Văn 8 Xác định phép tu từ và dụng của phép tu từ đó

Hy1310

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng bảy 2018
11
1
6
20
Cần Thơ
Thcs lk
Xác định phép tu từ và tác dụng
Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia tan xuống mặt đất... Mặt đất kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ...
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Xác định phép tu từ và tác dụng
Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia tan xuống mặt đất... Mặt đất kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ...
Đoạn 1:
- Phép nói quá: Trong gang tấc lại gấp mười quan san
- Tác dụng: ngăn cách và xa cách giữa Kiều và Thúc Sinh
Đoạn 2:
- Phép nhân hóa: "trăng nhòm" phép điệp "trăng"
- Tác dụng nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...
- Tác dụng điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
Đoạn 3:
- Phép ẩn dụ: "Mặt trời của mẹ"
- Tác dụng: Mặt trời được được đem ra làm biểu tượng cho sự sông, cho niềm tin của một ngời mẹ đối với con. Qua đó cũng bộc lộ một tình yêu nóng bỏng bằng tình mẹ con.
 

Diệp Ngọc Tuyên

Typo-er xuất sắc nhất 2018
HV CLB Hội họa
Thành viên
13 Tháng mười một 2017
2,339
3,607
549
Đắk Lắk
THCS
Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san
đây là phép nói quá
nàng Kiều bị giam lỏng ở gác kinh còn viện sách là phòng Thúc Sinh đọc sách, mỗi người cách xa không bao nhiêu nhưng phép nhấn mạnh này làm cho người đọc có cảm giác cách xa ngàn núi, ngàn sông.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
còn đây là nhân hóa 'trăng'
tác dụng nhân hóa trăng lên giống như con người
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
đây có lẽ là phép ẩn dụ ạ
tác dụng; @baochau1112 ( giúp bạn ấy với chị ơi, phân tích kĩ về câu này khó lắm ạ)
Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia tan xuống mặt đất... Mặt đất kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ...
phép nhân hóa: Mưa mùa xuân xôn xao,
tác dụng làm cho 'mưa mùa xuân' có cảm xúc, tình cảm như con người là xôn xao.
Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
phép so sánh, so sánh những hạt mưa như đang nhảy nhót làm lời lẽ sinh động hơn.
Hạt nọ tiếp hạt kia tan xuống mặt đất... Mặt đất kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp
điệp ngữso sánh ạ làm cho câu văn trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn.
Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ..
phép nhân hóa và tác dụng cũng là làm cho lời lẽ sinh động hơn, gần gũi hơn ạ.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
Xác định phép tu từ và tác dụng
Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia tan xuống mặt đất... Mặt đất kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ...
a. Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san
+ Biện pháp tu từ : Phép nói quá (Gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san)
+ Tác dụng : Bằng lối nói quá, tác giả cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh

b. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
+ Biện pháp tu từ : Phép nhân hoá (nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ.)
+ Tác dụng : Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.

c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
+ Biện pháp tu từ : Phép ẩn dụ (từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.)
+ Tác dụng: Thể hiện tình cảm của người mẹ đối với con. Con là mặt trời của mẹ;là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ. Con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống...

d. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia tan xuống mặt đất... Mặt đất kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ...
+ Biện pháp tư từ & tác dụng :
- Phép nhân hóa làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ) trở nên có sinh khí, có tâm hồn.
- Phép so sánh làm cho chi tiết, hình ảnh (những hạt mưa) trở nên cụ thể, gợi cảm
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom