Vật lí 8 xin đề HSG lí 8 + câu hỏi lí 8 nâng cao

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
  • Like
Reactions: Tên để làm gì

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
Vì sắp thi HSG lí rồi mà chưa ôn gì nhiều, các bạn có câu vật lí 8 nâng cao nào thì cho mình xin đề ( đáp án thì càng tốt ) để làm ôn thi nha. PLEASE !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Bạn tham khảo nha
upload_2018-5-9_17-4-18.png
upload_2018-5-9_17-5-35.png
upload_2018-5-9_17-6-18.png
Đáp án đây
Câu 1. (4,0 điểm)
a. Quãng đường các xe đi được sau thời gian t1 = 1 giờ
  • Xe I: S1 = v1t1 = 30km.
  • Xe II: S2 = v2t1 = 40km
Vì khoảng cách ban đầu giữ hai xe là: S = 60km.
Khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ là: l = S2 + S - S1 = 70km.
b. - Chọn trục tọa độ 0x trùng với đường thẳng AB, chiều dương từ A đến B, gốc tọa độ tại vị trí xe thứ nhất đi được 1 giờ, gốc thời gian lúc 8 giờ sáng.
- Phương trình tọa độ của hai xe:
  • Xe I: x1 = v3. t = 50.t (1)
  • Xe II: x2 = 70 + v2 .t = 70 + 40.t (2)
- Khi xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ 2 thì: x1 = x2 hay 50.t = 70 + 40.t => t = 7h
Vậy xe I đuổi kịp xe II lúc 15 h
Thay t = 7 vào (1) được: x1 = v1t = 50.t = 350 km
Vậy xe I đuổi kịp xe II thì 2 xe cách A 380 km hay cách B 290 km.
c. Thời điểm hai xe cách nhau 10 km:│x1 - x2│= 10
  • Trường hợp 1: x1 - x2 = 10 thay được t = 8h
    • Vậy hai xe cách nhau 10 km lúc 16h
  • Trường hợp 1: x1 -x2 = -10 thay được t = 6h
    • Vậy hai xe cách nhau 10 km lúc 14h
Câu 2. (4,0 điểm)
- Tóm Tắt đúng, đủ và đổi đúng đơn vị
Gọi D1, D2 lần lượt khối lượng riêng của vật bên dưới và vật bên trên (kg/m3)
a. Theo bài ra: m1 = 4m2 nên D1 = 4D2 (1)
  • Các lực tác dụng lên vật ở trên là: trọng lực P2, lực đẩy Ác-si-mét FA2, lực kéo của sợi dây T. Áp dụng điều kiện cân bằng: FA2 = P2 + T (2)
  • Các lực tác dụng lên vật ở dưới là: trọng lực P1, lực đẩy Ác-si-mét FA2, lực kéo của sợi dây T. Áp dụng điều kiện cân bằng: FA1 + T = P1 (3)
Cộng (2) và (3) được: P1 + P2 = FA1 + FA2 hay D1 + D2 = 1,5 Dn (4)
  • Từ (1) và (4) được: D1 = 1200 kg/m3; D2 = 300 kg/m3
b. Thay D1, D2 vào phương trình (2) được: T = FA2 – P2 = 2 N
c. Xét hệ hai vật nói trên và vật đặt lên khối hộp trên có trọng lượng P:
Khi các vật cân bằng ta có: P + P1 + P2 = FA1 + FA2 = 2 FA1
Hay P = 2 FA1- P1 - P2
Thay số: P = 5 N
Câu 3. (4 điểm)
Cách 1. Công nâng vật trực tiếp lên 10 mét là: Ai = P.h =10.m.h = 20000J
Công nâng vật bằng hệ thống ròng rọc là:
Từ công thức: H = Ai/Aφ . 100% => Atp = Ai .100%/H => A1 = 20000/0.8333 ≈ 24000(J)
Dùng ròng rọc động lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi, nên khi nâng vật 1 đoạn h thì kéo dây một đoạn s = 2h.
Do đó lực kéo dây là:
Atp = F1.s = F1.2h => F1= Atp/2.h = 24000/2.10 = 1200(N)
Cách 2. Lực ma sát – hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Công toàn phần dùng để kéo vật:A'tp = F2.l = 1900.12 = 22800 (J)
Công hao phí do ma sát: A'hp= A'tp – A1 = 22800 - 20000 = 2800 (J)
Vậy lực ma sát: Fms = A'tp/l = 2800/12 = 233,33N
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng: H2 = A1/A'tp = 87,72%
Công suất kéo: P = F2. v = 1900.2 = 3800 (W)
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Nguyễn Vân Nhi

Học sinh
Thành viên
24 Tháng ba 2017
6
5
31
19
Câu 1: (2 điểm)
Một ô tô có trọng lượng 12000N. xe có 4 bánh, mỗi bánh có diện tích tiếp xúc với mặt đất là 100cm2. Tính áp suất tác dụng lên mặt đất dưới các lốp xe.
Câu 2: (4 điểm)
Một khối lập phương làm bằng sắt cạnh a = 6cm được thả vào một bể nước.
a. Xác định lực đẩy Ác-Si-Mét tác dụng lên khối sắt.
b. Xác định áp lực của khối sắt lên đáy bể.
c. Lực đẩy Ác-Si-Mét thay đổi thế nào nếu khối trên được làm bằng đồng ?
Câu 3: (5 điểm)
Hai gương phẳng G1 và G2 quay mặt phản xạ vào với nhau và tạo thành một góc 600. Một điểm S nằm trong khoảng hai gương.
a. Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua G1, G2 rồi quay trở về S.
b. Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ qua S.
Câu 4: (5 điểm)
Một chiếc phà đi xuôi dòng sông từ bến A đến bến B, dừng lại ở bến B 30 phút, rồi lại đi ngược dòng về bến A hết 2 giờ 18 phút. Biết vận tốc của phà lúc xuôi dòng là 25 km/h; lúc ngược dòng là 20 km/h.
a. Tính khoảng cách từ bến A đến B.
b. Tính thời gian phà đi từ A đến B, thời gian phà đi từ B đến A.
c. Tính vận tốc của phà so với dòng nước và vận tốc của dòng nước so với bờ sông.
Câu 5: (4 điểm)
Một mẫu hợp kim nhẹ gồm 60% nhôm và 40% ma nhê. Tìm khối lượng riêng của hợp kim, biết rằng các tỷ lệ trên tính theo khối lượng.
Cho khối lượng riêng của nhôm và ma nhê lần lượt là D1 = 2700kg/m3;
D2 = 1740kg/m3.
 

Nguyễn Vân Nhi

Học sinh
Thành viên
24 Tháng ba 2017
6
5
31
19
Bài 1: Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200g đựng 1,6 Kg nước ở 800C, người ta thả 1,6Kg nước đá ở -100C vào nhiệt lượng kế.
a/ Nước đá có tan hết không?
b/ Nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế là bao nhiêu? Cho biết nhiệt dung riêng của đồng 380J/kg.K; của nước đá là 2100J/kg.K; của nước là 4190J/kg.K; Nhiệt nóng chảy của nước đá là 336.103 J/Kg.
Bài 2: Phải trộn bao nhiêu nước ở nhiệt độ 800C vào nước ở 200C để được 90Kg nước ở 600C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200/kg.K.
Bài 3: Người ta bỏ một cục nước đá có khối lượng 100g vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 125g, thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế và nước đá là -200C. Hỏi cần phải thêm vào nhiệt lượng kế bao nhiêu nước ở 200C để làm tan được một nửa lượng nước đá trên? Cho biết nhiệt dung riêng của đồng 380J/kg.K; của nước đá là 2100J/kg.K; của nước là 4200J/kg.K; Nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105 J/Kg.
Bài 4: Có hai bình cách nhiệt, bình thứ nhất chứa 4lít nước ở 800C, bình thứ hai chứa 2lít nước ở 200C. Người ta rót một ca nước từ bình 1 vào bình 2. Khi bình 2 đã cân bằng nhiệt thì người ta lại rót một ca nước từ bình 2 sang bình 1 để lượng nước trong hai bình như lúc đầu. Nhiệt độ ở bình 1 sau khi cân bằng là 740C. Xác định lượng nước đã rót ở mỗi lần.
Bài 5: Có hai bình cách nhiệt, bình A chứa 4kg nước ở 200C, bình B chứa 8kg nước ở 400C. Người ta rót một lượng nước có khối lượng m từ bình B sang bình A. Khi bình A đã cân bằng nhiệt thì người ta lại rót một lượng nước như lúc đầu từ bình A sang bình B. Nhiệt độ ở bình B sau khi cân bằng là 380C. Xác định lượng nước m đã rót và nhiệt độ cân bằng ở bình A.
Bài 6: Bỏ 25g nước đá ở 00C vào một cái cốc chứa 0,5kg nước ở 400C. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của cốc là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là C = 4190J/Kg.K; Nhiệt nóng chảy của nước đá là
clip_image002.gif

Bài 7: Trộn lẫn ba phần nước có khối lượng lần lượt là m1 = 50kg, m2 = 30kg, m3 = 20kg. có nhiệt độ lần lượt là t1 = 600C, t2 = 400C, t3 = 200C; Cho rằng m1 truyền nhiệt cho m2 và m3. Bỏ qua sự mất mát nhiệt, tín nhiệt độ của hỗn hợp. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K. ( Giải tương tự bài số 5)
Bài 8:
Một phích nước nóng có nhiệt độ không đổi, một cái cốc và một nhiệt kế. Ban đầu cốc và nhiệt kế có nhiệt độ t = 250C. Người ta rót nước từ phích vào đầy cốc và thả nhiệt kế vào cốc, nhiệt kế chỉ t1 = 600C. Đổ nước cũ đi thì nhiệt độ của cốc và nhiệt kế là t' = 550C, lại rót từ phích vào đầy cốc, nhiệt kế chỉ t2 = 750C. Cho rằng thời gian từ lúc rót nước vào cốc đến lúc đọc nhiệt độ là rất nhỏ. Cho nhiệt dung riêng của nước là C, của cốc và nhiệt kế là C1. hỏi nhiệt độ của nước trong phích là bao nhiêu?
Bài 9: Rót nước ở nhiệt độ 200C vào một nhiệt lượng kế. Thả trong nước một cục nước đá có khối lượng 0,5kg và ở nhiệt độ -150C. Hãy tính nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt. Biết khối lượng của nước rót vào bằng khối lượng của nước đá.
Bài 10: Để xác định nhiệt hóa hơi của nước người ta thực hiện thí nghiệm như sau:
Lấy 0,02kg hơi nước ở 1000C cho ngưng tụ trong ống nhiệt lượng kế chứa 0,35kg nước ở 100C. Nhiệt độ cuối cùng đo được là 420C. Hãy dựa vào các số liệu trên tính lại nhiệt hóa hơi của nước.
Bài 11: Người ta bỏ một cục sắt khối lượng m1 = 100g có nhiệt độ t1 = 5270C vào một bình chứa m2 = 1kg nước ở nhiệt độ t2 = 200C. Hỏi đã có bao nhiêu gam nước kịp hóa hơi ở nhiệt độ 1000C, biết rằng nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là t = 240C. Nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.K, Nhiệt hóa hơi của sắt là L = 2,3.106 J/Kg.
Bài 12: Một ôtô đi được quãng đường 100km với lực kéo trung bình là 700N. Hiệu suất của động cơ ôtô là 38%. Tính lượng xăng ôtô tiêu thụ. Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 46.106 J/kg.
Bài 13: Một ô tô chuyển động với vận tốc 36Km/h thì động cơ có công suất là 3220W. Hiệu suất của động cơ ôtô là 40%. Hỏi với một lít xăng xe đi được bao nhiêu mét? Cho khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3 và năng suất tỏa nhiệt của xăng là 46.106 J/kg.
Bài 14: Một ô tô chuyển động với vận tốc 54Km/h thì động cơ có công suất là 4500W. Hiệu suất của động cơ ôtô là 30%. Tính lượng xăng ôtô cần dùng để ô tô đi được 100 km. Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 46.106 J/kg, khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3.
Bài 15: Một ấm nhôm có khối lượng 250g chứa 1,5 lít nước ở 200C.
a. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước trên.
b. Người ta sử dung một bếp dầu để đun ấm, biết hiệu suất của bếp khi đun nước là 30%. Tính lượng dầu cần dùng để đun sôi ấm nước.
Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K và năng suất tỏa nhiệt của dầu là 44.106 J/kg.
Bài 16: Bỏ một quả cầu bằng đồng thau có khối lượng 1kg được đun nóng đến 1000C vào trong một cái thùng bằng sắt có khối lượng 500g chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 200C. Tính nhiệt độ cuối cùng của nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của đồng thau là 380J/kg.K và của sắt là 460J/kg.K.
Bài 17: Người ta vớt một cục sắt đang ngâm trong nước sôi rồi thả vào một ly nước ở nhiệt độ 200C. Biết khối lượng của cục sắt bằng ba lần khối lượng của nước chứa trong ly. Tính nhiệt độ của nước sau khi cân bằng. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do ly hấp thụ và tỏa ra môi trường xung quanh.
Bài 18: Đưa 5kg hơi nước ở nhiệt độ 1000C vào lò dùng hơi nóng, Khi hơi ngung tụ hoàn toàn thành nước thì lò đã nhận được một lượng nhiệt là 12340kJ. Tính nhiệt độ của nước từ lò đi ra. Biết nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.106J/Kg, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K.
Bài 19: Một ấm điện bằng nhôm có khối lượng 0,4kg chứa 1,5kg nước ở 200C. Muốn đun sôi nược nước đó trong 15 phút thì ấm phải có công suất là bao nhiêu? Biết rằng nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và 20% nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh.
Bài 20: Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng 200g chứa 400g nước ở nhiệt độ 200C.
a/ Đổ thêm vào bình một lượng nước m ở nhiệt độ 50C. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình là 100C. Tính khối lượng m.
b/ Sau đó người ta thả vào bình một khối nước đá có khối lượng m3 ở nhiệt độ -50C. Khi cân bằng nhiệt thì thấy trong bình còn lại 100g nước đá. Tính khối lượng m3 của nước đá.
Bài 21: Tính hiệu suất của động cơ ôtô, biết rằng khi ô tô chuyển động với vận tốc 72Km/h thì động cơ có công suất là 30kW và tiêu thụ 12lit xăng trên quãng đường 80km. Cho khối lượng riêng của xăng là 0,7kg/dm3 và năng suất tỏa nhiệt của xăng là 46.106 J/kg.
Bài 22: Một máy bơm khi tiêu thụ 9Kg dầu thì đưa được 750m3 nước lên cao 10,5m. Tính hiệu suất của máy bơm. Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu là 44.106J/Kg.
Bài 23: Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau, đều đang ở nhiệt độ
clip_image004.gif
. Người ta thả từng chai lần lượt vào một bình cách nhiệt chứa nước, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi thả chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu trong bình là t0 = 360C, chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ t1 = 330C, chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ t2 = 30,50C. Bỏ qua sự hao phí nhiệt.
a. Tìm nhiệt độ tx.
b. Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn 260C.
Bài 24: Dẫn m1= 0,4 kg hơi nước ở nhiệt độ t1= 1000C từ một lò hơi vào một bình chứa m2= 0,8 kg nước đá ở t0= 00C. Hỏi khi có cân bằng nhiệt, khối lượng và nhiệt độ nước ở trong bình khi đó là bao nhiêu? Cho biết nhiệt dung riêng của nước là C = 4200 J/kg.độ; nhiệt hoá hơi của nước là L = 2,3.106 J/kg và nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105 J/kg; (Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình chứa).
Bài 25: Một bếp dầu đun sôi 1 lít nước đựng trong ấm bằng nhôm khối lượng m2 = 300g thì sau thời gian t1 = 10 phút nước sôi .Nếu dùng bếp trên để đun 2 lít nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi ?(Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là c1 = 4200J/kg.K ; c2 = 880J/kg.K .Biết nhiệt do bếp dầu cung cấp một cách đều đặn.
Bài 26: Một nhiệt lượng kế đựng 2kg nước ở nhiệt độ 150C. Cho một khối nước đá ở nhiệt độ -100C vào nhiệt lượng kế. Sau khi đạt cân bằng nhiệt người ta tiếp tục cung cấp cho nhiệt lượng kế một nhiệt lượng Q= 158kJ thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế đạt 100C. Cần cung cấp thêm nhiệt lượng bao nhiêu để nước trong nhiệt lượng kế bắt đầu sôi? Bỏ qua sự truyền nhiệt cho nhiệt lượng kế và môi trường .Cho nhiệt dung riêng của nước Cn=4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước đá: Cnđ =1800J/kg.K;Nhiệt nóng chảy của nước đá : l nđ = 34.104 J/kg.
Bài 27: Người ta đổ một lượng nước sôi (1000C) vào một thùng đã chứa nước ở nhiệt độ của phòng là 25oC thì thấy khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong thùng là 70oC. Nếu chỉ đổ lượng nước sôi nói trên vào thùng này nhưng ban đầu không chứa gì thì nhiệt độ của nước khi cân bằng là bao nhiêu? Biết rằng lượng nước sôi gấp hai lần lượng nước nguội. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.
Bài 28: Có 2 bình cách nhiệt. Bình thứ nhất chứa 2 kg nước ở nhiệt độ ban đầu là 500C. Bình thứ hai chứa 1kg nước ở nhiệt độ ban đầu 300C. Một người rót một ít nước từ bình thứ nhất vào bình thứ hai. Sau khi bình hai cân bằng nhiệt, người đó lại rót nước từ bình hai trở lại bình thứ nhất sao cho lượng nước ở mỗi bình giống như lúc đầu. Sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ ở bình thứ nhất là 480C. Tính nhiệt độ cân bằng ở bình thứ hai và lượng nước đã rót từ bình nọ sang bình kia. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài trong quá trình rót nước từ bình nọ sang bình kia.
Bài 29: Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m (kg) ở nhiệt độ t1 = 230C, cho vào nhiệt lượng kế một khối lượng m (kg) nước ở nhiệt độ t2. Sau khi hệ cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 9 0C. Tiếp tục đổ thêm vào nhiệt lượng kế 2m (kg) một chất lỏng khác (không tác dụng hóa học với nước) ở nhiệt độ t3 = 45 0C, khi có cân bằng nhiệt lần hai, nhiệt độ của hệ lại giảm 10 0C so với nhiệt độ cân bằng nhiệt lần thứ nhất.
Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế, biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1 = 900 J/kg.K và c2 = 4200 J/kg.K. Bỏ qua mọi mất mát nhiệt khác
Bài 30: Có ba chai sữa giống nhau, đều có nhiệt độ t0= 200C. Người ta thả chai sữa thứ nhất vào phích đựng nước ở nhiệt độ t = 420C. Khi đạt cân bằng nhiệt, chai sữa thứ nhất nóng tới nhiệt độ t1=380C, lấy chai sữa này ra và thả vào phích nước đó một chai sữa thứ hai. Đợi đến khi cân bằng nhiệt xảy ra, người ta lấy chai sữa ra rồi tiếp tục thả chai sữa thứ ba vào. Hỏi ở trạng thái cân bằng nhiệt chai sữa thứ ba này có nhiệt độ là bao nhiêu? Giả thiết không có sự mất mát năng lượng nhiệt ra môi trường xung quanh.
Bài 31: Một nhiệt lượng kế ban đầu không chứa gì, có nhiệt độ t0. Đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 50C. Lần thứ hai, đổ thêm một ca nước nóng như trên vào thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 30C nữa. Hỏi nếu lần thứ ba đổ thêm vào cùng một lúc 5 ca nước nóng nói trên thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ nữa?

Bài 33: Trong hai bình cách nhiệt có chứa hai chất lỏng khác nhau ở hai nhiệt độ ban đầu khác nhau. Ngời ta dùng một nhiệt kế lần lợt nhúng đi nhúng lại vào bình 1 rồi bình 2. Chỉ số của nhiệt kế lần lợt là 400C; 80C; 390C; 9,50C.
a. Xét lần nhúng thứ hai vào bình 1 để lập biểu thức liên hệ giữa nhiệt dung q của nhiệt kế và nhiệt dung q1 của bình 1.
b. Đến lần nhúng tiếp theo ( lần thứ 3 vào bình 1) nhiệt kế chỉ bao nhiêu ?
c. Sau một số rất lớn lần nhúng nh vậy, nhiệt kế sẽ chỉ bao nhiêu .
Bài 34: Một chậu nhôm khối lượng 0,5kg đựng 2kg nước ở 200C
a) Thả vào chậu nhôm một thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò ra. Nước nóng đến 21,20C. Tìm nhiệt độ của bếp lò? Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước và đồng lần lượt là: c1= 880J/kg.K , c2= 4200J/kg.K , c3= 380J/kg.K . Bỏ qua sự toả nhiệt ra môi trường
b) Thực ra trong trường hợp này, nhiệt lượng toả ra môi trường là 10% nhiệt lượng cung cấp cho chậu nước. Tìm nhiệt độ thực sự của bếp lò.
c) Nếu tiếp tục bỏ vào chậu nước một thỏi nước đá có khối lượng 100g ở 00C. Nước đá có tan hết không? Tìm nhiệt độ cuối cùng của hệ thống hoặc lượng nước đá còn sót lại nếu tan không hết? Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là l = 3,4.105J/kg
Bài 35: Một học sinh dùng một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng M = 0,2 kg để pha m = 0,3 kg nước nhằm đạt nhiệt độ cuối cùng t = 15oC. Học sinh đó rót vào nhiệt lượng kế m1 gam nước ở t1= 32oC và thả vào đó m2 gam nước đá ở t2= - 6oC.
a. Xác định m1, m2.
b. Khi tính toán học sinh không chú ý rằng trong khi nước đá tan, mặt ngoài của nhiệt lượng kế sẽ có một ít nước bám vào, thành thử nhiệt độ cuối cùng của nước là 17,2oC. Hãy giải thích xem sai lầm của học sinh ở đâu và tính khối lượng nước bám vào mặt ngoài của nhiệt lượng kế. Biết NDR của đồng, nước và nước đá tương ứng là: C = 400J/kgK; C1= 4200J/kgK; C2= 2100J/kgK. Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,35.105J/kg. Nhiệt hóa hơi của nước ở 17,2oC là L = 2,46.106J/kg.
Bài 36: Một nhiệt lượng kế khối lượng m1 = 100g, chứa m2 = 500g nước cùng ở nhiệt độ t1= 150C. Người ta thả vào đó m = 150g hỗn hợp bột nhôm và thiếc được nung nóng tới t2 = 1000C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t = 170C. Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hỗn hợp. Nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế, của nước, nhôm, thiếc lần lượt là : C1 = 460J/kg.K ; C2 = 4200J/kg.K ; C3 = 900J/kg.K ; C4 =230J/kg.K.
Bài 37: Một thỏi kim loại có khối lượng 600g, chìm trong nước đang sôi. người ta vớt nó lên và thả vào trong một bình chứa 0,33 lít nước ở nhiệt độ 300C. Nhiệt độ cuối cùng của nước và thỏi kim loại là 400C. Thỏi đó là kim loại gì?
Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và nhiệt lượng do bình thu được là không đáng kể.
Bài 38: Thả một cục nước đá có mẩu thuỷ tinh bị đóng băng trong đó vào một bình hình trụ chứa nước. Khi đó mực nước trong bình dâng lên một đoạn là h = 11mm. Cục nước đá nổi nhưng ngập hoàn toàn trong nước. Hỏi khi cục nước đá tan hết thì mực nước trong bình thay đổi thế nào?. Cho khối lượng riêng của nước là Dn = 1g/cm3. Của nước đá là Dđ = 0,9g/cm3. và của thuỷ tinh là Dt = 2g/cm3.
Bài 39: Một lò sưởi giữ cho phòng ở nhiệt độ 200C khi nhiệt độ ngoài trời là 50C. Nếu nhiệt độ ngoài trời hạ xuống tới – 50C thì phải dùng thêm một lò sưởi nữa có công suất 0,8KW mới duy trì nhiệt độ phòng như trên. Tìm công suất lò sưởi được đặt trong phòng lúc đầu?.
Bài 40: Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 350C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 150C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K ?
Bài 41: Một thỏi nhôm và một thỏi sắt có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi nhôm và sắt vào
hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng không ? Tại sao? Biết trọng lượng riêng của nhôm là 27 000N/m3 và của sắt là 78 000N/m3.
Bài 42: Một thác nước cao 100m và chênh lệch nhiệt độ của nước ở đỉnh thác và chân thác là 0,240C. Giả thiết rằng khi chạm vào chân thác, toàn bộ động năng của nước chuyển thành nhiệt lượng truyền cho nước. Hãy tính nhiệt dung riêng của nước.
Bài 43: một ôtô có khối lượng 1200kg khi chạy trên đường nằm ngang với vận tốc v = 72Km/h thì tiêu hao 80g xăng cho S = 1Km. Hiệu suất của động cơ là H = 28%. Hỏi với những dữ kiện như vậy thì ôtô có thể đạt vận tốc bao nhiêu khi nó leo lên một cái dốc cứ mỗi đoạn đường dài 100m lại cao thêm 3,5m. Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 45.106J/Kg.
Bài 44: Tìm lương xăng tiêu hao trên 1km của một ôtô chuyển động đều với vận tốc 60Km/h. Cho biết công suất của ôtô là 17158W, hiệu suất của động cơ là 30% và năng suất tỏa nhiệt của xăng là 45.106J/Kg.
Bài 45: Một nguồn nhiệt có công suất là 500W cung cấp nhiệt lượng cho một nồi áp suất đựng nước có van an toàn được điều chỉnh sao cho hơi nước thoát ra là 10,4g/phút. Nếu nhiệt lượng được cung cấp với công suất 700W thì hơi nước thoát ra là 15,6g/phút. Hãy giải thích hiện tượng và suy ra:
a/ Nhiệt hóa hơi của nước tại nhiệt độ của nồi.
b/ Công suất bị mất mát vì những nguyên nhân khác ngoài nguyên nhân hóa hơi.
Bài 46: Người ta dùng bếp điện có công suất không đổi để duun nước. người ta nhận thấy rằng phải mất 15phút thì nước từ 00C sẽ nóng lên tới điểm sôi, sau đó phải mất 1h20phút để biến hết nước ở điểm sôi thành hơi nước. Tìm nhiệt hóa hơi của nước biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.k.
 
  • Like
Reactions: Kim Kim

Nguyễn Vân Nhi

Học sinh
Thành viên
24 Tháng ba 2017
6
5
31
19
clip_image001.gif
Bài 1: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có diện tích đáy là S = 150 cm2 cao h = 30cm, khối gỗ được thả nổi trong hồ nước sâu H = 0,8m sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trọng lượng riêng của gỗ bằng 2/3 trọng lượng riêng của nước và
clip_image003.gi
= 10 000 N/m3.
clip_image004.gif
clip_image005.gif
clip_image006.gif
clip_image006.gif
Bỏ qua sự thay đổi mực nước của hồ, hãy :
clip_image008.gif
a) Tính chiều cao phần chìm trong nước của khối gỗ ?
clip_image009.gif
clip_image009.gif
b) Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi nước H
clip_image004.gif
theo phương thẳng đứng ?
clip_image009.gif
clip_image009.gif
c) Tính công của lực để nhấn chìm khối gỗ đến đáy
clip_image004.gif
hồ theo phương thẳng đứng ?


Bài 2: Dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 200kg,trọng lượng riêng d=8800(N/m3) lên cao 4m với vận tốc 0,2m/s ,trong thời gian 1phút 40giây.Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng 80%.
a/Tính trọng lượng và thể tích của vật.
b/Tính chiều dài và lực kéo trên mặt phẳng nghiêng.
c/Tính công suất nâng vật.
Bài 3: Dùng mặt phẳng nghiêng đẩy một bao xi măng có khối lượng 50Kg lên sàn ô tô . Sàn ô tô cách mặt đất 1,2 m.
a/Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng sao cho người công nhân chỉ cần tạo lực đẩy bằng 200N để đưa bì xi măng lên ô tô . Giả sử ma sát giữa mặt phẳng nghiêng và bao xi măng không đáng kể .
b/ Nhưng thực tế không thêt bỏ qua ma sát nên hiệu suất của mặtphẳng nghiêng là 75% . Tính lực ma sát tác dụng vào bao xi măng.
Bài 4: Một thang máy có khối lượng m = 580kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 125m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp do máy thực hiện.
a) Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó.
b) Biết hiệu suất của máy là 75%. Tính công do máy thực hiện và công hao phí do lục cản.
Bài 5: Người ta kéo một vật A, có khối lượng mA = 10g, chuyển động đều lên mặt phẳng nghiêng (như hình vẽ).
clip_image011.gif
Biết CD = 4m; DE = 1m.
a/ Nếu bỏ qua ma sát thì vật B phải
có khối lượng mB là bao nhiêu?
b/ Thực tế có ma sát nên để kéo vật
A đi lên đều người ta phải treovật B
có khối lượng m’B = 3kg. Tính hiệu
suất của mặt phẳng nghiêng. Biết dây
nối có khối lượng không đáng kể.
Bài 6: Từ dưới đất kéo vật nặng lên cao người ta mắc một hệ thống gồm ròng rọc động và ròng rọc cố định. Vẽ hình mô tả cách mắc để được lợi:
a/ 2 lần về lực.
b/ 3 lần về lực.
Muốn đạt được điều đó ta phải chú ý đến những điều kiện gì?
[TBODY] [/TBODY]

Bài 8: Người ta dùng một cái xà beng có dạng như hình vẽ (Hình2) để nhổ một cây đinh cắm sâu vào gỗ.
a/ Khi tác dụng một lực F =100N vuông góc với OB tại đầu B ta sẽ nhổ được đinh. Tính lực giữ của đinh lúc này? Biết OB= 10.OA.(Có biểu diễn lực trong hình vẽ)
b/ Nếu lực tác dụng vào đầu B có hướng vuông góc với tấm gỗ thì phải có độ lớn là bao nhiêu mới nhổ được đinh.(Có biểu diễn lực trong hình vẽ).
Bài 9: Ô tô có khối lượng 1200 kg khi chạy trên đường nằm ngang với vận tốc V= 72 km/h thì tiêu hao 80g xăng trên đoạn đờng S = 1 km. Hiệu suất động cơ là 20%.
a/ Tính công suất của ô tô.
b/ Hỏi với những điều kiện như vậy thì ô tô đạt vận tốc bao nhiêu khi nó leo dốc ? Biết rằng cứ mỗi quãng đường l = 100m thì đọ cao tăng thêm h = 2 cm. Cho biết năng suất toả nhiệt của xăng là q = 45.106 J/kg.

Bài 10: Cho một hệ thống như hình vẽ.
Hai vật A và B đứng yên. Ma sát không đáng kể. Vật A và vật B có nặng bằng nhau không ?
Cho MN = 80 cm, NH = 5 cm. Tính tỷ số khối lượng của hai vật A và B

N
clip_image022.gif
[TBODY] [/TBODY]


clip_image023.gif
clip_image024.gif
A
B

H M
[TBODY] [/TBODY]
Bài 11: Tính lực kéo F trong các trường hợp sau đây. Biết vật nặng có trọng lượng P = 120 N (Bỏ qua ma sát, khối lượng của các ròng rọc và dây ).
clip_image025.gif
clip_image026.gif
clip_image027.gif
[TBODY] [/TBODY]





Bài 12: Trong bình đựng hai chất lỏng không trộn lẫn có trọng lượng riêng d1=12000N/m3; d2=8000N/m3. Một khối gỗ hình lập phương cạnh a = 20cm có trọng lượng riêng d = 9000N/m3được thả vào chất lỏng.
a/ Tìm chiều cao của phần khối gỗ trong chất lỏng d1?
b/ Tính công để nhấn chìm khối gỗ hoàn toàn trong chất lỏng d1? Bỏ qua sự thay đổi mực nước.
Bài 13:Ô tô có khối lượng 1200 kg khi chạy trên đường nằm ngang với vận tốc V= 72 km/h thì tiêu hao 80g xăng trên đoạn đường S = 1 km. Hiệu suất động cơ là 20%.
a/ Tính công suất của ô tô.
b/ Hỏi với những điều kiện như vậy thì ô tô đạt vận tốc bao nhiêu khi nó leo dốc ? Biết rằng cứ mỗi quãng đường l = 100m thì độ cao tăng thêm h = 2 cm. Cho biết năng suất toả nhiệt của xăng là q = 45.106 J/kg.

clip_image028.gif
Bài 14: Vật A ở hình bên có khối lượng 2kg. Hỏi lực kế chỉ bao nhiêu ?
Muốn vật A đi lên được 2cm, ta phải kéo lực kế đi xuống bao nhiêu cm ?



Bài 15: Một xe cút kít chở một vật nặng 1500N. Khi người công nhân đẩy cho xe chuyển động đều phương của trọng lượng cắt mặt xe ở một điểm cách trục bánh xe 80cm.
a/ Tìm lực tác dụng thẳng đứng của mỗi tay vào càng xe, biết rằng mỗi tay cách càng xe một đoạn là 1,6m.
b/ Tìm lực đè của bánh xe lên mặt đường.
Bài 16: Công suất trung bình của động cơ kéo tời là 73,5W và hiệu suất của tời là 0,9. Hãy tính:
a/ Độ cao mà động cơ kéo vật nặng 588N lên được trong một phút.
b/ Số vòng quay của tời trong một phút. Biết bán kính của tời là 5cm.
c/ Độ lớn của lực tác dụng vuông góc vào tay quay, cho biết chiều dài tay quay là 30cm.
Bài 17: Một bể nước hình trụ thẳng đứng cao 3m đường kính 0,7m. Người ta bơm nước cho đầy bể từ một mực nước thấp hơn đáy bể 8m.
a/ Tính công thực hiệnđể bơm nước đầy bbẻ vaói giả thiết ma sát giữa nước và ống dẫn không đáng kể.
b/ Tính công suất máy bơm biết rằng cần 20phút để bơm đầy bể.
Bài 18: Một trục kéo với tay quay dài 60cm và hình tru có bán kính 15cm, được dùng để lấy nướcở một giếng sau 10m. Thùng chứa nước có dung tích 10lít.
a/ Tính lực tác dụng vào tay quay khi kéo một thùng nước lên.
b/ Tính công cần dùng để kéo 100lít nước lên.
c/ Tính quãng đường đi của đầu tay quay và số vòng quay khi kéo lên được một thùng nước.
d/ Tính công suất trung binh khi kéo được 100lit mỗi giờ.
Bài 19: Một xe lữa có răng cưa đi trên một đoạn đường dốc dài 5Km. Khoảng cách thẳng đứng giữa hai điểm đầu của dốc là 1,5Km. mỗi toa xe kể cả hành khách nặng 5tấn.
a/ Tính lực kéo của động cơ để lôi một toa xe lên theo đường dốc.
b/ Tính công cần dùng để kéo toa xe lên.
c/ Xe lữa lên dốc với vận tốc trung bình là 12Km/h. Tính công suất của động cơ dùng để kéo hai toa xe lên.
d/ Dùng năng lượng một thác nước cao 10m. Biết công hao phí là 25% công phát động. Tính lượng nước cần dùng mỗi giờ để làm chuyển vận động cơ kéo hai toa xe lên.
Bài 20: Một người đi xe đạp có khối lượng cả người lẫn xe là 80Kg chuyển động trên một đường bằng với vận tốc 18Km/h. Các lực ma sát nghịch chiều với chuyển động là 7N và lực cản của không khí là 5N. tính:
a/ Công tạo nên bởi người xe đạp khi đi 1Km trên đường bằng.
b/ công suất của người xe đạp trong điều kiện ở câu a.
c/ Công suất của người xe đạp trong trường hợp người này phải chuyển động trên một đường dốc
clip_image030.gif
nhưng muốn giữ vận tốc trên đường bằng. Dốc
clip_image030.gif
là đốc cao 2m lúc đường đi dài 100m.
Bài 21: Công đưa một vật lên cao 4m bằng mặt phẳng nghiêng là 6000J.
a/ Tính trọng lượng của vật. Biết mặt phẳng nghiêng có hiệu suất 80%.
b/ Tính công để thắng lực ma sát khi kéo vật lên và xác định lực ma sát đó, biết mặt phẳng nghiêng có chiều dài l = 20m.
c/ Để đưa vật lại xuống đất phải tác dụng vào vật một lực như thế nào? Tính độ lớn của lực đó.
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Phần chuyển động:
1. Một người đi trên quãng đường s chi thành n chặng ko đều nhau, chiều dài các chặng đó lần lượt là s1,s2,s3,... sn. Thời gian người đo đi trên các chặng đường tương ứng là t1,t2,t3...,tn. Chứng minh răng: vận tốc trung bình đó lớn hơn vận tốc bé nhất và nhỏ hơn vận tốc lớn nhất
2. Một ô tô chuyển động từ A đến B , nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1, nửa thời gian sau đi với vận tốc v2. Khi trở về ( B -> A) oto lại đi với tốc độ v1 trên nửa đoạn đường đầu, và v2 trên nửa đoạn đường sau. Tính Vtb trên cả quãng đường. Biết v1 = 35 km/h, v2 = 55km/h
3. Hai bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên chuyển động theo cùng một hướng. Hàng các vận động viên chạy và hàng các vđv đu xe đạp. Các vạn động viên chạy với vận tốc 6m/s và khoảng cách giữa hai vđv liên tiếp là 10m/s, còn những con số tương ứng với vđv đua xe đạp là 10m/s và 20m
a) Hỏi trong khoảng thời gian bao lâu có hai vđv đua xe đpạ vượt qua một vđv chạy?
b) Hỏi sau một khaongr thời gian bao lâu, một vđv đua xe đạp ngang hàng 1 vđv chạy đuổi kịp 1 vđv chạy tiếp theo?
Phần áp suất và bình thông nhau:
1. Một ống hình trụ có chiều dài h= 0,8m được nhúng thẳng đứng trong nước. Bên trong ống chưa đầy dầu và đáy ống dốc ngược lên trên. tính áp suất tại điểm A ở mặt trong của đáy ống biết miệng ống cách mặt nước là H = 2,7m và áp suất khí quyển bằng 10000N/m3. Biết KLR của dầu là D = 8000kg/m3, của nước là D0 = 1000 kg/m3
2. Bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ có tiết diện lần lượt là S1, S2 ( S1 > S2) và có chứa nước. Trên mặt nước có đặt các pittong mỏng, KL m1,m2. Mực nước 2 bên chênh nhau 1 đoạn h
a) Tìm KL m của quả cân đặt lên pittong lớn để mực nước ở hai bên ngang nhau
b) Nếu đặt quả cân trên sang pittong nhỏ thì mực nước lúc bấy giờ sẽ trên chênh nhau 1 đoạn H bao nhiều?
Phần công và công suất
1. Trong bình hình trụ, tiết diện S chứa nước có chiều cao H = 15 cm. Người ta thả vào bình 1 thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi trong nước thì mực nước dâng lên một đoạn h = 8cm
a) Nếu nhấn chìm thanh hoàn toàn thì mực nước sẽ cao bao nhiêu. Biết Dn = 1000 kg/m3 , Dt = 800 kg/m3
b) Tính công thực hiện khi nhấn chìm hoàn toàn thanh, biết thanh có chiều dai l = 20cm: tiết diện S' = 100 cm2
2. Thả một khối sắt hình lập phương, cạnh a = 20 cm vào 1 bể HHCN, đáy nàm ngang, chứa nước đến độ cao H = 80cm
a) Tính lực khối sắt đè lên đáy bể
b) Tính công tối thiểu để nhấc khối sắt ra khỏi nước
Cho TLR của sắt là d1 = 78000N/m3, nước là d2 =10000 N/m3
Bỏ qua sự thay đổi mực nước trong bể
Chị cho nhiêu đây trước nha :D Mai chị rảnh chị sẽ ghi thêm vài câu nhiệt với gương phẳng nữa :v
E làm có gì thắc mắc thì hỏi chị nhé :) :) :)
 

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Phần chuyển động:
1. Một người đi trên quãng đường s chi thành n chặng ko đều nhau, chiều dài các chặng đó lần lượt là s1,s2,s3,... sn. Thời gian người đo đi trên các chặng đường tương ứng là t1,t2,t3...,tn. Chứng minh răng: vận tốc trung bình đó lớn hơn vận tốc bé nhất và nhỏ hơn vận tốc lớn nhất
2. Một ô tô chuyển động từ A đến B , nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1, nửa thời gian sau đi với vận tốc v2. Khi trở về ( B -> A) oto lại đi với tốc độ v1 trên nửa đoạn đường đầu, và v2 trên nửa đoạn đường sau. Tính Vtb trên cả quãng đường. Biết v1 = 35 km/h, v2 = 55km/h
3. Hai bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên chuyển động theo cùng một hướng. Hàng các vận động viên chạy và hàng các vđv đu xe đạp. Các vạn động viên chạy với vận tốc 6m/s và khoảng cách giữa hai vđv liên tiếp là 10m/s, còn những con số tương ứng với vđv đua xe đạp là 10m/s và 20m
a) Hỏi trong khoảng thời gian bao lâu có hai vđv đua xe đpạ vượt qua một vđv chạy?
b) Hỏi sau một khaongr thời gian bao lâu, một vđv đua xe đạp ngang hàng 1 vđv chạy đuổi kịp 1 vđv chạy tiếp theo?
Phần áp suất và bình thông nhau:
1. Một ống hình trụ có chiều dài h= 0,8m được nhúng thẳng đứng trong nước. Bên trong ống chưa đầy dầu và đáy ống dốc ngược lên trên. tính áp suất tại điểm A ở mặt trong của đáy ống biết miệng ống cách mặt nước là H = 2,7m và áp suất khí quyển bằng 10000N/m3. Biết KLR của dầu là D = 8000kg/m3, của nước là D0 = 1000 kg/m3
2. Bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ có tiết diện lần lượt là S1, S2 ( S1 > S2) và có chứa nước. Trên mặt nước có đặt các pittong mỏng, KL m1,m2. Mực nước 2 bên chênh nhau 1 đoạn h
a) Tìm KL m của quả cân đặt lên pittong lớn để mực nước ở hai bên ngang nhau
b) Nếu đặt quả cân trên sang pittong nhỏ thì mực nước lúc bấy giờ sẽ trên chênh nhau 1 đoạn H bao nhiều?
Phần công và công suất
1. Trong bình hình trụ, tiết diện S chứa nước có chiều cao H = 15 cm. Người ta thả vào bình 1 thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi trong nước thì mực nước dâng lên một đoạn h = 8cm
a) Nếu nhấn chìm thanh hoàn toàn thì mực nước sẽ cao bao nhiêu. Biết Dn = 1000 kg/m3 , Dt = 800 kg/m3
b) Tính công thực hiện khi nhấn chìm hoàn toàn thanh, biết thanh có chiều dai l = 20cm: tiết diện S' = 100 cm2
2. Thả một khối sắt hình lập phương, cạnh a = 20 cm vào 1 bể HHCN, đáy nàm ngang, chứa nước đến độ cao H = 80cm
a) Tính lực khối sắt đè lên đáy bể
b) Tính công tối thiểu để nhấc khối sắt ra khỏi nước
Cho TLR của sắt là d1 = 78000N/m3, nước là d2 =10000 N/m3
Bỏ qua sự thay đổi mực nước trong bể
Chị cho nhiêu đây trước nha :D Mai chị rảnh chị sẽ ghi thêm vài câu nhiệt với gương phẳng nữa :v
E làm có gì thắc mắc thì hỏi chị nhé :) :) :)
phần nhiệt thì sao chị, à mà thôi lúc nào có chị gửi cũng được vì giờ em có nhiều đề quá
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
chị nói khi nào vậy chị
Đọc lại bài đăng của chị nhé :D
Phần chuyển động:
1. Một người đi trên quãng đường s chi thành n chặng ko đều nhau, chiều dài các chặng đó lần lượt là s1,s2,s3,... sn. Thời gian người đo đi trên các chặng đường tương ứng là t1,t2,t3...,tn. Chứng minh răng: vận tốc trung bình đó lớn hơn vận tốc bé nhất và nhỏ hơn vận tốc lớn nhất
2. Một ô tô chuyển động từ A đến B , nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1, nửa thời gian sau đi với vận tốc v2. Khi trở về ( B -> A) oto lại đi với tốc độ v1 trên nửa đoạn đường đầu, và v2 trên nửa đoạn đường sau. Tính Vtb trên cả quãng đường. Biết v1 = 35 km/h, v2 = 55km/h
3. Hai bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên chuyển động theo cùng một hướng. Hàng các vận động viên chạy và hàng các vđv đu xe đạp. Các vạn động viên chạy với vận tốc 6m/s và khoảng cách giữa hai vđv liên tiếp là 10m/s, còn những con số tương ứng với vđv đua xe đạp là 10m/s và 20m
a) Hỏi trong khoảng thời gian bao lâu có hai vđv đua xe đpạ vượt qua một vđv chạy?
b) Hỏi sau một khaongr thời gian bao lâu, một vđv đua xe đạp ngang hàng 1 vđv chạy đuổi kịp 1 vđv chạy tiếp theo?
Phần áp suất và bình thông nhau:
1. Một ống hình trụ có chiều dài h= 0,8m được nhúng thẳng đứng trong nước. Bên trong ống chưa đầy dầu và đáy ống dốc ngược lên trên. tính áp suất tại điểm A ở mặt trong của đáy ống biết miệng ống cách mặt nước là H = 2,7m và áp suất khí quyển bằng 10000N/m3. Biết KLR của dầu là D = 8000kg/m3, của nước là D0 = 1000 kg/m3
2. Bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ có tiết diện lần lượt là S1, S2 ( S1 > S2) và có chứa nước. Trên mặt nước có đặt các pittong mỏng, KL m1,m2. Mực nước 2 bên chênh nhau 1 đoạn h
a) Tìm KL m của quả cân đặt lên pittong lớn để mực nước ở hai bên ngang nhau
b) Nếu đặt quả cân trên sang pittong nhỏ thì mực nước lúc bấy giờ sẽ trên chênh nhau 1 đoạn H bao nhiều?
Phần công và công suất
1. Trong bình hình trụ, tiết diện S chứa nước có chiều cao H = 15 cm. Người ta thả vào bình 1 thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi trong nước thì mực nước dâng lên một đoạn h = 8cm
a) Nếu nhấn chìm thanh hoàn toàn thì mực nước sẽ cao bao nhiêu. Biết Dn = 1000 kg/m3 , Dt = 800 kg/m3
b) Tính công thực hiện khi nhấn chìm hoàn toàn thanh, biết thanh có chiều dai l = 20cm: tiết diện S' = 100 cm2
2. Thả một khối sắt hình lập phương, cạnh a = 20 cm vào 1 bể HHCN, đáy nàm ngang, chứa nước đến độ cao H = 80cm
a) Tính lực khối sắt đè lên đáy bể
b) Tính công tối thiểu để nhấc khối sắt ra khỏi nước
Cho TLR của sắt là d1 = 78000N/m3, nước là d2 =10000 N/m3
Bỏ qua sự thay đổi mực nước trong bể
Chị cho nhiêu đây trước nha :D Mai chị rảnh chị sẽ ghi thêm vài câu nhiệt với gương phẳng nữa :v
E làm có gì thắc mắc thì hỏi chị nhé :) :) :)
 
Top Bottom