Văn 9 Viết đoạn văn

Hồ Thị Duyên Hạnh

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng tư 2018
2
0
1
21
Quảng Nam
THCS Nguyễn Du
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cảm nhận 6 câu thơ đầu bài "Mùa xuân nho nhỏ", trong đó có sử dụng khởi ngữ, thành phần biệt lập.
2. Cảm nhận khổ thơ cuối bài "Viếng lăng Bác", trong đó có sử dụng khởi ngữ, thành phần biệt lập.
P/s: Mọi người xác định luôn giúp e với ạ. E cần gấp ạ, mai e làm bài r. Mong mn giúp ạ, cảm ơn mn nhiều.
 

Xuân Mai 2403

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
20
11
6
21
Đồng Nai
THCS Lý Tự Trọng
MÙA XUÂN NHO NHỎ
“Mọc giữa dòng sông xanh..tôi hứng”
*Nội dung chính cần khái quát cho khổ 1: Ngợi ca vẻ đẹp của đất nước nhất là quê hương xứ Huế (khi phân tích phải trích thơ và đưa từ ngữ dẫn chứng)
*Các nghệ thuật chính cần nắm rõ để làm sườn: (phải hiểu và cảm nhận, có thể liên hệ tới các tác phẩm liên quan để làm nổi bật rõ hình ảnh)
-“Mọc” là nghệ thuật đảo ngữ (được tác giả khéo léo đưa vào nhằm thể hiện sức sống mùa xuân đang trỗi dậy, đang bùng lên mãnh liệt với nhựa sống mới)
-“Dòng sông xanh” “Bông hoa tím biếc” là hai gam màu hài hoà, tươi trẻ (tạo nên bức tranh thiên nhiên sinh động)
-“Tím” là màu đặc trưng, là biểu tượng cho xứ Huế mộng mơ, hữu tình (làm nên nét đẹp quê hương qua những câu thơ ngợi ca chung)
-“Ơi” thành phần gọi đáp (tiếng gọi trìu mến thân thương của dân xứ Huế với chim)
-Mở rộng không gian từ chiều dài, chiều sâu của dòng sông, bông hoa, thì bây giờ là không gian cao rộng của chim, và trời
-“Chi” mang màu sắc của Huế, 1 nét rất Huế
-“Giọt long lanh” nghệ thuật chuyển đổi cảm giác từ thính giác -> xúc giác (giọt này nếu hiểu theo trình tự của thơ thì đây chính là giọt âm thanh của tiếng chim)
-“Hứng” động từ diễn tả sự trân trọng đón nhận (tác giả trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên, biết cảm nhận thiên nhiên với 1 tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc)
*Nghệ thuật đặc sắc:
-Giọng thơ dịu dàng, thiết tha với vần thơ gần gũi
-Kết hợp nhiều gam màu hài hoà khắc hoạ lên 1 bức tranh mùa xuân của thiên nhiên đất trời rất tươi đẹp
-Sử dụng nhiều hình ảnh gần gũi với con người
(Phần kết bài cần liên hệ đến bản thân:biết yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, có ý thức và trách nhiên bảo vệ thiên nhiên,..)

Khổ Thơ Cuối Bài VIẾNG LĂNG BÁC
*Nội dung khái quát cả khổ cần hướng tới: Sự nuối tiếc, thương nhớ của tác giả khi sắp rời lăng Bác trở về miền Nam và ước nguyện được bên cạnh người (Không quên trích thơ nhé)
*Chi tiết làm khung sườn cần NẮM RÕ (có thể nâng cao mở rộng tới các hình ảnh liên tưởng hoặc các bài thơ nhằm nổi bật hình ảnh):
-“Thương trào nước mắt” sự nuối tiếc, lưu luyến của tác giả khi phải rời xa vị cha già kính yêu của dân tộc (có thể mở rộng: ta nghe trong từng câu thơ như có tiếng nấc, sự nghẹn ngào đến tột cùng,..)
-“Muốn làm” nghệ thuật điệp ngữ (nhấn mạnh ước nguyện chân thành của tác giả muốn hoá thân vào các sự vật để được quanh lăng Bác”
-“Con chim” “Đoá hoa” “Cây tre” nghệ thuật liệt kê
-“Con chim”: tác giả muốn làm con chim để cất tiếng hót ngợi ca công ơn của Bác, ca ngợi đất nước
-“Đoá hoa”: tác giả muốn làm đoá hoa tươi thắm để khoe sắc, toả hương thơm quanh lăng của Người
-“Cây tre trung hiếu”: cây tre là biểu tượng cho sự gắn bó đoàn kết của dân tộc ta, cây tre trung hiếu là hình ảnh tiêu biểu cho lòng tận tâm [trung với nước, hiếu với dân], là ước vọng chân thành của tác giả (“trung hiếu” là nghệ thuật [ẩn dụ], nhân hoá)
*Nghệ thuật đặc sắc:
-Giai điệu nhịp nhàng hơi dồn dập tạo nên quyết tâm trong ước vọng của tác giả
- Sử dụng nhiều biện pháp tư từ và hình ảnh mang nghĩa bieru tượng cao
-Lời thơ chân thành, mang nhiều cảm xúc sâu sắc
* Liên hệ bản thân
-Khát vọng cống hiến cho quê hương đất nước
-Học tập rèn luyện lao động tốt để phát triển đất nước
-Yêu thương gắn bó với mọi người, xây dựng quê hương vững mạnh về tinh thần lẫn vật chất

Mình tự ghi các chi tiết quan trọng nhất mà mình hiểu, nếu còn chỗ nào chưa đủ bạn bổ sung giúp mình nha, vì còn tuỳ mỗi nơi 1 cach hiểu và lập luận khác nhau
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Coco99

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
1. Cảm nhận 6 câu thơ đầu bài "Mùa xuân nho nhỏ", trong đó có sử dụng khởi ngữ, thành phần biệt lập.
Nhà thơ Thanh Hải sinh năm 1930 mất năm 1980, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mĩ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời năm 1980 - 5 năm sau khi đất nước ta thống nhất, cả nước đang say mê với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thời điểm đó , thời điểm nhà thơ bị bệnh nặng đang được điều trị tại bệnh viện, không lâu sau ngày bài thơ ra đời cũng là khoảnh khắc nhà thơ từ biệt cuộc sống. Chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu,Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của “con chim chiền chiện” để góp nên một “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời, cho con người và cho đất nước yêu thương. Chính bởi vậy, từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước; bài thơ thể hiện khát vọng được dâng hiến "Mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
Tham khảo!
 
Top Bottom