[ văn 7 ]So sánh câu đặc biệt với câu rút gọn ?

A

albee_yu

So sánh câu đặc biệt với câu rút gọn ?

mai mình thi rồi
giúp mình với
Cảm ơn rất nhiều :)

- Câu có các bộ phận chính ( và bộ phận phụ ) là câu đầy đủ. Câu đầy đủ có bộ phận bị lược bỏ ( có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ) khi nói hay khi viết, thì trở thành câu rút gọn.
Ví dụ:
( Câu có đủ hai bộ phận chính:
- Bạn đi xem phim không?
- Mình không đi được.
Câu rút gọn:
- Đi xem phim không?
- Không đi được. )
- Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu.
Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn.
Ví dụ:
- Mưa! Mưa!
- Lại mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng.
( Câu đặc biệt: Lại mưa. )
Câu đặc biệt tuy có hình thức giống câu rút gọn, nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt, không có bộ phận nào ( của một câu đầy đủ ) bị lược bỏ như trong câu rút gọn cả
 
C

cuncon_baby

đơn giản hơn là câu đặc biệt hem được cấu tạo từ cụm C-V như câu rút gọn, câu rút gọn tuy được rút gọn đi nhưng vẫn con giữ cụm C-V
 
H

hiemcokhotim_love

Thiếu
Khác nhau về tác dụng nữa
CRG và CĐB dùng đẻ lèm jề ( trong sgk đó )
 
M

myanhkool

Dễ thui!!
Câu rút gọn là câu đc cấu tạo theo mô hình chủ vị ngữ nhưng đc rút gọn một trong hai thành phần trên để tạo thành một câu ngắn gọn
Câu đặc biệt hông có cấu tạo theo mô hình chủ vị ngữ.
Mình hiểu đơn giản đi thì cũng thấy đơn giản luôn bạn ạ!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
T

thanlong_9

Cái này cô dạy mình rồi mà không nhớ !
hình như câu rút gọn có thể khôi phục lại thành phần rút gon còn câu đặc biệt thì không !
 
V

vuongchomo

-Câu rút gọn là câu có 1 hay 2 bộ phận chính bị lược bỏ.
-Câu đặc biệ là câu chỉ có 1 từ ngừ tạo thành.
 
V

vuthihacoi71

giống:cả 2 kiểu câu không tuân thủ cấu tạo theo mô hình chủ_vị
Khác câu đặc biệt không thể xác định được thành phần chủ-vị tong câu
câu rút gọn có thể xác định thành phần được rút gọn
 
X

x3trolai

- câu đặc biệt: là loại câu Không cấu tạo theo mô hình C-V
Dùng để + Chỉ thời gian nơi chốn(1945 tại nước ta)
+ Liệt kê (một người, hai người rồi ba người..)
+ Bộc lộ cảm xúc (á)
+ Gọi đáp
-Câu rút gọn: là loại câu được lược bỏ thành phần Chủ ngữ, Vị ngữ hoặc cả Chủ-Vị ngữ
(học ăn, học nói, học gói, học mở...):D:D:D
 
L

lazy_pan

mình nghĩ vậy bạn xem có được ko nhé:
-giống nhau:cả 2 loại câu đều k có đủ các bộ phận.
-khác nhau:câu rút gọn nhằm mục đích(...cái này trong sgk) và có thể khôi phục đc.
câu đặc biệt nhằm mục đích(...)và ko thể khôi phục đc
 
B

bunny.ryan

Câu rút gọn:
- là câu đơn 2 thành phần, đc cấu tạo theo mô hình CN - VN
- Dựa vào hoàn cảnh sử dụng, có thể xác định đc thành phần bị rút gọn và khôi phục lại thành phần đó
- Chỉ tồn tại trong 1 ngữ cảnh nhất định
Câu đặc biệt:
- Không đc cấu tạo theo mô hình CN - VN
- Chỉ có 1 từ hoặc 1 cụm từ làm trung tâm cú pháp, khôg xác định đc các thành phần câu
- Có thể tồn tại độc lập
 
Last edited by a moderator:
T

thatki3m_kut3

câu rút gọn:_có cấu tạo theo môhình cn-vn.
_có thể xác định đc từ hoặc cụm từ của câu rút gọn làm thành phần nào
trong câu qua đó có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu
đầy đủ cn-vn
câu dặc biệt:_ko đc cấu tạo theo mô hình cn-vn
_ ko thể xác định từ hợac cụm từ làm thành phần nào của câu
nhớ thanks mình nhé;)
 
X

xuancuthcs

trả lời

câu đặc biệt là câu ko cấu tạo theo mô hình chủ vị nên ko thể khôi phục được chủ ngữ và vị ngữ
còn câu rút gọc có thể khôi phục được chủ ngữ, vị ngữ
(mẹo làm bài của mình đấy)
 
X

xuancuthcs

trả lời

Ta có thể so sánh một cách dễ dàng thế này:
Câu rút gọn có thể khôi phục được chủ ngữ vị ngữ nhưng câu đặc biệt có không thể khôi phục được chủ ngữ vị ngữ
 
A

anthuong09

- Câu có các bộ phận chính ( và bộ phận phụ ) là câu đầy đủ. Câu đầy đủ có bộ phận bị lược bỏ ( có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ) khi nói hay khi viết, thì trở thành câu rút gọn.
Ví dụ:
( Câu có đủ hai bộ phận chính:
- Bạn đi xem phim không?
- Mình không đi được.
Câu rút gọn:
- Đi xem phim không?
- Không đi được. )
- Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu.
Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn.
Ví dụ:
- Mưa! Mưa!
- Lại mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng.
( Câu đặc biệt: Lại mưa. )
Câu đặc biệt tuy có hình thức giống câu rút gọn, nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt, không có bộ phận nào ( của một câu đầy đủ ) bị lược bỏ như trong câu rút gọn cả

Theo như bạn là đúng mình ko có ý kiến mà mình chỉ có một định kiến: bạn dựa vào sách quá nhiều.......
 
C

codon9083

So sánh thì chắc hẳn phải có giống và khác nhau rùi :)

* Giống : 2 loại câu đều không có đầy đủ thành phẩn chính trong câu : CN , VN

* Khác :
- Câu rút gọn là câu thiếu 1 trong 2 thành phần CN , VN nhưng có thể khôi phục lại được
- Câu đặc biệt thì không có 2 thành phần CN , VN . Câu này không thể khôi phục được

Chúc bạn học tốt !

:khi (43):​
 
W

water151121

Câu có các bộ phận chính ( và bộ phận phụ ) là câu đầy đủ. Câu đầy đủ có bộ phận bị lược bỏ ( có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ) khi nói hay khi viết, thì trở thành câu rút gọn.
Ví dụ:
( Câu có đủ hai bộ phận chính:
- Bạn đi xem phim không?
- Mình không đi được.
Câu rút gọn:
- Đi xem phim không?
- Không đi được. )
- Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu.
Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn.
Ví dụ:
- Mưa! Mưa!
- Lại mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng.
( Câu đặc biệt: Lại mưa. )
Câu đặc biệt tuy có hình thức giống câu rút gọn, nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt, không có bộ phận nào ( của một câu đầy đủ ) bị lược bỏ như trong câu rút gọn cả
 
Top Bottom