[Văn 8]Phân tích 2 câu thơ trong bài "Quê hương" - Tế Hanh

M

mia_kul

Bài làm kiểm tra 1 tiết của Mia:

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
Sau bao ngày vất vả lên đênh trên biên, chiếc thuyền cùng trai tráng làng chài trở về. Câu thơ cho thấy hẳn là chiếc thuyền ấy đã cùng với dân chài trên biển lâu lắm rồi, dường như gắn liền với làng vậy. Chất muối đã ngấm trong thớ vỏ, cái vị mặn mà ấy cũng là đặc trưng của làng ven biển- quê hương của tác giả Tế Hanh. Hình ảnh quê hương không lung linh hay lãng mạn như những quê hương của bao người. Mà nơi ấy giản dị, như chính con người nơi đây. Đó là một con thuyền, là vị muối,... như vị của quê hương...
 
L

linhtb000

chắc là thế

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
2 câu thơ trên trích trong vb''quê hương'' of tế hanh.với hình ảnh nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 2 câu thơ đã được tác giả miêu tả trạng thái nghỉ ngơi của con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về.Tác giả không chỉ thấy thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi say xưa của con thuyền và cảm thấy con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.Con thuyền ấy vô chi trớ nên có hồn , một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân làng chài ,con thuyền ấy cũng thấm đậm vị mặn mòi của biển khơi.


Chú ý không dùng mực đỏ
 
Last edited by a moderator:
C

congchuacaheo175

Lại là bài này! Chán ghê! Bài này mình làm nhìu òy!
-làn da ngăm rám nắng : khỏe , cái khỏe của người lao động trải qua bao sương gió và mưa bão ,...
-thân hình nồng thở vị xa xăm :là một vẻ đẹp , vẻ đẹp đó kết tinh từ ngàn xa của những con người gắn mình với biển cả bao la..
-> Hai câu thơ là những phát hiện riêng của Tế Hanh. Hình ảnh của người dân chài mang sắc thái huyền thoại , cổ tích , mang hơi thở của đại dương.. quen mà lạ , thực mà hư. Phải tinh tế và gắn bó sâu nặng với quê hương mới có thể nhận ra được vị xa xăm như thể được toát ra từ cả thân hình người dân chài.

Hoặc bạn có thể làm như thế này:
Bài này là bài của tớ nói về "Phân tích đoạn thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá "Có cả miêu tả con người lao động miền biển trong đấy luôn rôì.Tham khảo nhá:
Ở đoạn trước,khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ của đoàn thuyền đánh cá,giọng thơ phơi phới dồn dập.đến đoạn này,âm điệu trở nên thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm của dân làng.Cảnh làng chài đón thuyền đánh cá trở về bến là 1 bức tranh lao đọng náo nhiệt toát lên từ ko khí ồn ào,tấp nập,đông vui từ những ghe đầy cá,từ những con cá tươi ngon" thân bạc trắng" trông thật thích mắt,từ những lời cảm tạ chân thành từ đất trời đã cho sóng yên biển lặng để ng` ra khơi an toàn trở về.Ng` lao động làng chài trog đoạn thơ này đc miêu tả như những đứa kon của biển cả bao la:
Dân chài lưới làn da ngăn rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Đoa là những kon người với thân hình vạm vỡ,nc' da nhuộm nắng,nhuộm gió mặn nồng,nhuộm vị mặn mòi xa xăm của biển khơi.Vì vậy khi trở về nhà,dân chài vẫn đạm mùi của biển.Hình ảnh họ vừa chân thực,vừa lớn lao,gợi ra nh` liên tưởng thú vị.Hai câu thơ tiếp theo miêu ta thuyền nằm im trên bến vật lộn với sóng giớ trở về cũng là 1 sáng tạo nghệ thuật độc đáo:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Đó là sự nghỉ ngơi thư giãn sau chuyến ra khơi vất vả nặng nhọc,có cả sự hài lòng với kết quả công việc của mình.Con thuyền như con ng`, vì vậy ta như gặp đâu đây nụ cười mãn nguyện tự hào.Nếu những ng` dân chài trở về với "thân hình nồng thở vị xa xăm thì con thuyền cũng "nghe chất muối thấm dàn trong thớ vỏ"."Ta ko chỉ thấy chiếc thuyền nằm im trên bến mà còn nhân ra cả sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền"(Hoài Thanh).Chữ "nghe"xuất hiện mạng theo sự chuyển đổi cảm giác thú vị,thính giác hóa thành xúc giác.Cả chiếc thuyền và con ng` đã tở về nghỉ ngơi mà hồn của biển vẫn choáng ngợp tâm hồn họ.

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Xong rồi! Cho tớ 1 thank đi bạn^^

Đoạn đầu tiên là những ý nhỏ để bạn có thể trình bày rõ ý, nội dung; là đoạn bao quát
 
K

kiev

Ở đoạn trước,khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ của đoàn thuyền đánh cá,giọng thơ phơi phới dồn dập.đến đoạn này,âm điệu trở nên thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm của dân làng.Cảnh làng chài đón thuyền đánh cá trở về bến là 1 bức tranh lao đọng náo nhiệt toát lên từ ko khí ồn ào,tấp nập,đông vui từ những ghe đầy cá,từ những con cá tươi ngon" thân bạc trắng" trông thật thích mắt,từ những lời cảm tạ chân thành từ đất trời đã cho sóng yên biển lặng để ng` ra khơi an toàn trở về.Ng` lao động làng chài trog đoạn thơ này đc miêu tả như những đứa kon của biển cả bao la:
Dân chài lưới làn da ngăn rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Đoa là những kon người với thân hình vạm vỡ,nc' da nhuộm nắng,nhuộm gió mặn nồng,nhuộm vị mặn mòi xa xăm của biển khơi.Vì vậy khi trở về nhà,dân chài vẫn đạm mùi của biển.Hình ảnh họ vừa chân thực,vừa lớn lao,gợi ra nh` liên tưởng thú vị.Hai câu thơ tiếp theo miêu ta thuyền nằm im trên bến vật lộn với sóng giớ trở về cũng là 1 sáng tạo nghệ thuật độc đáo:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Đó là sự nghỉ ngơi thư giãn sau chuyến ra khơi vất vả nặng nhọc,có cả sự hài lòng với kết quả công việc của mình.Con thuyền như con ng`, vì vậy ta như gặp đâu đây nụ cười mãn nguyện tự hào.Nếu những ng` dân chài trở về với "thân hình nồng thở vị xa xăm thì con thuyền cũng "nghe chất muối thấm dàn trong thớ vỏ"."Ta ko chỉ thấy chiếc thuyền nằm im trên bến mà còn nhân ra cả sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền"(Hoài Thanh).Chữ "nghe"xuất hiện mạng theo sự chuyển đổi cảm giác thú vị,thính giác hóa thành xúc giác.Cả chiếc thuyền và con ng` đã tở về nghỉ ngơi mà hồn của biển vẫn choáng ngợp tâm hồn họ.

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
 
J

junghyunhee

Có ai giúp mình phân tích 2 câu thơ :
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...."
nếu ai có thể giúp được thì cho mình cảm ơn nhé.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Có ai giúp mình phân tích 2 câu thơ :
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...."
nếu ai có thể giúp được thì cho mình cảm ơn nhé.
+ So sánh: "cánh buồm" (vật cụ thể, hữu hình) với "mảnh hồn làng" (cái trừu tượng vô hình). --> Hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp bay bổng và chứa đựng một ý nghĩa trang trọng, lớn lao, bất ngờ....

+ Nhân hóa: cánh buồm "rướn thân..." --> cánh buồm trở nên sống động, cường tráng,... như một sinh thể sống.
+ Cách sử dụng từ độc đáo: các động từ "giương", "rướn" --> thể hiện sức vươn mạnh mẽ của cánh buồm...
+ Màu sắc và tư thế "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" của cánh buồm --> làm tăng vẻ đẹp lãng mạn, kì vĩ, bay bổng của con thuyền.
+ Hình ảnh tượng trưng: Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc ở đây không đơn thuần là một công cụ lao động mà đã trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng; nó trở thành biểu tượng cho linh hồn làng chài miền biển.
+ Câu thơ vừa vẽ ra chính xác "hình thể" vừa gợi ra "linh hồn" của sự vật. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân chài đã gửi gắm vào hình ảnh cánh buồm căng gió. Có thể nói cánh buồm ra khơi đã mang theo hơi thở, nhịp đập và hồn vía của quê hương làng chài.
+ Tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng thiết tha với cuộc sống lao động của làng chài quê hương trong con người tác giả.
 
L

love_xinh

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.
 
L

leo345

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.

Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
 
T

thuydam

có ai có thể giúp mk lm 1 đoạn giải thích 2 câu thơ:
"chiếc thuyền im bến trở về nằm
nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
giải thích sâu sắc hơn 1chút đk kg??????:confused::confused::confused:
 
T

thuydam

chắc là thế này

"chiếc thuyền im bến trở về nằm
nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
Sau bao ngày vất vả lênh đênh trên mặt biển,chiếc thuyền cùng trai tráng trở về .Với hình ảnh nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,2 câu thơ đã được tác giả miêu tả trạng thái nghỉ ngơi của con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng biển khơi chở về .Tác giả không chỉ thấy chiếc thuyền nằm im trên bền mà còn sự mệt mỏi say xưa của con thuyền và cảm thấy con thuyền như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.Chất muối đã thấm đần trong thớ vỏ,cái vị mặn mà ấy cũng là đặc trưng của làng ven biển-quê hương của tác giả Tế Hanh .Con thuyền vô chi trở nên có hồn,một tâm hồn tinh tế.Hình ảnh quê hương không lung linh hay lãng mạng như những quê hương của bao người .Mà nơi ấy giản dị ,như chính con người nơi đây.Đó là 1 con thuyền ,1 vị muối,......như vị của quê hương...:)>-:)>-:)>-:)>-
 
Top Bottom