hidrocacbon không no(BÀI TẬP VỀ ANKAĐIEN -TECPEN - ANKIN )

P

p3o

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài tập trắc nghiệm giải dưới dạng tự luận nhé

Câu 1: Số đồng phân thuộc loại ankađien ứng với công thức phân tử C5H8 là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 2: C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankađien liên hợp ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 3: Trong các hiđrocacbon sau: propen, but-1-en, but-2-en, penta-1,4- đien, penta-1,3- đien hiđrocacbon cho được hiện tượng đồng phân cis - trans ?
A. propen, but-1-en. B. penta-1,4-dien, but-1-en.
C. propen, but-2-en. D. but-2-en, penta-1,3- đien.
Câu 4: Công thức phân tử của buta-1,3-đien (đivinyl) và isopren (2-metylbuta-1,3-đien) lần lượt là
A. C4H6 và C5H10. B. C4H4 và C5H8. C. C4H6 và C5H8. D. C4H8 và C5H10.
Câu 5: Hợp chất nào trong số các chất sau có 9 liên kết xích ma và 2 liên kết π ?
A. Buta-1,3-đien. B. Penta-1,3- đien. C. Stiren. D. Vinyl axetilen.
Câu 6: Hợp chất nào trong số các chất sau có 7 liên kết xích ma và 3 liên kết π ?
A. Buta-1,3-đien. B. Tuloen. C. Stiren. D. Vinyl axetilen.
Câu 7: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2.D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 8: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2.D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 9: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom ?
A. 1 mol. B. 1,5 mol. C. 2 mol. D. 0,5 mol.
Câu 10: Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm ?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
 
D

dongocthinh1

Câu 1 D
Câu 2: B
Câu 3: D
Câu 4 B
Câu 5: A
Câu 6: D
Câu 7: A
Câu 8: B
Câu 9: C
Câu 10: A
 
D

dongocthinh1

Câu 1: D.7
Mạch thẳng có 5:
pentadien-1,2
pentadien-1,3
pentadien-1,4 ( cis-trans)
pentadien-2,3
Mạch nhánh có 2:
2-metyl-buta-1,3-dien
3-metyl-buta-1,2-dien

Câu 2: B.3
pentadien-1,4 ( cis-trans)
2-metyl-buta-1,3-dien

Câu 3: D.but-2-en, penta-1,3- đien
-Vẽ ra là thấy

Câu 4: C. C4H6 và C5H8
C4H6 còn gọi là đivinyl vì nó được tạo ra từ 2 gốc vinyl, công thức cấu tạo của nó
CH2=CH-CH=CH2
Còn isopren công thức là C5H8, trong sách có nói rồi.

Câu 5: A.Buta-1,3-đien

Câu 6: D.Vinyl axetilen

Câu 7: A. CH3CHBrCH=CH2
Buta-1,3-dien có công thức cấu tạo: H2C=CH-CH=CH2
phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1) , HBr sẽ cộng vào vị trí C số 1 và 2, sản phẩm chính tuân theo maccopnhicop tức là H vào C có nhiều H hơn.

Câu 8: B. CH3CH=CHCH2Br
Phản ứng này có một sản phẩm thôi.
phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1) , HBr cộng vào vị trí C số 1 và 4, nối đôi chuyển vào giữa.

Câu 9: C. 2mol
1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với 2 mol Br2 vì buta-1,3-đien có 2 nối đôi nên sẽ cộng được với 2 phân tử Br2, nói cách khác tỉ lệ phản ứng là 1:2

Câu 10: A.4
Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa 4 sản phẩm

3,4-đibrom-3-metyl-but-1-en
3,4-đibrom-2-metyl-but-1-en
1,4-đibrom-2-metyl-but-2-en (cis,trans)
 
  • Like
Reactions: thanhthaoo123
H

hoangkhuongpro

uhm :cho mình hỏi C3H4O có bao nhiêu đp :mình viết đc 4 đp :kg bj còn nữa kg .........??
 
N

nhoc_maruko9x

Mình viết dc 5 cái... Ko biết đúng ko... Có 2 cái vòng, 1 andehit, 1 ete, 1 ancol.
 
D

dongocthinh1

uhm :cho mình hỏi C3H4O có bao nhiêu đp :mình viết đc 4 đp :kg bj còn nữa kg .........??

Mình mới học 11 thôi, mới học tới bài stiren và naphtalen, chưa có đủ kiến thức để làm nên mình chỉ có thể gợi ý giúp các trường hợp thôi
C3H4O mình tính ra độ bất bão hoà k=2,
+ 1 vòng và 1 nối đôi:
- mạch vòng, OH đính trên C không có nối đôi
- Trường hợp OH đính trên C có nối đôi sẽ bị hổ biến ngay vì không bền
+ 1 nối 3:
- OH đính trên C không có nối 3
- Trường hợp OH đính trên C có nối 3 mình chưa rõ.
+ 2 nối đôi:
- OH đính trên C có nối đôi sẽ bị hổ biến tạo xeton
+ Trường hợp C3H4O là anđehit
 
P

p3o

tip ne

bạn chưa học tới thì chịu khó đọc nhìu sách và học dần dần. chúc các bạn học tốt
Câu 11: Isopren tham gia phản ứng với dung dịch HBr theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ?
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 12: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm cộng giữa dung dịch brom và isopren (theo tỉ lệ mol 1:1) ?
A. CH2BrC(CH3)BrCH=CH2. B. CH2BrC(CH3)=CHCH2Br.
C. CH2BrCH=CHCH2CH2Br. D. CH2=C(CH3)CHBrCH2Br.
Câu 13: Ankađien A + brom (dd) CH3C(CH3)BrCH=CHCH2Br. Vậy A là
A. 2-metylpenta-1,3-đien. B. 2-metylpenta-2,4-đien.
C. 4-metylpenta-1,3-đien. D. 2-metylbuta-1,3-đien.
Câu 14: Ankađien B + Cl2 CH2ClC(CH3)=CH-CH2Cl-CH3. Vậy A là
A. 2-metylpenta-1,3-đien. B. 4-metylpenta-2,4-đien.
C. 2-metylpenta-1,4-đien. D. 4-metylpenta-2,3-đien.
Câu 15: Cho 1 Ankađien A + brom(dd) 1,4-đibrom-2-metylbut-2-en. Vậy A là
A. 2-metylbuta-1,3-đien. C. 3-metylbuta-1,3-đien.
B. 2-metylpenta-1,3-đien. D. 3-metylpenta-1,3-đien.
Câu 16: Trùng hợp đivinyl tạo ra cao su Buna có cấu tạo là ?
A. (-C2H-CH-CH-CH2-)n. B. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
C. (-CH2-CH-CH=CH2-)n. D. (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n.
Câu 17: Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su buna-S có công thức cấu tạo là
A. (-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n. B. (-C2H-CH-CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n.
C. (-CH2-CH-CH=CH2- CH(C6H5)-CH2-)n. D. (-CH2-CH2-CH2-CH2- CH(C6H5)-CH2-)n .
Câu 18: Đồng trùng hợp đivinyl và acrylonitrin (vinyl xianua) thu được cao su buna-N có công thức cấu tạo là
A. (-C2H-CH-CH-CH2-CH(CN)-CH2-)n. B. (-CH2-CH2-CH2-CH2- CH(CN)-CH2-)n.
C. (-CH2-CH-CH=CH2- CH(CN)-CH2-)n. D. (-CH2-CH=CH-CH2-CH(CN)-CH2-)n .
Câu 19: Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có cấu tạo là
A. (-C2H-C(CH3)-CH-CH2-)n . C. (-CH2-C(CH3)-CH=CH2-)n .
B. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n. D. (-CH2-CH(CH3)-CH2-CH2-)n .
Câu 20: Tên gọi của nhóm hiđrocacbon không no có công thức chung là (C5H8)n (n ≥ 2) là
A. ankađien. B. cao su. C. anlen. D. tecpen.
Câu 21: Một hỗn hợp X gồm 1 ankan A và 1 ankin B có cùng số nguyên tử cacbon. Trộn X với H2 để được hỗn hợp Y. Khi cho Y qua Pt nung nóng thì thu được khí Z có tỉ khối đối với CO2 bằng 1 (phản ứng cộng H2 hoàn toàn). Biết rằng VX = 6,72 lít và = 4,48 lít. CTPT và số mol A, B trong hỗn hợp X là (Các thể tích khí đo ở đkc)
A. 0,1 mol C2H6 và 0,2 mol C2H2. B. 0,1 mol C3H8 và 0,2 mol C3H4.
C. 0,2 mol C2H6 và 0,1 mol C2H2. D. 0,2 mol C3H8 và 0,1 mol C3H4.

Câu 22: Một hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, CH4. Đốt cháy hoàn toàn 11ít hỗn hợp X thu được 12,6 gam H2O. Nếu cho 11,2 lít hỗn hợp X (đktc) qua dung dịch brom dư thấy có 100 gam brom phản ứng. Thành phần % thể tích của X lần lượt là
A. 50%; 25% ; 25%. B. 25% ; 25; 50%.
C.16% ; 32; 52%. D. 33,33%; 33,33; 33,33%.
Câu 23: Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịc AgNO3 trong NH3 rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa. Khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Thể tích (đktc) hỗn hợp A lần lượt là:
A. 0,672 lít; 1,344 lít; 2,016 lít. B. 0,672 lít; 0,672 lít; 2,688 lít.
C. 2,016; 0,896 lít; 1,12 lít. D. 1,344 lít; 2,016 lít; 0,672 lít.
Câu 24: X, Y, Z là 3 hiđrocacbon ở thể khí trong điều kiện thường, khi phân huỷ mỗi chất X, Y, Z đều tạo ra C và H2, thể tích H2 luôn gấp 3 lần thể tích hiđrocacbon bị phân huỷ và X, Y, Z không phải là dồng phân. CTPT của 3 chất là
A. C2H6 ,C3H6 C4H6. B. C2H2 ,C3H4 C4H6. C. CH4 ,C2H4 C3H4. D. CH4 ,C2H6 C3H8.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2; 0,15 mol C2H4 ; 0,2 mol C2H6 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với bột Ni xúc tác 1 thời gian được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y được số gam CO2 và H2O lần lượt là
A. 39,6 và 23,4. B. 3,96 và 3,35. C. 39,6 và 46,8. D. 39,6 và 11,6.
Câu 26: Hỗn hợp ban đầu gồm 1 ankin, 1 anken, 1 ankan và H2 với áp suất 4 atm. Đun nóng bình với Ni xúc tác để thực hiện phản ứng cộng sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu được hỗn hợp Y, áp suất hỗn hợp Y là 3 atm. Tỉ khối hỗn hợp X và Y so với H2 lần lượt là 24 và x. Giá trị của x là
A. 18. B. 34. C. 24. D. 32.
Câu 27: Hỗn hợp A gồm H2, C3H8, C3H4. Cho từ từ 12 lít A qua bột Ni xúc tác. Sau phản ứng được 6 lít khí duy nhất (các khí đo ở cùng điều kiện). Tỉ khối hơi của A so với H2 là
A. 11. B. 22. C. 26. D. 13.
Câu 28: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol C3H4 ; 0,2 mol C2H4 ; 0,35 mol H2 với bột Ni xúc tác được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư, thấy thoát ra 6,72 l hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 12. Bình đựng dung dịch KMnO4 tăng số gam là:
A. 17,2. B. 9,6. C. 7,2. D. 3,1.
Câu 29: Đốt cháy m gam hỗn hợp C2H6, C3H4, C3H8, C4H10 được 35,2 gam CO2 và 21,6 gam H2O. Giá trị của m là
A. 14,4. B. 10,8. C. 12. D. 56,8.
Câu 30: Đốt cháy 1 hiđrocacbon A được 22,4 lít khí CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Thể tích O2 (đktc) (l) tham gia phản ứng là:
A. 24,8. B. 45,3. C. 39,2. D. 51,2.
Câu 31: Một hỗn hợp X gồm 1 ankin và H2 có V = 8,96 lít (đkc) và mX = 4,6 gam. Cho hỗn hợp X đi qua Ni nung nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp khí Y, có tỉ khối = 2. Số mol H2 phản ứng; khối lượng; CTPT của ankin là
A. 0,16 mol; 3,6 gam; C2H2. B. 0,2 mol; 4 gam; C3H4.
C. 0,2 mol; 4 gam; C2H2. D. 0,3 mol; 2 gam; C3H4.
Câu 32: Đốt cháy một hiđrocacbon M thu được số mol nước bằng ¾ số mol CO2 và số mol CO2 nhỏ hơn hoặc bằng 5 lần số mol M. Xác định CTPT và CTCT của M biết rằng M cho kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3.
A. C4H6 và CH3CH2C CH. B. C4H6 và CH2=C=CHCH3.
C. C3H4 và CH3C CH. D. C4H6 và CH3C CCH3.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: thanhthaoo123
P

p3o

đáp án 10 câu đầu

bạn dongocthinh1 làm như thế là đúng ùi đó.các bạn chịu khó làm nhìu bài tập nha.
 

thaovkb

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2013
39
10
56
22
Hà Nội
THPT Mê Linh
Câu 1: D.7
Mạch thẳng có 5:
pentadien-1,2
pentadien-1,3
pentadien-1,4 ( cis-trans)
pentadien-2,3
Mạch nhánh có 2:
2-metyl-buta-1,3-dien
3-metyl-buta-1,2-dien

Câu 2: B.3
pentadien-1,4 ( cis-trans)
2-metyl-buta-1,3-dien

Câu 3: D.but-2-en, penta-1,3- đien
-Vẽ ra là thấy

Câu 4: C. C4H6 và C5H8
C4H6 còn gọi là đivinyl vì nó được tạo ra từ 2 gốc vinyl, công thức cấu tạo của nó
CH2=CH-CH=CH2
Còn isopren công thức là C5H8, trong sách có nói rồi.

Câu 5: A.Buta-1,3-đien

Câu 6: D.Vinyl axetilen

Câu 7: A. CH3CHBrCH=CH2
Buta-1,3-dien có công thức cấu tạo: H2C=CH-CH=CH2
phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1) , HBr sẽ cộng vào vị trí C số 1 và 2, sản phẩm chính tuân theo maccopnhicop tức là H vào C có nhiều H hơn.

Câu 8: B. CH3CH=CHCH2Br
Phản ứng này có một sản phẩm thôi.
phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1) , HBr cộng vào vị trí C số 1 và 4, nối đôi chuyển vào giữa.

Câu 9: C. 2mol
1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với 2 mol Br2 vì buta-1,3-đien có 2 nối đôi nên sẽ cộng được với 2 phân tử Br2, nói cách khác tỉ lệ phản ứng là 1:2

Câu 10: A.4
Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa 4 sản phẩm

3,4-đibrom-3-metyl-but-1-en
3,4-đibrom-2-metyl-but-1-en
1,4-đibrom-2-metyl-but-2-en (cis,trans)
Theo mình, thì câu 9 phải C, 4sp chứ :)) câu 10 theo mình là 7 sp cộng :))
 
Top Bottom