[văn 10] bài viết số 6!! Giúp mình với

S

seagirl_41119

em hãy thuyết minh về 1 tác fẩm hoặc 1 tác giả mà em đã học để giới thiệuênén các bạn yêu văn ( chwong trình ngữ văn 10- nâng cao- học kì 2)
các bạn giúp mình với nhé!!!!!!!!!!!!

Bn thân mến, dạng bài này cũng đâu có j là khó, có một điều bn cần lưu ý đó là trước khi thuyết mih, bn cần nói đc lí do tai jsao bn chọn tác giả hay tác phẩm đó để thuyết minh mà không phải là ai khác.
Đây là dạng đề mở.
Bn có thể thuyết minh về ai mà bn thik, về tác phẩm nào mà bn hiểu biết sâu sắc
Lưu ý: không nhầm sang phân tik khi thuyết minh về tác phẩm
Thuyết minh vè tác giả thì phải có cả cuộc đời và sự nghiệp

Mình thử vd nhé:
Nếu bn thuyết minh về Tác gia Nguyễn Trãi, bn nói xem vì sao lại là NT mà không phải Nguyễn Du hay Trương Hán Siêu hay một ai đó
Bn thử lấy lí do xem nào?>

Bn trích một câu trong bài Đất nước của Nguyễn kHoa Điềm ra, mình không nhớ chính xác lắm, nhưng hình như là :
Nhiều ng đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Sau đó bn bắt đầu dẫn dắt về lịch sử, ngược dòng lịch sử có rất nhiều cuộc khang chiến, khởi nghĩa đáng nhớ in dấu cùng tên tuổi các anh hùng.Trong đó bn ấn tượng với ng anh hùng có tên NgTrai, một quân sư đắc lực của Lê Lợi, là một nhà quân sự yêu thik thơ văn, đặc biêt jalf một ng đã chịu cái án oan thiên có một không 2 trong lịch siwr dân tộc- vụ án Lệ chi viên.....
Sau khi nêu đc lí do thì thuyết minh bình thường
Chúc bn làm bài tốt
 
K

khanhtung0302

Mình có bài viết nè bạn đọc kham khảo nhé.
Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà nho uyên bác, một nhà quân sự đa tài, một nhà chính trị sáng suốt, một nhà ngoại giao lỗi lạc … của nưóc ta, hơn thế nữa ông còn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới (1980). Nguyễn Trãi ko nhưng đựơc người nguời khâm phục ở tài quân sự mà còn khâm phục ông là một người tận trung ái quốc, yêu mến quê hưong đất nước tha thiết. Văn võ song toàn, cống hiến suốt đời và đóng góp to lớn cho sự nghiệp cứu và dựng nước, đáng là bậc anh hùng nước ta. Với ~ chiến lược quân sự tài ba, lời lẽ chau chuốt của một nhà ngoại giao chính trị, lời văn mượt mà tha thiết của một nhà văn hóa, Luôn “lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ”, Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nguyễn Trãi đáng là một đại văn hào của dân tộc.
Năm 1407, giặc Minh sang xâm lăng nước ta. Năm 1417, tại núi rừng Lam Sơn, Thanh Hóa, Lê Lợi phất cờ khỏi nghĩa xưng là Bình Định Vương. Trải qua mưòi năm kháng chiến vô cùng gian lao và anh dũng, nhân dân ta quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi. Mùa xuân năm 1428 thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo “Đại cáo bình Ngô” để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.
Đại cáo bình Ngô hay một áng văn lớn bình phẩm về bọn “cuồng Ngô” T/p được viết bằng thể Cáo. Là thể văn nghị luận có thừ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. Trong thể cáo, có các loại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia. Cáo có thể được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. Cũng như hịch , cáo là thể căn hùng biện, do đó lời lẽ đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
“Đại cáo bình Ngô” là một “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thể hiện khí phách của dân tộc ta. Khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt căm thù lên án tội ác ghê tởm của quân Minh, ca ngợi những chiến công oanh liệt thuở “Bình Ngô”, tuyên bố đẩt nước Đại Việt bước vào kỳ nguyên mới độc lập, thái bình bên vững muôn thuở. Đánh giá đầy đủ súc tích, sắc sảo về cuộc kháng chiến chống Minh gian khổ suốt mưòi năm trời mà nhân dân Đại Việt đã tiến hành dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Lê Lợi. Xuyên suốt tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa nguyên lí nhân nghĩa và yêu nước, thương dân. Đó là nguyên lí lớn nhất của dân tộc ta, cũng là cái nguyên tắc lớn nhất mà ông tuân theo. Việc nhân nghĩa phải có tác dụng yên dân và khẳng định rằng việc khiến yên dân chính là việc nhân nghĩa. Đồng thời khẳng định yên dân là làm cho dân được yên, ăn yên, ở yên, sống yên; làm cho nhân dân yên vui, khắp mọi nơi không có tiếng than vãn oán hờn. Quá trình phát triển bài văn cũng là để phát triển tư tưởng ấy. Tư tưởng nhân nghĩa, tiêu chuẩn yên dân trong suốt bài văn, mặc dầu không được nhắc lại, nhưng vẫn sáng lấp lánh cả tác phẩm. Đoạn một tác giả nêu luận đề chính nghĩa dựa trên mối quan hệ giữa ba yếu tố là nhân nghĩa, đất và nước. Đồng thời nêu lên truyền thống vẻ vang của dân tộc và khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc. Chân lí về sự độc lập dân tộc đứng trên lập trưòng chính nghĩa. Đoạn 2: vạch trần tội ác của bọn giặc điên cuồng. Như là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên đất nước Đại Việt. Sang đoạn 3: Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa. Ở đây tác giả tập trung khắc họa hình tượng Lê Lợi với cách xưng hô thể hiện sự khiêm nhường. Nêu lên nhưng phẩm chất tốt đẹp với tinh thần vượt khó kiên trì, lòng căm thù giặc sâu sắc, biết tập hợp và đoàn kết tòan dân, có chiến lược và chiến thuật tài tình, nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa. Cho ta thấy đựơc Lê Lợi là hình ảnh tiêu biểu của những nguời yêu nước dám hi sinh quên mình đứng lên chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập tự do của dân tộc. Bài Cáo tập trung làm sáng rõ vai trò của một tập thể anh hùng trong quá trình kháng chiến. Tác giả còn sử dụng cách liệt kê để làm sáng rõ nhịp độ dồn dập của những trân chiến thắng. Đoạn 4: tuyên bố kết thúc chiến tranh mở ra một kỉ nguyên mới hòa bình và phát triển.
Đại cáo bình Ngô là áng văn chính luận với nghệ thuật chính luận tài tình, cảm hứng trữ tình sâu sắc. Tác giả đã sử dụng phép liệt kê để làm sáng rõ nhịp độ dồn dập của những trân chiến thắng. Cuối bài với nhịp thơ dàn rải, trang trọng để khẳng định thế suy thịnh là tất yếu. Để đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi đã sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cụ thể, sinh động. Bài Cáo có sự kết hợp hài hòa giữa tư duy logic và tư duy hình tượng. Tư duy logic được thể hiện qua hệ thống luận điểm, trình tự lập luận chặt chẽ. Mở đầu nêu lên tiền đề có tính chất nguyên lí, chân lí làm chỗ dựa về mặt lí luận và để triển khai lập luận trong những phần sau. Tiếp đến tác giả soi tiền đề vào thực tế, chỉ ra tội ác của giặc Minh để lên án, tố cáo, đồng thời nêu sự nghiệp chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để khẳng định, ca ngợi. Phần cuối, tác giả rút ra kết luận dựa trên cơ sở tiền đề và thực tiễn. Tư duy hình tượng thể hiện qua việc Nguyễn Trãi thường diễn đạt những cảm xúc, suy tư bằng hình tượng nghệ thuật. Tác giả đã sử dụng các hình ảnh nghệ thuật rất đa dạng và phong phú để nói lên tình cảm thê thảm của người dân vô tội, tố cáo tội ác của giặc cuồng Minh, diễn tả sự thất bại của quân địch, tạo nên khung cảnh chiến trường. Nhằm mục đích làm cho câu văn thêm sức truyền cảm, tác động cả vào nhận thức, cả vào tình cảm của người đọc.
Đại cáo bình Ngô một “áng văn chương muôn đời bất hủ” trong kho tàng văn học nước nhà. Lên án tội ác dã man của bọn giặc điên cuồng đồng thời khẳng định sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và chủ quyền độc lập của dân tộc. Bài cáo đã để lại cho đời tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, yên dân thì phải trừ bạo. Lấy nhân nghĩa làm tiêu chí phấn đấu để xây dựng một đất nước hòa bình hùng mạnh. Đồng thời thức tỉnh cho những kẻ gây nên nhưng tội ác trắn trợn. Răng đe những kẻ có ý định, mưu đồ bất chính. T/p có giá trị ngàn đời cả về mặt nội dung và nghệ thuật.
Đọc rồi thanks dùm mình ná !!! :D :D :D
 
S

seagirl_41119

Bài văn thuyết minh chưa nêu đc lí do vì sao lại thuyết minh về tác phẩm DCBN mà không phải là một tác phẩm khác, đây là dạng đề mở mà bn
Thứ 2, khi thuyết minh, không nên ghi :"Đoạn 1: .......Đoạn 2:.....Đoạn 3.......Đoạn 4:...." nó ghi theo kiẻu như toán học ấy, bn cần có câu chuyển để thuyết minh về đoạn tiếp theo, như thế bài văn mới hấp dẫn ng đọc
 
Q

quansuquatmo

Chúc em học tốt!!!

Thuyết minh về tác phẩm "PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (bạch đằng giang phú )" của nhà văn Trương Hán Siêu
Gợi ý thế này nhé!

Phần kết bài thơ “Dục thuý Sơn”, Nguyễn Trãi viết:

“Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo,
Bia khắc dẫu rêu hoen”.​

Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, sau lúc qua đời được vua Trần truy phong là Thiếu Bảo.Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn “Dục Thuý sơn khắc thạch”,”Linh TẾ Tháp ký”,”Khai Nghiêm tự bi”,”Bạch Đằng giang phú”,…Trong thơ văn cỗ Việt Nam có một số tác phẫm lấy đề tài sông Bạch Đằng nhưng”Bạch Đằng giang phú”cũa Trương Hán Siêu được xếp vào hạng kiệt tác. Chưa rõ Trương Hán Siêu viết “Bạch Đằng giang phú”vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”, ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ có thể ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354.

“Bạch Đằng giang phú” được viết bằng chữ Hán. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Văn Nguyên… đã dịch khá thành công áng văn này. Bài cảm nhận về “Bạch Đằng giang phú” dựa trên văn bản dịch của giáo sư Bùi Văn Nguyên.

Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình. Chất trữ tình và yếu tố khoa trương đậm đặc trong phú. Có phú cổ thể và phú Đường luật. Phú cổ thể như một bài văn xuôi dài, có vần mà không nhất thiết có đối, còn gọi là phú lưu thuỷ. Phú Đường luật được đặt ra từ đời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chữ, có những kiểu câu được quy pạm rõ rang. “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu viết theo lối phú cổ thể, có vần sử dụng phép đối rất sáng tạo:

... “Tiếng thơm đồn mãi,
Bia miệng không mòn.
Đến chơi sông chừ ủ mặt
Nhớ người xưa chừ lệ chan…”​

Qua bài phú này, Trương Hán Siêu ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ, dòng sông lịch sử đã gán liền với tên tuổi bao anh hùng, với bao chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong sự nghiệp chống xâm lăng. Nhà thơ khẳng định: Núi sông hiểm trở, nhiều nhân tài hào kiệt đã tạo nên truyền thống anh

Hùng của dân tộc, sự bền vững của Tổ quốc muôn đời. Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc là cảm hứng chủ đạo của “Bạch Đằng giang phú”.

“Giương buồm giong gió chơi vơi”.​

“Khách có kẻ” trong “Bạch Đằng giang phú” là nhân vật trữ tình không ai khác mà chính là Trương Hán Siêu. Trong các bài phú cổ, nhân vật “khách” không mấy xa lạ. “Ngọc tỉnh liên phú” (bài phú Sen giếng ngọc) của Mạc Đĩnh Chi (?-1346) cũng có nhân vật “khách”: … “Khách có kẻ: nơi nhà cao tựa ghế, trưa mùa hạ nắng nồng. Ao trong ngắm làn nước biếc, Nhạc phủ vịnh khúc Phù Dung”. “Khách” ở đây là Mạc Đĩnh Chi biểu lộ tấmlòng thanh cao, chí khí, tài năng và hoài bão của kẻ sĩ ở đời.

Ta đã từng biết, Trương Hán Siêu là danh sĩ nổi tiếng đời Trần, tính tình cương trực, tâm hồn phóng khoáng. Chín câu đầu cho thấy “khách” là một tao nhân với rượu túi thơ “chơi vơi” theo cánh buồm, làm bạn với gió trăng qua mọi miền sông biển. Sống hết mình với thiên nhiên, du ngạon thăm thú mọi cảnh đẹp xa gần. Đêm thì “chơi trăng mải miết”, ngày thì: “Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương; Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”,...

Khách đã đi nhiều và biết nhiều. Các danh lam thắng cảnh như Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,… đều ở trên đất nước Trung Hoa mênh mông, ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nói lên một cá tính, một tâm hồn: yêu thiên nhiên tha thiết, lấy việc du ngoạn làm niềm lạc thú ở đời, tự hào về thói “giang hồ” của mình:

“Nơi có người đi
Đâu mà chẳng biết”.​

Các địa danh xa lạ không chỉ là cảnh đẹp mà còn gợi ra một không gian bao la, chỉ có những người mang hoài bão và “tráng chí bốn phương” mới có thể “giương buồm…lướt bể” đi tới. Đầm Vân Mộng là một thắng cảnh tiêu biểu cho mọi thắng cảnh. Thế mà “Khách” đã “chứa vài trăm trong dạ”, đã thăm thú nhiều lần đã từng thưởng ngoạn bao cảnh đẹp tương tự. Vẫn chưa thoả lòng, vẫn còn “tha thiết” với bốn phương trời.

“Đầm Văn Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.​

Phần đầu bài phú nói lên cốt cách kẻ sĩ: chan hoà với thiên nhiên, lấy chữ “nhàn” làm trọng, gián tiếp phủ định lợi danh tầm thường.

“Qua cửa Đại Than… đến sông Bạch Đằng”​

Đoạn văn tiếp theo nói lên niềm vui thú của nhà thơ khi đến chơi sông Bạch Đằng. Trương Hán Siêu đã theo cái chí của người xưa “học Tử Trương” đi về phía Đông Bắc “buông chèo” cho thỏa chí “tiêu diêu”. Người xưa nói: “Muốn học cái văn của Tư Mã Tử Trường thì trước tiên phải học cái chơi của Tử Trường”. Tử Trường là Tư Mã Thiên, tác giả bộ “Sử ký” bất hủ, là nhà văn, nhà sử học tài ba đời Hán. Con người ấy vẫn được xem là nhà du lịch có một không hai thời xưa. Trương Hán Siêu với cánh buồm thơ lần theo sông núi:

“Qua cửa Đại than, ngược bến Đông triều,
Đến sông Bạch Đằng, bồng bềnh mái chèo”
“Bát ngát sóng kình muôn dặm”​

Bạch Đẳng giang, con sông oai hùng của Tổ Quốc Đại Việt. Sông rộng và dài, cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc.Cuối thu ( ba thu ) nước trời một mầu xanh bao la “Bát ngát sóng kình muôn dặm - Thướt tha đuôi trĩ một màu- Nước trời: một sắc- Phong cảnh ba thu”. Câu văn tả rhực mượn một hình ảnh của Vương Bột trong bài “ Đằng Vương các” “ Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc” ( Sông thu cùng với trời xa một màu ). Tả con sóng Bạch Đằng, vua Trần Minh Tông (1288-1356) viết : “Thuồng luồng nuốt thuỷ triều, cuộn làn sóng bạc… Trông thấy nước dòng sông rọi bóng mặt trời buổi chiều đỏ ối- Lầm tưởng rằg máu người chết vẫn chưa khô”( Bạch Đằng giang –Dịch nghĩa ) Cảnh núi non, bờ bãi được miêu tả, đã tái hiện cảnh chiến trường rùng rợn một thời:

“ Bờ lau san sát
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy
Gò đầy xương khô​

Bpờ lau, bến lách gợi tả không khí hoang vu. hiu hắt. Núi gò, bờ bãi trập trùng như gươm giáo, xương cốt lũ giặc phương Bắc chất đống. Nét vẽ hoành tráng ấy, một thế kỷ sau Ức Trai cũng viết: “Ngạc chặt kình băm non lởm chởm – Giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng” ( “Cửa Biển Bạch Đằng”).

Trương Hán Siêu miêu tả dòn sông Bạch Đằng bằng những đường nét, máu sắc gợi cảm.Nhũng ẩn dụ và liên tưởng mói về dòng sông lịch sử hùng vĩ được miêu tả qua những cặp câu song quan và tứ tự tuyệt đẹp. Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông Bạch Đằng(1288) nhà thơ đến thăm dòng sông cảm thương xúc động:

“ Buồn vì cảnh thảm
Đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”.​

Một tâm trạng: “ buồn, thương tiếc”, một cảm xúc “ đứng lặng giờ lâu” của “khách” đều biểu lộ sự xúc động, lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc, vô hạn đối với anh hùng liệt sĩ đã đem xương máu bảo vệ dòng sông vá sự tồn vong của dân tộc. Đó là tình nghĩa thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn”

“Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”​

Các bô lão – nhân vật thứ hai xuất hiện trong bài phú. Từ miêu tả và trữ tình, nhà thơ chuyển sang tự sự, ngôn ngữ sống đọng biến hoá hẳn lên, Cảm hứng lịch sử mang âm điệu anh hùng ca dâng lên dào dạt như những lớp sóng trên sông Bạch Đằng vỗ. Khách và bô lão ngắm dòng sông, nhìn con sóng nhấp nhô như sống lại những năm tháng hào hùng oanh liệt của tổ tiên:

“ Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô mã,
Cũng là bãi đát xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao”.​

Sau và trước, gần và xa, ta và giặc, người chiến thắng và kẻ thảm bại được đặt trong thế tương phản đối lập đã khắc sâu và tô đậm niềm tự hào sông núi. “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” vì nó là mồ chôn lũ xâm lược phương Bắc.
Năm 938, Ngô Quyền dùng mưu đại phá quân Nam Hán:

“Bạch Đằng một trận giao phong
Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu”​
[/CENTER]
 
Q

quansuquatmo

Chúc em học tốt!!!

(Tiếp theo)
Năm 1288, Trần Quốc Tuấn mở một trận quyết chiến - chiến lược bắt sống Ô Mã Nhi và tiêu diệt hàng vạn quân xâm lược Nguyên – Mông:

“ Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông”.
( “ Đại Nam quốc sử diễn ca” )​

Trở lại bài phú: “Đưong khi ấy…” đó là ngày 9 tháng 4 năm 1288, trận thuỷ chiến đã diễn ra ác liệt trên sông Bạch Đằng. Dòng sông nổi sóng với “ muôn đội thuyền bè”. Cảnh tượng chiến trường vô cùng tráng liệt: “ Tinh thần phấp phới - Tỳ hổ ba quân – Giáo gươm sáng chói”. Các dũng sĩ nhà Trần với quyết tâm “ Sát Thát, với dũng khí mạnh như hổ báo xung trận. Chiến sự dữ dội ác liệt, giằng co: “ Trận đánh thư hùng chửa phân - Chiến luỹ Bắc Nam chống đối”. Khói lửa mù trời. Tiếng gươm giáo, tiếng quân reo , tiếng sóng vỗ. Ngựa hý, voi gầm. Thuyền giặc bị đốt cháy, bị va vào cọc gỗ bịt sắt nhọn vỡ đắm tan tành. Máu giặc nhuộm đỏ dòng sông. Trận đánh kinh thiên động địa được tái hiện bằng những nét vẽ, những chi tiết phóng bút, khoa trương rất thần tình. Âm thanh và màu sắc, trực cảm và tưởng tượng được tác giả phối hợp vận dụng, góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi:

“Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất chừ sắp đổi”.​

“Đại Việt sử ký” ghi rõ: Các tướng như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ… đều bị bắt sống, hàng vạn giặc bị tiêu diệt. Quân ta thu hơn 400 chiến thuyền. Giặc đã lần lượt nếm mùi thất bại, nhục nhã. Dòng sông Bạch Đằng như một chứng nhận lịch sử:

“Đến nay sông nước tuy chảy hoài
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”.​

Trận thủy chiến sông Bạch Đằng của tổ tiên mang tầm vóc và quy mô hoành tráng, kỳ vĩ. Cũng như trận Xích Bích, trận Hợp Phì “quân Tào Tháo tan tác tro bay”… “quân Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi”, trận Bạch Đằng giang đã đập tan âm mưu bành trướng xâm lược của Lưu cung, của Tất Liệt: “Trời cũng chiều người – Hung đồ hết lối”. Hung đồ là một cách nói khinh bỉ đối với lũ giặc phương Bắc.

Đất hiểm và nhân tài​

Nhà thơ từ miêu tả, tự sự đến suy ngẫm về vinh, nhục, về thắng, bại trong lịch sử. Tổ quốc mãi mãi vững bền và nhờ có hai nhân tố quan trọng: đất hiểm và nhân tài. Tính tư tưởng của áng văn này rất sâu sắc. Tác giả đã neu lên bài học lịch sử vô giá:

“Quả là trời đất cho nơi hiểm trở
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an”.​

Bạch Đằng, Chi Lăng… là đất hiểm trở. Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung… là nhân tài. “Cuộc điện an” là sự nghiệp bảo vệ nền độc lập, hoà bình, yên vui cho đất nước.

Bằng lối so sánh, Trương Hán Siêu nhắc lại vai trò to lớn của Lã Vọng, Hàn Tín bên Trung Quốc đã để lại võ công lừng lẫy một thời, qua đó tác giả tự hào ngợi ca Hưng Đạo Vương, người anh hùng vĩ đại thuở “bình Nguyên” oanh liệt”

“Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng
Bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn”.​

“Thế giặc nhàn” là thế giặc dễ đánh thắng. Quả đúng như vậy lần thứ 3 giặc Nguyên – Mông sang xâm lược nước ta đã bị đại bại. Con người anh hùng “coi thế giặc nhàn”, tên tuổi sống mãi với Bạch Đằng giang, với đất nước Đại Việt: “Tiếng thơm đồn mãi – Bia miệng không mòn”.

Đoạn văn miêu tả dòng sông, đoạn kể lại trận thủy chiến là đặc sắc nhất. Màu sắc tráng lệ. Hình ảnh kỳ vĩ. Phép đối được vận dụng rất tài tình để biểu lộ niềm tự hào dân tộc và sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam. Trương Hán Siêu đã bày tỏ một quan niệm về đất hiểm và nhân tài về vinh và nhục, cái tiêu vong và cái vĩnh hằng… trong cuộc đời và trong lịch sử. Tư tưởng cao đẹp ấy được diễn tả một cách tráng lệ, nên thơ, tạo nên vẻ đẹp văn chương của “Bạch Đằng giang phú”.

“Cốt minh đức cao”​

Phần cuối bài phú là bài ca của lão về dòng sông, về đất nước và con người Việt Nam. Sông Bạch Đằng hùng vĩ “một dải dài ghê” là mồ chôn lũ xâm lăng. “Sóng hồng cuồn cuộn trôi về biển Đông”. Máu giặc như mãi mãi nhuộm đỏ dòng sông. Một cách nói hào hùng. Giặc bất nghĩa nhất định bị tiêu vong. Các anh hùng để lại tiếng thơm muôn đời, lưu danh sử sách. Nhà thơ dành cho hai vua Trần những lời đẹp đẽ nhất”

“Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh”​

“Thánh quân” là Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ 2 và lần thứ 3 đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Nhờ những nhân tài mà đất nước được “điện an”; nhờ những ông vua tài giỏi, sáng suốt, anh minh mà Đại Việt được “thanh bình muôn thuở”. Một lần nữa tác giả lại khẳng định bài học lịch sử giữ nước: “bởi đâu đất hiểm, côt mình đức cao”. Đức cao là lòng yêu nước thương dân, là tinh thần đại đoàn kết dân tộc, là tinh thần cảnh giác trước hiểm hoạ ngoại xâm. Một nét đặc sắc trong thơ văn đời Trần là ngoài “hào khí Đông A” còn nêu cao bài học xây dựng bảo vệ đất nước: “Thái bình nên gắng sức – Non nước ấy ngàn thu” (Trần Quang Khải). “Đức cao” là nguyên nhân thắng lợi, như Trần Quốc Tuấn đã nói: “Vua tôi đồng long, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” – đó là nguồn sức mạnh Việt Nam.

Tóm lại, “Bạch Đằng giang phú” là một bài ca yêu nước tự hào dân tộc. Tên tuổi Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn trường tồn với dòng sông lịch sử. Lời văn hoa lệ, tư tưởng tình cảm sâu sắc, tiến bộ. Chất trữ tình sau lắng. Âm điệu anh hùng ca, không khí trang trọng cổ kính. Tài hoa trong miêu tả, hùng hồn trong tự sự, u hoài trong cảm xúc, sáng suốt lúc bình luận… là những thành công của Trương Hán Siêu. Đẹp vậy thay tiếng hát dòng sông:

“Sông Đằng một dải dài ghê,
Sóng hồng cuồn cuộn trôi về biển Đông”…​
 
Q

quansuquatmo

Chúc em học tốt!!!

Đây là những bài thuyết minh mà mình sưu tầm được qua những năm học văn cấp dưới còn để lại nên post cho bạn làm tư liệu nha!
Nguyễn Du
Gợi ý:
It có tác phẩm ngay khi ra đời cho đến mãi mãi về sau vẫn được nhân dân cả nước yêu chuộng . Không phải chỉ yêu thích mà còn gửi gắm niềm tin. Niềm tin khẳng định sức mạnh ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Nhưng nhất là niềm tin về tình yêu và cuộc sống. Truyện Kiều đã là một bài ca tình yêu và là một cuốn sách Đời.

Một tác phẩm như thế đã là một công trình vĩ đại, Truyện Kiều là một tác phẩm có giá trị như một thông điệp cho con người giao cảm với thế giới vô hình, dạt dào xúc động, mơ mà như thực, ảo huyền mà minh bạch lạ lùng. Và cũng là một bản tổng kết cuộc đời, tổng kết nhưng là cáo trạng, cáo trạng về cuộc đời bao nhiêu nỗi thương tâm (bách niên đa thiểu thương tâm sự). ở kia: "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!". ở đây lại là một "trường dạ tối tăm trời đất!". Tác phẩm ấy là bài Văn tế thập loại chúng sinh, với cái tên quen thuộc: Bài ca chiêu hồn.

Cả hai tác phẩm đó đều của chung một tác giả: Nguyễn Du. Đến nay, thời gian ra đời của các tác phẩm chữ Nôm, chữ Hán (Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) đều chỉ bằng vào dự cảm khoa học. Truyện Kiều vẫn chưa tìm được bản in trước nhất. Cả ba tập thơ chữ Hán mới góp được hai trăm bốn chín bài, nhờ công sức sưu tầm của nhiều người.

Cuộc đời Nguyễn Du - tác giả của những thiên tuyệt bút ấy - không nhiều bí ẩn, không lắm giai thoại, nhưng luôn luôn đặt ra những câu hỏi không dễ dàng giải đáp. Quê cha ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, quê mẹ ở làng Hoa Thiều (nay thuộc huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh), và nơi sinh lại ở phường Bích Câu - Thăng Long. Văn chương vượt hẳn người đời, nhưng học vị chỉ ở mức tam trường (tú tài) sau kỳ thi ở Sơn Nam (1783). Con người chuyên nghiệp thi thư mà biết cầm gươm, dạo đàn, thích đi chài, đi săn, và thích hát dân ca phường vải. Gia đình thuộc lớp quý tộc. Cha là Nguyễn Nghiễm, anh là Nguyễn Khản đều đỗ tiến sĩ, làm quan đến Tham tụng (Tể tướng) triều Lê. Bố vợ là Đoàn Nguyễn Thục, cũng đỗ Hoàng Giáp, làm quan Đông các. Nhưng bản thân Nguyễn Du về đời sống vật chất lại quá nghèo nàn. Mười một tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mẹ chết, suốt đời trai trẻ ăn nhờ, ở đậu, hoặc ở nhà anh, hoặc ở quê vợ. Do tình hình đất nước biến động, chính quyền Lê - Trịnh sụp đổ, Tây Sơn quét sạch giặc Thanh, họ Nguyễn Tiên Điền cũng tiêu điều: "Hồng Lĩnh vô gia, huynh đệ tán!". Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi. Đến năm 1802, ông mới ra làm quan triều Nguyễn, được thăng thưởng rất nhanh, từ Tri huyện lên đến Tham tri (1815). Có được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc (1813). Nhưng gia cảnh vẫn bần hàn thiếu thốn: "Mười miệng đói kêu ngoài cõi Bắc, Một mình bệnh rụi góc thành Nam". Phải chăng do thực tế này mà nhà thơ cảm thông được với những nạn nhân trong xã hội?

Không có tài liệu cho biết, Nguyễn Du nhận ai là người tri kỷ. Thơ ông nhắc nhiều nhất đến những người phụ nữ đau khổ, tủi hờn. Cô Cầm ở Thăng Long, cô Nguyệt ở Triều Khẩu, cô gái hầu ở nhà người em. Giai thoại có nói đến quan hệ của ông với cô gái lái đò, với tài nữ Xuân Hương một thời nào đó. Ông mất vì một bệnh dịch, ra đi không trối trăng gì.

Câu hỏi về Nguyễn Du còn được đặt ra ở nhiều bình diện. Đi tìm chứng cứ về ông, hậu thế luôn luôn gặp những băn khoăn. Gia phả chép một đằng, liệt truyện lại ghi theo đằng khác. Ông thật thà đi theo nhà Nguyễn hay ông về với Gia Long mà luôn luôn day dứt vì phụ nghĩa nhà Lê? Ông khư khư ôm mối cô trung mù quáng, hay ông cũng không hẳn vô tình với sự nghiệp của nhà Tây Sơn? Ông là nho sĩ, thấm nhuần tam giáo, khuôn mình trong giới hạn thời đại với những lý thuyết về nghiệp báo, về mệnh trời? Hay ông đã từng trong vô thức, dứt khoát với cái gốc nho gia Phật tử mà gắn bó với tầng lớp thị dân, tương tự như bao nhà văn phương Tây, cuộc sống thuộc về phong kiến, quý tộc mà tinh thần lại đi tiên phong cho cách mạng tư sản? Những cuộc "đi tìm Nguyễn Du" hàng trăm năm nay vẫn luôn luôn phải quan tâm đến các vấn đề ấy. Mà hình như Nguyễn Du đoán trước được điều này. Đoán trước mà không nói. Chẳng thế mà ông đã viết:

Ngã hữu thốn tâm vô dư ngũ,
Hồng Sơn sơn hạ Quế giang thâm.
(Tấc lòng không nói cùng ai được,
Dưới núi Hồng Sơn biển Quế sâu!).​

Tuy nhiên, chẳng phải vì thế mà Nguyễn Du trở nên khó hiểu. Có những điều phải tìm tòi, nghiên cứu, tranh luận gần xa. Nhưng Nguyễn Du vẫn đến với nhân dân bao đời nay trong cả một bầu tâm sự cảm thông sâu sắc. Đó là một khát vọng của nhân cách tạo nên trong sóng gió của đời, thấm nhuần bản chất của nhân dân, của dân tộc. Đó cũng là một con người nhân bản, tự phần sâu kín nhất, đau nỗi đau bãi biển nương dâu mà đòi lên án chế độ bạo tàn, đòi cho con người có hạnh phúc, tình yêu, tự do và công lý. Đó cũng là một ngòi bút phanh phui được thế lực đồng tiền, vạch trần những kẻ "nhai xé thịt người mà không lòi nanh vuốt". Đó cũng là một tài năng sáng tạo bậc thầy, đã có bút pháp nghệ thuật điêu luyện: xây dựng nhân vật điển hình, điều khiển ngôn ngữ nhạc điệu, tạo cho cấu trúc tác phẩm dồi dào chất kịch, truyền cho hình tượng tác phẩm đậm đà chất thơ. Không phải chỉ ở Truyện Kiều mà cả ở thơ chữ Hán, thơ Nôm của Nguyễn Du đều thấy chỗ đậm, chỗ nhạt những yếu tố hoặc biểu hiện của chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trong văn học. Vinh dự của Nguyễn Du trong địa hạt này còn vượt khá nhiều tác giả xưa nay. Chỉ riêng với một Truyện Kiều, văn học nghệ thuật Việt Nam trở nên thêm phong phú. Ca nhạc dân gian có giọng "lẩy Kiều". Sân khấu dân gian có "trò Kiều". Hội họa có nhiều tranh Kiều. Và Truyện Kiều từ xưa đến nay đã là đầu đề của nhiều trang bình luận và bút chiến. Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết. Tuồng Kiều, phim Kiều xuất hiện. Và tiếng nói hằng ngày của nhân dân có thêm nhiều thành ngữ rút từ Truyện Kiều. Kiều đi vào mọi nẻo đường sinh hoạt: "Từ án sách đến bờ tre, xưởng máy; Ra chiến trường vẫn thấy tiếng Kiều ngân" là như vậy.

Năm 1965, Nguyễn Du được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức làm lễ kỷ niệm. Hội đồng Hòa bình thế giới ghi tên ông trong danh sách những nhà văn hóa quốc tế trên trái đất này. Nhà lưu niệm Nguyễn Du được xây dựng ở Tiên Điền. Trường viết văn để đào tạo những cây bút mới mang tên Nguyễn Du. Chúng ta đã có nhiều sách chú giải, nghiên cứu Đoạn trường tân thanh, có Từ điển Truyện Kiều, có tiểu thuyết Ba trăm năm lẻ. Nhưng vấn đề "Nguyễn Du và Truyện Kiều" thì đến bao giờ cho hết? Cuộc đi tìm Nguyễn Du sẽ mãi là những gắng công của nhiều thế hệ. Ta cần có thơ Nguyễn Du trong cuộc đời, cần có tình Nguyễn Du trong sự sống, nên càng cần hiểu biết về ông. Nỗi sầu của ông mênh mông, tấm lòng của ông rộng lớn, ngòi bút của ông thần kỳ, chính ông cũng không nhận ra mà vẫn chờ đợi những ứng đáp của nhiều thế hệ hậu sinh tri kỷ:

... Hận xưa khôn hỏi trời già,
Nỗi oan phong vận mình ta buộc ràng,
Ba trăm năm lẻ mơ màng...
Biết ai hậu thế khóc chàng Tố Như?​
 
Last edited by a moderator:
Q

quansuquatmo

Chúc em học tốt!!!

Nguyễn Trãi
Gợi ý:
Thế giới đã biết đến các nhà lãnh đạo quân sự tài ba của Việt Nam. Một số trong họ đã được ghi vào bộ sử biên niên các nhà quân sự nổi tiếng thế giới như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp... Không chỉ đánh giặc giỏi mà người Việt Nam còn đóng góp cho nhân loại nhiều nhà tư tưởng, nhiều nhà văn hoá lớn tầm cỡ thế giới. Và không phải ngẫu nhiên mà UNESCO, khi liệt kê các nhà văn hoá lớn của thế giới, đã phải dành chỗ để ghi tên tuổi các nhà tư tưởng lớn của Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Lịch sử dân tộc ta thật là vĩ đại, Cho nên việc "... tiếp tục khai thác, nghiên cứu sâu hơn, tổng kết khoa học hơn di sản tư tưởng, trước hết là tư tưởng triết học, của ông cha ta, chỉ ra cho được những giá trị lâu bền trong di sản đó, cố gắng tìm trong đó bản sắc, những khía cạnh độc đáo cần kế thừa và phát triển, giải thích cho được cái làm nên bản sắc độc đáo đó... Mặt khác, cũng chính việc tổng kết di sản này, rút ra những bài học, những kinh nghiệm của quá khứ sẽ góp phần không nhỏ cho công cuộc xây dựng và phát triển mọi mặt đất nước hiện nay và sắp tới". Tư tưởng của Nguyễn Trãi là một trong những đóng góp lớn cho di sản vĩ đại đó, đáng để cho chúng ta khai thác, nghiên cứu.

Giới lý luận và những người quan tâm đến chính trị thế giới đã từng biết đến một khái niệm dân tộc nổi tiếng mang tính phổ quát, lần đầu tiên được Stalin đưa ra trong tác phẩm "Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc, song điều mà các học giả thế giới ít biết đến là, người đầu tiên trong lịch sử thế giới cố gắng tìm kiếm và đã đưa ra được một định nghĩa dân tộc "tương đối có hệ thống và toàn diện" lại là một người Việt Nam. Đó chính là Nguyễn Trãi, nhà văn hoá lớn đã được thế giới công nhận và xếp hạng.

Trong tập kỷ yếu "Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi", nhiều tác giả đã chỉ ra rằng Nguyễn Trãi là nhà quân sự, chính trị, ngoại giao... nhà văn hoá lớn. Cống hiến của Nguyễn Trãi đã được một số tác giả nói tới. Chẳng hạn, theo Giáo sư Nguyễn Tài Thư, Nguyễn Trãi "đã đề cập tới các yếu tố hình thành dân tộc mà khoa học chính trị của thế kỷ XX này ít nhiều phải nhắc tới". Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, "Dân tộc ta có gần 5 thế kỷ độc lập lâu dài từ thời Ngô Quyền năm 938 đến đầu thế kỷ XIV. Chính là 5 thế kỷ này, dân tộc Việt Nam (theo ý nghĩa khoa học tiến bộ nhất của khái niệm dân tộc) được hình thành chỉ còn đợi điều kiện để hoàn chỉnh. Đó là sự tham gia tích cực, bền bỉ của quảng đại nhân dân vào việc cứu nước và đựng nước. Điều kiện đó đã xuất hiện với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lãnh thổ chung, văn hoá chung, tập quán, nhất là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, đủ làm ra thứ keo sơn kết thành một dân tộc , một quốc gia dân tộc bền vững ngay trong thời Trung đại phong kiến mà không phải chờ đến chủ nghĩa tư bản phát triển tạo thành một thị trường chung. Có đủ điều kiện cho sự hình thành dân tộc song ý thức một cách rõ rệt nhất, đầy đủ nhất về sự hình thành đó là cống hiến tinh thần của Nguyễn Trãi, người có trình độ văn hoá cao, có kiến thức quốc học lớn....

Như vậy, các tác giả Việt Nam đã đề cập ít nhiều đến đóng góp về khái niệm dân tộc của Nguyễn Trãi, song đáng tiếc là chưa có những bài chuyên sâu về vấn đề này. Bài viết nhỏ này không có tham vọng làm điều đó, mà chỉ dừng lại ở việc so sánh, đối chiếu quan niệm về dân tộc của Nguyễn Trãi với các quan niệm về dân tộc có trước và sau Nguyễn Trãi để thấy được sự cống hiến của ông về vấn đề này, một sự đóng góp mang tầm cỡ thế giới, ở thế kỷ XV, mà thế giới ít biết đến.

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, trước Nguyễn Trãi đã có nhiều nhà tư tưởng tìm cách đưa ra định nghĩa về dân tộc, các quan niệm đó có những giá trị nhất định. Mầm mống của nó phải chăng đã có từ thời Lý Bí. Dân tộc lúc đó thường được gọi là thành hay bang, quốc hay nước. Sau khi quét sạch quân xâm lược ở thế kỷ VI, Lý Bí đã vứt bỏ luôn tên gọi mà Trung Quốc đã áp đặt cho nước ta như Giao Chỉ, Giao Châu, An Nam đô hộ phủ… và đặt tên nước là Vạn Xuân (sau này nhà Đinh gọi là Đại Cồ Việt, nhà Lý gọi là Đại Việt) để chứng tỏ sự cùng tồn tại ngang hàng với các nước lớn ở Trung Hoa. Cùng với việc đổi tên nước là việc đổi tên hiệu người đứng đầu từ Vương sang Đế: từ Trưng Vương, Triệu Việt Vương sang Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Đinh Tiên Hoàng Đế. Điều đó thể hiện tinh thần độc lập tự chủ của người Việt. Sau này, "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn đã thể hiện rõ Việt Nam là một quốc gia dân tộc độc lập về chính thể, có quốc hiệu, niên hiệu, đế hiệu và kinh đô riêng. Thời Bắc thuộc, để chống lại sự thống trị: "... trong bộ tộc Việt lúc đó đã có nhiều điểm chung về nguồn gốc tộc người, về kinh tế, tiếng nói, phong tục, tập quán… nhưng họ không thể biết hết các điều đó vì trình độ kiến thức hạn chế. Dân tộc là một phạm trù lịch sử, gắn liền với một giai cấp nhất định trong lịch sử. Ở Việt Nam, trước và sau khi giành được độc lập, phạm trù dân tộc nằm trong hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến. Cùng với thời gian, khái niệm dân tộc được mở rộng cả về bề rộng lẫn bề sâu, cả về không gian và thời gian, cả về đất đai và văn hoá cho phù hợp với đối tượng mà nó khái quát. Ở Lý Thường Kiệt, quan niệm đó còn khoác cái vỏ thần bí và trừu tượng:

"Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư".​

Điều đó có nghĩa là Việt Nam phải được độc lập vì “sách trời" đã ghi... Nhưng đến Trần Quốc Tuấn, quan niệm đó đã có sự thay đổi: phải đánh đuổi giặc để bảo vệ quyền lợi cho gia tộc, đất nước, để rửa nhục cho nước. Sử gia Lê Văn Hưu (thế kỷ XII) quan niệm tổ quốc, dân tộc là "nhà tông miếu, nền xã tắc" , còn Trần Quốc Tuấn (thế kỷ XIII) quan niệm đó là "thái ấp, bổng lộc, đền đài, miếu mạo...". Đến Nguyễn Trãi thì chúng ta đã có được "một quan điểm khá toàn diện, hoàn chỉnh về vấn đề dân tộc".

Trong Đại cáo Bình Ngô (1428), Nguyễn Trãi viết:

“Xét nước Đại Việt ta từ trước.
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Bờ cõi sông núi đã riêng.
Phong tục Bắc, Nam cũng khác.
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, đều làm đế một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau.
Song hào kiệt vẫn không hề thiếu”.​

Đọc áng văn trên, có thể thấy Nguyễn Trãi đã tiến một bước dài trong việc tìm kiếm khái niệm dân tộc, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh chống xâm lược. Quan niệm đó được hình thành trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, là cơ sở cho lý luận về dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền. Khái niệm dân tộc có quan hệ gần gũi với một loạt các khái niệm khác như tổ quốc, xã tắc non sông, lãnh thổ, bờ cõi… đến mức mà trong những trường hợp nhất định, chúng có thể thay thế lẫn nhau. Chẳng hạn, Lê Văn Hưu, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi đều nói đến xã tắc. Vậy xã tắc là gì? "Xã tắc chính là thần đất <Thổ thần tức xã > phối hợp với thần lúa <tắc> để tượng trưng cho toàn thể gọi là xã tắc”. Trong Lễ hiến phù ở Chiêu Lăng, Trần Nhân Tông đã viết:

“Xã tắc hai phen phiền ngựa đá.
Non sông ngàn thuở vững âu vàng".​

Chính Nhuyễn Trãi đã dùng từ này để khẳng định quyền độc lập của dân tộc:

"Xã tắc từ đây bền vững.
Non sông từ đậy đổi mới.
Để mở nền muôn thuở thái bình.
Để rửa nỗi ngàn thu sỉ nhục".​

Khái niệm "Tổ quốc" có mối quan hệ mật thiết với khái niệm dân tộc. Chúng "là hai khái niệm hầu như ngang nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhân vì trong khái niệm thứ nhất có bao hàm những yếu tố không nằm trong khái niệm thứ hai, ví dụ: các yếu tố thuộc về thiên nhiên". Đã là con người thì phải thuộc một tổ quốc, một dân tộc nào đó. Không có tổ quốc và không thuộc một dân tộc nào là người bất hạnh. Tổ quốc của Khổng Tử là Hoa Hạ, nhưng nó bị xâu xé bởi nhiều thế lực khác nhau nên ông phải đi hết nước này đến nước khác để mong muốn xây dựng nên tổ quốc dân tộc thống nhất. Hàng chục năm "đi mòn cả dép", song ông vẫn khôn thể nào làm được điều mong muốn. Trung Quốc thời xưa không có tên nước, mà theo tên triều đại thống trị. Nho giáo không có khái niệm tồ quốc, dân tộc, cũng chẳng có khái niệm nào gắn với khái niệm dân tộc, có chăng chỉ là khái niệm xã tắc. Nguyễn Trãi là nhà nho đích thực, nhưng là nhà nho của Việt Nam có tổ quốc, có dân tộc.
 
Last edited by a moderator:
Q

quansuquatmo

Chúc em học tốt!!!

(Tiếp theo)
Quan niệm về dân tộc của ông đã vượt xa Nho giáo để tiếp cận đến những tri thức hoàn toàn mới. Đó là sư kế thừa và phát triển tư tưởng dân tộc của các vị tiền bối, tù Lý Bí, Lý Thưởng Kiệt nên Trần Quốc Tuấn, là sự nhận thức một cách tự giác, có sự bổ sung những tri thức mới khi lịch sử đã thay đổi. Đó còn là kết quả của sự suy ngẫm, của những phút giây thao thức, trăn trở "đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông", của những thể nghiệm, những mất mát lớn lao, thậm chí phải đổi bằng máu của biết bao “dân đen, con đỏ". Sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ đã cố gắng bổ sung thêm cho khái niệm dân tộc:

"Đánh cho để dài tóc.
Đánh cho để răng đen.
Đánh cho nó chích luân bất phản".​

Song sự bổ sung này cũng không có gì mới hơn. Theo nhận xét của Giáo sư Phan Ngọc, công thức ấy (công thức về dân tộc), ra đời năm 1428, bốn trăm năm trước công thức dân tộc của giai cấp tư sản và năm trăm năm trước công thức dân tộc của Stalin rõ ràng là một cống hiên thế giới".

Năm 1913, Stalin đưa ra định nghĩa: “Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định được thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hoá". Định nghĩa dân tộc của Stalin nêu lên 4 yếu tố: kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, tâm lý trong đó yếu tố kinh tế được coi là đặc trưng quan trọng nhất.

Xem xét định nghĩa dân tộc của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy, ông đã nêu lên 5 yếu tố thống nhất: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, nhân dân mà đại biểu là người anh tài, hào kiệt. Định nghĩa của Nguyễn Trãi không nói đến yếu tố kinh tế, vì ông xuất phát từ thực tế hình thành dân Việt Nam có những nét độc đáo không giống như quy luật phổ biến của sự hình thành các dân tộc khác trên thế giới. Do đặc điểm riêng mà sự hình thành dân tộc ta không cần đến vai trò của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, không cần phải đợi đến quá trình thống nhất thị trường, thuế quan là "tập trung các tư liệu sản xuất, và tích tụ tàisBản vào trong tay một số ít người". Nguyên nhân của sự hình thành dân tộc ta là do nhu cầu chống ngoại xâm và các thế lực thiên nhiên hà khắc, buộc các tộc người sống trên lãnh thổ phải liên kết lại thành một khối.

Sự đối chiếu nói trên cho thấy, Nguyễn Trãi đã xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để khái quát nên khái niệm dân tộc. Chúng ta không thể đòi hỏi cái mà người đời trước không có vì hiện thực lịch sử là thế, không thể đảo ngược được. Có thể nhận thấy, ngoài những yếu tố trùng hợp vời khái niệm dân tộc của Stalin như lãnh thổ, tâm lý, khái niệm dân tộc của Nguyễn Trãi còn có những yếu tố khác, trong đó nổi bật nhất là yếu tố nhân dân. Công lao của ông là ở chỗ, ông là người đầu tiên trong lịch sử đưa ra được một khái niệm dân tộc tương đối hoàn chỉnh, nêu ra được vấn đề để người đời sau tiếp tục giải quyết. Chính vì vậy, khái niệm dân tộc của Nguyễn Trãi vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử của nó.

Đã có một thời, vấn đề dân tộc tưởng chừng như đã được giải quyết xong xuôi, nhưng ngày nay nó lại nổi lên như một văn đề thời sự nóng hổi nhất. Đây là vấn đề cực kỳ phức tạp và rắc rối. Trên thế giới, hàng ngày hàng giờ chiến sự vẫn tiếp tục nổ ra xoay quanh việc tranh chấp lãnh thổ, thanh lọc sắc tộc mà thực chất là vấn đề dân tộc. Vấn đề này đã, đang và sẽ tiếp tục làm đau đầu các nhà lãnh đạo tại các quốc gia đa sắc tộc. Nếu không giải quyết tốt thì tại mỗi quốc gia này sẽ tiềm ẩn "nhưng thùng thuốc nổ" của chiến tranh, chết chóc. Trên chính trường thế giới, các cuộc chiến tranh Iran - Irắc và Irắc - Côoét vừa mới nguội tắt, khói lửa của cuộc xung đột sắc tộc ở Nam Phi chưa kịp tan thì cuộc chiến tranh "huynh đệ tương tàn" ở Nam Tư lại tiếp tục. Thậm chí, ngay cả khi đã dẹp xong Taliban, ở Apganítan vấn đề sắc tộc vẫn có nguy cơ bùng phát trong việc cai quản đất nước.

Do sự phức tạp của vấn đề dân tộc nên hiện nay các học giả trên thế giới đang tìm cách xác định lại khái niệm này. Chính vì vậy, việc tìm hiểu vấn đề này vẫn mang ý nghĩa thời sự nóng hổi và cấp bách. Trước tình hình đó, chúng ta càng nhận thấy giá trí của khái niệm dân tộc của Nguyễn Trãi, tầm vĩ đại của sự tiên tri vượt trước thời đại của ông. Đã gần 600 năm trôi qua kể từ khi xuất hiện khái niệm dân tộc ở Việt Nam, thế giới lại sôi động lên vấn đề dân tộc và điều này càng nhắc ta gợi nhớ đến công lao to lớn của Nguyễn Trãi. Những bài học của lịch sử về vấn đề dân tộc, trong đó có sự đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi, vẫn giữ nguyên giá trị đối với hậu thế. Có được sự hiểu biết đúng đắn và vận dụng linh hoạt vấn đề này sẽ giúp cho các nhà chính trị hàng đầu thế giới có thể tránh được những bước đi sai lầm làm phương hại đến sự thống nhất dân tộc làm ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực và thế giới.
 
Top Bottom