Văn 9 Thuyết minh về nguồn gốc của cái bánh ít

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Thuyết minh về nguồn gốc của cái bánh ít (7-10 câu)
Bạn tham khảo bài viết của mình nhé!
Ít ai biết rằng bánh Ít đã ra đời như thế nào. Theo truyền thuyết xa xưa, thời vua Hùng, thời mà chàng trai Lang Liêu đã thắng cuộc thi làm món ăn để cúng trời đất, tổ tiên. Cùng lúc ấy, nàng Út con vủa vua Hùng vốn giỏi giang, khéo léo trong việc bếp núc nhân dịp đó mà trổ tài, dùng sự sáng tạo và tài nang của mình để tạo ra một chiếc bánh mới. Nàng Út muốn có một thứ bánh mới vừa mang hương vị bánh dày, vừa mang hương vị bánh chưng của anh mình. Nàng liền lấy chiếc bánh dày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng. Sau khi làm nhân xong, nàng quyết định tạo cho chiếc bánh hai hình dạng khác nhau. Một thứ dáng tròn phỏng theo hành dạng bánh dày, một thứ dùng lá gói kín thành dáng vuông giống như bánh trưng. Thứ bánh mởi này quả đã đạt được ý định "như hai mà một" của nàng Út. Vì chúng là loại bánh được nàng Út sáng tạo ra, đều nhỏ và "thùy mị" như nàng Út nên đã được gọi là bánh Út Ít- tức bánh Ít.
 
  • Like
Reactions: Nanh Trắng

Nguyễn Chi Xuyên

Cựu Hỗ trợ viên | Cựu CTV CLB Lịch Sử
HV CLB Địa lí
Thành viên
2 Tháng tám 2019
1,315
4,452
421
Bình Định
THCS Nhơn Hòa
Muốn ăn bánh ít lá gai, Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.."
Nguyên liệu làm bánh ít lá gai lại rất dễ tìm ở vùng quê Bình Định. Hái một ít lá gai - loại cây được trồng thành rào hoặc từng khóm cạnh bờ ao - luộc chín, giã nhuyễn, cho thêm bột nếp tươi đã vắt ráo nước và đường cát vào giã, trộn đều là xong phần bột bánh. Phần nhân, ngoài đậu xanh và đường phải có dừa khô nạo cơm mới đúng "gu". Đường đem thắng cho mất mùi, cho đậu xanh đãi vỏ, luộc chín và cơm dừa nạo vào xào đến khi vừa khô, vo viên được là vừa. Nhớ cho thêm nước muối và gừng để nhân có thêm mùi thơm và ngọt dịu.
Ngắt cục bột lá gai cỡ bằng quả trứng gà đè bẹp trong lòng bàn tay, đặt viên nhân đã vo tròn cỡ bằng quả trứng cút vào giữa, bọc lại, vê tròn, xong đem hấp hơi cho bánh chín. Thế là xong phần chế biến, bây giờ chỉ còn làm đẹp cho bánh nữa thôi.
Lá chuối non đã hong qua nắng hay hơ qua lửa cho bớt dòn, cắt thành từng miếng tròn đường kính cỡ gang tay. Xấp hai miếng thành một, cuộn thành hình phễu, cho viên bánh đã được thoa qua lớp dầu phụng chín vào giữa. Xếp lá thành một hình chóp nhọn sao cho các cạnh vuông vắn, cân đối y như một kim tự tháp vậy. Sau đó đem hấp sơ qua cho các nếp gấp "chết " hẳn khỏi bung, đừng hấp lâu là mất màu xanh mà lại mềm nhũn không đẹp. Vậy là chiếc bánh ít lá gai, đặc sản của Bình Định đã hoàn thành.
Cầm chiếc "kim tự tháp" xanh tươi, bóc lớp lá, cắn một miếng, ngậm mà nghe chút đắng dịu dàng của lá, chút dẻo của nếp, chút bùi của đậu, chút ngọt của đường, chút béo của dừa hoà với mùi lá gai thơm lừng.
Nguồn:Internet
 
Top Bottom