan toc mien nui .Tu do goi nhac trong em tinh cam gan bo voi truyen thong,voi que huong, tinh doan ket dan toc va y chi vuon len ttrong cuoc song.
than bai
_kho 1:tinh yeu thuong cua cha me trong ,su dum boc cua que huong
_kho 2 nguoi cha noi voi con ve duc tinh cao dep cua nguoi dong minh

Bạn ơi đừng spam nhé! quy định của diễn đàn là ko viết ko dấu... cái này mod mà bik là bị ăn thẻ đấy
 
R

ruoi_vip

Năm 1958, trong không khí phấn khởi thi đua của toàn miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà thơ Huy Cậc trong 1 dẹp đi thực tế ở Hòn Gai đã sáng tác bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá". Với âm hưởng vừa khỏe khoắn, vừa sôi nổi lại vừa phơi phới bay bổng, bài thơ đã ca ngợi sự giàu đẹp cuả vùng biển quê hương và tinh thần lao động hăng say, phấn khởi của người lao động đc giải phóng hăng hái làm việc cho đất nước.

Với đôi mắt quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ ra 1 khung cảnh lao động tuyệt đẹp. Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu không gian và thời gian đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
Một bức tranh thiên nhiên đẹp, có cái thoáng rộng của ko gian và thời gian của 1 ngày đang khép lại. Trong cái mênh mông ấy nổi bật lên hình ảnh mặt trời đc ví như "hòn lửa" đỏ rực gợi tả màu sắc sinh động của buổi hoàng hôn trên biển đang chuyển về đêm. Bầu trời và mặt biển bao la như ngôi nhà vũ trụ trong khoảnh khắc đã phủ bóng tối mịt mùng, còn những con sóng như chiếc "then cài" của ngôi nhà vĩ đại ấy. Biện pháp nhân hóa "sóng đã cài then, đêm sập cửa" khiến thiên nhiên như những con người bit hoạt động, bit nghỉ ngơi. Cảm hứng vũ trụ, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã tạo nên những vần thơ đẹp cho người đọc nhiều ấn tượng.

Khi vũ trụ đi vào trang thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu hoạt động :
"Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ mà là cả 1 đoàn thyền, một sức mạnh mói của cuộc đời đổi thay đang bắt đầu căng buồm. Từ "lại" trong cụm từ "lại ra khơi" là sự khẳng định nhịp điệuu lao động của người dan chài đã ổn định, đã đi vào nề nếp. Đoàn thuyền ra khơi với khí thế căng trào. Cảnh tượng ấy thể hiện wa nghệ thuật tương phản: giữa cảnh ngày tàn với đêm mở ra, giữa cái tĩnh (vũ trụ) và cái động (con người).Nhạc điệu cũng có sự đối lập: tả vũ trụ với những vần trắc liên tiếp (lửa-cửa) như khép lại, và những vần bằng (khơi-khơi) như mở ra, ngân nga kéo dài . Sự đối lập ấy giúp người đọc cảm nhận đc nỗi vất vả của việc đánh cá về đêm. Công việc đánh cá ban đêmtrên bểin là công việc nặng nhọc, đầy bất trắc nhưng đoàn quân xông trân vẫn cất cao tiếng hát. Tiếng hát vút lên cùng với những cánh buồm lộng gió:
"Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
Một chi tiết lãng mạn đầy sáng tạo đc xây dựng bằng trí tưởng tượng, liên tưởng, khiến ta tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh thổi căng cánh cánh buồm đẩy thuyền rẽ sóng ra khơi. Cánh buồm no gió, no tiếng hát biểu hiện niềm lạc quan, phấn khởi, nhiệt tình lao động của đoàn thuyền.
Vẫn nhịp thơ sôi nổi, hào hứng, khổ thơ tiếp theo là nội dung lời hát thể hiện tâm tư người lao động: "Hát rằng cá bạc biển Đông lặng". Đó chính là ước mơ của bất kỳ người dân biển nào, ước mơ trời yên bể lặng, mong mỏi đánh bắt đc nhiều cá và là niềm say mê sự giàu đẹp của quê hương.Niềm ước mong ấy phản ánh tấm lòng đôn hậu của những ngư dân từng trải wa nhiều nắng gió, bão tố trên biển. Lời thơ là một trường liên tưởng nối tiếp với những hình ảnh so sánh, nhân hóa sinh động:
"Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng"
Từng đàn cá thu lao trên mặt biển như "đoàn thoi" trong máy dệt. Con thoi mang sợi tơ dệt vải thì cá thu mang ánh sáng phản chiếu lấp lánh dệt nên muôn luồng sáng lung linh, kỳ ảo trên thảm biển. Và tử đó, tác giả liên tưởng yiếp: "Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!". Thật là 1 sự tưởng tượng độc đáo. Từ hình ảnh đoàn cá "dệt biển" mà kêu gọi "đến dệt lưới ta" đã nói lên ước vọng đánh bắt đc nhiều cá. Quả thật, sự say mê vẻ đẹp của biển đã làm giảm bớt bao nỗi nhọc nhằn, vất vả, đem lại niềm vui và sức mạnh cho con người chinh phục thiên nhiên. Những từ ngữ trong khổ thơ:"cá bạc", "cá thu","đoàn cá", "dệt biển", "dệt lưới" khiến câu hát như 1 điệp khúc nhấn mạnh sự giàu đẹp của biển cả quê hương

Hai khổ thơ có giá trị tạo hình đặc sắc, vẽ lại bức tranh lao động hoành tráng, tràn ngập ánh sáng và màu sắc, tràn đầy sức sống mãnh liệt. Trong đó con người đã hòa hợp với thiên nhiên hùng vĩ, bao la và thậm chí, vượt wa cả thiên nhiên nữa.

Mở đầu khổ thứ ba là hình ảnh đoàn thuyền lướt đi giữa trờ cao biển rộng có cái lâng lâng, sảng khoái lạ thường:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng"
Hai câu thơ đẹp như 1 bức tranh Iồng lộng trời mây, mênh mông biển cả. Hình ảnh đoàn thuyền đc làm đẹp thêm bởi 1 sức tưởng tượng kỳ lạ, giàu chất lãng mạn: gió là người, trăng là cánh buồm. Cách nói như vậy giúp ta cảm nhận đc thuyền và con người như hòa nhập vào thiên nhiên bát ngát, lâng lâng trong cái thơ mộng của trời, biển, gió, trăng. Từ "lướt" đặc tả cảnh đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường; thiên nhiên cùng góp sức với con người trên cn đường lao động và khám phá. Tư thế ra khơi nhẹ nhàng, thoải mái, đầy khí thế d0ó chỉ có ở những con người vừa thoát khỏi kiếp sống nô lệ, được làm chủ sản xuất, làm chủ đất trời, sông biển của mình. Nhưng lao động ko fải là 1 cuộc du ngoạn. Hai câu thơ tiếp khắc họa hình ảnh 1 trận đánh, 1 cuộc chiến đấu với thiên nhiên bằng tất cả trí tuệ và năng lực nghề nghiệp. Nhịp thơ trở nên hối hả, lôi cuốn:
"Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
Bên cạnh cái ung dung, sảng khoái của người dân chài, ta vẫn cảm nhận được nỗi vất vả của họ. Họ phải vượt bao dặm biển trong trời đêm, rồi phải "dò bụng biển", tìm ra bãi cá, "dàn đan thế trận" để bủa lưới bắt cá. Lúc này, mỗi thủy thủ là 1 chiến sĩ, 1 chiến sĩ trên biển và con thuyền, mái chèo, lưới, các ngư cụ khác chính là vũ khí của họ. Huy Cận phải có sự am hiểu sâu sắc về nghề chài lưới này và lòng thông cảm vói người lao động mới vẽ đc bức tranh vừa hiện thực, sinh động mà lãng mạn ấy.
Bức tranh lao động đc tô điểm bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:
"Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em qúẫy trăng vàng choé"
Bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng của nhà thơ dẫn ta vào một cõi huyền ảo của biển trời với bao nhiêu loài cá mang màu sắc lung linh kì ảo dưới ánh trăng. Nghệ thuật liệt kê và điệp từ "cá" như khắc họa rõ từng đừong nét, góp phần làm biển trở nên thơ mộng vô cùng. Cách diễn tả như vậy giúp ta cảm nhận đc cái giàu đẹp của biển, vì tất cả ánh sáng, màu sắc đều là của cá và do cá tạo nên. Con cá song là 1 nét vẽ tài hoa. Vẩy đen, hồng, lấp lánh trên biển như nước lân tinh chan hòa trong ánh trăng "vàng choé". Cái đuôi cá quẫy đc so sánh với ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối màu sắc tài tình làm cho vần thơ đẹp như 1 bức tranh sơn mài rực rỡ. Bầy cá như những nàng tiên trong vũ hội.....

Cảnh đẹp ko chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh. Nhìn bầy cá bơi lượn, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:
"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long"
Đêm như đc nhân hóa như một sinh vật của đại dương: nó "thở". Nhịp thjở của đêm là tiếng sóng vỗ rì rào, cao thấp. Sao phản chiếu lấp lánh trên từng đợt sóng "lùa", mặt nước càng làm tiếng thở có vẻ kỳ ảo. Nó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Lao động trong 1 khung cảnh nên thơ như vậy quả là thú vị

Cùng với chất lãng mạn, bay bổng, người dân chài cất lời hát tả lại công việc lao động với niềm tự tin và yêu đời mãnh liệt:
"Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao"
Bài hát căng buồm đưa đoànm thuyền ra khơi, bài hát lại vang lên trong công việc, biến lao động cực nhọc thành niềm vui. Lời ca gọi cá vào lưới nâng cao thêm chất thơ mộng của bức tranh. Người dân chài gõ thuyền xua cá vào lưới, nhưng đây ko fải là con người mà áhn trăng: trăng in xuống dòng nước, sóng vỗ vào mạn thuyền thành hình ảnh "nhịp trăn" gõ thuyền. Hiện thực đc trí tưởng tượng sáng tạo thành hình ảnh lãng mạn, giàu chất thơ. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển cả và con người là cái nhìn tươi tắn, lạc wan, ông như hòa nhập vào công việc, vào con người, vào biển cả.
Từ đó, cảm xúc dâng trào, ko thể ko cất lên tiếng hát ca ngợi biển:
"Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"
Biển giàu, biển đẹp, biển đem hạnh phúc đến cho con người. Biển hào phóng cho con người nhiều tôm cá, muối, hải sản... Biển như lòng mẹ đã nuôi sống dân ta từ bao đời nay. Giọng thơ tự nhiên, tha thiết, chân thành có âm hưởng ca dao. Hình ảnh so sánh "như lòng mẹ" quen thuộc, có sức truỳen cảm mãnh liệt, thể hiện tình yêu biển, yêu đời cahn chứa của những con người gắn bó với biển từ bao đời, bao thế hệ.
Bóng đêm đang dần tàn, một đêm trôi wa thật nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say. Trên bầu trời, sao đã thưa và mờ. Ngày đang đến, nhịp độ lao động ngày càng khẩn trương, Cảnh kéo lưới đc miêu tả đầy ấn tượng.
"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng"
Nhịp thơ 2-2-3 phù hợp với nhịp lao động khẩn trương. Hình ảnh "kéo xoăn tay" miêu tả dáng nười dân chài choãi chân, nghiêng mình trụ vững, dồn tất cả sức mạnh vào đôi cánh tay cuồn cuộn trông mới đẹp làm sao! Trong cái "chùm cá nặng" như có sức ẩn chứa bao niềm vui tươi, sung sướng của người ngư dân trc thành wả mà họ đã tốn bao công sức mới thu hoạch đc.
Lưới kéo lên, những tia nắng sớn chiếu trên khoang cá đầy làm lấp lánh màu sắc. Khoang thuyền đầy ắp cá. Màu của vẩy cá, màu vàng của đuôi cá 'lóe rạng đông". Nghệ thuật dùng từ của tác giả thật điêu luyện. Sắc cá dưới ánh trăng và sắc cá dưới ánh bình minh đều đc miêu tả tuyệt đẹp .
"Vẫy bạc đuôi vàng lóe rạng đông"
Câu thơ có màu sắc rực rỡ, nó mang lại thi vị, vẻ hấp dẫn riêng cho việc kéo lưới bình thường. Câu thơ có nhịp thơ gọn, dứt khoát:
"Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"
Lời thơ giản dị biểu hiện niềm thư thái của con người: lưới xếp nghỉ, kéo buồm lên, trở về trong buổi bình minh. "Nắng hồng" ko những khắc họa đc vẻ đẹp tươi sáng của bầu trời mà còn thể hiện đc lòng êu đời, yêu thiên nhiên. Màu hồng của 1 gnày mới, một cuộc đời mới đang chào đón mọi người.
"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"
Bài thơ kết thúc bằng 1 hình ảnh đẹp của 1 ngày mới, khi đoàn thuyền trở về với cá đầy ắp:mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi( cái này là sao thì em wên gòy) độ nhiệt tình, yêu lao động. Mở đầu bài thơ là hình ảnh "mặt trời xuốngà "mặt trời đôi biển" nhô lên giữa những sóng nước mênh mông.Không khí lao động cực kỳ phấn khởi bởi niềm vui chiến thắng, với thái độ nhiệt tình, yêu lao động khép lại bài thơ và tểh hiện một tương lai tươi sáng hơn trong công cuôc xây dựng đất nước.

"ĐTĐC" là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Bằng bút pháp lãng mạn, nhịp thơ khỏe với trí tưởng tượng mới mẻ, độc đáo, HC đã ca ngợi sự giàu đẹp của biển quê hương, và đặc biệt là hình ảnh người lao động đc miêu tả với nhiều vẻ đẹp: sự sảng khoái của người làm chủ đất nước, nhiệt tình lao động với tất cả tình yêu biển, yêu nghề. Vì vậy, đọc bài thơ ta càng thêm yêu đất nc và con người lao động VN


Mở rộng: bài thơ lặp lại 4 lần chữ "hát" thực chất là 1 bài ca sảng khoái, 1 tráng khúc về lao động và về thiên nhiên đất nc giàu đẹp. Khúc ca ấy vừa hào hứng, vừa phơi phới và khỏe khoắn, mạnh mẽ, kết hợp với sự vận động tuần hoàn của thiên nhiên vũ trụ. Chính vì vậy, ĐTĐC đc xem như bước khởi đầu trong cảm hứng mới về thiên nhiên đất nước và niềm tin ở cuộc sống mới đang sôi động. Niềm tin ấy đã giúp nhà thơ có tinh thành lạc quan và yêu đời hơn.
 
D

diemhang307

Bài thơ :Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm ra đời ngay tại chiến khu Trị – Thiên, trong những ngày kháng chiến chống Mĩ đang dần đến thắng lợi nhưng vẫn còn vô cùng gian khổ.

Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến hình ảnh những bà mẹ Tà-ôi giã gạo nuôi bộ đội đánh Mĩ, để cảm xúc từ hiện thực thăng hoa thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt. Bài thơ “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào trìu mến”.

Người mẹ trong thi ca từ sau cách mạng tháng Tám luôn là hình tượng trung tâm, có sự phát triển về tầm vóc và chiều sâu tình cảm tư tưởng, hài hoà riêng chung. Từ những người mẹ trong thơ Tố Hữu thời kì kháng chiến chống Pháp như bà Bầm, bà Bủ, bà mẹ Việt Bắc đến người mẹ trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, chúng ta đã từng được cảm nhận sự gắn kết giữa người mẹ với cách mạng và kháng chiến. Đến thời kì kháng chiến chống Mĩ, với tính chất quyết liệt gian khổ, chúng ta từng gặp những vẻ đẹp như hình tượng người mẹ đào hầm giấu hàng sư đoàn dưới đất ở Đất quê ta mênh mông của nhà thơ Dương Hương Ly. Có thể nói hình tượng người mẹ trong bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là sự kế thừa tốt đẹp những đặc trưng người mẹ quê hương – người mẹ chiến sĩ, tập trung những cảm xúc trong trẻo nhất của nhà thơ, gợi về vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào dân tộc theo kháng chiến.

Không phải ngẫu nhiên khi phổ nhạc bài thơ này, nhạc sĩ Trần Hoàn đã đặt lại tựa đề là Lời ru trên nương, bởi lẽ chính những lời ru đã làm thành cấu tứ của bài thơ, dẫn dắt ta vào một thế giới mang đậm bản sắc riêng của người Tà-ôi. Bài thơ như là minh chứng của tấm lòng đồng bào dân tộc một lòng tin theo Đảng, , thương con thương bộ đội, thương yêu núi rừng nương rẫy làng bản, thương đất nước. Tình thương thành điệp khúc xuyên suốt theo nhịp chày của mẹ :

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Có lẽ đây là lời của nhà thơ, hàm chứa bao trìu mến dành cho chú bé Tà-ôi như muốn góp thêm bao thương mến hoà cùng khúc ru của mẹ. Hình ảnh ấy khiến người đọc bồi hồi nhớ lại những câu thơ viết về người mẹ Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp của nhà thơ Tố Hữu :
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Người mẹ chống Pháp và người mẹ chống Mĩ có những điểm tương đồng trong công việc. Nhưng ở Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh thơ này không xuất phát từ nỗi nhớ mà được cất lên ngay giữa hiện thực chống Mĩ. Nét đẹp của hình tượng được khơi lên từ tính chất công việc “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội”. Người mẹ được khắc hoạ trong từng chi tiết sống động nhất, nổi bật với tứ thơ thật đẹp :

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.

Tưởng như trong động tác của mẹ cũng đã ngân lên nhịp điệu ru ngọt ngào và nhịp đưa em đều đặn an bình như trên một cánh võng êm. Tác giả hoàn toàn không thi vị hoá mà bằng ngòi bút tả thực giúp người đọc nhận ra : mồ hôi mẹ nóng hổi, vai mẹ gầy – bao vất vả như đọng cả trên đôi vai mẹ. Mỗi khúc ru hiện lên hình ảnh mẹ trong nhiều tư thế cũng như công việc khác nhau : giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng… như hoàn chỉnh bức chân dung lao động khoẻ khoắn cũng như niềm hân hoan được hoà vào những công việc kháng chiến.

Không những thế, qua những hình ảnh này, ta còn hình dung một nhịp sống bình thản của những người dân và cán bộ chiến sĩ ở chiến khu chống Mĩ. Mặc dù, trong thực tế, đây là nơi hứng chịu rất nhiều bom đạn kẻ thù và luôn phải đương đầu với những cuộc hành quân lùng sục “tìm và diệt”, càn quét hòng xóa sạch dấu tích của vùng chiến khu đầu mối Bắc – Nam này. Cuộc sống khó khăn thiếu thốn đòi hỏi phải tự cấp tự túc, tăng gia sản xuất, bảo đảm nuôi quân đánh giặc. Hình ảnh người mẹ giã gạo khiến ta lại liên tưởng đến những nhịp chày trong bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo của cố nhạc sĩ Xuân Hồng. Ở đâu cũng vậy, khi cách mạng được bao bọc, chăm chút bằng tất cả tình cảm yêu nước của nhân dân, khi biết dựa vào dân thì không sức mạnh tàn bạo nào của kẻ thù có thể khuất phục.

Gạo dành để nuôi quân, mẹ lại lên nương tỉa bắp, cùng với a-kay. Đàng sau hành động đó ẩn chứa vẻ đẹp của sự hi sinh, nhường cơm sẻ áo cho người cách mạng. Lòng mẹ bao dung lại được cảm nhận bằng bao tình cảm thương mến của nhà thơ :

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng

Lời thơ thật dịu dàng như ru sâu thêm giấc ngủ cho em cu Tai, như muốn sẻ chia những vất vả nhọc nhằn trong công việc của mẹ. Không gian mênh mang của vùng núi rừng tây Thừa Thiên như mở ra với ánh mặt trời lan toả khắp núi đồi. Nổi bật giữa khung cảnh là người mẹ Tà-ôi với công việc cần mẫn. Nhưng mẹ không hề đơn độc chính vì có mặt trời của mẹ – em cu Tai đang ngon giấc. Với cách ví von đặc sắc này, nhà thơ đã tạo nên liên tưởng về mối quan hệ mật thiết của con người với núi rừng, nương rẫy. Không có tình cảm gắn bó, không thể tạo được liên tưởng thú vị giữa hạt bắp với con nằm trên lưng. Mặt trời không gợi ra cảm giác về độ nóng, độ chói mà trở thành hình tượng biểu trưng cho nguồn sống mạnh mẽ. Mặt trời của bắp đem lại hạt mẩy hạt chắc. Mặt trời của mẹ – em cu Tai là hạnh phúc, nguồn sống của mẹ. Những chú bé Tà-ôi được tắm trong ánh sáng sẽ trở nên vạm vỡ săn chắc, ánh mặt trời hào phóng ban tặng cho mẹ những đứa con khoẻ mạnh của núi rừng. Hình tượng sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm đã đem lại những rung cảm thẩm mĩ đặc biệt.

Người đọc còn nhận ra tấm lòng mẹ mênh mông trong hình ảnh mẹ con không cách xa : Lưng đưa nôi và tim hát thành lời . Lời tim ngân nga suốt ba đoạn thơ thành điệp khúc dạt dào thương mến :

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay…

Khởi nguồn của mọi hành động cao cả bắt đầu từ tình yêu bình dị nhất. Điểm xuất phát của lời ru chính từ tấm lòng mẹ thương a-kay vô bờ bến này ! Còn tình thương nào bình dị, gần gũi mà sâu sắc bằng tình mẹ thương con ? Âm vang lòng mẹ cất thành lời ru, thành lời thơ đầy xúc cảm của Nguyễn Khoa Điềm, với những chiều liên tưởng gắn bó trực tiếp với từng công việc của mẹ, bộc lộ vẻ đẹp rất giản dị mà cao cả. Mẹ thương a-kay ! – rất ngắn gọn nhưng cũng rất đầy đủ, đẹp đẽ vẻ đẹp tâm hồn mẹ. Hơn thế nữa, đó là xuất phát điểm của những tình cảm thời đại : mẹ thương bộ đội. Có ranh giới nào của tình thương rất đầm ấm ấy không ?

Sự sống của a-kay cũng là tương lai của buôn làng. Bởi thế cũng rất tự nhiên khi mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói. Cuộc sống của người Tà-ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực thiếu thốn nhưng sức mạnh của tình thương sẽ giúp người mẹ vượt lên tất cả. Bàn tay mẹ cần mẫn tỉa bắp, gieo mầm sự sống với niềm mong mỏi thật bình dị : hạt bắp lên đều. Núi rừng, làng buôn và đứa con thân thương vô cùng với tâm hồn mẹ. Tình cảm yêu thương ấy còn thăng hoa trong những ước mơ về sự sống buôn làng. Đẹp thay và cũng dạt dào thương mến là lời thơ : Con mơ cho mẹ…hạt gạo trắng ngần, hạt bắp lên đều. Giấc mơ giản dị truyền sang em cu Tai còn chứa đựng niềm mong ước về tương lai của con :

Mai sau con lớn vung chày lún sân
… Mai sau con lớn phát mười kalưi

Hình ảnh gắn với tương lai của con thật kì vĩ, như mang theo sức mạnh của các nhân vật sử thi huyền thoại. Ước vọng về con làm nên sức mạnh, sự bền bỉ của mẹ. Đồng thời còn hội tụ cả sức mạnh cộng đồng từ quá khứ đến hiện tại gắn với tinh thần cuộc chiến đấu lâu dài, vượt qua bao sóng gió thử thách.

Cảm hứng của khúc ru cuối gắn liền với hiện thực khốc liệt và khẩn trương của cuộc kháng chiến chống Mĩ, với nhịp sống chiến khu Trị – Thiên. Hình ảnh của mẹ trong đoạn thơ này có một sự thay đổi, không phải trong một dáng chênh chao trong nhịp chày nghiêng, không lặng thầm nhẫn nại gieo từng hạt giống mà rất dứt khoát mạnh mẽ :

Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừng

Dáng vẻ con người được tô đậm qua hai động từ “đi” gợi tư thế chủ động với những công việc tiếp sức chiến đấu : chuyển lán, đạp rừng như hàm chứa ý thức tự hào của người Tà-ôi làm chủ vùng núi rừng của ta. Con người trong tư thế đối mặt với kẻ thù, quyết tâm chiến đấu giữ đất giữ rừng. Kẻ thù với dã tâm “đuổi ta phải rời con suối”, người Tà-ôi vẫn một dạ kiên trung ! Không chỉ có mẹ, mà anh trai cầm súng, chị gái cầm chông và em cu Tai cũng theo mẹ vào trận cuối. Những câu thơ hừng hực tinh thần bất khuất của người dân tộc miền tây Thừa Thiên, đem lại cảm hứng lạc quan của cuộc chiến đấu chống Mĩ. Sự trưởng thành của mỗi con người từ nhận thức đến hành động đã được khẳng định bằng hai câu thơ thật khoẻ khoắn :

Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường
Từ trong đói khổ, em vào Trường Sơn

Tinh thần của bao thế hệ người Tà-ôi theo cách mạng đã truyền cả sang a-kay, dạt dào một niềm tin, khẳng định dứt khoát con đường em đi sẽ hoà vào đội ngũ chiến đấu với ý chí quyết thắng. Đó là cơ sở cho ước mơ thật đẹp :

Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do

Trong tình cảm của người Tà-ôi cũng như của những đứa con miền Nam chiến đấu chống Mĩ, Bác Hồ luôn là nguồn động viên, là biểu tượng sáng chói của cách mạng, của chiến thắng. Bởi vậy, mong ước được gặp Bác luôn là cảm xúc thường trực, dù cho thời điểm viết bài thơ này là 1971. Bởi lẽ, chỉ có thống nhất, mẹ mới được ra với Bác. Giấc mơ đẹp gắn liền với ước nguyện giành lại trọn vẹn non sông, thoả lòng Bác mong. Lời ru kết lại cùng hình tượng em cu Tai của tương lai là người Tự do của một đất nước hoà bình. Đó cũng là mong ước chung của nhân dân, của những người Việt Nam yêu nước.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹcủa Nguyễn Khoa Điềm đã tạo được những cảm xúc đồng điệu với bao người con miền Nam anh dũng thời chống Mĩ, nói lên trọn vẹn vẻ đẹp và tâm tư của người dân tộc miền tây Thừa Thiên trung dũng kiên cường, thủy chung với cách mạng. Cảm xúc bình dị trong sáng với hình tượng người mẹ đã làm nên sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Từ ngôn ngữ đến hình ảnh thơ đều đậm chất dân tộc, đem đến cho người đọc những cảm nhận đặc biệt thương mến cùng hoà theo lời ru cho giấc ngủ thanh bình của em bé Tà-ôi. Bài thơ toát lên tinh thần lạc quan cách mạng, kết đọng những ân tình sâu lắng của nhà thơ về nhân dân đất nước cũng như niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Niềm tin ngày ấy giờ đây đã thành hiện thực. Em cu Tai ngày ấy giờ đây cũng đã trưởng thành và sống làm người Tự do như niềm mong mỏi ngày nào thiết tha trong lời ru của mẹ. Nhưng lời ru ngày ấy mãi còn sức vang ngân trong lòng bao thế hệ, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.
 
Last edited by a moderator:
3

37.chemgio

Đoàn Thuyền Đánh Cá nềy!Hay thì thank mình phát đi.

Năm 1958, trong không khí phấn khởi thi đua của toàn miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà thơ Huy Cậc trong 1 dẹp đi thực tế ở Hòn Gai đã sáng tác bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá". Với âm hưởng vừa khỏe khoắn, vừa sôi nổi lại vừa phơi phới bay bổng, bài thơ đã ca ngợi sự giàu đẹp cuả vùng biển quê hương và tinh thần lao động hăng say, phấn khởi của người lao động đc giải phóng hăng hái làm việc cho đất nước.

Với đôi mắt quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ ra 1 khung cảnh lao động tuyệt đẹp. Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu không gian và thời gian đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
Một bức tranh thiên nhiên đẹp, có cái thoáng rộng của ko gian và thời gian của 1 ngày đang khép lại. Trong cái mênh mông ấy nổi bật lên hình ảnh mặt trời đc ví như "hòn lửa" đỏ rực gợi tả màu sắc sinh động của buổi hoàng hôn trên biển đang chuyển về đêm. Bầu trời và mặt biển bao la như ngôi nhà vũ trụ trong khoảnh khắc đã phủ bóng tối mịt mùng, còn những con sóng như chiếc "then cài" của ngôi nhà vĩ đại ấy. Biện pháp nhân hóa "sóng đã cài then, đêm sập cửa" khiến thiên nhiên như những con người bit hoạt động, bit nghỉ ngơi. Cảm hứng vũ trụ, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã tạo nên những vần thơ đẹp cho người đọc nhiều ấn tượng.

Khi vũ trụ đi vào trang thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu hoạt động :
"Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ mà là cả 1 đoàn thyền, một sức mạnh mói của cuộc đời đổi thay đang bắt đầu căng buồm. Từ "lại" trong cụm từ "lại ra khơi" là sự khẳng định nhịp điệuu lao động của người dan chài đã ổn định, đã đi vào nề nếp. Đoàn thuyền ra khơi với khí thế căng trào. Cảnh tượng ấy thể hiện wa nghệ thuật tương phản: giữa cảnh ngày tàn với đêm mở ra, giữa cái tĩnh (vũ trụ) và cái động (con người).Nhạc điệu cũng có sự đối lập: tả vũ trụ với những vần trắc liên tiếp (lửa-cửa) như khép lại, và những vần bằng (khơi-khơi) như mở ra, ngân nga kéo dài . Sự đối lập ấy giúp người đọc cảm nhận đc nỗi vất vả của việc đánh cá về đêm. Công việc đánh cá ban đêmtrên bểin là công việc nặng nhọc, đầy bất trắc nhưng đoàn quân xông trân vẫn cất cao tiếng hát. Tiếng hát vút lên cùng với những cánh buồm lộng gió:
"Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
Một chi tiết lãng mạn đầy sáng tạo đc xây dựng bằng trí tưởng tượng, liên tưởng, khiến ta tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh thổi căng cánh cánh buồm đẩy thuyền rẽ sóng ra khơi. Cánh buồm no gió, no tiếng hát biểu hiện niềm lạc quan, phấn khởi, nhiệt tình lao động của đoàn thuyền.
Vẫn nhịp thơ sôi nổi, hào hứng, khổ thơ tiếp theo là nội dung lời hát thể hiện tâm tư người lao động: "Hát rằng cá bạc biển Đông lặng". Đó chính là ước mơ của bất kỳ người dân biển nào, ước mơ trời yên bể lặng, mong mỏi đánh bắt đc nhiều cá và là niềm say mê sự giàu đẹp của quê hương.Niềm ước mong ấy phản ánh tấm lòng đôn hậu của những ngư dân từng trải wa nhiều nắng gió, bão tố trên biển. Lời thơ là một trường liên tưởng nối tiếp với những hình ảnh so sánh, nhân hóa sinh động:
"Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng"
Từng đàn cá thu lao trên mặt biển như "đoàn thoi" trong máy dệt. Con thoi mang sợi tơ dệt vải thì cá thu mang ánh sáng phản chiếu lấp lánh dệt nên muôn luồng sáng lung linh, kỳ ảo trên thảm biển. Và tử đó, tác giả liên tưởng yiếp: "Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!". Thật là 1 sự tưởng tượng độc đáo. Từ hình ảnh đoàn cá "dệt biển" mà kêu gọi "đến dệt lưới ta" đã nói lên ước vọng đánh bắt đc nhiều cá. Quả thật, sự say mê vẻ đẹp của biển đã làm giảm bớt bao nỗi nhọc nhằn, vất vả, đem lại niềm vui và sức mạnh cho con người chinh phục thiên nhiên. Những từ ngữ trong khổ thơ:"cá bạc", "cá thu","đoàn cá", "dệt biển", "dệt lưới" khiến câu hát như 1 điệp khúc nhấn mạnh sự giàu đẹp của biển cả quê hương

Hai khổ thơ có giá trị tạo hình đặc sắc, vẽ lại bức tranh lao động hoành tráng, tràn ngập ánh sáng và màu sắc, tràn đầy sức sống mãnh liệt. Trong đó con người đã hòa hợp với thiên nhiên hùng vĩ, bao la và thậm chí, vượt wa cả thiên nhiên nữa.

Mở đầu khổ thứ ba là hình ảnh đoàn thuyền lướt đi giữa trờ cao biển rộng có cái lâng lâng, sảng khoái lạ thường:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng"
Hai câu thơ đẹp như 1 bức tranh Iồng lộng trời mây, mênh mông biển cả. Hình ảnh đoàn thuyền đc làm đẹp thêm bởi 1 sức tưởng tượng kỳ lạ, giàu chất lãng mạn: gió là người, trăng là cánh buồm. Cách nói như vậy giúp ta cảm nhận đc thuyền và con người như hòa nhập vào thiên nhiên bát ngát, lâng lâng trong cái thơ mộng của trời, biển, gió, trăng. Từ "lướt" đặc tả cảnh đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường; thiên nhiên cùng góp sức với con người trên cn đường lao động và khám phá. Tư thế ra khơi nhẹ nhàng, thoải mái, đầy khí thế d0ó chỉ có ở những con người vừa thoát khỏi kiếp sống nô lệ, được làm chủ sản xuất, làm chủ đất trời, sông biển của mình. Nhưng lao động ko fải là 1 cuộc du ngoạn. Hai câu thơ tiếp khắc họa hình ảnh 1 trận đánh, 1 cuộc chiến đấu với thiên nhiên bằng tất cả trí tuệ và năng lực nghề nghiệp. Nhịp thơ trở nên hối hả, lôi cuốn:
"Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
Bên cạnh cái ung dung, sảng khoái của người dân chài, ta vẫn cảm nhận được nỗi vất vả của họ. Họ phải vượt bao dặm biển trong trời đêm, rồi phải "dò bụng biển", tìm ra bãi cá, "dàn đan thế trận" để bủa lưới bắt cá. Lúc này, mỗi thủy thủ là 1 chiến sĩ, 1 chiến sĩ trên biển và con thuyền, mái chèo, lưới, các ngư cụ khác chính là vũ khí của họ. Huy Cận phải có sự am hiểu sâu sắc về nghề chài lưới này và lòng thông cảm vói người lao động mới vẽ đc bức tranh vừa hiện thực, sinh động mà lãng mạn ấy.
Bức tranh lao động đc tô điểm bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:
"Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em qúẫy trăng vàng choé"
Bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng của nhà thơ dẫn ta vào một cõi huyền ảo của biển trời với bao nhiêu loài cá mang màu sắc lung linh kì ảo dưới ánh trăng. Nghệ thuật liệt kê và điệp từ "cá" như khắc họa rõ từng đừong nét, góp phần làm biển trở nên thơ mộng vô cùng. Cách diễn tả như vậy giúp ta cảm nhận đc cái giàu đẹp của biển, vì tất cả ánh sáng, màu sắc đều là của cá và do cá tạo nên. Con cá song là 1 nét vẽ tài hoa. Vẩy đen, hồng, lấp lánh trên biển như nước lân tinh chan hòa trong ánh trăng "vàng choé". Cái đuôi cá quẫy đc so sánh với ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối màu sắc tài tình làm cho vần thơ đẹp như 1 bức tranh sơn mài rực rỡ. Bầy cá như những nàng tiên trong vũ hội.....

Cảnh đẹp ko chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh. Nhìn bầy cá bơi lượn, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:
"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long"
Đêm như đc nhân hóa như một sinh vật của đại dương: nó "thở". Nhịp thjở của đêm là tiếng sóng vỗ rì rào, cao thấp. Sao phản chiếu lấp lánh trên từng đợt sóng "lùa", mặt nước càng làm tiếng thở có vẻ kỳ ảo. Nó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Lao động trong 1 khung cảnh nên thơ như vậy quả là thú vị

Cùng với chất lãng mạn, bay bổng, người dân chài cất lời hát tả lại công việc lao động với niềm tự tin và yêu đời mãnh liệt:
"Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao"
Bài hát căng buồm đưa đoànm thuyền ra khơi, bài hát lại vang lên trong công việc, biến lao động cực nhọc thành niềm vui. Lời ca gọi cá vào lưới nâng cao thêm chất thơ mộng của bức tranh. Người dân chài gõ thuyền xua cá vào lưới, nhưng đây ko fải là con người mà áhn trăng: trăng in xuống dòng nước, sóng vỗ vào mạn thuyền thành hình ảnh "nhịp trăn" gõ thuyền. Hiện thực đc trí tưởng tượng sáng tạo thành hình ảnh lãng mạn, giàu chất thơ. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển cả và con người là cái nhìn tươi tắn, lạc wan, ông như hòa nhập vào công việc, vào con người, vào biển cả.
Từ đó, cảm xúc dâng trào, ko thể ko cất lên tiếng hát ca ngợi biển:
"Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"
Biển giàu, biển đẹp, biển đem hạnh phúc đến cho con người. Biển hào phóng cho con người nhiều tôm cá, muối, hải sản... Biển như lòng mẹ đã nuôi sống dân ta từ bao đời nay. Giọng thơ tự nhiên, tha thiết, chân thành có âm hưởng ca dao. Hình ảnh so sánh "như lòng mẹ" quen thuộc, có sức truỳen cảm mãnh liệt, thể hiện tình yêu biển, yêu đời cahn chứa của những con người gắn bó với biển từ bao đời, bao thế hệ.
Bóng đêm đang dần tàn, một đêm trôi wa thật nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say. Trên bầu trời, sao đã thưa và mờ. Ngày đang đến, nhịp độ lao động ngày càng khẩn trương, Cảnh kéo lưới đc miêu tả đầy ấn tượng.
"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng"
Nhịp thơ 2-2-3 phù hợp với nhịp lao động khẩn trương. Hình ảnh "kéo xoăn tay" miêu tả dáng nười dân chài choãi chân, nghiêng mình trụ vững, dồn tất cả sức mạnh vào đôi cánh tay cuồn cuộn trông mới đẹp làm sao! Trong cái "chùm cá nặng" như có sức ẩn chứa bao niềm vui tươi, sung sướng của người ngư dân trc thành wả mà họ đã tốn bao công sức mới thu hoạch đc.
Lưới kéo lên, những tia nắng sớn chiếu trên khoang cá đầy làm lấp lánh màu sắc. Khoang thuyền đầy ắp cá. Màu của vẩy cá, màu vàng của đuôi cá 'lóe rạng đông". Nghệ thuật dùng từ của tác giả thật điêu luyện. Sắc cá dưới ánh trăng và sắc cá dưới ánh bình minh đều đc miêu tả tuyệt đẹp .
"Vẫy bạc đuôi vàng lóe rạng đông"
Câu thơ có màu sắc rực rỡ, nó mang lại thi vị, vẻ hấp dẫn riêng cho việc kéo lưới bình thường. Câu thơ có nhịp thơ gọn, dứt khoát:
"Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"
Lời thơ giản dị biểu hiện niềm thư thái của con người: lưới xếp nghỉ, kéo buồm lên, trở về trong buổi bình minh. "Nắng hồng" ko những khắc họa đc vẻ đẹp tươi sáng của bầu trời mà còn thể hiện đc lòng êu đời, yêu thiên nhiên. Màu hồng của 1 gnày mới, một cuộc đời mới đang chào đón mọi người.
"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"
Bài thơ kết thúc bằng 1 hình ảnh đẹp của 1 ngày mới, khi đoàn thuyền trở về với cá đầy ắp:mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi( cái này là sao thì em wên gòy) độ nhiệt tình, yêu lao động. Mở đầu bài thơ là hình ảnh "mặt trời xuốngà "mặt trời đôi biển" nhô lên giữa những sóng nước mênh mông.Không khí lao động cực kỳ phấn khởi bởi niềm vui chiến thắng, với thái độ nhiệt tình, yêu lao động khép lại bài thơ và tểh hiện một tương lai tươi sáng hơn trong công cuôc xây dựng đất nước.

"ĐTĐC" là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Bằng bút pháp lãng mạn, nhịp thơ khỏe với trí tưởng tượng mới mẻ, độc đáo, HC đã ca ngợi sự giàu đẹp của biển quê hương, và đặc biệt là hình ảnh người lao động đc miêu tả với nhiều vẻ đẹp: sự sảng khoái của người làm chủ đất nước, nhiệt tình lao động với tất cả tình yêu biển, yêu nghề. Vì vậy, đọc bài thơ ta càng thêm yêu đất nc và con người lao động VN


Mở rộng: bài thơ lặp lại 4 lần chữ "hát" thực chất là 1 bài ca sảng khoái, 1 tráng khúc về lao động và về thiên nhiên đất nc giàu đẹp. Khúc ca ấy vừa hào hứng, vừa phơi phới và khỏe khoắn, mạnh mẽ, kết hợp với sự vận động tuần hoàn của thiên nhiên vũ trụ. Chính vì vậy, ĐTĐC đc xem như bước khởi đầu trong cảm hứng mới về thiên nhiên đất nước và niềm tin ở cuộc sống mới đang sôi động. Niềm tin ấy đã giúp nhà thơ có tinh thành lạc quan và yêu đời hơn.

Cái bài nài type sai lên sai xuống ạh... Em sửa đến lòy mét lun... Nếu còn lỗi nào nữa thì mọi ngừi thông cảm, em cũng póa tay...*~*~*

Mình chịu roài!
 
L

lovelypig_nah

Phân tích giúp em bài tiêu đội xe ko kính?em tìm trên web rồi nhưng giống nhau quá ko có bài nào đặc biệt cả
 
P

pe_thjk_nhok

cần gấp bài sang thu,nói với con , mùa xuân nho nhỏ ,viếngăng bác.Em xhjn tks nhju,
 
B

boy8xkute

Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:


Mình xin lưu ý là Bài phân tích này của bạn "Diem Hang" đã bị sai ở phần mở bài (các phần khác mình chưa đọc)

Cần phải biết : Bài " Nói Với Con " của Y Phương không phải nói hoàn toàn về tình cha - con mà là mượn những lời khuyên dạy con để ca ngợi quê hương .

Một điểm cần lưu ý nữa là Không nên nhắc đến vấn đề "dân tộc miền núi (thiểu số , ít người)" để tránh việc phân chia hoàn toàn các dân tộc vì bài này nói về cái chung, là tự hào về "quê hương"



- Đây là một đoạn trong bài "Nói Với Con" trong một cuốn sách của mình (bao gồm mở bài và đoạn đầu của thân bài), các bạn có thể tham khảo:

Cha ông xưa từng nhắc nhở "dạy con từ thuở còn thơ" để lớn lên con trở thành những con người thực sự , chân chính, biết yêu thương , giàu khát vọng . Cho nên từ những khác hát ru của ca dao dân ca , những mong muốn từ nghìn đời ấy ngân lên trong bao nhiêu tác phẩm văn chương . Thấm vào Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm là mong ước cho đứa con mai sau khôn lớn làm người tự do. Mải miết trong Con cò của Chế Lan Viên là lời ru thấm đẫm tình mẹ khiến cánh cò cánh vạc với cả sắc trời , đến hát quanh nôi. Đó là tình yêu cuộc sống , yêu đất nước , yêu dân tộc thấm vào tâm hồn trẻ thơ. Y Phương lại nói với con về những tình yêu quê hương muôn thuở với một giọng nói riêng, giọng nói của người cha chân chất, mộc mạc mà giàu lí trí.

Bốn câu thơ đầu là hình ảnh đứa con vừa mới chập chững bước những bước đi đầu tiên , như vừa rời vòng tay ôm ấp của mẹ để tự mình đến với cuộc đời , rời tiếng ru của mẹ lại đến với tiếng nói của cha. Người cha như đếm từng bước đi của con để khuyến khích con . Chân phải bước tới cha nhưng bước tới niềm tin mạnh mẽ. Chân trái bước tới mẹ như bước đến tình thương bao la. Một bước chạm tiếng nói giao tiếp với cuộc đời xung quanh . Nhưng hai bước đã tới tiếng cười rồi. Hai bước là đã tới tình yêu thương của mọi người... Người cha như khích lệ từng bước đi của đứa con: Hãy đi , Hãy đi từng bước để đến với hàng xóm quê hương, đến với người đồng mình. Người cha đã nhẹ nhàng mà thấm thía truyền cho con từ tình yên cha, mẹ khi chân phải bước tới cha , chân trái bước tới mẹ , đến tình yêu với người đồng mình.
 
Last edited by a moderator:
G

gatam_105

sang thu nè. mình viết dàn ý rùi bạn tự làm nhé

MB:
Mùa thu là một đề tài khá quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Nhiều tác giả đã thành công khi viết về đề tài này như: Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu…Nhưng ấn tượng nhất là bài thơ “sang thu” của Hữu Thỉnh. Bài thơ được viết vào gần cuối năm 1977, in trong tập “từ chiến hào đến thành phố”. Tác phẩm thể hiện sự chuyển biến nhẹ nhàng như rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
TB:
Nếu như trong thơ cổ, dấu hiệu mùa thu thường là sắc lá vàng rơi thì đối với Hữu Thỉnh lại là những tín hiệu sang thu rất đổi quen thuộc, bình thường, giản dị trong đời sống:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ”
Người đọc dễ dàng bắt gặp hình ảnh khá quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Đó là mùi hương “ổi” thơm nồng đậm đặc “phả” từng luồng vào gió “se” lạnh và tác giả bất chợt bắt gặp nhiều hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” là một sự liên thú vị qua phét tu từ nhân hóa,.
Làng sương sớm giống như bóng dáng của một ai đó bước qua “ngõ” hẹp một cách “chùng chình” nữa muốn đi, nữa muốn ở lại. Như vậy tín hiệu sang thu hiện lên rất rõ, được tác giả cảm nhận qua các giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác… Nhưng có lẽ vì thu đến quá bất ngờ, đột ngột nên tác giả mới có tâm trạng lãng tránh, chưa dám tin, chưa dám đối diện với mùa thu. Chính cái mơ hồ, mờ nhạt ấy có sức khám phá và gợi nên một tọa độ thời gian không rõ nét:
“Hình như thu đã về”
Nếu như ở khổ một, không gian thu dừng lại ở “ngõ hẹp” thì sang khổ thứ hai, không gian và cảnh vật sang thu được mở rộng hơn:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vả
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Khi tiết trời “sang thu”, con sông nước mùa thu chảy một cách chậm chạp. Những đàn chim thì vội vã bay về phương Nam và làm tổ để tránh những ngày đông rét mướt. Đó cũng là những dấu hiệu rất thực về mùa thu. Hình ảnh “đám mây mùa hạ” là một phát hiện khá thú vị của tác giả. Nếu như “thu điếu” của Nguyễn Khuyến đã viết:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,…”
Thì Hữu Thỉnh lại nhân hóa “đám mây mùa hạ” “vắt nữa mình sang thu” . Qua cách tu từ nhân hóa với nhiều liên tưởng, tưởng tượng đám mây mùa hạ như tấm khăn voan mền mại của người thiếu nữ vắt lưng chừng giữa cuối hạ và đầu thu. Mà ta cũng có thể nghĩ là cuối hạ và đầu thu là hai đầu bờ bến và đám mây là nhịp cầu bắt qua. Nhịp cầu thật duyên dáng nối hai đầu bờ bến thời gian bằng vẻ đẹp mền mại, trữ tình của mình mà đến một lúc nào đó ta thấy ngỡ ngàng.
***Từ những hình ảnh mang đậm dấu hiệu giao mùa của đất trời thì tác giả đã có những suy ngẫm triết lí đầy sâu sắc về thiên nhiên và cuộc đời người.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
*Hoặc có thể chuyển ý:
Khổ cuối cùng như là một lời kết mang đến bài thơ một ý nghĩa mới:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Nhà thơ vẫn cảm nhận trực tiếp dấu hiệu giao mùa như hai khổ thơ đầu. Sấm, mưa, nắng là những hiện tượng của thiên nhiên, khi sang thu đã có sự thay đổi rõ rệt. Cái nắng gắt của mùa hè đã dịu bớt đi. Những cơn mưa rào cũng đã “vơi dần”. những cơn giông cũng bớt “bất ngờ” trên hàng cây yên lặng theo năm tháng.”Sang thu” không chỉ dừng lại ở cảm nhận trực tiếp mà còn được cảm nhận bằng sự suy ngẫm của một người từng trải. Hai câu thơ cuối ngoài ý nghĩa tả thực về dấu hiệu giao mùa còn mang hàm nghĩa ẩn dụ sâu sắc “ Sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” chỉ con người đã từng trải thì sẽ vững vàng hơn trước những vang động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời. Như vậy, bài thơ không chỉ dừng lại “sang thu” của thiên nhiên mà là sang thu của cả một đời người.
Với thể thơ 5 chữ, xây dựng hình ảnh thiên nhiên đẹp giản dị, giàu sức liên tưởng, đặc biệt cách cảm nhận mới mẻ, tinh tế, “sang thu”có một cốt cách riêng: vừa cổ điển, vừa hiện đại. Bài thơ “sang thu” đã gợi nên một bức tranh giao mùa của đất trời. Từ đó, chúng ta rút ra được những suy ngẫm sâu sắc và triết lí về cuộc đời
 
G

gatam_105

mùa xuân nho nhỏ (dàn bài)

MB:
Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”là bài thơ được Thanh Hải viết khi đang nằm trên giường bệnh và cũng là tác phẩm cuối cùng của Thanh Hải. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, từ đó ông gửi gắm vào nó những ước nguyện chân thành tha thiết, tuy nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa.
*Hoặc:
Mùa xuân là một đề tài khá quen thuộc trong thơ ca. Và bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”là tác phẩm đặc sắc nhất của Thanh Hải khi ông dang nằm trên giường bệnh. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, từ đó bộc lộ ước nguyện chân thành tha thiết của Thanh Hải.
TB:
Mở đầu bài thơ là vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân thien nhiên:
“Mọc giữa dồng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Bức tranh xuân được phát họa lên bởi các chi tiết “dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc”, tiếng hót “con chim chiền chiện”. Trên nền màu xanh của “dòng sông” là sắt tím của “bông hoa”. Màu sắc hài hòa, tạo cảm giác mới mẻ, thoáng đạt. Việc đảo vị ngữ “mọc” lên đầu câu, Thanh Hải muốn nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của thiên nhiên khi mùa xuân về. Trên nền bức tranh ấy xuất hiện hình ảnh con chim chiền chiện với tiếng hót vang trời báo hiệu mùa xuân về. Đó là âm thanh vang vọng, vui tươi. Ta dễ dàng bắt gặp bức tranh mang đậm màu sắc xứ Huế bởi sắc tím của bông hoa và tiếng “chi” tha thiết của tác giả. Trước vẻ đẹp đất trời mùa xuân ấy, tác giả đưa tay hứng “từng giọt long lanh rơi”. Hình ảnh “giọt long lanh” là một sáng tạo thú vị của tác giả. Đó có thể là một giọt suong, giọt mưa mùa xuân hay giọt am thanh của tiếng chim chiền chiện. Đó là những gì tinh túy nhất của đất trời mùa xuân được kết tinh thành hình khối, có đường nét, có màu sắc. Động tác đưa tay hứng “từng giọt long lanh rơi” thể hiện thai dộ trân trọng, đắm say, ngất ngay khi mùa xuân về.
Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, Thanh Hải đã ngợi ca vẻ đẹp
“Mùa xuân người cầm súng mùa xuân của đất nước:
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Đất nước ta lúc này đã hoàn toàn được độc lập, nhưng để có một mùa xuân bình yên, ấm no, hạnh phúc thì chúng ta không thể nào quên hình ảnh người cầm súng và người ra đồng, đó là những người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương đất nước. Và đó cũng là những người nông dân đang miệt mài sản xuất để khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Họ luôn gắn liền với hình ảnh “lộc”, “lộc”là những vòng lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ. “Lộc” là những chồi nontrai3 dài nương mạ. Hay chính họ là những người đem đến ấm no, hạnh phúc, bình yên và ấm no cho dân tộc Việt Nam. Họ đang sống với nhịp độ sống khẩn trương, xôn xao, sôi nổi, hăng say. Mà diệp từ “tất cả” và tính từ “xôn xao” đã nói lên điều đó.
Là một người con của đất Việt, tác giả không thể nào quên được quá khứ đáng tự hào của dân tộc:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Phép so sánh ”đất nước như vì sao” là một phép so sánh giàu ý nghĩa. Tất cả xuất phát từ lòng tự hào, tin tưởng vào tương lai phía trước của đất nước.
Từ những rung cảm đẹp trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. Thanh Hải bộc lộ ước nguyện tha thiết của mình:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Điệp ngữ “ta làm” với cụm từ “ta nhập” đã thể hiện rõ ước nguyện tha thiết của nhà thơ. “Làm con chim hót”, nhà thơ muốn dâng tiếng thơ góp vào bản hòa ca, âm thanh trong trẻo của đất trời, ngợi ca đất nước. “Làm một cành hoa” trong muôn ngàn đóa hoa tươi sáng để tô điểm thêm hương sắc cho mùa xuân đất nước. Ông mong đem lại vẻ đẹp và hương thơm cho đời.
Trong bản hòa ca rộn rã, tưng bừng ấy, ông còn muốn được làm một nốt trầm, chỉ một nốt trầm mà thôi. Nhưng nốt trầm đó cũng đủ làm xao xuyến lòng người. Nhà thơ muốn đem tài năng, sức lực nho nhỏ của mình để góp phần vào việc xây dựng đất nước. Ông chỉ mong là một mùa xuân nho nhỏ để góp vào mùa xuân lớn của dân tộc:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Đến khổ thơ chúng ta vô cùng xúc động trước lời nguyện cầu cống hiến của nhà thơ. Khổ thơ giúp ta hiểu hơn ý nghĩa nhan đề của bài thơ. “Mùa xuân” là một ý niệm chỉ thời gian, sao lại thành một vật thể “nho nhỏ”? Phải chăng ước nguyện của nhà thơ thật giản dị, khiêm nhường. Tác muốn mình là “một mùa xuân nho nhỏ”, lặng lẽ, âm thầm dâng cho đời toàn bộ tâm hồn, trí tuệ, sức lực và cả sự sống của mình góp vào sự nghiệp của đất nước. Tác giả nguyện sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân, góp vào mùa xuân lớn của đất nước. Đối với Thanh Hải, sự cống hiến này là liên tục không có giới hạn. điệp ngữ “dù là” và hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” như là sự khẳng định một sự thách thức kiên trì với tuổi tác, bệnh tật. điều này càng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc hơn khi những dòng thơ ấy được viết lên bởi một con người đang, sắp từ giả cuộc đời này. Ta bắt gặp lẽ sống cao đẹp này trong “một khúc ca xuân” của Tố Hữu:
“…Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, lá phải xanh
Lẽ nào có vay mà không có trả
Sống là cho đâu phải nhận riêng mình…”
Nếu như ở khổ thơ đầu.Tác giả dùng đại từ xưng hô “tôi” để nói lên cảm xúc rất riêng của mình khi đất trời vào xuân, thì khi nói về ước nguyện của mình, nhà thơ dùng đai từ “ta”. Việc chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” mang một ý nghĩa rộng lớn: khát vọng cống hiến ấy không chi dừng lại ở Thanh Hải mà dường như là của tất cả mọi người. mỗi một người hãy có một cuộc sống đẹp, ý nghĩa như mùa xuân.
Và cuối cùng đoạn kết của bài thơ mang đậm dấu ấn của dân ca xứ Huế:
“Mùa xuân ta xin hát
Câu nam ai, nam bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhip phách tiền xứ Huế”
Lời thơ như một tiếng tâm tình thủ thỉ của một con đất Huế luôn nặng tình với quê hương . Những khúc hát “Nam ai” “Nam bình” luôn là cho trái tim bao người rung động xao xuyến mỗi khi đươc thưởng thức.
KB: Với thể thơ năm chữ, giọng điệu chân thành, tha thiết này âm hưởng dân ca, đặc biệt xây dựng nhiều hình ảnh thơ đẹp, giản dị, gợi cảm, bài thơ là tiếng lòng thiết của Thanh Hải trước lúc ra đi. Nhưng suy nghĩ đẹp của tác giả về lẽ sống cao đẹp của đời luôn để lại trong lòng người đọc bao thế hệ.
 
Top Bottom