Văn [VĂN 7] Bài viết số 6

  • Thread starter congchuatho_dt
  • Ngày gửi
  • Replies 32
  • Views 40,462

C

congchuatho_dt

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mùa xuân là tết trồng cây ,
làm cho đất nước càng ngày càng xuân


bác hồ muồn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dong thơ nay? vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?:confused::confused::confused::confused::confused::confused::confused::confused::confused::confused:
 
T

thuhuonga4cb

Bài TLV số 6

Help me! mai nộp rồi:(
Bài TLV số 6 - đề 1:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? vì sao việc. trồng cây của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
 
T

thuyhoa17

mùa xuân là tết trồng cây ,
làm cho đất nước càng ngày càng xuân


bác hồ muồn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dong thơ nay? vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?:confused::confused::confused::confused::confused::confused::confused::confused::confused::confused:

Câu nói của Bác Hồ - con ngừoi luôn chăm lo cho tương lai của đất nước, lo lắng cho vận mệnh nước nhà và hai câu thơ này cũng thể hiện điều đó.
"Mùa xuân là Tết trồng cây"
Mùa xuân - mùa của hương hoa đất trời đâm chồi nảy lộc, mùa mà bao loài cây như hòa mình vào bản nhạc êm ái của thiên nhiên, vì vậy, đây chính là mùa thích hợp nhất để vun tồng những mầm non, trồng cây làm tươi đẹp hơn cho đất nước. Để cho "đất nước càng ngày càng xuân" .
Ngoài ra, mùa xuân cũng mang ý nghãi là tuổi trẻ - tuổi của ước mơ, khát khao và nhưũng hi vọng đẹp, tuổi mà mỗi con người sung sức nhất để làm nên những điều có ích cho bản thân, cho xã hội. Tuổi trẻ là tuổi để vun trồng kiến thức, để học tập và chính là tuổi làm nên hững màu xuân tươi đpẹ của đất nước.

Ngaoì ra em có thể tham khảo thêm bài viết ở dưới :)


Đây chỉ là gợi ý thôi nha:
Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt lŕ sự nghiệp trồng cây, trồng người: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Rięng về việc trồng cây, vào khoảng giữa năm 1959, Bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây.
"Muốn làm nhà cửa tốt
Phải ra sức trồng cây
Chúng ta chuẩn bị từ nay
Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nha"​
Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch, Bác Hồ chính thức phát động phong trŕo Tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960.
"Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"​
Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết đến, xuân về Bác đều tự měnh trồng cây trong Phủ chủ tịch để lŕm gương. Trực tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở, động viên, vận động phong trào. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.
Xã hội hiện đại lŕ xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã hội hiện đại lại thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thức ăn... ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, thě việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành... đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường. Đúng như những điều Bác đă dạy trong lời phát động Tết trồng cây khi xưa: "Miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu trẻ em thơ ấu, 1 triệu người từ 8 tuổi trở lęn đều có thể trồng cây... Như vậy, mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây" thě chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh đất trống đồi trọc, không những lŕm cho quang cảnh môi trường ngày càng cải thiện tốt hơn mà còn phát huy tác dụng tích cực của cây trong việc cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, nếu hiểu lễ phát động Tết trồng cây của Bác ở khía cạnh văn hóa thě lại thấy một ý nghĩa sâu sắc khác nữa trong lời dạy của Người. Chúng ta đều biết rằng, đất nước chúng ta lŕ đất nước nông nghiệp, cây cỏ thięn nhiên gắn chặt với đời sống lao động, đời sống chiến đấu của người dân. Chính vě vậy, cây cỏ thiên nhiên trở thành biểu tượng cao đẹp cho tinh thần quật khởi của người Việt Nam. Cây tre là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người miền Bắc, cây dừa là hình ảnh của đồng bào miền Nam giữ vững thành đồng Tổ quốc, cây cao su là sự dẻo dai bền bỉ của buôn làng Tây Nguyên chống Pháp... chỉ cần nhắc đến những loại cây ấy thôi cũng dễ khiến cho ta hình dung ra cuộc kháng chiến nhân dân vĩ đại của dân tộc. Ngoài ra, mỗi loại cây còn tượng trưng cho một vùng quê, một tỉnh khác nhau: cây nhãn Hưng Yên, cây vải Lục Ngạn, cây bưởi Đoan Hùng, cây cọ Vĩnh Phú, cây chôm chôm Cần Thơ... Còn phải kể đến, cây cỏ gắn với cuộc sống của từng người. Dường như trong ký ức của mỗi con người, trong những kỷ niệm của thời gian luôn gắn chặt với nhiều loài cây cỏ thiên nhiên. Ví dụ cây me, cây sấu gợi nhắc về tuổi ấu thơ trong trắng, mộng mơ, nghịch ngợm; cây phượng hồng, cây bằng lăng kỷ niệm của tuổi học trň; cành đào Tây Bắc, cành mai vàng xứ Huế gắn chặt với tết, cây đa, cây gạo là hình ảnh của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam... Mỗi khi chúng ta trồng một cây xanh và chăm sóc nó sinh trưởng phát triển là ta đang tự làm phong phú cho đất nước, giữ một mầm xanh trong tâm hồn chúng ta và reo mầm xanh trong tâm hồn thế hệ tương lai.
Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.
 
Last edited by a moderator:
D

dotkich9x

Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt lŕ sự nghiệp trồng cây, trồng người: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Rięng về việc trồng cây, vào khoảng giữa năm 1959, Bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây.

"Muốn làm nhà cửa tốt
Phải ra sức trồng cây
Chúng ta chuẩn bị từ nay
Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nha"
Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch, Bác Hồ chính thức phát động phong trŕo Tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960.

"Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"
Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết đến, xuân về Bác đều tự měnh trồng cây trong Phủ chủ tịch để lŕm gương. Trực tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở, động viên, vận động phong trào. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.
Xã hội hiện đại lŕ xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã hội hiện đại lại thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thức ăn... ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, thě việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành... đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường. Đúng như những điều Bác đă dạy trong lời phát động Tết trồng cây khi xưa: "Miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu trẻ em thơ ấu, 1 triệu người từ 8 tuổi trở lęn đều có thể trồng cây... Như vậy, mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây" thě chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh đất trống đồi trọc, không những lŕm cho quang cảnh môi trường ngày càng cải thiện tốt hơn mà còn phát huy tác dụng tích cực của cây trong việc cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, nếu hiểu lễ phát động Tết trồng cây của Bác ở khía cạnh văn hóa thě lại thấy một ý nghĩa sâu sắc khác nữa trong lời dạy của Người. Chúng ta đều biết rằng, đất nước chúng ta lŕ đất nước nông nghiệp, cây cỏ thięn nhiên gắn chặt với đời sống lao động, đời sống chiến đấu của người dân. Chính vě vậy, cây cỏ thiên nhiên trở thành biểu tượng cao đẹp cho tinh thần quật khởi của người Việt Nam. Cây tre là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người miền Bắc, cây dừa là hình ảnh của đồng bào miền Nam giữ vững thành đồng Tổ quốc, cây cao su là sự dẻo dai bền bỉ của buôn làng Tây Nguyên chống Pháp... chỉ cần nhắc đến những loại cây ấy thôi cũng dễ khiến cho ta hình dung ra cuộc kháng chiến nhân dân vĩ đại của dân tộc. Ngoài ra, mỗi loại cây còn tượng trưng cho một vùng quê, một tỉnh khác nhau: cây nhãn Hưng Yên, cây vải Lục Ngạn, cây bưởi Đoan Hùng, cây cọ Vĩnh Phú, cây chôm chôm Cần Thơ... Còn phải kể đến, cây cỏ gắn với cuộc sống của từng người. Dường như trong ký ức của mỗi con người, trong những kỷ niệm của thời gian luôn gắn chặt với nhiều loài cây cỏ thiên nhiên. Ví dụ cây me, cây sấu gợi nhắc về tuổi ấu thơ trong trắng, mộng mơ, nghịch ngợm; cây phượng hồng, cây bằng lăng kỷ niệm của tuổi học trň; cành đào Tây Bắc, cành mai vàng xứ Huế gắn chặt với tết, cây đa, cây gạo là hình ảnh của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam... Mỗi khi chúng ta trồng một cây xanh và chăm sóc nó sinh trưởng phát triển là ta đang tự làm phong phú cho đất nước, giữ một mầm xanh trong tâm hồn chúng ta và reo mầm xanh trong tâm hồn thế hệ tương lai.
Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó. DU` la copy nhung cung thank tui caj cho nho phan khoi? nhe cam on
 
T

tuanvy0808

KTNT - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và gần gũi với thiên nhiên. Khi đất nước hoà bình, Người kêu gọi: “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người. Người đã xây dựng phong trào Tết trồng cây và phong trào ấy ngày càng được nhân rộng. Đầu năm 1960, Người đã phát động Tết trồng cây trong toàn dân với lời dạy: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều”. Bác nói: “Trong 10 năm nữa phong cảnh nước ta sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu sẽ hiền hoà hơn, cây gỗ sẽ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Ngày 5/01/1961 (ngày 9 tháng Chạp năm Canh Tý), Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Lạc Trung của tỉnh Vĩnh Phúc – nơi có phong trào trồng cây hai bên đường và trên các bãi đất trống, Bác ôm ghì 2 đồng chí lãnh đạo của xã thật chặt và hỏi: “Các chú có thấy khó chịu không?”. Rồi Bác ôn tồn bảo: “Cây cũng như người, nó phải có khoảng cách để sống và phát triển, các chú cần hướng dẫn nhân dân trồng cây theo kỹ thuật, trồng cây nào tốt cây đó”.
Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Bác thường xuyên theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Trong bài viết cuối cùng của mình về Tết trồng cây ngày 5/2/1969, Bác nhắc tới “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Trong khu nhà đơn sơ của mình, Bác đã tạo ra một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, Bác trồng cây trong vườn, chăm cây như chăm người. Bác thả cá dưới hồ và không cho phép ai được câu, xua đuổi và săn bắt chim trong vườn. Bác nói: “Chim là của quý của thiên nhiên ta phải bảo vệ chúng”.
Trong những lần thăm nước bạn hoặc tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam, Bác đều tổ chức trồng cây lưu niệm. Người đã trồng cây đại ở ấn Độ, trồng cây sồi ở Nga và còn gọi đó là “những cây hữu nghị”. Cây lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
Ngay cả đến giờ phút Bác sắp đi xa, trong Di chúc Bác cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta ta phải tiếp tục trồng cây gây rừng: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”.
Từ lời dạy, việc làm của Bác Hồ, chúng ta nhận thấy rằng, con người sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Người kêu gọi nhân dân ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy.
Ngày nay, khi “ngôi nhà chung” của chúng ta vang lên tiếng kêu cứu, khi con người nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao.
 
I

ilovef6

Theo wy luat thien nhien, mot nam co bon mua: Xuan, ha, thu, dong. Mua xuan mo dau cho nam moi voi bao dieu tot lanh. Thoi tiet am ap khien cay coi dam choi nay loc xanh tuoi, muon hoa khoe sac, toa huong. Dau dau cung riu rit tieng chim tao nen mot khung canh dep de tran day suc song. Vi the mua xuan duoc coi la mua sinh soi phat trien nhat trong nam.
Sinh thoi bac Ho phat dong nhan dan hang hai tham gia phong traotet trong cay. Nam 1960, bac viet hai cau tho:
Mua xuan la tet trong cay
Lam cho dat nuoc cang ngay cang xuan
Bac khuyen khi mua xuan toi, moi nguoi nen trong mot cay xanh de gop phan lam cho we huong dat nuoc ngay cang tuoi dep. Tu do tet trong cay da tro thanh mot phong tuc cua dan toc ta khi mua xuan den
Bac noi mua xuan la tet trong cay khong co nghia la moi nguoi chi trong cay trong may ngay tet ma trong cay suot ca mua xuan. Bac goi la tet trong cay voi ham y so sanh khong khi nao nuc tung bung cua no chang khac gi ngay tet. Bac da dem lai cho phong trao trong cay khong khi vui tuoi cua le hoi mua xuan.
O cau thu hai bac neu ro muc dich cua tet trong cay la "lam cho dat nc cang ngay cang xuan. Tu xuan o cau nay khong jong mua xuan o cau dau. No khong con la ten cua mot mua xuan trong nam( danh tu) ma da chuyen thanh tinh tu chi su tuoi tre va suc song tran day cua dat nc dang tren duong phat trien.

Nhac den mua xuan nguoi ta thuong nghi toi mau xanh mon mon cua co cay hoa la. Mau xanh ay mang den ve dep tuoi mat, tru phu choduong pho, lang we. Neu noi nao cung co cay xanh thi dat nuoc se duoc bao phu boi mot mau xanh bat tan.
Xet ve tac dung cua cay xanh doi voi moi truong thi co the noi cay xanh la la phoi thien nhen ki dieu lam nhiem vu hut loc khi thai, cung cap khi o-xi de duy tri su song. Rung nhu nhung buc tuong thanh vung chac ngan jo bao, lut loi. Khong co cay xanh thi chung ta kho co the ton tai mot canh binh yen. Dat nc xanh tuoi con nguoi khoe manh... La co so vung chac de chung ta hoc tap va sang tao. Trong thoi dai ngay nay, bao ve moi trong song la van de duoc dat len hang dau. Hon bon chuc nam truoc , bac ho da wan tam dieu nay bang viec ho hao toan dan tham ja tet trong cay. Bac wa la mot vi lanh tu cach mang sang suot, co tam nhin xa rong.

Mua xuan nay cung nhu bao mua xuan truoc, o khap moi mien dat nc nhan dan ta no nuc tham ja phong trao tet trong cay. Viec ju jin nhung khu rung nguyen sinh, rung dau nguon va dua ra nhieu bien phap de ngan chan viec pha cay rung bua bai da tro thanh moi wan tam lon cua dng va chinh phu.
Thuc hien loi day cua bac Ho, nhan dan ta da trong dc nhieu rung cay moi o mien nui, trung du, tao nhieu cong vien xanh trong long do thi. Neu moi nguoi tu jac gop 1 phan nho cong suc cua minh vao viec phu xanh dat nuoc thi chung ta se duoc song trong moi truong xanh- sach- dep.
Hien nay viec dang buon la van con 1 so nguoi di nguoc lai loi ich chung. Ho chi can biet cai loi cuaca nhan ma khong can biet cai thiet hai chung cua cong dong cho nen moi truong bi huy hoai nghiem trong vi khi thai cong nghiep, vi rung phong ho bi chat pha va dot chay wa nhieu. Vi the loi Bac Ho day 40 nam truoc bay jo lai cang to ro y nghia thiet thuc va wy bau:-h ( CHI LA GOI Y THOI NHA) :-h

:khi (80)::khi (80)::khi (80):

Em chú ý viết bài có dấu nhé.
 
Last edited by a moderator:
B

baobaohiepsi

TLV số 6 đề 3 lớp 7

xin mấy anh chị nào chỉ giùm em bài TLV số 6 đề:"hãy giải thích câu tục ngữ:Thất bại là mẹ thành công" đi em cảm ơn nhiều:eek::-SS
 
N

ngotheanh2012

mùa xuân là tết trồng cây
1.Mở bài
-Giới thiệu mùa xuân là mùa gì?
2.Thân bài
-Giải thích mùa xuân là tết trồng cây ( dễ mà )
3.Kết bài
-Cảm nhận ...
 
C

cundethuong_12

Dã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy.
Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá - học - của - một - người - cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich - ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”
 
B

badgirl_99

Bài mih`lam`ne` co'le~hok hay mu^^....tot'nhat'dug`cuop'ban quyen`
Thất bại là mẹ thành công là một câu tục ngữ có triết lý sâu xa. Không phải hiển nhiên mà TG dân gian lại lấy câu nói này để giáo dục con cháu mình. Thất bại có nghĩa mình đã vấp ngã nhưng không phải vấp đâu nằm đấy mà câu tục ngữ TBLMTC khuyên rằng đã ngã không phải là thực sự mất đi cơ hội mà phải bước lên từ nơi đó. Từ chỗ bị ngã để đứng dậy. TG dân gian thật sáng suốt khi đã đặt ra câu nói TBLMTC để thế hệ sau biết cách làm đúng dắn cho mình.TBLMTC khuyên chúng ta phải quyết tâm làm đc ước muốn của mình trong mọi hoàn cảnh,mọi thử thách cho dù gặp khó khăn,trắc trở.Tóm lại TGDG đã biết cách làm ra những câu tục ngữ hay đầy tính nhân văn.Đó là một trong hàng ngàn câu tục ngữ tốt đẹp giáo dục con người. Đó chính là cái tinh túy của kho tàng dân tộc VN.
 
M

mongmo98

Mấy anh chị,mấy bạn....v.... xin giúp giùm em làm sao để có một bài chứng minh hoặc giải thích thật hay,thật sau sắc và được điểm cao....Em cám ơn trước,híc sắp thi đến nơi rùi mà chưa biết làm bài văn chứng minh,giải thích nữa..:(
 
N

natsume1998

hãy giải thích câu tục ngữ:Thất bại là mẹ thành công

Xem thử MB và KB của tuj có được không?
Viết Bài:
MB:
Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng = phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại. Có những thất bại cay đắng. Song, chính sự thất baij đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm lên và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính vì thế mà ông ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu:" Thất bại là mẹ thành công".
KB: Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại"công trình học tập thất bại" để rút ra kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng:" Mãi mai mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại!". Hãy vững vàng bạn nhé vì bên ta, câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên ta:" Thất bại là mẹ thành công " dó!
:khi (12)::khi (12)::khi (12)::khi (151)::khi (151)::khi (151)::khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (199)::khi (199)::khi (199):

 
T

thinhkhung123

từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học quí báu,đó là những kinh nghiệm sản xuất kinh nghiệm chiến đấu và là cách ứng xử trong xã hội,đó cũng là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc nhân cách của con người,để diễn tả cách nhìn nhận này,nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:
gần mực thì đen gần đèn thì rạng
để hiểu ý ông cha ta muốn nói điều gì trong câu tục ngữ trên,trước hết chúng ta phải tìm hiểu xem mực là gì và đèn là gì?
mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình,mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp,những gì xấu xa,đèn là vật phát ra ánh sáng,soi rõ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho cái tốt đẹp,sáng sủa từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn,câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn:gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu
dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội,do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu,dẫn chứng:
lưu bình sống cạnh dương lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội
thưở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của khổng tử đã phải dời nhà mấy lần
trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ,tục ngữ nói về quan niệm đó như:"ở bầu thì tròn ở ống thì dài"hay"thói thường gần mực thì đen,anh em bạn hữu phải nên chọn người"
nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng,đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen
ta có thể nói đến nguyễn văn trỗi,trần văn ơn trong thời mỹ-ngụy đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:" trong đầm gì đẹp...hôi tanh mùi bùn"
câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu,giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống
ko phải ai sinh ra đều xấu cả mà là do môi trường sống của họ và chính cả bản thân họ nữa chứ
thời gian càng trôi qua thì con người càng lớn lên và họ trải qua những trướng ngại của XH,mà xã hội thì ko hề bằng phẳng mà gồ ghề,gập ghềnh lắm chông gai lém
bạn có chắc là những người xấu họ ko có tình người ko
họ cũng là người có cha mẹ con cái..người thân mà chỉ do lỡ lầm mà trở thành người xấu
ko phải tui bao biện cho họ đâu mà ngay cả khi xem phim thì hầu như đều có kết thúc có hậu đó-người tốt hạnh phúc,người xáu hoàn lương....
ta gần "mực"có thể đen nhưng sao ta ko nghĩ là đó là do ta ko có chinhkieesns rõ ràng ư,nếu ta có lập trường vững chắc thì làm sao "đen" đc chứ có khi còn giúp họ tốt lên chứ
còn ở bên người "sáng" tốt nhưng nếu ta ko có ý thức thì cũng như bỏ đi thui chẳng khác gì cả
Bác Hồ đã nói
người có tài mà ko có đức là kẻ vô dụng
ngừoi có đức mà ko có tài làm việc gì cũng khó
vậy thì có phải là gần mực chưa chắc đen,gần đèn chưa chắc rạng ko
tự bạn đã suy ra đc rùi đó.....
Hãy thuyết phục bạn ấy rằng nếu không hiểu như những gì cô giáo dạy, hiểu vượt tầm kiểm soát của giáo dục hiện tại thì trước mắt là bạn sẽ bị điểm vô cùng kém, sau này sẽ có cơ hội được thăm các nhà như nhà thương điên, nhà tù....
Chỉ nên biết những gì được phép biết, hiểu những gì được phép hiểu, có thế mới dậm chân tại chỗ, mới trì trệ đầu óc, mới gần đèn mà vẫn đen.




 
T

thinhkhung123

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và gần gũi với thiên nhiên. Khi đất nước hoà bình, Người kêu gọi: “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người. Người đã xây dựng phong trào Tết trồng cây và phong trào ấy ngày càng được nhân rộng. Đầu năm 1960, Người đã phát động Tết trồng cây trong toàn dân với lời dạy: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều”. Bác nói: “Trong 10 năm nữa phong cảnh nước ta sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu sẽ hiền hoà hơn, cây gỗ sẽ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Ngày 5/01/1961 (ngày 9 tháng Chạp năm Canh Tý), Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Lạc Trung của tỉnh Vĩnh Phúc – nơi có phong trào trồng cây hai bên đường và trên các bãi đất trống, Bác ôm ghì 2 đồng chí lãnh đạo của xã thật chặt và hỏi: “Các chú có thấy khó chịu không?”. Rồi Bác ôn tồn bảo: “Cây cũng như người, nó phải có khoảng cách để sống và phát triển, các chú cần hướng dẫn nhân dân trồng cây theo kỹ thuật, trồng cây nào tốt cây đó”.
Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Bác thường xuyên theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Trong bài viết cuối cùng của mình về Tết trồng cây ngày 5/2/1969, Bác nhắc tới “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Trong khu nhà đơn sơ của mình, Bác đã tạo ra một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, Bác trồng cây trong vườn, chăm cây như chăm người. Bác thả cá dưới hồ và không cho phép ai được câu, xua đuổi và săn bắt chim trong vườn. Bác nói: “Chim là của quý của thiên nhiên ta phải bảo vệ chúng”.
Trong những lần thăm nước bạn hoặc tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam, Bác đều tổ chức trồng cây lưu niệm. Người đã trồng cây đại ở ấn Độ, trồng cây sồi ở Nga và còn gọi đó là “những cây hữu nghị”. Cây lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
Ngay cả đến giờ phút Bác sắp đi xa, trong Di chúc Bác cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta ta phải tiếp tục trồng cây gây rừng: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”.
Từ lời dạy, việc làm của Bác Hồ, chúng ta nhận thấy rằng, con người sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Người kêu gọi nhân dân ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy.
Ngày nay, khi “ngôi nhà chung” của chúng ta vang lên tiếng kêu cứu, khi con người nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao.
 
L

lovely_4ever98

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:

“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”


Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .

Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.

Mong là giúp được các bạn :khi (176):
 
H

huong.2000

Các a các c giúp e làm đề 4 bài viết số 6 lớp 7 vs ạ thứ hai là kiểm tra r` :((
Mọi người giúp nhanh cho e vs :))
 
H

hoangvinh2309@gmail.com

Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.

Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.

Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.

Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.
 

moon cute

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
34
21
76
19
các bạn tham khảo đc ko nha

Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Cứ mồi lần đọc Câu thơ này của Bác em lại tưởng tượng trước mắt em một khung cảnh mùa xuân xanh tươi, khắp nơi cây cối đang rung rinh chào đón mùa xuân về. Đó là mùa xuân gợi cho ta cảm giác tự do, ấm no, hạnh phúc. Và có lẽ thấy được ý nghĩa của mỗi mùa xuân đó mà Bác Hồ của chúng ta đã viết hai câu thơ này để cho những ngày xuân trở thành ngày hội tràn đầy không khí tươi vui, rộn ràng.

Đọc hai câu thơ này ta hiểu rằng Bác Hồ muốn khuyên chúng ta cứ mỗi năm khi tết đến xuân về, nhân dân nên cùng nhau trồng cây. Cây có thể được trồng ở các trường học, ở các cơ quan, ở các đường phố và các ngọn đồi còn chưa được phủ màu xanh. Bởi chúng ta thấy rằng đây là một việc làm có ý nghĩa vổ cùng to lớn.

Trước hết việc tổ chức trồng cây sẽ tạo không khí vui tươi phấn khởi cho tất cả mọi người, con người như được hoà nhập với thiên nhiên. Hơn thế mọi có dịp được gần gũi nhau, chan hòa thân ái vì lợi ích chung cho xã hội.

Đặc biệt khi mọi người cùng tham gia trồng cây thì ý thức của mọi người đối với thiên nhiên sẽ cao hơn, mọi người sẽ tự cảm nhận được nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn cây cối là phong phú thêm cho thiên nhiên.

Hoạt động trồng cây hàng năm diễn ra đã góp mọt phần không nhỏ vào việc cải tạo đất trống đồi trọc, tránh hiện tượng lũ lụt làm trôi sạt đất, hơn thế còn tạo thành những bức tường vững chắc chắn nước lũ tràn về làm ngập lụt các thôn xóm, phố phường, tránh cho con người những ta họa khủng khiếp khôn lường. Cây đã đem đến cho chúng ta cuộc sống bình yên trước những thiên tai bất thường thường xảy ra hàng năm. Cây cối còn góp phần làm cho thiên nhiên thêm tươi đẹp bởi nhìn khắp nơi ta đều thấy một màu xanh bát ngát, một màu xanh bình yên. Những mảnh đất của chúng ta sẽ trở nên màu mỡ hơn dưới hàng cây xanh thắm bởi cây ngăn chặn đất bị xói mòn biến vùng đất khô cằn thành vùng đất trù phú, phì nhiêu.

Ngoài ra cây xanh còn cung cấp cho ta nguyên vật liệu để ta có thể làm ra các vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày như bàn, ghế, giường, tủ… đến các công trình vượt đại dương như các loại tàu biển.

Và đặc biệt cây xanh còn có lác dụng to lớn rất thiết thực đối với con người đó là nó tạo cho chúng ta một bầu không khí trong lành, bởi chúng ta biết rằng cây xanh là chiếc máy lọc không khí tốt nhất. Trái đất của chúng ta sẽ bị hủy diệt nếu trên trái đất này vắng bóng cây xanh.

Rừng cây xanh còn là nơi du lịch sinh thái lí tưởng để con người được thư thái sau những ngày lao động vất vả. Nếu trong những ngày hè nóng bức mà ta được đi dưới tán cây rừng mát rượi và nghe tiếng gió hát rì rào ở trên cao kia thì thật thú vị biết bao. Tâm hồn ta sỗ trở nên nhẹ nhàng, bay bổng thanh thoát.

Như vậy việc thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu của chúng ta là rất cần thiết. Bởi đất nước ta sẽ trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống dưới màu xanh thân yêu. Là những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng hiểu rằng mỗi chúng em cần có ý thức hơn nữa trong việc chăm sóc cây xanh và cần có trách nhiệm nhắc nhở mọi người hãy cùng chung ý thức giữ gìn thành phố xanh sạch đẹp để bảo vệ môi trường sinh thái nói chung và sức khỏe mỗi người nói riêng.
 
Top Bottom