Địa 12 [Địa lý 12 ] Ôn tập 7 vùng kinh tế ở nước ta

B

banhuyentrang123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sau đây chúng ta cùng ôn tập một số vùng kinh tế trong nước thông qua Loạt câu hỏi mà mình thấy thường hay xuất hiện trong các bài thi và cùng là một số thắc mắc mà các bạn hay hỏi

I Vùng đồng bằng Sông hồng:

1 ) Tại sao đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước? Các biện pháp chính để giải quyết vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng.

2) Tại sao phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng.?

Chúng ta cùng trả lời để đúc kết ra bài học nhá ,mong các bạn ủng hộ để cùng học tốt hơn
 
P

phanhoanggood


I Vùng đồng bằng Sông hồng:
1 ) Tại sao đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước?
a. Nguyên nhân về tự nhiên.
- Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ rộng lớn thứ 2 sau đồng bằng sông Cửu Long với diện tích khoảng 1,5 triệu ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc cư trú và sản xuất.
- Nguồn nước tương đối phong phú với hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa
=> Đây là những yếu tố quan trọng để thu hút dân cư tới sinh sống từ lâu đời.

b. Nguyên nhân về lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng được khai phá và định cư lâu đời nhất ở nước ta. Nhờ sự thuận lợi về địa hình và khí hậu, con người đã sinh sống ở đây từ hàng vạn năm về trước.

- Do việc khai thác từ lâu đời cộng với các yếu tố khác làm cho dân cư đồng bằng sông Hồng trở nên đông đúc.

c. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội.
- Nền nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng đã có từ xa xưa. Ngày nay, trình độ thâm canh trong việc trồng lúa nước ở đây đạt mức cao nhất trong cả nước. Vì vậy, nghề này đòi hỏi nhiều lao động. Trừ các thành phố lớn, những nơi càng thâm canh và có một số nghề thủ công truyền thống thì mật độ dân cư càng đông đúc.

- Ở đồng bằng sông Hồng đã hình thành một mạng lưới trung tâm công nghiệp quan trọng và mạng lưới đô thị khá dày đặc. Hà Nội là thành phố triệu dân lớn nhất khu vực phía Bắc. Các thành phố và thị xã khác có số dân đông như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.. Chính việc phát triển công nghiệp và đô thị đã góp phần làm tăng mức độ tập trung dân số ở đồng bằng sông Hồng.
 
B

banhuyentrang123

I.2
Các giải pháp để giải quyết vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng.
a. Phân bố lại dân cư và lao động.
- Giải pháp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đồng bằng sông Hồng nhằm giảm bớt mật độ dân số quá cao ở một số địa phương.

- Từ năm 1961 đã có nhiều người từ đồng bằng sông Hồng chuyển đến các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc. Đến cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80, việc chuyển cư được triển khai trên quy mô lớn. Năm 1992 có gần 3 vạn người chuyển đi, trong đó có hơn 1,7 vạn lao động.

b. Thực hiện có kết quả công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình.
- Trong những năm qua, công tác này triển khai có kết quả ở nhiều địa phương.

c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi chất lượng cuộc sống được cải thiện thì mức sinh đẻ sẽ giảm đi.
 
B

banhuyentrang123

2) Tại sao phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng.?
1. Vai trò đặc biệt quan trọng của đồng bằng sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực, là vựa lúa lớn hàng thứ 2 của nước ta.
- Đồng bằng sông Hồng còn là địa bàn phát triển công nghiệp, dịch vụ.

2. Cơ cấu kinh tế trước đây ở đồng bằng sông Hồng có nhiều hạn chế, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong tương lai.
- Trong cơ cấu ngành, nông nghiệp nổi lên hàng đầu.
+ Trong nông nghiệp:
. Lúa chiếm vị trí chủ đạo.
. Các ngành khác trong nông nghiệp kém phát triển.
+ Công nghiệp chủ yếu tập trung vào một số đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng..).
+ Các ngành dịch vụ phát triển chậm.

- Trong khi đó, số dân ở đồng bằng sông Hồng rất đông, mật độ dân số cao, tốc độ tăng dân số tự nhiên còn lớn. Việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ không đáp ứng được yêu cầu vê sản xuất và đời sống.

3. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của đồng bằng sông Hồng, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.
a. Tiềm năng đa dạng, phong phú.
- Vị trí địa lý:
+ Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giáp các vùng có nhiều thế mạnh kinh tế (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ) và một vùng biển giàu tiềm năng.
+ Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
+ Đất đai:
. Diện tích có hơn 1 triệu ha đất nông nghiệp.
. Đất phù sa, màu mỡ.
+ Khí hậu:
. Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
. Thuận lợi cho việc tăng vụ với cơ cấu cây trồng đa dạng.
+ Nguồn nước:
. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nước sông chứa nhiều phù sa.
+ Nước dưới đất tương đối dồi dào, chất lượng tốt.
+ Biển:
. Có đường bờ biển dài trên 400km.
. Tài nguyên phong phú, thuạn lợi cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Khoáng sản: Đá vôi, đất sét trắng, khí đốt, than nâu.

- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.
+ Số dân đông, mật độ dân số cao nhất trong cả nước.
. Lực lượng lao động nhiều.
. Thị trường tiêu thụ rộng.
+ Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất, tỉ lệ lao động có kỹ thuật tương đối lớn so với các vùng khác.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thụât phục vụ cho các ngành kinh tế tương đối tốt.
+ Giao thông vận tải:
. Mạng lưới đường ô tô phát triển với nhiều tuyến quan trọng (đường 1, 2, 3,6, 18..).
. Mạng lưới đường sắt, đường hàng không phát triển mạnh.
+ Cơ sở vật chất - kỹ thuât:
. Các cơ sở sản xuất công nghiệp.
. Các công trình thuỷ lợi lớn.

b. Để đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội dựa vào những thế mạnh sẵn có, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện theo hướng:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành trong toàn bộ nền kinh tế.
+ Tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ (đặc biệt là du lịch).
+ Giữ vững tỷ trọng của ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp.

- Chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành kinh tế.
+ Trong công nghiệp, phát triển mạnh các ngành trọng điểm.
+ Trong nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
 
Top Bottom