giúp mh viết một đoạn văn

T

tuntun301

Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỷ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỷ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới sự chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới.

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim bao giờ con người vẫn là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỷ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và và công nghệ, làm cho tỷ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày một lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.

Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.

Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo’ một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.

Trong một “thế giới mạng’, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng Internet thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kỵ vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau ch chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau, song người Việt lại thường đố kỵ nhau...

Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”,”bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.

Bước vào thế kỷ mới, muốn “sánh vai các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
 
L

leduyducvt1986

Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỷ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỷ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới sự chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới.

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim bao giờ con người vẫn là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỷ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và và công nghệ, làm cho tỷ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày một lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.

Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.

Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo’ một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.

Trong một “thế giới mạng’, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng Internet thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kỵ vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau ch chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau, song người Việt lại thường đố kỵ nhau...

Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”,”bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.

Bước vào thế kỷ mới, muốn “sánh vai các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
Bạn này là Phó thủ tướng Vũ Khoan à?Coppy nguyên bản kìa...:confused:
 
M

meobachan

Trích dẫn mà không ghi nguồn gì cả, khác nào ăn cắp bái viết của người khác. :|
 
K

kudo.sinichi

Viết đoạn văn chiển khai luận điểm sau:
"Tục Ngữ Khuyên con người hãy yêu thương , đùm bọc ,đoàn kết , thân ái với nhau''

Các Bạn ơi! Hãy giúp mình với.huhuhuhuhuhuh.........
 
L

leduyducvt1986

Viết đoạn văn chiển khai luận điểm sau:
"Tục Ngữ Khuyên con người hãy yêu thương , đùm bọc ,đoàn kết , thân ái với nhau''

Các Bạn ơi! Hãy giúp mình với.huhuhuhuhuhuh.........
Để làm bài này,bạn nên vận dụng một số câu ca dao,tục ngữ,thành ngữ:
"Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao."
"Lá lành đùm lá rách"
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
...
-Nếu sống chỉ biết đến bản thân,dần dần ta sẽ bị cô lập như một đảo hoang lạc trong muôn trùng biển cả.
-Tương thân,tương ái.
-Cuộc sống không phải lúc nào cũng phẳng lặng.Vậy nên,hãy rộng lòng mình khi thấy ai đó gặp khốn khó.
Trên đây chỉ là một vài ý,bạn hãy bổ xung thêm nhé!
 
B

bengoc5

viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có chứa thành phần phụ chủ

Đất nước ta đang bước vào thời mới, hội nhập với nền văn minh các nước bạn. Vì vậy bước vào thế kỉ mới, mỗi người cần phải chuẩn bị hành trang cho mình. Trong hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất.
Theo Phó Thủ Tướng Vũ Khoan thì con người là động lực phát triển của lịch sử. Vì vậy để đáp ứng với yêu cầu mới, con người cần phát huy những cái mạnh, khắc phục những cái yếu. Cái mạnh đầu tiên của con người VN là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú này rất có ích cho sự sáng tạo và học tập cái mới. Cái mạnh thứ hai là sự cần cù, sáng tạo.Điều này thật có ích cho nền kinh tề công nghiệp.Cạnh đó cái mạnh thứ ba là truyền thống đoàn kết,đùm bọc lẫn nhau. Nhờ đức tính này mà nhân dân ta có thể đẩy lùi kẻ thù hung bạo, hoàn thành công cuộc xây dựng đất nước.Cái mạnh thứ tư là bản tính thích ứng nhanh giúp ta tiếp thu cái mới. Bên cạnh những cái mạnh còn có nhiểu điểm yếu mà ta cần khắc phục như thiếu đức tính tỉ mĩ trong công việc. Hoặc do sự học chay, học vẹt mà sinh ra thiếu khả năng thực hành sáng tạo. Ngoài ra còn sự kì thị, đố kị nhau trong kinh doanh. Thấy được những điểm yếu, chúng ta cần cố gắng sữa chữa để trở thành người có ích - những người chủ của đất nước.
Thanh niên chúng ta cần lắp đầy hành trang bằng những điểm mạnh và vứt bỏ những điểm yếu để bước vào thế kỉ mới

tppc hơi kì nhỉ, đọc thấy sượng wa à ^^, có gì bạn sửa lại nhé
 
B

bengoc5

Viết đoạn văn chiển khai luận điểm sau:
"Tục Ngữ Khuyên con người hãy yêu thương , đùm bọc ,đoàn kết , thân ái với nhau''

Các Bạn ơi! Hãy giúp mình với.huhuhuhuhuhuh.........

4 câu trong 1 dàn ý :D

LÁ LÀNH – NHIỄU ĐIỀU – BẦU BÍ – MỘT CON NGỰA ĐAU
I.MB :
- Tình thương yêu là nét đẹp muôn đời của thơ ca.
- Kho tàng ca dao tục ngữ ca ngợi điều này qua câu: “ Lá lành đùm ...”
II.TB :
1 ) GIẢI THÍCH :
-“Là lành” là chiếc là còn nguyên vẹn, chỉ người có cuộc sống đầy đủ, “là rách” chỉ người thiếu thốn, cơ cực. Cả câu là lời khuyên ta phải biết thương yêu đùm bọc nhau.
-“Nhiễu điều” là tấm vải đỏ, “giá gương” là đồ để gương...Cả câu là lời khuyên ...
-“Bầu bí” cùng sống chung một giàn, phải thương yêu nhau...
-“Một con ngựa...” cùng một tàu phải thương yêu nhau...
2) CHỨNG MINH :
- Câu nói trên phù hợp với xã hội ta từ xưa tới nay. Khi tắt lửa lúc tối đèn có nhau.
- Nhân dân ta cùng chung một bọc trăm trứng của bà Âu Cơ, cùng gọi nhau hai tiếng “đồng bào”.
- Con người cùng là đồng loại, cùng sống trên một lãnh thổ nên thương yêu nhau là đúng.
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ “mắt lấp tai mờ” trước nỗi đau của kẻ khác làm giàu trên xương máu đồng bào.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Câu nói trên kêu gọi mọi người phải thương yêu nhau. Mỗi khi miền Trung, Đồng Tháp Mười lũ lụt, nhân dân khắp mọi miền đều giúp đỡ.
- Tình yêu thương còn nới rộng ra trên một làng, một xã, trên thế giới.
- Học sinh cần thể hiện tình yêu thương của mình với cha mẹ, làng xóm, bạn bè. Nhưng không vì thương bạn mà che giấu lỗi lầm của bạn, như thế là sai trái.
III. KB :
- Câu “...” là lời khuyên nhắc nhở chúng ta thể hiện lòng thương yêu nhau. Đó là mắc xích tạo nên tinh thần đoàn kết.
- Đáng quí biết bao tinh thần tương thân, tương ái, thể hiện tâm hồn đẹp của con người .

Cái này đoàn kết, cho bạn dễ chọn nhé

ĐOÀN KẾT
I.MB :
- “Một cây làm...”. Bác Hồ ta có nói: “đoàn kết đoàn kết …”
- Đã từ lâu nhân dân ta có tinh thần đoàn kết (từ xưa đến nay nhân dân ta vốn có tinh thần đoàn kết).
- Nhờ truyền thống này mà chúng ta đẩy lùi kẻ thù xâm lược hoàn thành sự nghiệp xây dựng đất nước. Có thể nói đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta. (Ông cha ta có câu : “Một cây... hoặc Bác Hồ ta nói...)
II.TB :
1 ) GIẢI THÍCH :
-“Đoàn kết là tập hợp mọi sức mạnh, trí tuệ con người lại thành một khối mạnh mẽ, vượt qua khó khăn để dẫn đến thành công. (Bác hồ nhắc nhở: “đoàn kết...đại đoàn kết” nghĩa là đoàn kết nhỏ để trở thành đoàn kết lớn mạnh và dẫn đến thành công lớn hơn.
- Hoặc “Một cây” để chỉ sự ít ỏi, “ba cây” để chỉ số nhiều. Cả câu là lời khuyên ta nếu đoàn kết sẽ dẫn đến thành công.)
2) CHỨNG MINH :
- Từ xưa nhân dân ta đã biết đoàn kết với nhau để tạo sức mạnh vượt qua khó khăn, chống thiên tai lũ lụt, đánh đuổi kẻ thù hung bạo.
- Bài học về “câu chuyện bó đũa” đã nói lên sức mạnh của lòng đoàn két “đoàn kết thì sống, chia rẻ thì chết”.
- Hình ảnh cua Nhân Tông triệu tập các bô lão tại điện Diên Hồng nói lên sức mạnh tinh thần của lòng đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
- Bác Hồ ta cũng đã đoàn kết toàn dân để đánh đuổi kẻ thù chung là thực dân Pháp và Mĩ.
3) PHÊ PHÁN :
- Chúng ta lên án những kẻ tự cao tự đại, sống chủ nghĩa cá nhân mà không biết đoàn kết lại để cùng làm những việc lớn lao. Đừng quên rằng: “Một cây...” hoặc “đoàn kết...thành công”
4) ĐÁNH GIÁ :
- Học sinh chúng ta cần đoàn kết với nhau để tạo nên một tập thể vững mạnh, tạo nên môi trường giáo dục tốt, đoàn kết với nhau trong học tập.
- Đoàn kết giúp cho mọi người đến gần nhau, yêu thương nhau hơn.
III. KB :
-Tinh thần đoàn kế là một động lực mạnh mẽ giúp ta vượt qua bao khó khăn, làm nên những công việc to lớn, vĩ đại. - Chúng ta đoàn kết với nhau xây dựng đất nước mai sau.
 
N

nh0c_hamhoc

hgggggggggggggggggggggggfffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffggggggggggggggggggggggggghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk****************************
 
C

congchuaxuxu97

van hoc 9.................

Từ văn bản chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của vũ khoan em hãy về hành trang của một học sinh trong mot xa hoi phat trien hien nay... Làm giùm mình đề này với các ban! tks nhìu<->:confused::confused:
 
T

tramy_meo8a

help!!!!!!!!!!viết cảm nhận của em khi thưởng thức 1tác phẩm văn học <=>kíu vs
 
Top Bottom