Văn 9 Viết một đoạn văn từ 8 - 10 câu theo cách diễn dịch về chủ đề : Tình mẫu tử

Hainguyentp

Học sinh
Thành viên
24 Tháng chín 2017
179
30
26
19
Hưng Yên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ bẽ bàng mây sớm đèn khuya nửa tình nửa cảnh như chia tấm
''Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng''
Câu 2: Viết một đoạn văn từ 8 - 10 câu theo cách diễn dịch về chủ đề : Tình mẫu tử. Trong đó có sử dụng 2 thành phần biệt lập là tình thái và cảm thán.
Câu 3: Phân tích đoạn thơ: '' Thanh minh trong tiết tháng ba
.................................................
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay ''
 

Pineapple <3

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
750
964
111
Hà Nội
THCS-THPT Tạ Quang Bửu
Câu 1: Nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ bẽ bàng mây sớm đèn khuya nửa tình nửa cảnh như chia tấm
''Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng''
Câu 2: Viết một đoạn văn từ 8 - 10 câu theo cách diễn dịch về chủ đề : Tình mẫu tử. Trong đó có sử dụng 2 thành phần biệt lập là tình thái và cảm thán.
Câu 3: Phân tích đoạn thơ: '' Thanh minh trong tiết tháng ba
.................................................
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay ''
Em ơi, đừng đăng nhiều đề cùng 1 lúc nhé, vi phạm nội quy rồi @@ Chị chỉ hỗ trợ em 1 bài thôi ^^ Chọn đi :)
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
Câu 3: Phân tích đoạn thơ: '' Thanh minh trong tiết tháng ba
.................................................
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay ''
Khái quát: 8 câu thơ giữa này chính là bức tranh lễ hội mùa xuân rộn ràng, náo nức, mê say, chán chứa tình người.
- Về thời gian: Bức tranh miêu tả vào Tiết thanh minh - đầu tháng ba, đó là thời điểm đẹp nhất, viên mãn nhất của mùa xuân quê nhà: tiết trời xuân trong trẻo, không khí ấm áp, trong lành, sắc xuân tươi sáng. Đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội truyền thống.
- Không khí, quang cảnh... lễ hội:
+ Các lễ hội truyền thống: Lễ tảo mộ, hội đạp thanh, du xuân đồng quê, sửa sang phần mộ, đốt vàng mã cho người đã khuất, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, hướng lòng mình về cội nguồn.
Đây là lễ hội mang nét văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt từ rất lâu đời. Đoạn thơ nghiêng tả về hội hơn tả lễ.
+ Không khí lễ hội: Được tái hiện qua hàng loạt danh từ, động từ, tính từ, từ láy, từ ghép... : nô nức, yến anh, chị em, giai nhân, tài tử, dập dìu,... làm sống dậy không khí tưng bừng náo nhiệt của mọi người từ khắp mọi miền quê khác nhau đổ về dự lễ hội. Dường như người ta chờ đợi, sắm sửa cho ngày này lâu lắm rồi.
+ Hình ảnh con người hiện lên thật đẹp, thật ấn tượng. Nghệ thuật nhân hóa, đảo ngữ, ẩn dụ : nô nức, yến anh; so sánh, nói quá kết hợp với hoán dụ ngựa xe đã gợi tả sinh động hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp nói cười ríu rít như chim én, chim oanh. Tài tử giai nhân, nam thanh nữa tú dập dìu sánh bước thật hữu tình. Ngựa xe đi lại nườm nượp như nước, người người cuồn cuộn đổ về chật như nêm, áo quần sặc sỡ, đủ màu sắc...
* Đánh giá :
- Với ngòi bút tả cảnh sinh hoạt tinh tế, đặc sắc, tả cận cảnh chủ yếu tả hoạt động của con người, Nguyễn Du đã giúp chúng ta trở về sống với không khí tưng bừng, rộn rã của ngày thanh minh, sống trong không gian văn hóa chan chứa tình người. Cảm nhận rõ nét hơn về một hoạt động truyền thống của dân tộc ta giữa ngày xuân náo nhiệt cũng như cảm nhận được tâm hồn trong tráng, tràn đầy tình yêu cuộc sống của chị em Kiều trong những ngày trước khi biến cố xảy ra.
 
Top Bottom