[VĂN 9]Phương Châm hội thoại và Xưng Hô Trong Hội Thoại

T

thanhtampureminded

Last edited by a moderator:
F

fly..fly..

mấy a chị giúp e giải bài tập 1 2 trang 38 của bài phương châm hội thoại (tt) giùm e

câu 1 :một số từ ngữ xưng hô trong tiếng việt:anh, chị, em, con, cháu........dùng để chỉ quan hệ họ hàng.

Câu 2 :từ ngữ xưng hô ở :
Đoạn 1:em-anh, ta- chú mày. sự xưng hô thể hiện sựu bất bình đẳng, giữa một kẻ yếu thế phải nhờ vả một kẻ mạnh rất kiêu căng.
Đoạn 2:tôi-anh. thay đổi cách xưng hô thể hiện sự bình đẳng. dế choắt không còn phải nhờ vả nên nói với dế mèm như nói với người bạn. dế mèn hối hận về tội lỗi nên cũng lắng nghe dế choắt.
và 6 bài tập trong bai2 Xưng Hô Trong Hội Thoại trang 39 với tk nha:-SS
1.lời nói của cô sinh viên Âu có sự nhầm lẫn.cố không phân biệt chúng ta (bao gồm cả người nghe)- chúng tôi(kh bao gồm người nghe) trong khi người việt lại có sự phân biệt này.
có sự nhầm lẫn là do mới học ngôn ngữ việt vì thói quen bãn ngữ chi phối.

2.Vì muốn thể hiện tính khách quan của các luận điểm
thể hiện sự khiêm tốn của người viết.

3.xưng hô với mẹ thì bình thường nhưng xưng hô với sứ giả thì không bình thường thể hiện cậu là một đứa trẻ khác thường có thể làm nên chuyện lạ.

4.địa vị của người học trò đã thay đổi từ đó có thể kéo theo quan hệ và cách xưng hô cũng thay đổi nhwung ông vẫn xưng hô theo cách cũ. nó thể hiện sự kính cẩn và biết ơn thầy cũ.

5.cách xưng hô đồng bào với dân vào năm 1946 là rất mới. trước đó nước ta là một nước phong kiến nhà vua xưng trẫm với nhân dân để thể hiện sự uy nghi, cách biệt.cách xưng hô tôi-đồng bào thể hiện sự gần gũi mến thương.(đồng bào= cùng bọc sinh ra)

6.cách xưng hô trong đoạn thứ nhất thể hiện rõ sự cách biệt địa vị và hoàn cảnh nhan vật. vợ chông chị dậu người dân thấp cổ bé họng lại đnag thiếu sưu nên phải hạ mình.cháu, nhà cháu-ông.còn cai lệ người nhà trưởng trái lại cậy quyền thế nên rất hống hách xưng hô ông- thằng kia, mày
sang đoạn sau xưng hô thay đổi.thể hiện sự tức nước vỡ bờ phản kháng quyết liệt của chị.có áp bức thì có đấu tranh.
 
T

thanhtampureminded

câu 1 :một số từ ngữ xưng hô trong tiếng việt:anh, chị, em, con, cháu........dùng để chỉ quan hệ họ hàng.

Câu 2 :từ ngữ xưng hô ở :
Đoạn 1:em-anh, ta- chú mày. sự xưng hô thể hiện sựu bất bình đẳng, giữa một kẻ yếu thế phải nhờ vả một kẻ mạnh rất kiêu căng.
Đoạn 2:tôi-anh. thay đổi cách xưng hô thể hiện sự bình đẳng. dế choắt không còn phải nhờ vả nên nói với dế mèm như nói với người bạn. dế mèn hối hận về tội lỗi nên cũng lắng nghe dế choắt.

tk a(chị) nha nhưng e thấy bài 1 2 trong bìa Phuong châm hội thoại sách ngữ văn 9 trang 38 hình như ko phải 2 bài tập a(chị) giả đều ko trúng đề:-SS
 
Last edited by a moderator:
F

fly..fly..

tk a(chị) nha nhưng e thấy bài 1 2 trong bìa Phuong châm hội thoại sách ngữ văn 9 trang 38 hình như ko phải 2 bài tập a(chị) giả đều ko trúng đề:-SS

chị nhầm sang phầm xưng hô trong hội thoại:D
làm lại nhé:)
1.cách trả lời của người bố không tuân thủ phương châm cách thức(sự mơ hồ về nghĩa).một cậu bé 5 tuổi thì không thể nhận ra"tuyển tập truyện ngắn Nam Cao".

2.thái độ các nhân vật không tuân thủ phương châm lịch sự.việc kh tuân thủ này kh có lí do chính đáng.
 
N

nhoclovely1021

6 bai trang 39 40

1. Một vị giáo sư Việt Nam nhận được một tấm thiếp mời dự đám cưới của một nữ sinh viên người châu Âu đang học tiếng Việt, trên tấm thiếp mời có ghi:
Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.
Các từ ngữ được dùng trong câu trên có đúng không? Người viết đã phạm phải sai lầm gì?


- Cần phân biệt các phương tiện từ ngữ chỉ ngôi:
-Chúng ta: gồm cả người nói và người nghe;
- Chúng tôi/chúng em: không gồm người nghe;
- Chúng mình: có thể gồm người nghe hoặc không.
Việc dùng từ xưng hô chúng ta trong câu trên có thể dẫn đến sự hiểu lầm nào? Cần dùng từ nào để xưng trong tình huống này? Vì sao?

2. Lưu ý về cách dùng từ ngữ xưng hô trong các văn bản khoa học: Trong các văn bản khoa học, mặc dù có khi tác giả của văn bản chỉ gồm 1 người nhưng người ta vẫn xưng là chúng tôi. Việc dùng chúng tôi trong những trường hợp này là có dụng ý làm tăng tính khách quan trong ngôn ngữ khoa học và thể hiện sự khiêm tốn của tác giả. Cũng có khi tác giả của văn bản khoa học xưng tôi, khi đó người viết (nói) muốn nhấn mạnh quan điểm riêng của mình trước một vấn đề nào đó hoặc có ý bộc lộ tính chủ quan của ý kiến.

3. Đọc đoạn trích sau và nhận xét về cách xưng hô của cậu bé Gióng với mẹ và với sứ giả:
Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.
(Thánh Gióng)
Điều gì được thể hiện trong cách xưng hô ấy?

- So sánh cách xưng hô giữa cậu bé Gióng với mẹ và với sứ giả. Cách xưng hô của cậu bé Gióng với sứ giả (ông - ta) có gì khác thường không? Điều này có liên quan gì đến sự ra đời khác thường của cậu bé trong câu chuyện?

4. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Chuyện kể rằng có một danh tướng trên đường kinh lí, một hôm đi ngang qua trường học cũ của mình, ông ghé vào thì gặp lại người thầy từng dạy ông ở lớp 1. Ông kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…
Cách xưng hô của danh tướng với người thầy như thế nào? Cách xưng hô của người thầy với học trò cũ của mình có gì khác thường không? Tại sao lại như vậy?


- Cách xưng hô của vị tướng đối với thầy của mình thể hiện thái độ tôn trọng người đã dạy dỗ mình. Cách xưng hô của người thầy với vị tướng thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự và thể hiện sự tôn trọng người đối thoại với mình. Câu chuyện trên khuyên chúng ta phải biết “tôn sư trọng đạo”.
5. Đọc đoạn trích sau và cho biết Bác đã xưng hô với nhân dân như thế nào? Cách xưng hô ấy thể hiện điều gì?
Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:
- Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?
Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:
- Co.o.ó…!
Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hoà làm một…
(Võ Nguyên Giáp kể, Hữu Mai ghi, Những năm tháng không thể nào quên)
- Tra từ điển Hán Việt để hiểu được nghĩa của từ đồng bào. Việc Bác Hồ, người đứng đầu nhà nước Việt Nam lúc bấy giờ, xưng tôi và gọi nhân dân là đồng bào thể hiện sự gần gũi, gắn bó, bình đẳng trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân.

6. Trong đoạn trích sau, những từ ngữ nào được dùng để xưng hô?
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai:
- Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!
Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:
- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí với tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!
Chị Dậu run run:
- Nhà cháu đã túng lại đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
Chị Dậu vẫn thiết tha:
- ********! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
Rồi hắn quay ra bảo anh người nhà lí trưởng:
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng, ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu:
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)


“Thoạt đầu chị xưng cháu gọi cai lệ bằng ông. Nhưng đáp lại những lời lẽ thấu tình đạt lí của chị là: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?”, rồi: “Ông sẽ dỡ cả nhà mày đi”, chưa hết: “Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”. Đến lúc này, chị Dậu vẫn một mực tha thiết: “Cháu van ông,… ông tha cho!”. Đến mức như thế nhưng cai lệ không những không mủi lòng mà còn đấm vào ngực chị Dậu mấy đấm. Đến đây, bắt đầu thấy những dấu hiệu của sự phản kháng: chị xưng tôi, gọi cai lệ là ông. Không thể chịu được nữa, chị Dậu đã đứng lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với kẻ thù.
Quá trình diễn biến ấy được đẩy lên đỉnh điểm, kịch tính đã hết mức căng thẳng khi tên cai lệ tát “đánh bốp” vào mặt chị Dậu. Thế là thực sự bắt đầu một giai đoạn mới của sự phản kháng, chị xưng bà gọi mày với tên cai lệ. Từ cháu - ông đến tôi - ông và đến đây là bà - mày, niềm căm phẫn đang bốc lên ngùn ngụt trong người phụ nữ nông dân ấy.”

Hi vọng là mình giúp được cho bạn :) :) :) Chúc bạn làm tốt nha ! ;) ;) ;)
 
N

nhoclovely1021

Bài 1 2 trang 38

Bài tập 1, sách giáo khoa, trang 38:

- Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức.
- Đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” để nhờ đó mà tìm quả bóng. -> Cách nói không rõ ràng.

Bài tập 2, sách giáo khoa, trang 38:

- Thái độ của Chân, Tay,Tai, Mắt là bất hòa với lão Miệng.
- Lời nói của Chân, Tay,Tai, Mắt không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ đó không phù hợp với tình huống giao tiếp -> thật vô lí, khách đến nhà phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện khác. Ở đây, thái độ và lời nói của các vị khách thật hồ đồ, không có lí do chính đáng.

Chúc bạn học tốt ! :) :) :) :) :)
 
Top Bottom