Văn 12 từ đoạn trích "Việt Bắc" cảm nhận chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu

hoangngan8a3@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng năm 2020
6
1
6

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
...
Nhớ Từ Cao Lnagj nhớ sang Nhị Hà
cảm nhận về nỗi nhớ từ đoạn thơ treent ừ đó nhận xét về chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu
giúp em với ạ. em đang cần gấp ạ .
Bạn tham khảo nhé
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
Thân bài:
1. Giới thiệu sơ qua về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, chủ đề,....)
2. Phân tích
- Trong hoài niệm bao trùm có ba mảng thống nhất hoà nhập, đó là: nỗi nhớ thiên nhiên, nỗi nhớ con người, cuộc sống ở Việt Bắc- nỗi nhớ về cuộc chiến đấu anh hùng chống thực dân Pháp xâm lược. Theo dòng hồi tưởng, người đọc được sống lại những giây phút của cuộc kháng chiến với không gian rộng lớn, những hoạt động tấp nập, sôi động được vẽ bằng bút pháp của những tráng ca. Cảnh Việt Bắc đánh giặc được miêu tả bằng những bức tranh rộng lớn, kì vĩ.
+ Rừng núi mênh mông, hùng vĩ trở thành bạn của ta, chở che cho bộ đội ta, cùng quân và dân ta đánh giặc
+ Chiến khu là căn cứ vững chắc, đầy nguy hiểm với quân thù
+ Nghệ thuật so sánh, nhân hoá: núi giăng...lũy sắt, rừng che, rừng vây....
+ Những cái tên, những địa danh ở chiến khu Việt Bắc: phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, Cao- Lạng,...vang lên đầy mến yêu, tự hào, cũng trở thành nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến về xuôi
- Từ “rừng” được lặp lại nhiều lần, phủ kín câu thơ, dường như cũng phủ đầy cả đất Việt Bắc, tạo nên bức tường thành vững chắc bảo vệ quân ta
- Cụm từ “ta cùng đánh Tây” cho thấy tình cảm gắn bó khăng khít giữa con người và thiên nhiên núi rừng Việt Bắc
- Câu hỏi tu từ “Ai về ai có nhớ không?” là câu hỏi được đặt ra mà không cần câu trả lời thể hiện niềm vui to lớn đối với chiến thắng cách mạng. Ngay câu thơ sau, cụm từ “ta về ta nhớ” lại lần nữa khẳng định niềm tự hào
3. Nhận xét về chất trữ tình chính trị
- Chất trữ tình chính trị được thể hiện rõ nét trong nỗi nhớ của con người gắn bó với cách mạng, với thiên nhiên. Những bức tranh chân thực, đạm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và con người Việt Bắc được tái hiện trong tình cảm tha thiết, gắn bó sâu sắc của tác giả
- Kết cấu: lối kết cấu đối đáp trong ca dao dân ca được vận dụng một cách thích hợp, tài tình
- Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, xưng hô mình-ta quen thuộc trong ca dao
Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm, nêu cảm nghĩ bản thân
 
Top Bottom