Địa 12 Đố vui! Giải trí Địa Lí....!

T

truonghan_h

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Từ hôm nay quản trị diễn đàn Địa lí muốn mời các bạn yêu thích môn Địa cùng tham gia trao đổi lẫn nhau không những về kiến thức đã học mà còn mở rộng hiểu biết của mình.
Mục đố vui, giải trí sẽ cố gắng đưa ra những câu hỏi rất quen thuộc nhưng lại được giải thích bằng khoa hoc.
Trước hết chúng ta hãy cùng làm thử nhé!
Nếu có ai có câu đố hay hay thì cho bà con thử tài với nha :)

Dân gian ta có câu:
“ Đầu năm sương muối
Cuối năm gió nồm”​
Bạn hãy cho biết đây có phải là hiện tượng thời tiết hợp quy luật không? Tại sao?
 
D

dangduyhoan

có vì hiện tượng sương muối điễn ra vào mùa hè ở 1 số nơi thôi còn nồm hay diễn ra vào mùa đông.
 
J

jerry_kute

có câu:
đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
ngày tháng mười chưa cười đã tối

hãy cho biết hiện tượng trên là hiện tượng gì
và giải thích
 
T

truonghan_h

Các bạn hãy làm tiếp câu mình đưa đi, chưa đúng đâu đấy.
jerry_kute đưa cau hỏi nói về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. Do ảnh hưởng của TD quay quanh MT theo hình Elip nhưng luôn nghiêng về 1 hướng ko đổi dẫn tới sự chênh lệch chiếu sáng 2 nửa cầu B và N.
 
Q

quangson317

Ở nước ta sau khi không khí lạnh về, vùng núi Bắc bộ nằm sâu trong không khí lạnh, đêm trời quang mây, lặng gió, không khí ẩm đã lạnh lại bị bức xạ mất nhiệt nên tiếp tục lạnh, nhiệt độ không khí giảm nhanh dẫn đến hình thành sương muối. Sương muối thường hình thành khi nhiệt độ không khí <= 4oC (trong lều khí tượng ở độ cao 2m), khi ấy nhiệt độ bề mặt các vật thể hay cây cỏ ở mặt đất đã có thể xấp xỉ 0 oC, nhưng phải đủ ẩm mới hình thành được sương muối. Các vùng đồng bằng nước ta chỉ có sương giá (không phải sương muối), song nó cũng nguy hiểm đối với một số cây trồng nếu thời gian sương giá kéo dài.

Vào mùa thu, về đêm trời thường quang đãng, gió lặng, nhưng buổi sáng ta lại thấy những giọt nước long lanh đọng trên ngọn cỏ, lá cây. Đó là những hạt sương móc. Sương móc hình thành do sự ngưng hơi nước trên các vật ở gần sát mặt đất khi nhiệt độ các vật này giảm xuống dưới điểm sương của không khí. Trời quang, gió lặng chính là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sương móc.

Nếu nhiệt độ mặt đất giảm xuống 0oC hay thấp hơn, hơi nước sẽ ngưng kết thành thể rắn, xốp, có màu trắng như muối nên gọi là sương muối. Sương muối cũng là một loại thời tiết nguy hiểm vì nhiệt độ quá lạnh của nó làm chết cây trồng. Ở nước ta, hiện tượng sương muối thường xẩy ra trong các tháng mùa đông, nhất là vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Nơi hàng năm xuất hiện sương muối nhiều nhất là các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, một số nơi trung du tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Hòa Bình cũng có hiện tượng này. Thậm chí vùng núi Thanh Hóa và Tây Nghệ An (Nghệ Tĩnh) cũng có năm xuất hiện sương muối (như tháng 12 năm 1975). Các tỉnh Trung Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ hầu như không có hiện tượng sương muối.
 
Last edited by a moderator:
A

arxenlupin

Dân gian ta có câu:
“ Đầu năm sương muối
Cuối năm gió nồm”​
Bạn hãy cho biết đây có phải là hiện tượng thời tiết hợp quy luật không? Tại sao?

Hoàn toàn phù hợp với quy luật thời tiết

Nhưng những ng ở miền bắc sẽ nói rằng là sai. Vì nó chỉ đúng cho riêng miền trung thôi :D


truonghan_h said:
Các bạn thử giải đáp nữa nha! Hãy vào theo đường link này.
http://hocmai.vn/mod/resource/view.php?id=19425

->
Câu 1. Vịnh biển nào lớn nhất thế giới?
Câu 2. Eo biển nào lớn nhất thế giới?
Câu 3. Vực biển nào sâu nhất thế giới?
Câu 4. Kênh đào dài nhất thế giới?
Câu 5. Cảng biển lớn nhất thế giới?
Câu 6. Biển nào lớn nhất thế giới?
Câu 7. Vịnh biển nào lớn thứ 2 thế giới?
Câu 8. Kênh đào lớn nhất thế giới?
Câu 9. Biển nào mặn nhất thế giới?
Câu 10. Biển nào nhạt nhất thế giới?
Câu 11. Cảng biển lớn thứ 2 thế giới?
Câu 12. Biển kín nào lớn nhất thế giới?
Câu 13. Đỉnh núi nào cao thứ hai thế giới?
Câu 14. Thủ đô nào xưa kia nằm gọn trong 4 con sông ?
Câu 15. Thủ đô nào được thành tạo từ 2 thành phố?
Câu 16. Nước nào có 3 thủ đô?
Câu 17. Nước nào không có thủ đô?

1. Vịnh Bengan_Ấn Độ

2. Eo biển Môdămbich_NamPhi

3. Vực Mariana_đâu đâu ở gần Philippin kéo dài đến đâu đâu ấy ;))

4. Kênh đào Suez_châu Á và châu Phi :))

5. Cảng Rosterdam_Hà Lan

6. Cái biển nào mà lớn nhất Thái Bình Dương ấy, lớn hơn biển Đông chút ít ấy ná, ko biết tên :(

7. Vịnh Mehico_ở Mehico nhỉ @-)

8. Kênh đào Panama_ko phải ở Panama sao :D

9. Biển chết ở Israel nhỉ :-/

10. Em ko biết b-(

11. Cảng Marseille của Pháp

12. Biển Đông ở Thái Bình Dương. Nhưng biển kín là gì b-(

13. Đỉnh K2, ở Palestine, hình như đc coi là đỉnh núi khó leo nhất :D

14. Hà Nội chứ đâu :D

Ps: Hà Nội ở Việt Nam

15. Ko biết

16. Nam Phi -> hình như có 4 ;;)

17. Nhà nc Palestine :D
 
Last edited by a moderator:
T

truonghan_h

arxenlupin ah. Bạn suy nghĩ kỹ lại nhé,thời gian xảy ra trên là không đúng với qui luật của thời tiết đâu.
Cảm ơn arxenlupin nhé, vẫn còn một số câu chưa có câu trả lời.
Các bạn hãy cùng tham gia nhé!
 
T

truonghan_h

Dân gian ta có câu:
“ Đầu năm sương muối
Cuối năm gió nồm”​
Bạn hãy cho biết đây có phải là hiện tượng thời tiết hợp quy luật không? Tại sao?

Cảm ơn các đã tham gia cùng tui. Sau đây tui xin đưa ra đáp án nha.
Đây không phải là hiện tượng thời tiết hợp quy luật bởi sương muối ít khi xảy ra vào đầu năm âm lịch (khoảng tháng 2 dương lịch) là lúc thời tiết đã ấm lên.
Còn gió nồm ít khi thổi vào cuối năm âm lịch (khoảng tháng giêng dương lịch) là thời gian thịnh hành của gió mùa Đông Bắc.
Các bạn chú ý nhé, qui luật thời tiết phù hợp với thời gian tính theo lịch dương còn đây là câu dân gian nói theo lịch âm. Giữa lịch âm và lịch dương luôn chênh lệch nhau.
 
T

truonghan_h

Tiếp nha:
Hãy điền vào câu sau cho đầy đủ để nói về nét riêng của một tỉnh, bạn cho biết đó là tỉnh nào?

1. Ăn cơm với cá…he
Lấy chồng…đun xe suốt đời

2. Lợn…, gái…, gà…
 
A

arxenlupin

Cẩm Phả ở Quảng Ninh, quên mất. Cứ tưởng giống với bài tập điền từ hồi cấp 1 =))
 
T

truonghan_h

Đúng rồi.
Đáp án:1. Ăn cơm với cá mòi he
Lấy chồn Cẩm Phả đun xe suốt đời

vẫn còn câu 2 bạn nào có lời giải ko? 2. Lợn…, gái…, gà…

Tiếp nhé:
Nhân dân ta có câu:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

Bạn có thể giải thích hiện tượng này như thế nào không?
 
T

truonghan_h

Nào tiếp nữa nha:
Nhân dân ta có câu:
“Con đói thì con ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”
Bạn có thể giải thích hiện tượng này như thế nào?
 
T

truonghan_h

Các bạn ơi! Chúng ta cùng trả lời tiếp nào!
Cùng tham gia cho vui, thử các kiến thức Địali.
Mình còn nhiều câu thơ Địa lí vui nữa, đó cũng là những hiện tượng tự nhiên xảy ra thường niên, cần chúng ta hãy giải thích nhé.
 
T

thanhha_c12

Nhân dân ta có câu:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

Bạn có thể giải thích hiện tượng này như thế nào không?


Chuồn chuồn bay thấp hay cao phụ thuộc vào áp suất khí quyển . Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí . Người ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng & khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất và ngược lại
 
Top Bottom