Văn 9 Về Truyện Kiều của Nguyễn Du và Cố Hương của Lỗ Tấn

nhi1234

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
20 Tháng tám 2010
625
1,329
221
Nghệ An
The Fighting Boys
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trong phần đầu “Kim Vân Kiều truyện”, Thanh Tâm Tài Nhân giới thiệu: “...chị tên Thúy Kiều, em tên Thúy Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân. (..)Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thúy Kiều thạo hồ cầm, Thuý Vân thường nhân lúc rảnh, can ngăn chị: - Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết, không được nhã!

Trong Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du giới thiệu:
"Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang,
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da''
Căn cứ vào ngữ liệu trên, hãy viết khoảng 20 dòng làm rõ sự sáng tạo của Nguyễn Du về NT xây dựng nhận vật.

2. Về tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn, Trần Đình Sử nhận xét : Nếu nói nghệ thuật truyện ngắn là nghệ thuật sáng tạo ra những tương phản, đối chiếu, thì truyện “Cố hương” đã có bao nhiêu là tương phản để gợi ra bao nhiêu vấn đề. (Tư liệu Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2011, trang 176)
Qua nhân vật Nhuận Thổ (Cố hương, Lỗ Tấn, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên ; từ đó bàn về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh.
Các bạn giúp mình cái dàn bài, dàn ý, cái luận điểm được không ạ? Thêm một vài dẫn chứng nữa( mình lấy dẫn chứng ít quá và luận điểm chưa đầy đủ:>()Mong các bạn giúp đỡ ,mình cảm mơn nhiều ạ^^:Tonton18
 
  • Like
Reactions: wyn.mai

sticks

Học sinh
Thành viên
16 Tháng mười một 2018
78
195
36
17
Hà Nội
Tiền Yên
Mình gợi ý cho bạn câu 1 nhé, và cũng không chắc là đủ ý đâu:p! :
- Khái quát chung về xuất xứ của Truyện Kiều: dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện ( Thanh Tâm Tài Nhân) => từ đó dẫn đến việc Nguyễn Du cần phải sáng tạo để Truyện Kiều không trở nên cũ kĩ, giống bản gốc .
- Hơn nữa tác phẩm Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm và là thơ lục bát nên ắt đòi hỏi người nghệ sĩ làm cho mới mẻ, thú vị.
- Những sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng của Nguyễn Du:
*Miêu tả ngoại hình:
- Nếu như Thành Tâm Tài Nhân miêu tả một cách trực tiếp về ngoại hình của hai nàng Kiều-Vân thì Nguyễn Du lại mượn thiên nhiên để khắc hoạ hình ảnh mười phân vẹn mười của hai chị em:
chị tên Thúy Kiều, em tên Thúy Vân -> Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

''Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang,
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da''
- Một trong những nghệ thuật tiêu biểu của Nguyễn Du trong việc khắc hoạ nhân vật chính là bút pháp : ước lệ tượng trưng
- Thành Tâm Tài Nhân chỉ giới thiệu chung về nhan sắc nàng Vân thì Nguyễn Du lạo dành những lời vàng ý ngọc cho nàng. Con gái xưa kia vẻ đẹp dựa theo khuôn mẫu của thiên nhiên : trăng - hoa - tuyết - nguyệt thì Vân lại đủ cả ( bạn trích dẫn và phân tích thơ đoạn này nhé,
bao gồm cả Thúy Vân và Thuý Kiều trong "Chị em Thúy Kiều'')
=> Như vậy, sự thành công trong việc khắc họa chân dung nhân vật của Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở bút pháp ước lệ tượng trưng mà còn gây ấn tượng với người đọc với với cách sử dụng ẩn dụ, nhân hoá, tiểu đối, thành ngữ mềm dẻo, uyển chuyển.
- Chỉ bằng việc miêu tả ngoại hình mà dự báo cho tương lai, đó là điểm sáng trong phong cách sáng tác của N.Du
- Nguyễn Du tập trung miêu tả ngoại hình nhân vật để cho người đọc người nghe có thể có một cái nhìn chân thực nhất về vẻ đẹp của nàng Kiều, Vân.
* Miêu tả tài năng
- Theo bản gốc của Thanh Tâm Tài Nhân, có đoạn hội thoại giữa hai người thì trong Truyện Kiều NDu đã không cho vào mà thay vào đó dùng những từ ngữ mĩ lệ để khắc hoạ rõ nét nhất tài đàn của Kiều, qua đó vừa gợi cho người đọc tâm hồn và nội tâm của cô nàng.
*** kết : ca ngợi tài năng của Nguyễn Du
 
Last edited:
  • Like
Reactions: wyn.mai
Top Bottom