Tu lieu:Nhung nha van hien dang song, lam viec o TPHCM va nhung tac pham tieu bieu cua ho.

S

soilua3210

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng (bút danh Nguyễn Sáng) là một nhà văn Việt Nam đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000. [1]. Ông sinh ngày 12 tháng l năm 1932 tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Nguyễn Quang Sáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
Tác phẩm tiêu biểu
Văn xuôi
• Con chim vàng (1957)
• Người quê hương (truyện ngắn, 1958)
• Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1962 )
• Đất lửa (tiểu thuyết, 1963)
• Câu chuyện bên trận dịa pháo (truyện vừa, 1966)
• Chiếc lược ngà (truyện ngắn, 1968)
• Bông cẩm thạch (truyện ngắn 1969)
• Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa, 1975)
• Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975)
• Người con đi xa (truyện ngắn, 1977)
• Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985)
• Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn, 1985)
• Tôi thích làm vua (truyện ngắn, 1988)
• 25 truyện ngắn (1990)
• Paris - tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990)
• Con mèo Fujita (truyện ngắn - 1991)
Kịch bản phim
• Mùa gió chướng (1977)
• Cánh đồng hoang (1978)
• Pho tượng (1981)
• Cho dến bao giờ (1982)
• Mùa nước nổi (1986)
• Dòng sông hát (1988)
• Câu nói dối đầu tiên (1988)
• Thời thơ ấu (1995)
• GilZa dòng (1995)
• Như một huyền thoại (1995)
Các tác phẩm được giải thưởng và huy chương
• Ông Năm Hạng - truyện ngắn giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống Nhất (1959)
• Tư Quắn - truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội (1959)
• Dòng sông thơ ấu - giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985)
• Con mèo của Fujita - tập truyện ngắn, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1994
• Cánh đồng hoang (kịch bản phim) bộ phim được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim ở Moskva (1981)
• Mùa gió chướng (kịch bản phim) Huy chương bạc liên hoan phim toàn quốc (Hà Nội 1980)

Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh (7 tháng 5 năm 1955 - ) là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn.
Cuộc đời và sự nghiệp
Ông sinh tại Quảng Nam. Thuở nhỏ ông theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh. Từ 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Từ 1986 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,...
Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ: Thành phố tháng tư, NXB Tác phẩm mới 1984 (in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (NXB Măng Non, 1985).[1] Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.
Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lãnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).
Năm 1998 ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam.
Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh kí hợp đồng với NXB Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 28 tập mang tên Chuyện xứ Langbiang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Đây là lần đầu tiên ông viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng. Vì vậy, để chuẩn bị cho tác phẩm này, ông đã phải mất 6 tháng nghiên cứu tài liệu và đọc sách báo liên quan như Phù thủy và Pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủy...[2]
Sau Chuyện xứ Langbiang, tác phẩm tiếp theo của ông sẽ là bút kí của một chú Cún có tên Tôi là Bêtô.[3]
Tác phẩm mới nhất của ông vừa được NXB Trẻ ấn hành vào năm 2008 có tên Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
Tác phẩm
Truyện nhiều tập
• Kính vạn hoa
• Chuyện xứ Langbiang
Truyện dài
• Thằng quỷ nhỏ
• Cô gái đến từ hôm qua
• Bong bóng lên trời
• Phòng trọ ba nguời
• Quán Gò đi lên
• Thiên thần nhỏ của tôi
• Hạ đỏ
• Bàn có năm chỗ ngồi
• Còn chút gì để nhớ
• Những chàng trai xấu tính
• Chú bé rắc rối
• Mắt biếc
• Nữ sinh
• Bồ câu không đưa thư
• Buổi chiều Windows
• Trước vòng chung kết
• Hoa hồng xứ khác
• Những cô em gái
• Đi qua hoa cúc
• Trại hoa vàng
• Út Quyên và tôi
• Ngôi trường mọi khi
• Chuyện cổ tích dành cho nguời lớn
• Tôi là Bêtô
• Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Lý Lan
Lý Lan (sinh năm 1957) là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả tiếng Anh của Việt Nam.
Tiểu sử
Lý Lan sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư đến nay.
Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và học hết tiểu học ở trường Chợ Quán, trung học ở trường Gia Long, đại học ở Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ).
Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương (Thành phố Hồ Chí Minh), năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy hẳn.
Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ, và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam-TP.HCM
Tác phẩm
Truyện ngắn đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ Sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được giải thưởng (năm 1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ.
Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ Hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hà Nội). Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Tập thơ Là Mình (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2005) được giải thưởng thơ hội Nhà Văn TP HCM.
Các tác phẩm khác đã xuất bản
• Nơi Bình Yên Chim Hót (NXB Cà Mau, Cà Mau, 1986)
• Chút Lãng Mạn Trong Mưa (NXB Trẻ, TP HCM, 1987)
• Hội Lồng Đèn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1991)
• Chiêm Bao Thấy Núi (NXB Trẻ, TP HCM, 1991)
• Truyện (in chung với Nguyễn Thị Minh Ngọc và Nguyễn Hải Chí, NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1992)
• Những Người Lớn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1992)
• Mưa Chuồn Chuồn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1993)
• Chân Dung Người Hoa (NXB Văn Hoá, Hà Nội, 1994)
• Đất Khách (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1995)
• Bí Mật Của Tôi và Thằn Lằn Đen (NXB Trẻ, TP HCM,1996)
• Lệ Mai (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998)
• Thơ (in chung với Thanh Nguyên và Lưu Thị Lương, NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998)
• Sài Gòn Chợ Lớn Rong Chơi (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998)
• Khi Nhà Văn Khóc (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1999)
• Dặm Đường Lang Thang (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1999)
• Dị Mộng (NXB Trẻ, TP HCM, 2000)
• Quán Bạn (in chung với Thanh Nguyên, Lưu Thị Lương và Chim Trắng, NXB Trẻ, TP HCM, 2001)
• Một Góc Phố Tàu (NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
• Ba Người và Ba Con Vật (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002)
• Là Mình (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2005)
• Người Đàn Bà Kể Chuyện (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2006)

Nguyễn Ngọc Tư
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của chị là tác phẩm Cánh đồng bất tận, đã nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006.
Tác phẩm chính
• Ngọn đèn không tắt (2000)
• Sầu trên đỉnh Puvan (2007)
• Ngày mai của những ngày mai… (2007)
• Cái nhìn khắc khoải
• Ông ngoại (2001)
• Biển người mênh mông (2003)
• Giao thừa (2003)
• Nước chảy mây trôi(2004)
• Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
• Cánh đồng bất tận (2005)
• Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
Giải thưởng
Với những tác phẳm của mình, chị đã đạt được nhiều giải thưởng như:
• 2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải I trong Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II
• 2001: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải B ở Hội nhà văn Việt Nam
• 2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn Học-Nghệ Thuật Việt Nam
• 2003: Một trong "Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002"
• 2006: Tác phẩm Cánh đồng bất tận: Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006
Nếu bạn theo dõi văn chương Việt Nam mấy năm gần đây, và nhất là nếu bạn sinh trưởng ở miền Nam, hẳn bạn đã biết Nguyễn Ngọc Tư. Cô là một nhà văn nữ, còn trẻ (sinh năm 1977), quê quán ở Cà Mau và hiện vẫn sống ở vùng đất Mũi. Năm 2000, tập truyện đầu tay Ngọn Đèn Không Tắt của cô được giải Sáng tác văn học tuổi 20 lần II của Hội Nhà văn TP.HCM, và năm 2003 tập truyện Giao Thừa của cô cũng được một giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Ngoài ra cô còn là một khuôn mặt quen thuộc trên các tạp chí qua nhiều tạp văn, tạp bút...



Anh Đức
Bùi Đức Ái
Sinh: 5 tháng 5, 1935
tại An Giang

Nghề nghiệp:
Nhà văn

Quốc tịch:
Việt Nam

Giai đoạn sáng tác: Chiến tranh Việt Nam

Trường phái:
Truyện ngắn

Tác phẩm chính: Một chuyện chép ở bệnh viện,
Giấc mơ ông lão vườn chim,
Hòn đất

Nhà văn Anh Đức tên thật là Bùi Đức Ái. Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1935 tại xã Bình Hòa huyện Châu Thành tỉnh An Giang. Ông là một nhà văn Việt Nam viết về đề tài kháng chiền chống Pháp và chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1950-1970.
Nơi ở hiện nay: 105 Nguyễn Văn Thủ, quận I, thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tốt nghiệp đạii học. Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam (1957).
Từ năm 1953 là biên tập viên báo Cứu Quốc Nam Bộ, nhiều năm gắn bó với các công việc làm báo, sáng tác văn học. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là trưởng ngành văn, Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ giải phóng; ủy viên Ban thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Đảng đoàn các khóa 2 và 3. Đại biểu quốc hội khóa 7. Hiện nay là ủy viên Ban thư ký Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Tổng biên tập tạp chí Văn, ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa 5.
Từ năm 1953, Anh Đức là biên tập viên báo Cứu Quốc Nam bộ. Năm 1957, Anh Đức vào Hội Nhà văn Việt Nam. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, ông gắn bó với công việc viết văn và nghề làm báo với chức vụ: Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ giải phóng; Ủy viên Ban thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Sau năm 1975, có thời gian Anh Đức là uỷ viên Ban thư ký Hội nhà văn TP.HCM; tổng biên tập tạp chí Văn...
Hiện nay ông đang cư ngụ tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giải thưởng
• Giải nhất truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ (1958), Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu (truyện, 1965).
• Văn nghệ Cửu Long Nam Bộ (1952)
• Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm 2000.
Các tác phẩm
• Biển động (1952)
• Lão anh hùng dưới hầm bí mật (1956)
• Một chuyện chép ở bệnh viện (1958), được lấy làm kịch bản cho phim truyện Chị Tư Hậu.
• Biển xa (1960)
• Bức thư Cà Mau (1965)
• Hòn Đất (1966)
• Giấc mơ ông lão vườn chim (1970)
• Đứa con của đất (1976)
• Miền sóng vỗ (1985)
 
Q

quyluabn95

Pà kún này toàn quan tâm đến tay người post bài có mỏi ko thui! Chứ về nội dung chắc chả để ý đâu! ^^
 
Q

quyluabn95

Có Nguyễn bỉnh Khiêm ở Hải phòng; Trung Trung Điểm ở Hải phòng; nhà văn Đình Kính với tác phẩm" Sóng chìm"; rùi thỳ các nhà văn Bùi Ngọc Tấn, Bão Vũ,… ; các nhà thơ Tô Ngọc Thạch ( Tập thơ Biên bản thời gian), Vũ Thành Chung ( Tập thơ Cảm ơn nỗi buồn ); Mai Văn Phấn là nhà thơ Hải Phòng đầu tiên lập một website riêng về văn học, là chủ nhân của 2 tập thơ mới: "Anhanhemem" và "Quay theo mái nhà"; nhà văn Lưu Văn Khuê có liền 2 tiểu thuyết mới được NXB Hải Phòng cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết Mạc Đăng Dung;.....v..v...
 
Top Bottom