[sinh 11] sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

F

FreeBird007

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hỏi: Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
Đáp: Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây thiếu ôxi. Thiếu ôxi sẽ phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút thì cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá huỷ và cây bị chết.
 
M

matrungduc10c2

Theo mình thì cây trên cạn bị ngập nước =>chết, là vì khi tưới nước ngập cây thì sẽ tạo mặt phân cách giữa không khí và phần rể cây.mà rể cây cần không khí để hô hấp =>cay sẽ chết .
 
N

nguyensiduy110

[Sinh 11] Câu hỏi

trong quả trứng co chat gì tốt hay hại cho sức khoẻ của con người? giúp mình vớ, cảm ơn nhiều
 
L

ljnhchj_5v

- Trong trứng có chứa calo, chất béo; cung cấp protein, có chứa tới chín loại amino axit cần thiết cho sự hoạt động của hệ miễn dịch.
- Chất lecithi trong trứng có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do cholesterol gây nên, ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận.
- Trong lòng đỏ trứng gà có chứa một lượng lớn lutein và zeaxanthin, đây là hai chất chống oxy hóa cực kỳ hữu hiệu, giúp đem lại hiệu quả phòng tránh quá trình lão hóa của đôi mắt.
- Trong mỗi quả trứng có chứa tới 10.000 vi khuẩn salmonella gây hại sức khỏe.
- Trong trứng có chứa một lượng lớn cholesterol và nếu ăn uống có nhiều cholesterol độc hại sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng cholesterol trong máu.
 
T

thieungocson

quả trứng

Một tuần nên ăn 2 quả thôi bạn ah.nếu ăn nhiều thì sẽ thừa một lượng lớn chất có hại ko tốt cho mạch máu gan và 1 số cơ quan khácb-(
 
L

leon1096

[sinh 11] sự hấp thụ của rễ

tại sao phải phun thuốc trừ sâu đúng kì mà lại phải dựa vào đai caspari? giúp mình với!!!!!!
 
Y

yuper

tại sao phải phun thuốc trừ sâu đúng kì mà lại phải dựa vào đai caspari?

- Vòng đai caspari có vai trò ngăn ko cho các chất độc đi vào mạch gỗ

- Còn vì sao phải phun thuốc trừ sâu đúng kí em có thể search gu gồ sẽ rõ hơn
 
M

meocon_113

sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

1/so sánh sự khác biệt trong sự phát triển cây trên cạn và cây thuỷ sinh
2/ Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và muối khoáng?
Làm thế nào để cây có thể hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi nhất?


( cần gấp) Tks mọi người nhiều! :)
 
Y

yuper

1/so sánh sự khác biệt trong sự phát triển cây trên cạn và cây thuỷ sinh

- Câu này phải hỏi về bộ rễ:

- TV trên cạn:

+ Có lông hút
+ Rễ bị hỏng khi bị ngập úng
+......

- TV thủy sinh:

+ Không có lông hút
+ Rễ ko bị hỏng khi ngập úng do cấu tạo đặc biệt
+.............



2/ Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và muối khoáng?

- Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động ( theo cơ chế thẩm thấu), tức là di chuyển từ môi trương đất nơi có nồng độ chất tan thấp ( môi trường nhược trương ) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chất tan cao ( dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thấu cao ).

- Ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào một cách chọn lọc theo hai cơ chế:
- Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất ( hoặc môi trường dinh dưỡng ) vào rễ theo građien nồng độ. Nước đi sau từ môi trường ( nơi có nồng độ ion cao) vào rễ ( nơi nồng độ của ion đó thấp).
- Cơ chế chủ động : Đối với một số ion cây có nhu cầu cao. Ví dụ, ion Kali (K+), di chuyển ngươicj chuyền građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hấp (phải dùng bơm ion, ví dụ : bơm natri: Na+ - ATPaza, bơm Kali: K+ - ATPaza,....)

Làm thế nào để cây có thể hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi nhất?

- Cái này em dựa vào các yếu tố ảnh hưởng lên QT hấp thụ nước và muối khonags trong SGK
 
T

thaibinh96dn

- Câu này phải hỏi về bộ rễ:

- TV trên cạn:

+ Có lông hút
+ Rễ bị hỏng khi bị ngập úng
+......

- TV thủy sinh:

+ Không có lông hút
+ Rễ ko bị hỏng khi ngập úng do cấu tạo đặc biệt
+.............





- Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động ( theo cơ chế thẩm thấu), tức là di chuyển từ môi trương đất nơi có nồng độ chất tan thấp ( môi trường nhược trương ) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chất tan cao ( dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thấu cao ).

- Ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào một cách chọn lọc theo hai cơ chế:
- Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất ( hoặc môi trường dinh dưỡng ) vào rễ theo građien nồng độ. Nước đi sau từ môi trường ( nơi có nồng độ ion cao) vào rễ ( nơi nồng độ của ion đó thấp).
- Cơ chế chủ động : Đối với một số ion cây có nhu cầu cao. Ví dụ, ion Kali (K+), di chuyển ngươicj chuyền građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hấp (phải dùng bơm ion, ví dụ : bơm natri: Na+ - ATPaza, bơm Kali: K+ - ATPaza,....)



- Cái này em dựa vào các yếu tố ảnh hưởng lên QT hấp thụ nước và muối khonags trong SGK
Cái câu 2 em nghĩ nước cũng có thể được hấp thu chủ động chứ ông anh nhễ...chứ không khi thiếu nước sao nó sống
 
Y

yuper


Cái câu 2 em nghĩ nước cũng có thể được hấp thu chủ động chứ ông anh nhễ...chứ không khi thiếu nước sao nó sống

- Nước đc hấp thụ = cơ chế thẩm thấu nên ko có cái hấp thu chủ động, nếu cây ko hút đc thì rễ sẽ điều chỉnh để tăng áp suất thẩm thấu trong rễ để tăng thế nước giúpc ây hút nước, nếu đất hết nước thì cây chết :))
 
T

tranphong92

chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên

chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá
 
H

haphuong2396

- Mạch gỗ là mạch chết nên nó k có lực cản nhiều, k thấm nước => nước và ion khoáng dễ dàng đk vận chuyển.
- Mạch gỗ có nhiều, sắp xếp sít nhau, có nhiều lỗ bên thông nhau=> vận chuyển nc và ion 1 cách liên tục.
 
Last edited by a moderator:
K

ken_luckykid


mạch gỗ cấu tạo từ 2 loại tế bào chết:
+dòng vận chuyển dọc:các tế bào cùng loại, đầu tế bào này nối với đầu tế bào kia
+dong vận chuyển ngang:quản bào cũng như mạch ống xếp xắp lại, lỗ bên của chúng rất xát khớp nhau
-thành mạch gỗ được linhin hoá: bền và chịu nước
=> thích nghi với vệc vận chuyển nước và ion khoáng
---------------
mạch gỗ có cấu tạo thích nghi với sự vận chuyển nước:

- mạch gỗ là những tế bào chết gồm: quản bào và mạch ống. các tế bào cùng loại xếp nối đầu với nhau tạo thành những ống dài từ rễ lên lá.

- câu tạo của mạch gỗ tạo ra sự thuận lợi cho sự di chuyển của dòng nước và ion khoáng trong mạch từ rế lên lá: lực cản thấp nhờ hệ thống ống rỗng giúp cho sự di chuyển nhanh của dòng nước và ion khoáng trong mạch.
 
Last edited by a moderator:
T

trang201

đây là câu hỏi sinh học lớp 11 mà tại sao cô em lại lấy vào đề thi KT 1 tiết 6 nhỉ?
 
Top Bottom