[Lý 11] Bài tập về Từ Trường

M

mcdat

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Từ Trường là một phần quan trọng của Vật Lý THPT. Việc hiểu và áp dụng Từ Trường vào học tập không chỉ giúp hoàn thành tốt kiến thức Lý 11 mà còn có lợi cho việc học Lý 12 trong đó có phần Sóng Điện Từ {Chiếm 13 câu trong Đề Thi ĐH ~ 3 điểm}. Ai không hiểu gì về Từ Trường coi như mất 3 điểm oan trong thi ĐH

Mình lập topic này mong muốn các bạn lớp 11, các anh chị lớp 12 cùng nhau post những bài tập về Từ Trường từ dễ tới khó để mọi người cùng làm và trao đổi về các cách làm cùng những dạng bài liên quan hay tổng quát. Có vậy thì chúng ta mới có thể nắm rõ hơn về Vật Lý THPT, đạt kết quả tốt trong các kì thi.

Sau đây mình xin mở màn bằng 3 bài từ trường. Mọi người cùng làm nhé

{Các bài này mọi người có thể thấy trong các sách về Lý như "Kiến Thức Cơ Bản Nâng Cao Vật Lý tập II" của 'Vũ Thanh Khiết', hay "Giải Toán Vật Lý" của 'Bùi Quang Hân' v.v...., tuy nhiên hướng dẫn trong các sách đó rất vắn tắt, đôi khi lại không đúng bản chất Vật Lý hay làm sai kết quả. Vì vậy nếu bạn nào thấy bài nào trong các sách nào mà lời giải hay đáp số có vấn đề thì có thể post lên topic cùng nhau trao đổi, đó cũng là một cách để rèn luyện}

1: Cho 2 dây dẫn 1, 2 dài vô hạn song song trong không khí lần lượt có các dòng điện [tex]I_1 = 3A, \ I_2 = 6A[/tex] chạy qua. Xác định tất cả các điểm M có cảm ứng từ tổng hợp bằng 0 trong các trường hợp:

a: [tex]I_1 \ & \ I_2[/tex] cùng chiều ; b: [tex]I_1 \ & \ I_2[/tex] ngược chiều
PHP:
đã làm
2: Cho 3 dây 1, 2, 3 dài vô hạn đặt song song trong không khí và thẳng hàng có các dòng điện lần lượt [tex]I_1=I_2=I, \ I_3=2I[/tex] chạy qua. Dây 3 nằm ngoài dây 1 và 2. Tìm vị trí M mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng 0 biết khoảng cách giữa 2 dây liên tiếp là a

3: Một thanh đồng MN dài [tex]l=20cm, \ m= 100g[/tex] đặt vuông góc với hai thanh ray song song x, y nằm ngang [tex](M \in y, \ N \in x)[/tex] và nối với nguồn điện 1 chiều (cực dương nối với y, cực âm nói với x). Hệ được đặt trong từ trường đều [tex]\vec{B}[/tex] hướng từ dưới lên và có độ lớn [tex]B=0,2T[/tex]. Hệ số ma sát giữa thanh đồng với các thanh ray x, y là [tex]\mu = 0,1[/tex]. Bỏ qua điện trở của các thanh ray, điện trở tại các chỗ tiếp xúc và dòng điện cảm ứng trong mạch.

a: Giả sử thanh MN trượt với gia tốc [tex]a=2m/s^2 [/tex]. Xác định cường độ dòng điện I chạy qua MN

b: Người ta nâng 2 thanh x, y lên sao cho x, y hợp với phương ngang 1 góc [tex]\alpha = 30^0[/tex] đồng thời điều chỉnh cho dòng điện của nguồn là [tex]I=30A[/tex] thì thấy thanh chuyển động lên phía trên với gia tốc [tex]a'>0[/tex] . Tìm độ lớn [tex]a'[/tex] . Cho rằng thanh ban đầu chuyển động với vận tốc bằng 0.

{Bài 3 là bài KT 1 tiết của lớp mình. Mình thấy bài này cũng hay và bổ ích nó khá tổng quát, chưa đựng nhiều kiến thức nên post thêm}

PHP:
đã làm
 
Last edited by a moderator:
X

xilaxilo



1: Cho 2 dây dẫn 1, 2 dài vô hạn song song trong không khí lần lượt có các dòng điện [tex]I_1 = 3A, \ I_2 = 6A[/tex] chạy qua. Xác định tất cả các điểm M có cảm ứng từ tổng hợp bằng 0 trong các trường hợp:

a: [tex]I_1 \ & \ I_2[/tex] cùng chiều ; b: [tex]I_1 \ & \ I_2[/tex] ngược chiều



mở hàng naz :D:D:D
a/ I1=3, I2=6

I1, I2 cùng chiều nên M truộc khoảng giữa 2 dây

có [TEX]\vec{B_1}+\vec{B_2}=0 \\ \Rightarrow 2.10^{-7}(\frac{I_1}{r_1}-\frac{I_2}{r_2})=0 \\ \Leftrightarrow r_2=2r_1[/TEX]

tập hợp M là đường thẳng thoả mãn cái vừa tính

b/ M nằm ngoài

tính tương tự và kq cũng tương tự trên
 
Last edited by a moderator:
X

xilaxilo

Xi mún làm bài 3 lắm

bài 3 có liên quan đến phân tích lực của lớp 10

chờ tối mà chưa ai làm thì Xi post lên ngay

:D:D:D

thank mcdat vì bài 3
 
X

xilaxilo

3: Một thanh đồng MN dài [tex]l=20cm, \ m= 100g[/tex] đặt vuông góc với hai thanh ray song song x, y nằm ngang [tex](M \in y, \ N \in x)[/tex] và nối với nguồn điện 1 chiều (cực dương nối với y, cực âm nói với x). Hệ được đặt trong từ trường đều [tex]\vec{B}[/tex] hướng từ dưới lên và có độ lớn [tex]B=0,2T[/tex]. Hệ số ma sát giữa thanh đồng với các thanh ray x, y là [tex]\mu = 0,1[/tex]. Bỏ qua điện trở của các thanh ray, điện trở tại các chỗ tiếp xúc và dòng điện cảm ứng trong mạch.

a: Giả sử thanh MN trượt với gia tốc [tex]a=2m/s^2 [/tex]. Xác định cường độ dòng điện I chạy qua MN

b: Người ta nâng 2 thanh x, y lên sao cho x, y hợp với phương ngang 1 góc [tex]\alpha = 30^0[/tex] đồng thời điều chỉnh cho dòng điện của nguồn là [tex]I=30A[/tex] thì thấy thanh chuyển động lên phía trên với gia tốc [tex]a'>0[/tex] . Tìm độ lớn [tex]a'[/tex] . Cho rằng thanh ban đầu chuyển động với vận tốc bằng 0.

{Bài 3 là bài KT 1 tiết của lớp mình. Mình thấy bài này cũng hay và bổ ích nó khá tổng quát, chưa đựng nhiều kiến thức nên post thêm}


hờ hờ

tình hình là hok ai làm cái này mất oy

làm bài 3 nè

vẽ hình (quan trọng lắm đó, để xác định phương chiều của lực)

[TEX]\vec{Fd}+\vec{P}+\vec{N}+\vec{Fms}=m\vec{a}[/TEX] @

a/ chiếu lên trục có

[TEX]F_d-Fms=ma \Leftrightarrow F_d=Fms+ma=m(ng+a)=0,1(0,1.10+2)=0,3 \\ F=BIl \Rightarrow I=\frac{F}{Bl}=\frac{0,3}{0,2.0,2}=7,5[/TEX]

xem thử Xi sai ở đâu hok

tính tay hết đó

:(:(:(

b/ [TEX]\vec{Fd}+\vec{P}+\vec{N}+\vec{Fms}=m\vec{a}[/TEX] @

hình vẽ: phương chiều của F vẫn như cũ,

N vuông góc vs mpn,

P thưởng xuống dưới,

Fms có phương nằm trên mpn, chiều ngược lại

chiếu lên trục có 0x trùng mpn

[TEX]\left{Pcos\alpha+Fcos\alpha-N=0 \\ Psin\alpha+Fsin\alpha-Fms=ma[/TEX]

thay số vào giải hệ

[TEX]\left {F= ... \\ a=\frac{Psin\alpha+Fsin\alpha-Fms}{m} [/TEX]

xem hộ Xi đã chiếu đúng chưa

Xi hok có khái niện sin cos thế nào hết nên dễ nhầm

mà số lẻ dã man

toàn căn

hứt hứt

cách làm câu a vs câu b # j nhau đâu

vẫn là dl II niuton
 
Last edited by a moderator:
M

mcdat



hờ hờ

tình hình là hok ai làm cái này mất oy

làm bài 3 nè

vẽ hình (quan trọng lắm đó, để xác định phương chiều của lực)

[TEX]\vec{Fd}+\vec{P}+\vec{N}+\vec{Fms}=m\vec{a}[/TEX] @

a/ chiếu lên trục có

[TEX]F_d-Fms=ma \Leftrightarrow F_d=Fms+ma=m(ng+a)=0,1(0,1.10+2)=0,3 \\ F=BIl \Rightarrow I=\frac{F}{Bl}=\frac{0,3}{0,2.0,2}=7,5[/TEX]

xem thử Xi sai ở đâu hok

tính tay hết đó

:(:(:(

Kết quả đúng rồi đấy. Mình post nhầm cái hệ số ma sát là 0,1. Thực ra đề cho là 0,2

Nhưng dù sao thì cách làm cũng đúng rồi. Câu này đơn giản. Cái yếu nhất là câu b đó.

Mọi người cùng làm tiếp bài 2 và câu 3b nha
 
X

xilaxilo



Kết quả đúng rồi đấy. Mình post nhầm cái hệ số ma sát là 0,1. Thực ra đề cho là 0,2

Nhưng dù sao thì cách làm cũng đúng rồi. Câu này đơn giản. Cái yếu nhất là câu b đó.

Mọi người cùng làm tiếp bài 2 và câu 3b nha

thế thì tớ chỉ post cách giải thui

thay số lằng nhằng cực

toàn căn là căn

kq cũng lẻ nữa

còn bài 2 ai làm nốt đi

:|:|:|
 
O

oack

hiz! sr khi post bài này!^^ ko biết có phải spam ko :(
nhưng Oack thấy có 2 ng làm trong cái topic này thôi à :D
Oack cũng muốn tham gia và chắc các mem 11 đều mún thế :D nhưng có lẽ chưa có mấy ai học đến bài này :D cả Oack cũng vậy :D
Oack nghĩ 2 người ai có t/g thì ngồi post kiến thức chương này giùm bọn tớ:D nếu thế thì Oack nghĩ mới có nhiều ng tham gia :).2 ng đọc xong có thể xóa bài spam này :D!
 
M

mcdat



hờ hờ

tình hình là hok ai làm cái này mất oy

làm bài 3 nè

vẽ hình (quan trọng lắm đó, để xác định phương chiều của lực)

[TEX]\vec{Fd}+\vec{P}+\vec{N}+\vec{Fms}=m\vec{a}[/TEX] @

a/ chiếu lên trục có

[TEX]F_d-Fms=ma \Leftrightarrow F_d=Fms+ma=m(ng+a)=0,1(0,1.10+2)=0,3 \\ F=BIl \Rightarrow I=\frac{F}{Bl}=\frac{0,3}{0,2.0,2}=7,5[/TEX]

xem thử Xi sai ở đâu hok

tính tay hết đó

:(:(:(

b/ [TEX]\vec{Fd}+\vec{P}+\vec{N}+\vec{Fms}=m\vec{a}[/TEX] @

hình vẽ: phương chiều của F vẫn như cũ,

N vuông góc vs mpn,

P thưởng xuống dưới,

Fms có phương nằm trên mpn, chiều ngược lại

chiếu lên trục có 0x trùng mpn

[ TEX]\left{Pcos\alpha+Fsin\alpha-N=0 \\ Psin\alpha+Fcos\alpha-Fms=ma[/TEX]

thay số vào giải hệ

[ TEX]\left {F= ... \\ a=\frac{Psin\alpha+Fcos\alpha-Fms}{m} [/TEX]

xem hộ Xi đã chiếu đúng chưa


OK làm đúng rồi, cách làm thui ^^. Còn chiếu lên trục thì nhầm lẫn giữa sin với cos.

Mình sửa như thế ấy. Tiếp tục làm bài 2 nha
 
X

xilaxilo

hiz! sr khi post bài này!^^ ko biết có phải spam ko :(
nhưng Oack thấy có 2 ng làm trong cái topic này thôi à :D
Oack cũng muốn tham gia và chắc các mem 11 đều mún thế :D nhưng có lẽ chưa có mấy ai học đến bài này :D cả Oack cũng vậy :D
Oack nghĩ 2 người ai có t/g thì ngồi post kiến thức chương này giùm bọn tớ:D nếu thế thì Oack nghĩ mới có nhiều ng tham gia :).2 ng đọc xong có thể xóa bài spam này :D!

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=128937#post128937

phần tổng kết đây

các bn đọc oy yêu cầu j thêm thì nhét vô đó

Xi cũng định tổng kết nhưng thấy thế oy nên thôi

cái đó cũng hơi dài

:D:D:D
 
M

mcdat

Bài tập Lo-ren-xơ

Tiếp 1 bài nữa này (Bài này cơ bản thui)
tutruong1.jpg

Một hạt có [TEX]m=6,65.10^{-7} \ kg[/TEX] mang điện tích [TEX]q=+1,6.10^{-19}C[/TEX] xuất phát tại A với vận tốc [TEX]v_0 = 5.10^4 \ m/s[/TEX]. Hạt chuyển động thẳng đều tới điểm M thì gặp miền không gian có từ trường đều (Miền có đóng khung như hình vẽ). O là tâm của phần đường tròn quỹ đạo trong từ trường. Quỹ đạo AMN của hạt nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Xác định cảm ứng từ [TEX]\vec{B}[/TEX] về chiều và độ lớn
[TEX]Cho \ AM = a = 10cm; \ \widehat{MAO} = X = 30^0[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
X

xilaxilo

Tiếp 1 bài nữa này (Bài này cơ bản thui)
tutruong1.jpg

Một hạt có [TEX]m=6,65.10^{-7} \ kg[/TEX] mang điện tích [TEX]q=+1,6.10^{-19}C[/TEX] xuất phát tại A với vận tốc [TEX]v_0 = 5.10^4 \ m/s[/TEX]. Hạt chuyển động thẳng đều tới điểm M thì gặp miền không gian có từ trường đều (Miền có đóng khung như hình vẽ). O là tâm của phần đường tròn quỹ đạo trong từ trường. Quỹ đạo AMN của hạt nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Xác định cảm ứng từ [TEX]\vec{B}[/TEX] về chiều và độ lớn
[TEX]Cho \ AM = a = 10cm; \ \widehat{MAO} = X = 30^0[/TEX]

tại mình kém hình wa nên tính ko nổi cái R

:)):)):))

ngu dân oy
 
M

mcdat

còn bài 2 trên kia?

XI ko bit làm

:(:)(:)((

mcdat post giải đi

Gợi ý nhá. Xét từng vị trí một. Nằm giữa 1 và 2, nằm giữa 2 và 3, nằm ngoài 3 dây và gần 1 hơn, nằm ngoài 3 dây và gần 3 hơn {Giả sử dây 2 nằm giữa dây 1 và 3}.

Tuy xét hơi nhiều nhưng cũng ngắn lắm, nhiều trường hợp bị loại bởi quy tắc tay phải

Cách này khong biết có phải hay nhất không, nhưng mình nghĩ như vậy sẽ an toàn ko sợ đánh mất M
 
X

xilaxilo



Gợi ý nhá. Xét từng vị trí một. Nằm giữa 1 và 2, nằm giữa 2 và 3, nằm ngoài 3 dây và gần 1 hơn, nằm ngoài 3 dây và gần 3 hơn {Giả sử dây 2 nằm giữa dây 1 và 3}.

Tuy xét hơi nhiều nhưng cũng ngắn lắm, nhiều trường hợp bị loại bởi quy tắc tay phải

Cách này khong biết có phải hay nhất không, nhưng mình nghĩ như vậy sẽ an toàn ko sợ đánh mất M

cách làm thì hok phải nói

vẫn đề là làm hok nổi

:|:|:|

cần 1 bài giải mẫu để học tập

:(:)(:)((

mai KT 2 tiết chương này oy
 
M

mcdat

2: Cho 3 dây 1, 2, 3 dài vô hạn đặt song song trong không khí và thẳng hàng có các dòng điện lần lượt I_1=I_2=I, \ I_3=2I chạy qua. Dây 3 nằm ngoài dây 1 và 2. Tìm vị trí M mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng 0 biết khoảng cách giữa 2 dây liên tiếp là a
tutruong2.jpg

Giả sử dây 2 nằm giữa dây 1 và 3

Ta sẽ xét lần lượt từng vị trí M từ trái sang
1: [TEX]B_1 \ & \ B_2[/TEX] hướng lên và [TEX]B_3[/TEX] hướng xuống

Rõ ràng do [TEX]r_1 < r_2 < r_3[/TEX] nên [TEX]B_1+B_2 > B_3 \Rightarrow Loai[/TEX]

2: Tại đây rõ ràng thì [TEX]B_1 \ B_3[/TEX] hướng lên, còn [TEX]B_2[/TEX] hướng xuống. Thiết lập PT cân bằng sẽ tìm được đáp số thoả mãn {Tự làm nhá}

3: [TEX]B_1, \ B_2 \ & \ B_3[/TEX] cùng hướng lên nên loại

4: [TEX]B_1 \ & \ B_2[/TEX] hướng lên, còn [TEX]B_3[/TEX] hướng xuống
Thiét lập PT cân bằng sẽ thấy giá trị bị âm nên loại

Vậy có 1 vị trí M là vị trí 2
 
Z

zero_flyer

mọi người post bài dễ dễ thôi được hok, thấy mọi người làm tớ thấy vui vui nên lôi sách ra học trước, tiếp thu chả được bao nhiều, thực ra trường tớ chưa học bài bán dẫn luôn
 
X

xilaxilo


tutruong2.jpg

Giả sử dây 2 nằm giữa dây 1 và 3

Ta sẽ xét lần lượt từng vị trí M từ trái sang
1: [TEX]B_1 \ & \ B_2[/TEX] hướng lên và [TEX]B_3[/TEX] hướng xuống

Rõ ràng do [TEX]r_1 < r_2 < r_3[/TEX] nên [TEX]B_1+B_2 > B_3 \Rightarrow Loai[/TEX]

2: Tại đây rõ ràng thì [TEX]B_1 \ B_3[/TEX] hướng lên, còn [TEX]B_2[/TEX] hướng xuống. Thiết lập PT cân bằng sẽ tìm được đáp số thoả mãn {Tự làm nhá}

3: [TEX]B_1, \ B_2 \ & \ B_3[/TEX] cùng hướng lên nên loại

4: [TEX]B_1 \ & \ B_2[/TEX] hướng lên, còn [TEX]B_3[/TEX] hướng xuống
Thiét lập PT cân bằng sẽ thấy giá trị bị âm nên loại

Vậy có 1 vị trí M là vị trí 2

đây là dạng BT cơ bản mọi ng nhớ nắm chắc naz

có bài này trong đề thi HK của Xi

:D:D:D
 
Top Bottom